Giáo án Lớp 1 - Tuần 26

1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.

Gọi học sinh đọc và viết các số từ 20 đến 50 bằng cách: Giáo viên đọc cho học sinh viết số, giáo viên viết số gọi học sinh đọc không theo thứ tự (các số từ 20 đến 50)

Nhận xét KTBC cũ học sinh.

2.Bài mới :

Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài

*Giới thiệu các số từ 50 đến 60

Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ trong SGK và hình vẽ giáo viên vẽ sẵn trên bảng lớp (theo mẫu SGK)

Dòng 1: có 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính nên viết 5 vào chỗ chấm ở trong cột chục, có 4 que tính nữa nên viết 4 vào chỗ chấm ở cột đơn vị.

Giáo viên viết 54 lên bảng, cho học sinh chỉ và đọc “Năm mươi tư”

Làm tương tự với các số từ 51 đến 60.

Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính, lấy thêm 1 que tính nữa và nói: “Năm chục và 1 là 51”. Viết số 51 lên bảng và cho học sinh chỉ và đọc lại.

Làm tương tự như vậy để học sinh nhận biết số lượng đọc và viết được các số từ 52 đến 60

 

doc26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chữ viết đúng mẫu. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn: -Chữ hoa: C, D, Đ đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) -Các vần: an, at; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc (đặt trong khung chữ) III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 4 em. Gọi 2 em lên bảng viết các từ: sao sáng, mai sau. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc. Hướng dẫn tô chữ hoa: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng: Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết). 3.Thực hành : Cho HS viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 4.Củng cố : Hỏi lại nội bài viết. Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ C, D, Đ Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới. Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. 2 học sinh viết trên bảng các từ: sao sáng, mai sau. Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học. Học sinh quan sát chữ hoa C,D,Đ trên bảng phụ và trong vở tập viết. Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu. Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết. Viết bảng con. Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết. Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ. Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt. d²c Chính tả (tập chép): BÀN TAY MẸ I.Mục tiêu: -HS nhìn bảng chép lại đúng một đoạn trong bài Bàn tay mẹ.35 chữ tròng thời gian 15-17 phút. -Điền vần an hoặc at, chữ g hoặc gh vào chỗ trống. - Làm được bài tập 2, 3- SGK II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép. Nội dung các bài tập 2 và 3. -Học sinh có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GIÁO VIÊN Hoạt động HS 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 tuần trước đã làm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi đề bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ) Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, tã lót. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần an hoặc at. Điền chữ g hoặc gh Học sinh làm VBT. Các en thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. Giải Kéo đàn, tát nước Nhà ga, cái ghế. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. d²c Toán : CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Nhận biết về số lượng, biết đọc viết các số từ 20 đến 50. -Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50. - H tích cực , tự giác học toán. II.Đồ dùng dạy học: -4 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Chửa bài KTĐK. Nhận xét về bài KTĐK của học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài *Giới thiệu các số từ 20 đến 30 Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói : “ Có 2 chục que tính”. Lấy thêm 3 que tính nữa và nói: “Có 3 que tính nữa”. Giáo viên đưa lần lượt và giới thiệu cho học sinh nhận thấy: “Hai chục và 3 là hai mươi ba”. Hai mươi ba được viết như sau : 23 Gọi học sinh chỉ và đọc: “Hai mươi ba”. Hướng dẫn học sinh tương tự để học sinh nhận biết các số từ 21 đến 30. Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau: 21: Hai mươi mốt, không đọc “Hai mươi một”. 24: Hai mươi bốn nên đọc là “Hai mươi tư ”. 25: Hai mươi lăm, không đọc “Hai mươi năm”. 3. Thực hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập. *Giới thiệu các số từ 30 đến 40 Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30) Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập. Lưu ý đọc các số: 31, 34, 35. *Giới thiệu các số từ 40 đến 50 Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30) Lưu ý đọc các số: 41, 44, 45. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh thực hiện ở VBT rồi kết quả. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh lắng nghe và sửa bài tập. Học sinh nhắc lại Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, đọc và viết được số 23 (Hai mươi ba). 5 - >7 em chỉ và đọc số 23. Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 21 đến 30. Chỉ vào các số và đọc: 21 (hai mươi mốt), 22 (hai mươi hai), … , 29 (Hai mươi chín), 30 (ba mươi) Học sinh viết : 20, 21, 22, 23, 24, ……… , 29 Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 30 đến 40. Chỉ vào các số và đọc: 31 (ba mươi mốt), 32 (ba mươi hai), … , 39 (ba mươi chín), 40 (bốn mươi). Học sinh viết : 30, 31, 32, 33, 34, ……… , 39 Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 40 đến 50. Chỉ vào các số và đọc: 41 (bốn mươi mốt), 42 (bốn mươi hai), … , 49 (bốn mươi chín), 50 (năm mươi). Học sinh thực hiện và nêu miệng kết quả. Học sinh thực hiện VBT và nêu kết quả. Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 20 đến 50. d²c TNXH: CON GÀ I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : - Nêu ích lợi của con gà. -Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ. * H khá giỏi phân biệt được gà trống, gà mái, về hình dáng và tiếng kêu. -Biết những lợi ích của việc nuôi gà, có ý thức chăm sóc gà. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con gà. -Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy nêu các bộ phận của con cá? Ăn thịt cá có lợi ích gì? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Cho cả lớp hát bài :Đàn gà con. Bài hát nói đến con vật nào? Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi đề bài. Hoạt động 1 : Quan sát con gà. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Gà sống trên cạn. Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân. Gà ăn thóc, gạo, ngô. Gà ngủ ở trong nhà. Gà không có mũ. Gà di chuyển bằng chân. Mình gà chỉ có lông. 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể gà gồm: Đầu Cổ Thân Vẩy Tay Chân Lông Gà có ích lợi: Lông để làm áo Lông để nuôi lợn Trứng và thịt để ăn Phân để nuôi cá, bón ruộng Để gáy báo thức Để làm cảnh 3.Vẽ con gà mà em thích. Giáo viên chữa bài cho học sinh. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận: MĐ: Củng cố về con gà cho học sinh. Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Gà di chuyển bằng gì? Gà trống, gà mái, gà con khác nhau chỗ nào? Gà cung cấp cho ta những gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con gà. Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn chăm sóc gà, cho gà ăn hằng ngày, quét dọn chuồng gà để gà chống lớn. Học sinh nêu tên bài học. 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo. Con gà. Học sinh nhắc lại Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Khoanh trước các chữ : a, b, c, e, f, g. Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Cơ thể gà gồm: đầu, thân, lông, cổ, chân. Gà có lợi ích: Trứng và thịt để ăn. Phân để nuôi cá, bón ruộng. Để gáy báo thức. Để làm cảnh. Học sinh vẽ con gà theo ý thích. Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, lông, mắt, chân … . Gà di chuyển bằng chân. Gà trống mào to, biết gáy. Gà mái nhỏ hơn gà trống, biết đẻ trứng. Gà con bé tí xíu. Thịt, trứng và lông. Học sinh nêu tên bài. Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. Học sinh xung phong nêu. Thực hành ở nhà. d²c Thứ tư Ngày soạn:7/3/09 Giảng: 9/3/11 Tập đọc: CÁI BỐNG ( 2T) I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy khéo sàng, đường trơn mưa ròng… Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ. Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK) -HTL bài đồng dao. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Gọi 2 học sinh đọc bài Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong bài. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và ghi đề lên bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Bống bang: (ông ¹ ong, ang ¹ an) Khéo sảy: (s ¹ x) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là đường trơn? Mưa ròng? Luyện đọc câu: Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu. Luyện đọc bài: Cái Bống Câu 1: Dòng thơ 1 Câu 2: Dòng thơ 2 Câu 3: Dòng thơ 3 Câu 4: Dòng thơ 4 Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Đọc liền hai câu thơ và đọc cả bài. Luyện đọc cả bài thơ: Thi đọc cả bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần anh, ach: Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần anh ? Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần anh, ach. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Gọi học sinh đọc bài và nêu câu hỏi: Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm? Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về? Nhận xét học sinh trả lời. Rèn học thuộc lòng bài thơ: Giáo viên cho học sinh đọc thuộc từng câu và xoá bảng dần đến khi học sinh thuộc bài thơ. Luyện nói: Chủ đề: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ? Giáo viên gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, gọi học sinh trả lời và học sinh khác nhận xét bạn, bổ sung cho bạn. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Giúp đỡ cha mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi. HS nhắc lại Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Vài em đọc các từ trên bảng. Đường bị ướt nước mưa, dễ ngã. Mưa nhiều kéo dài. Học sinh nhắc lại. Có 4 câu. 2 em đọc. 3 em đọc 2 em đọc. 3 em đọc 2 em đọc. Mỗi dãy : 2 em đọc. Đọc nối tiếp 2 em. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. 2 em, lớp đồng thanh. Gánh Đọc câu mẫu trong bài. Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang vần anh, ach. 2 em. 2 em. Khéo say khéo sàng cho mẹ nấu cơm. Ra gánh đỡ chạy cơm mưa ròng. Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên: Coi em, lau bàn, quét nhà, … Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. d²c Toán : CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt) I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Nhận biết về số lượng, đọc viết các số từ 50 đến 69. -Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69. - Rèn luyện tính tích cực tự giác khi học toán. II.Đồ dùng dạy học: -6 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh đọc và viết các số từ 20 đến 50 bằng cách: Giáo viên đọc cho học sinh viết số, giáo viên viết số gọi học sinh đọc không theo thứ tự (các số từ 20 đến 50) Nhận xét KTBC cũ học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài *Giới thiệu các số từ 50 đến 60 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ trong SGK và hình vẽ giáo viên vẽ sẵn trên bảng lớp (theo mẫu SGK) Dòng 1: có 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính nên viết 5 vào chỗ chấm ở trong cột chục, có 4 que tính nữa nên viết 4 vào chỗ chấm ở cột đơn vị. Giáo viên viết 54 lên bảng, cho học sinh chỉ và đọc “Năm mươi tư” Làm tương tự với các số từ 51 đến 60. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 5 bó, mỗi bó 1 chục que tính, lấy thêm 1 que tính nữa và nói: “Năm chục và 1 là 51”. Viết số 51 lên bảng và cho học sinh chỉ và đọc lại. Làm tương tự như vậy để học sinh nhận biết số lượng đọc và viết được các số từ 52 đến 60 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên đọc cho học sinh làm các bài tập. Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau: 51: Năm mươi mốt, không đọc “Năm mươi một”. 54: Năm mươi bốn nên đọc: “Năm mươi tư ”. 55: Năm mươi lăm, không đọc “Năm mươi năm”. *Giới thiệu các số từ 61 đến 69 Hướng dẫn tương tự như trên (50 - > 60 Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh thực hiện VBT, gọi học sinh đọc lại để ghi nhớ các số từ 30 đến 69. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh thực hiện ở VBT rồi đọc kết quả. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh viết vào bảng con theo yêu cầu của giáo viên đọc. Học sinh đọc các số do giáo viên viết trên bảng lớp (các số từ 20 đến 50) Học sinh nhắc lại. Học sinh theo dõi phần hướng dẫn của giáo viên. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, viết các số thích hợp vào chỗ trống (5 chục, 4 đơn vị) và đọc được số 54 (Năm mươi tư). 5 - >7 em chỉ và đọc số 51. Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 52 đến 60. Chỉ vào các số và đọc: 52 (Năm mươi hai), 53 (Năm mươi ba), … , 60 (Sáu mươi) Học sinh viết bảng con các số do giáo viên đọc và đọc lại các số đã viết được (Năm mươi, Năm mươi mốt, Năm mươi hai, …, Năm mươi chín) Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 61 đến 69. Học sinh viết : 60, 61, 62, 63, 64, ……… , 70 Học sinh thực hiện VBT và đọc kết quả. 30, 31, 32, …, 69. Đúng ghi Đ, sai ghi S. a. Ba mươi sáu viết là 306 Ba mươi sáu viết là 36 b. 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị 54 gồm 5 và 4 Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 51 đến 69. d²c Thứ năm Soạn : 7/3/11 Giảng: 11/3/11 Chính tả Cái Bống I. MỤC TIÊU: - Hs nhìn bảng chép lại đúng bài đồng dao “Cái Bống”, trong khoảng 10- 15 phút. - Điền đúng anh hoặc ach, ng hay ngh vào chỗ trống .Làm đúng bài tập 2-3( SGK) - H có ý thức rèn chữ giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Viết sẵn bài “Cái Bống” lên bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. * Bài cũ: - KTBC: KT vở BTVN. - Viết bảng: nhà ga, cái ghế. * Bài mới: 1, Hd hs nghe viết. - Gv đọc một số từ khó cho hs viết bảng: khéo sảy, kheo sàng, đường trơn, mưa ròng. - Gv đọc mổi dòng thơ 3 lần. Cứ như vậy đọccho đến hết bài. - Dò bài: gv đọc lại chậm từng câu. - Chữa trên bảng lỗi phổ biến. - Chấm tại lớp khoagr 10-15 vở. 2, Hd làm BT chính tả: a, Điền vần anh, ach. - Treo bảng phụ có sẵn BT a. - Chữa bài: đọc kq điền vần. b, Điền chữ ng hay ngh? ( Tiến hành như n\bài a) 3, Củng cố, dặn dò: - Biểu dương những em viết đúng, đẹp. - VN viết vào vở ô ly. H viết bảng con - 2-3 em đọc lại bài Cái Bống. - Cả lớp đọc thầm, tìm tiếng dễ sai. - Viết bảng con cả lớp. - Nghe viết vào vở BT. - Viết hết bài theo gv đọc. - Cầm bút chì dò từng chữ, sữa sai ra ngoài lề. Viết số lỗi ra lề. - 2em lên bảng làm Bt a. - Cả lớp làm vào vở BT. - Nhận xét. d²c Tiếng Việt : ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc trơn cả bài tập đọc “Vẽ Ngựa”.Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh. - Hiểu nội dung bài:Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa.Khi bà hỏi con gì ,bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngwajbao giờ. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). II. Chuẩn bị :-GV: Bảng ghi các vần ôn tập. -HS: Vở Tập viết ô li III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: 3 nhóm viết bảng con rồi đọc 2HS đọc bài tập đọc SGK Giáo viên ghi điểm- nhận xét B. Hướng đẫn ôn tập 1. Ôn tập các vần đã học: * -Tổ chức trò chơi: “Xướng họa” -GV làm quản trò *Ôn tập bảng vần: -Giáo viên treo bảng ghi các vần đã học lên bảng -GV tổ chức cho học sinh ghép vần thành tiếng: GV chỉ vào một vần bất kỳ trên bẩng ôn -Học sinh luyện đọc trơn bảng vần 2. Luyện viết: * -Giáo viên đọc một số vần - Giáo viên nhận xét –chỉnh sửa * -Giáo viên tiếp tục đọc một số vần cho học sinh viết vào vở. -Giáo viên quan sát theo dõi, giúp học sinh viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ 3.Giáo viên tổ chức trò chơi: Chia lớp làm 3 nhóm thi viết -GV nhận xét C. Củng cố-Dặn dò -Cả lớp đọc lại bảng ôn -GV nhận xét giờ học-Dặn học sinh về ôn tập các vần đã học. Uynh, uych, oanh Long, Khánh Ly Học sinh thực hiện trò chơi Học sinh đọc lại các vần đã học Học sinh ghép vần đó với bất cứ âm nào để tạo thành tiếng và đọc tiếng đó lên.Tiếp tục như vậy với nhiều học sinh. CN-ĐT Học sinh viết vào bảng con Học sinh viết vào vở ô li N1:Viết 5 vần kết thúc bằng n. N2. Viết 5 vần kết thúc bằng m. N3. Viết 5 vằn két thúc bằng t. Cả lớp cùng cô nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc. Vỗ tay hoan nghênh. CN- ĐT d²c Toán: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt) I. Mục tiêu : Giúp học sinh: -Nhận biết về số lượng, đọc viết các số từ 70 đến 99. -Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99. II.Đồ dùng dạy học: -9 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh đọc và viết các số từ 50 đến 69 bằng cách: Giáo viên đọc cho học sinh viết số, giáo viên viết số gọi học sinh đọc không theo thứ tự (các số từ 50 đến 69) Nhận xét KTBC 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề. *Giới thiệu các số từ 70 đến 80 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ trong SGK và hình vẽ giáo viên vẽ sẵn trên bảng lớp (theo mẫu SGK) Có 7 bó, mỗi bó 1 chục que tính nên viết 7 vào chỗ chấm ở trong cột chục, có 2 que tính nữa nên viết 2 vào chỗ chấm ở cột đơn vị. Giáo viên viết 72 lên bảng, cho học sinh chỉ và đọc “Bảy mươi hai”. *Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 7 bó, mỗi bó 1 chục que tính, lấy thêm 1 que tính nữa và nói: “Bảy chục và 1 là 71”. Viết số 71 lên bảng và cho học sinh chỉ và đọc lại. Làm tương tự như vậy để học sinh nhận biết số lượng, đọc và viết được các số từ 70 đến 80. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên đọc cho học sinh làm các bài tập. Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau: 71: Bảy mươi mốt, không đọc “Bảy mươi một”. 74: Bảy mươi bốn nên đọc: “Bảy mươi tư ”. 75: Bảy mươi lăm, không đọc “Bảy mươi năm”. *Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99 Hướng dẫn tương tự như trên (70 - > 80 Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm VBT và đọc kết quả. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đọc bài mẫu và phân tích bài mẫu trước khi làm. Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị Sau khi học sinh làm xong giáo viên khắc sâu cho học sinh về cấu tạo số có hai chữ số. Chẳng hạn: 76 là số có hai chữ số, trong đó 7 là chữ số hàng chục, 6 là chữ số hàng đơn vị. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh viết vào bảng con theo yêu cầu của giáo viên đọc. Học sinh đọc các số do giáo viên viết trên bảng lớp (các số từ 50 đến 69) Học sinh nhắc lại. Học sinh theo dõi phần hướng dẫn của giáo viên. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, viết các số thích hợp vào chỗ trống (7 chục, 2 đơn vị) và đọc được số 72 (Bảy mươi hai). 5 - >7 em chỉ và đọc số 71. Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 70 đến 80. Học sinh viết bảng con các số do giáo viên đọc và đọc lại các số đã viết được (Bảy mươi, Bảy mươi mốt, Bảy mươi hai, …, Tám mươi) Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 80 đến 99. Học sinh viết : Câu a: 80, 81, 82, 83, 84, … 90. Câu b: 98, 90, 91, … 99. Học sinh thực hiện VBT và đọc kết quả. Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị 95 là số có hai chữ số, trong đó 9 là chữ số hàng chục, 5 là chữ số hàng đơn vị. 83 là số có hai chữ số, trong đó 8 là chữ số hàng chục, 3 là chữ số hàng đơn vị. 90 là số có hai chữ số, trong đó 9 là chữ số hàng chục, 0 là chữ số hàng đơn vị. Có 33 cái bát. Số 33 có 3 chục và 3 đơn vị. Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 70 đến 99. d²c Thứ sáu Soạn: 7/3/11 Giảng: 12/3/11 Toán : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu : Giúp học sinh: -Biết so sánh các số có hai chữ số (dựa vào cấu tạo của các số có hai chứ số) -Nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số. - Rèn luyện năng lực tư duy cho H khi học toán. II.Đồ dùng dạy học: -Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và các que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. -Các hình vẽ như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh đọc và viết các số từ 70 đến 99 bằng cách: Giáo viên đọc cho học sinh viết số, giáo viên viết số gọi học sinh đọc không theo thứ tự. Nhận xét KTBC cũ học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề. *Giới thiệu 62 < 65 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ trong SGK và hình vẽ giáo viên vẽ sẵn trên bảng lớp (theo mẫu SGK) 62 có 6 chục và 2 đơn vị, 65 có 6 chục và 5 đơn vị. Giáo viên giúp cho học sinh nhận biết: 62 và 65 cùng có 6 chục mà 2 < 5 nên 62 < 65 (đọc: 62 < 65) * Tập cho học sinh nhận biết 62 62 (thì 65 > 62) Ứng dụng: Cho học sinh đặt dấu > hoặc < vào chỗ chấm để so sánh các cặp số sau: 42 … 44 , 76 … 71 *Giới thiệu 63 < 58 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ trong SGK và hình vẽ giáo viên vẽ sẵn trên bảng lớp (theo mẫu SGK) 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị. Giáo viên giúp cho học sinh nhận biết: 63 và 58 có số chục và số đơn vị khác nhau. 6 chục > 5 chục nên 63 > 58. * Tập cho học sinh nhận biết 63 > 58 nên 58 < 63 (thì 58 < 63) và diễn đạt: Chẳng hạn: Hai số 24 và 28 đều có 2 chục mà 4 < 8 nên 24 < 28. Hai số 39 và 70 có số chục ¹ nhau, 3 chục < 7 chục nên 39 < 70. *Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh thực hành VBT và giải thích một số như trên. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm VBT và đọc kết quả. Giáo viên nên tập cho học sinh nêu cách giải thích khác nhau: 68 < 72, 72 < 80 nên trong ba số 72, 68, 80 thì số 80 lớn nhất. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Thực hiện tương tự như bài tập 2. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh so sánh và viết theo thứ tự yêu cầu của bài tập. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án lớp 1 - Tập đọc- BÀN TAY MẸ (2T).doc
Tài liệu liên quan