Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt em bị hỏng?
Nhờ đâu em biết được mùi của một vật?
Nhờ đâu em biết được vị của một vật?
Nhờ đâu em biết được một vật là cứng hay mềm; nhẵn hay sùi? Nóng hay lạnh?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác?
Nhờ đâu em nhận biết chim hót hay tiếng chó sủa?
Điều gì sẽ xảy ra nếu em bị điếc?
- Kết luận: Chúng ta nhìn được mọi vật nhờ có mắt, nghe nhờ có tai, biết được mùi, vị nhờ có mũi, lưỡi, phân biệt được một vật nóng, lạnh, nhẵn hay sần sùi nhờ có da.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn vật gì”
Mục tiêu: Củng cố bài
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 3 - Môn Tự nhiên và xã hội: Nhận biết các vật xung quanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
Tự nhiên và xã hội: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết:
- Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
- HS khá giỏi nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
* GD KNS: + Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi, lưỡi, tay, tai.
+ Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
+ Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh phóng to các hình SGK (bài 3)
2. Học sinh: SGK, một số đồ chơi, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Chúng ta đang lớn.
- Các em cần phải làm gì để cho chóng lớn hơn?
GV nhận xét .
3. Bài mới:
Khởi động - GV cho HS chơi trò chơi: Vật tay
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi HS quan sát vật thật
Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn: HS từng cặp quan sát các vật có trong lớp hoặc các em đem theo và nói cho nhau nghe vật đó
có hình dáng như thế nào? Màu sắc gì? Nóng hay lạnh? Nhẵn hay sùi?.
- GVgọi một số nhóm trình bày
* Kết luận: Mỗi vật đều có đặc điểm riêng, chúng khác nhau về hình dáng, màu sắc, mùi vị
Hoạt động 2: Hoạt động lớp
Mục tiêu: Biết vai trò các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh .
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu câu hỏi:
Nhờ đâu em biết được màu sắc của một vật?
Nhờ đâu em biết được hình dáng của một vật?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt em bị hỏng?
Nhờ đâu em biết được mùi của một vật?
Nhờ đâu em biết được vị của một vật?
Nhờ đâu em biết được một vật là cứng hay mềm; nhẵn hay sùi? Nóng hay lạnh?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết cảm giác?
Nhờ đâu em nhận biết chim hót hay tiếng chó sủa?
Điều gì sẽ xảy ra nếu em bị điếc?
- Kết luận: Chúng ta nhìn được mọi vật nhờ có mắt, nghe nhờ có tai, biết được mùi, vị nhờ có mũi, lưỡi, phân biệt được một vật nóng, lạnh, nhẵn hay sần sùi nhờ có da.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn vật gì”
Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành:
- Dùng khăn che mắt một HS, lần lượt đặt vào tay bạn một vật, HS đó đoán và gọi tên
* Kết luận chung: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi và da chúng ta nhận biết các vật xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ các vật xung quanh.Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ và giữ gìn các giác quan của cơ thể.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ mắt và tai.
- HS hát
- HS trả lời
- HS chơi
- HS nghe.
- HS thảo luận và trình bày
- HS theo dõi, nhận xét.
- Mắt nhìn
- Bị mù
- mũi ngửi
- Lưỡi nếm
- Tay (da)
- Không nhận biết được các vật xung quanh
- Tai
- HS nghe
- HS xung phong chơi
- HS nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tnxh 3.doc