1/ Bài cũ: Thực hành: Quan sát bầu trời
+ Hôm nay, bầu trời thế nào?
+ Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết gió mạnh, gió nhẹ.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS (theo cặp) quan sát tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK.
- GV nêu gợi ý: So sánh sự khác biệt của lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió.
- GV yêu cầu các em lấy cái quạt hoặc quyển vở quạt vào mình và đưa ra nhận xét: “Nêu những gì bạn thấy khi gió thổi vào người”.
2 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 32 - Môn Tự nhiên và xã hội: Gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tự nhiên và xã hội: GIÓ
I/MỤC TIÊU
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời gió.
- Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người. Ví dụ: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió
II/CHUẨN BỊ
- Các hình trong bài 32 SGK.
- Mỗi hs làm sẵn một cái chong chóng.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Thực hành: Quan sát bầu trời
+ Hôm nay, bầu trời thế nào?
+ Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
- GV nhận xét bài cũ.
2/ Bài mới:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết gió mạnh, gió nhẹ.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS (theo cặp) quan sát tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi ở trang 66 SGK.
- GV nêu gợi ý: So sánh sự khác biệt của lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió.
- GV yêu cầu các em lấy cái quạt hoặc quyển vở quạt vào mình và đưa ra nhận xét: “Nêu những gì bạn thấy khi gió thổi vào người”.
- Sau đó, GV yêu cầu các em trở lại quan sát hình vẽ cậu bé đang cầm quạt phe phẩy trong SGK và nói với nhau về cảm giác của cậu bé trong hình vẽ.
- Gv yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung.
*Kết luận: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả
* Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
* Mục tiêu: Hs nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
*Cách tiến hành:
- Gv nêu nhiệm vụ cho hs khi ra ngoài trời quan sát:
+ Nhìn xem các lá cây, ngọn cỏ ở ngoài sân trường có lay động hay không? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- Gv tổ chức cho hs ra ngoài trời làm việc theo nhóm.
- Hs nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
- Gv đi đến nhóm giúp đỡ kiểm tra.
- Một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Kết luận: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được khi đó trời lặng gió hay có gió.
- Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
- Gió nhẹ làm lá cây, ngọn cỏ lay động.
- Gió mạnh hơn cả cành lá đung đưa
- Khi có gió thổi vào người ta cảm thấy mát (nếu trời nóng)..
*Hoạt động 3: Trò chơi
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành
- Gv cho hs ra sân chơi chong chóng theo nhóm để đảm bảo em nào cũng được chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Bạn quản trò hô: “Gió nhẹ”
Các bạn trong nhóm tay cầm chong chóng chạy từ từ.
+ Bạn quản trò hô: “Gió mạnh”
Các bạn trong nhóm chạy nhanh hơn để chong chóng quay tít.
+ Ban quản trò hô: “Trời lặng gió”
Các bạn trong nhóm đứng lại để chong chóng ngừng quay.
*Kết luận: Nhận xét tiết dạy.
3. Dặn dò
- HS sưu tầm thêm các tranh, ảnh về trời nóng, trời rét, chuẩn bị tiết sau học bài: Trời nóng, trời rét
- HS trả lời câu hỏi:
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- HS nghe.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TNXH -32.doc