Giáo án lớp 1, tuần 8 - Môn Tự nhiên - Xã hội: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất

1/ Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Học sinh trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm sau:

+ Câu 1: Em hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Hệ Mặt Trời gồm có 10 hành tinh.

B. Hệ Mặt Trời gồm có 9 hành tinh.

C. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và 9 hành tinh.

+ Câu 2: Điền vào chỗ trống

Kích thước và khoảng cách của các hành tinh trong hệ Mặt Trời là

- Bảng điểm cho phần học sinh vừa trả lời.

2/ Bài mới:

- Giới thiệu bài (video): Mặt Trời nuôi dưỡng cho Trái Đất có ngày để hoạt động, có đêm để nghỉ ngơi. Nhưng trong đêm, nhờ đâu mà con người không phải sống trong bóng tối? Chính là nhờ có Mặt Trăng. Ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức thú vị về Mặt Trăng, cùng xem Trái Đất và Mặt Trăng liên quan với nhau như thế nào nhé!

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1, tuần 8 - Môn Tự nhiên - Xã hội: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Tự nhiên - xã hội: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Nhận biết được mối quan hệ giữa Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. + Có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng. 2. Kĩ năng: + Kỹ năng quan sát, phân tích, lắng nghe và giải quyết vấn đề. 3. Thái độ: + Có ý thức tìm tòi, khám phá khoa học tự nhiên; lòng yêu thích, hứng thú và ham hiểu biết về vũ trụ. II. YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG: 1. Về kiến thức của HS: + HS cần nắm được các thao tác cơ bản trên máy tính như khởi động, cách dùng chuột, đánh máy. 2.Về trang thiết bị/ đồ dùng dạy học: Máy tính có cài đặt phần mềm trình duyệt Web. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời - Học sinh trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm sau: + Câu 1: Em hãy chọn câu trả lời đúng: A. Hệ Mặt Trời gồm có 10 hành tinh. B. Hệ Mặt Trời gồm có 9 hành tinh. C. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và 9 hành tinh. + Câu 2: Điền vào chỗ trống Kích thước và khoảng cách của các hành tinh trong hệ Mặt Trời là - Bảng điểm cho phần học sinh vừa trả lời. 2/ Bài mới: - Giới thiệu bài (video): Mặt Trời nuôi dưỡng cho Trái Đất có ngày để hoạt động, có đêm để nghỉ ngơi. Nhưng trong đêm, nhờ đâu mà con người không phải sống trong bóng tối? Chính là nhờ có Mặt Trăng. Ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu những kiến thức thú vị về Mặt Trăng, cùng xem Trái Đất và Mặt Trăng liên quan với nhau như thế nào nhé! * Hoạt động 1: Các chuyển động của Mặt Trăng. + Mục tiêu: Biết được các chuyển động của Mặt Trăng. + Cách tiến hành: - GV cho HS xem video giới thiệu về Mặt Trăng, giới thiệu với học sinh: Mặt Trăng có hai chuyển động. Đó là chuyển động tự quay và chuyển động quanh Trái Đất. * Hoạt động 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng. + Mục tiêu: Biết được hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và khi tự quay. + Cách tiến hành: - GV cho HS xem sơ đồ động mô phỏng hướng chuyển động của Mặt Trăng. * Kết luận: Mặt Trăng có hai chuyển động đó là chuyển động tự quay và chuyển động quanh Trái Đất. Cả hai chuyển động này đều theo hướng từ Tây sang Đông, tức là hướng ngược chiều kim đồng hồ. *Hoạt động 3: Kích thước của Mặt Trăng, sự sống trên Mặt Trăng + Mục tiêu: HS biết được kích thước của Mặt Trăng là nhỏ hơn Trái Đất và nhỏ hơn Mặt Trời nhiều lần. + Cách tiến hành: - GV cho học sinh xem video giới thiệu về kích thước, bề mặt của Mặt Trăng; giải thích cho học sinh hiểu tại sao trên Mặt Trăng lại không có sự sống. * Kết luận: + Mặt Trời lớn hơn Trái Đất, Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. + Không có sự sống trên Mặt Trăng. Giải lao - Cho học sinh xem những hình ảnh Mặt Trăng được chụp từ xa, kèm theo bài hát: Trăng tròn. * Hoạt động 4: Củng cố bài học + Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức vừa được học *Cách tiến hành: - GV lần lượt đưa các câu hỏi để học sinh trả lời: + Câu 1: Đã từng có 11 người đặt chân lên Mặt Trăng Đúng Sai + Câu 2: Em hãy nối các ý tương ứng ở hai cột sau đây để được ý mà em cho là đúng nhất: Cột 1 Cột 2 Mặt Trời A. lớn hơn Mặt Trăng Bề mặt của Mặt Trăng B. có nhiều chỗ lồi lõm Mặt Trăng C. lớn hơn Trái Đất Trái Đất D. là thiên thể gần Trái Đất nhất + Câu 3: Mặt Trăng có những chuyển động nào? A. Chuyển động quanh Trái Đất. B. Chuyển động quanh Mặt Trời. C. Chuyển động tự quay. + Câu 4: Điền vào chỗ trống Các chuyển động của Mặt Trăng theo hướng từ - Bảng điểm, nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò: - Video kết thúc bài học. - Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức. - Khơi dậy niềm hứng thú tìm hiểu các kiến thức về vũ trụ. - HS trả lời bằng cách click chuột vào phương án trả lời. - Đáp án đúng: C - HS trả lời bằng cách click chuột chọn một trong hai phương án cho sẵn ở ô trống. - Đáp án đúng: khác nhau - HS quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và rút ra kiến thức: Chuyển động tự quay và quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng đều theo hướng từ Tây sang Đông, tức là hướng ngược chiều kim đồng hồ. - HS xem video và rút ra kiến thức. - Ghi nhớ kiến thức. - Giải lao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTNXH Tuần 8.doc