Tiết 1
Toán
51 - 15
I. Mục tiêu :
1.1. Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15, số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số kĩ hai chữ số.
1.2*.Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng.
2. Vẽ được hình tam giác theo mẫu ( vẽ trên giấy kẻ ô li).
3. HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, phát triển óc tư duy. BT cần làm: 1(cột 1, 2, 3), 2(a, b), 4
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời.
2. Học sinh: Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
41 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 10 - Trường TH Nguyễn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phép tính gì ?
-Viết bảng: 31 – 5.
+ Tìm kết quả ?
- 31 que tính bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính ?
- Em làm như thế nào ?
- Vậy 31 – 5 = ?
- Giáo viên ghi bảng : 31 – 5 = 26.
Hướng dẫn : Em lấy ra 3 bó chục và 1 que rời.
- Muốn bớt 5 que tính ta bớt 1 que tính rời.
- Còn phải bớt mấy que nữa?
- Để bớt được 4 que tính ta phải tháo 1 bó thành 10 que rồi bớt thì còn lại 6 que.
- 2 bó rời và 6 que là bao nhiêu ?
+ Đặt tính và thực hiện:
- Em nêu cách đặt tính và thực hiện cách tính ?
- GV: Tính từ phải sang trái: Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 1 là 11, 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viết 2.
c) HD thực hành
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- NX, chữa bài.
Bài 2:
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ, nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
Tóm tắt
Có : 51 quả trứng.
Lấy đi : 6 quả trứng.
Còn lại : ... ? quả trứng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chấm bài.
Bài 4:
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào ?
- Nhận xét.
4. Củng cố :
- Nêu cách đặt tính và thực hiện: 31 – 5?
- Giáo dục: tính cẩn thận, đọc kĩ đề.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
– Xem lại cách đặt tính và thực hiện.
- Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi.
- HS thực hiện.
50 70
- 8 - 28
42 42
- Nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Nghe và phân tích
- Phép trừ 31 – 5.
- Thao tác trên que tính.
- 31 que tính bớt đi 5 que còn 26 que.
- HS nêu: Bớt 1 que tính rời. Lấy bó 1 chục que tính tháo ra bớt tiếp 4 que tính, còn lại 2 bó que và 6 que là 26 que tính. (hoặc em khác nêu cách khác). Vậy :
31 – 5 = 26.
- Cầm tay và nói: có 31 que tính.
- Bớt 1 que rời.
- Bớt 4 que nữa. Vì 4 + 1 = 5.
-Tháo 1 bó và tiếp tục bớt 4 que.
- Là 26 que.
Đặt tính:
Viết 31 rồi viết 5 xuống dưới
- 5 thẳng cột với 1, viết dấu - và
26 kẻ gạch ngang.
- HS nêu cách tính: 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6, nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nghe và nhắc lại.
- Làm bài vào bảng con. 6 HS lên bảng.
51 41 61 31 81
- 8 - 3 - 7 - 9 - 2
58 38 54 22 79
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
51 21
- 4 - 6
47 15
- Giải bài toán.
- Làm bài.
Bài giải.
Số quả trứng còn lại là :
51 – 6 = 45 (quả trứng)
Đáp số: 45 quả trứng.
-1 HS đọc câu hỏi.
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O.
- Nhận xét.
-1 HS nêu.
- Ôn bài.
**********************
Luyện từ và câu
Từ ngữ về họ hàng, Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
I. Mục tiêu :
1. Biết tìm một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại(BT3)
2. Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4)
3. Phát triển tư duy ngôn ngữ. Sử dụng thành thạo các từ chỉ người trong gia đình.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa. viết sẵn bài tập 2.
2. Học sinh: Sách, vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định
- Yêu cầu HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc mục lục sách và kể tên những môn học ở tuần 8 ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng trong bài: Sáng kiến của bé Hà.
- Yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS đọc và gạch chân những từ chỉ người trong gia đình.
- Hướng dẫn, hỗ trợ.
- Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết ?
- GV ghi bảng.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở BT. Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS đọc lại kết quả.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Em nêu yêu cầu bài 3.
- Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ ?
- Họ ngoại là những người có quan hệ ruột thịt với ai.
- Giáo viên kẻ bảng làm 3 phần. Mỗi phần bảng chia 2 cột (họ nội, họ ngoại).
Họ nội
Họ ngoại
+ ông nội, ....
+ ông ngoại....
- Gọi đại diện các nhóm lên thi tiếp sức.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài 4: Yêu cầu gì ?
- Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu ?
- Gọi HS đọc lại câu chuyện.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
4. Củng cố :
- Dấu chấm hỏi đặt ở đâu ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Ôn bài, xem trước bài tiếp theo.
- HS hát.
- HS thực hiện đọc và trả lời.
- Nhận xét.
- Ghi tên bài.
-1HS đọc: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng trong bài: Sáng kiến của bé Hà.
- SGK/ tr 78 đọc thầm bài.
- HS đọc gạch chân các từ chỉ người trong gia đình.
- HS nêu các từ: bố, con, ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, cụ già, con, cháu.
- HS đọc các từ .
- HS nhận xét.
- Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết
- 2 HS lên bảng sau làm. Lớp làm vở.
- 1-2 HS đọc lại kết quả.
(cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, thím, cậu, mợ, con dâu, con rể, cháu, chắt, chút, chít)
- Nhận xét.
- Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
- Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố.
- Với mẹ.
- Chia 3 nhóm thi tiếp sức, mỗi HS trong nhóm viết nhanh lên bảng 1 từ chỉ người thuộc họ nội hay họ ngoại rồi chuyền bút cho bạn.
Họ nội
Họ ngoại
+ ông nội, bà nội, bác, chú, thím, cô
+ ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, mợ, dì, ..
- Nhận xét.
- Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi điền vào chỗ trống.
+ Đặt ở cuối câu hỏi.
- 1 HS đọc câu chuyện.
- 1HS làm trên bảng phụ.
- Lớp làm vở.
- 2 - 3 HS đọc lại.
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết. Viết xong thư, chị hỏi :
- Em cò muốn nói thêm gì nữa không ?
Cậu bé đáp :
- Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư : “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”.
- Nam xin lỗi ông bà, vì chữ xấu sai chính tả, nhưng là chữ của chị Nam, vì Nam chưa biết viết.
- Cuối câu hỏi.
- HS thực hiện.
**********************
Tiết 4 Chính tả (Nghe - viết)
Ông và cháu
I. Mục tiêu:
1. Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2. Làm được BT 2; BT(3) a/b , hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn.
3. Học sinh tình cảm kính trọng, yêu thương ơng bà.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bài viết: Ông và cháu.
2. Học sinh: Sách, vở chính tả, vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn dịnh :
- Yêu cầu HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài – Ghi tựa bài.
b) HDHS nghe viết.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị.
a) Ghi nhớ nội dung:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
Hỏi đáp:
+ Bài thơ có tên là gì?
+ Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai thắng ?
+ Khi đó ông đã nói gì với cháu ?
- Có đúng là ông thua cháu không ?
b) Hướng dẫn trình bày.
- Bài thơ có mấy khổ thơ ?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
- Dấu hai chấm được đặt ở các câu thơ như thế nào ?
- Dấu ngoặc kép có ở các câu nào ?
- GV nói: Lời nói của ông và cháu đều được đặt trong ngoặc kép.
c) Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc các từ khó cho HS viết bảng con.
- Viết chính tả: Giáo viên đọc (Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần ).
- Đọc lại. Chấm bài.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- Chia bảng làm 2 cột cho HS thi tiếp sức.
- Nhận xét. Tuyên dương đội thắng ghi nhiều chữ.
Bài 3 a-: Điền vào chỗ trống tiếng l hay n.
- Chia nhóm thi điền vào chỗ trống.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc lại.
4. Củng cố :
- Hôm nay viết chính tả bài gì ? Giáo dục tính cẩn thận, viết chữ đẹp. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
– Ôn lại bài, sửa lỗi các chữ chưa đúng vào vở rèn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Ghi tên bài.
-Theo dõi, đọc thầm.
- 2HS đọc lại.
- HS trả lời : Ông và cháu.
- Cháu luôn là người thắng cuộc.
- Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều.
-2 HS nhắc lại.
- Không đúng. Ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
- Có hai khổ thơ.
- Mỗi câu có 5 chữ.
- Đặt cuối các câu.
Cháu vỗ tay hoan hô:
Bế cháu, ông thủ thỉ:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
“Cháu khoẻ rạng sáng”
- Viết bảng con.
- Nghe đọc và viết lại.
- Sửa lỗi.
- Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k.
- HS lên thi tiếp sức.
- Chia 3 nhóm viết vào bảng nhóm. Sau đó treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc.
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
Tục ngữ
- Ông và cháu.
- Sửa lỗi, mỗi chữ chưa đúng 1 dòng.
**********************************************************
NS: 19/10/2017
ND: 3/11/2017
Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2017
Tiết 1
Toán
51 - 15
I. Mục tiêu :
1.1. Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15, số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số kĩ hai chữ số.
1.2*.Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng.
2. Vẽ được hình tam giác theo mẫu ( vẽ trên giấy kẻ ô li).
3. HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, phát triển óc tư duy. BT cần làm: 1(cột 1, 2, 3), 2(a, b), 4
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời.
2. Học sinh: Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định
- Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 2 HS lên thực hiện phép tính
51 – 8 ; 71 – 2
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài – Ghi tên bài.
b) GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 51 – 15 :
+ Nêu bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
+ Tìm kết quả.
-Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.
+ Gợi ý:
- 51 que tính bớt 15 que tính còn mấy que tính ?
- Em làm như thế nào? Chúng ta phải bớt mấy que?
- 15 que gồm mấy chục và mấy que tính?
- Để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt đi 1 que tính rời (của 51 que tính), rồi lấy 1 bó 1 chục tháo ra được 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa, còn 6 que tính (lúc này còn 4 bó 1 chục và 6 que tính rời). Để bớt tiếp 1 chục que tính, ta lấy tiếp 1 bó 1 chục que tính nữa. Như thế đã lấy đi 1 bó 1 chục rồi lấy tiếp 1 bó 1 chục nữa, tức là đã lấy đi “1 thêm 1 bằng 2 bó 1 chục” 5 bó 1 chục bớt đi 2 bó 1 chục còn 3 bó 1 chục tức là còn 3 chục que tính. Cuối cùng còn lại 3 chục que tính và 6 que tính rời tức là còn 36 que tính. Vậy 51 – 15 = 36
- Em đặt tính như thế nào ?
- Em thực hiện phép tính như thế nào?
Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con. Gọi 6 HS lên bảng làm.
*Cột 4, 5 tùy khả năng HS.
- NX cho HS đọc lại cách tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là.
a) 81 và 44 b) 51 và 25
- Muốn tìm hiệu em làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
*Ý c tùy khả năng HS.
- Giáo viên, chấm bài, nhận xét.
Bài 4: Giáo viên vẽ hình.
- Mẫu vẽ hình gì ?
- Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ?
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở. 1HS vẽ vào bảng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố :
- Nêu cách đặt tính và thực hiện 51 - 15
- Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Ôn cách tính 51 – 15.
- Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi.
- HS thực hiện.
51 71
- 8 - 2
43 69
- Nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.
-Nghe và phân tích.
-Thực hiện phép trừ 51 – 15.
-Thao tác trên que tính.
- Lấy que tính và nói có 51 que tính.
- Còn 36 que tính.
- Bớt 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- HS lắng nghe và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV.
- Vậy 51 – 15 = 36.
-1 HS lên bảng đặt tính và nói. Lớp đặt tính vào nháp.
51 Viết 51 rồi viết 15 xuống dưới
- 15 sao cho 5 thẳng cột với 1. Viết
36 dấu – và kẻ gạch ngang.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái :1 không trừ được 5, lấy 11 – 5 = 6, viết 6 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3 viết 3. Vậy 51 – 15 = 36.
- HS nhắc lại.
- HS đọc đề.
- HS tự làm bài vào bảng con. NX
- 3 HS lên bảng làm ( nêu cách đặt tính và thực hiện ).
81 31 51 41 71 61
- 46 - 17 - 19 - 12 - 26 - 34
35 14 32 29 45 27
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS đọc thầm đề bài.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 2HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
81 51
- 44 - 25
37 26
- Nhận xét.
- 1 HS nêu: hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- Cả lớp vẽ hình.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- Ôn bài.
**********************************
Tiết 2
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
2. Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. Sản phẩm đẹp.
3. Yêu thích môn học, yêu quý sản phẩm mình làm ra.
* Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui đều cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng .
+ Khi di chuyển thuyền ta có thể dùng sức gió hoặc gắn thêm mái chèo. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu (GDSDTKNL&HQ).
II. Chuẩn bị :
- GV: Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp.
- HS: Giấy thủ công, vở.
III/ Các hoạt động dạy học
T/G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thông qua trò chơi “Tôi cần” để kiểm tra đồ dùng của HS.
Nhận xét chung
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài. Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2)
b) Phát triển hoạt động
Hoạt động 1: Ôn lại các bước gấp TPĐCM :
- Cho HS quan sát lại mẫu thuyền và hỏi:
+ Để gấp được TPĐCM cần thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào?
- Chốt lại cách thực hiện từng bước.
- Gọi 2 HS lên thực hiện các thao tác gấp thuyền.
- Nhận xét.
- Giới thiệu một số mẫu TPĐKM, gấp đẹp có sáng tạo của hs lớp trước đã làm .
Hoạt động 2 : Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành.Tổ chức cho hs thực hành gấp TPĐCM theo nhóm 4 HS.
- Đến từng nhóm theo dõi, kịp thời giúp đỡ những hs còn yếu, lúng túng.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm, lựa chọn những sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- Gợi ý cho HS trang trí thêm mui thuyền và thuyền.
- Hướng dẫn đại diện các nhóm lên thả thuyền trong chậu nước.
- Hướng dẫn HS tham gia nhận xét, đánh giá và bình chọn sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp của cá nhân, nhóm tuyên dương.
4. Củng cố :
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS; thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
GDSDTKNL&HQ: Khi di chuyển thuyền ta có thể dùng sức gió hoặc gắn thêm mái chèo, Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
5. Dặn dò :
- Nhắc nhở HS chơi đúng chỗ, để bảo đảo an toàn khi chơi.
- Về xem lại quy trình và tập gấp lại các sản phẩm đã học chuẩn bị cho bài ôn tập tiết sau.
- Hát
- HS đáp lại lời GV “Cần gì? Cần gì ?” và giơ dụng cụ theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và ghi tên bài.
- HS quan sát, nhắc lại các bước
+ Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền.
+ Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- Lắng nghe
- HS lên thực hiện
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- HS thực hành gấp theo nhóm.
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên thả thuyền.
- HS theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Ôn tập.
********************************
Tiết 3
Tập làm văn
Kể về người thân
I. Mục tiêu :
1. Biết kể về ông, bà hoặc người thân dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1)
2. Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông, bà hoặc người thân (BT2)
3. Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
* KNS: Xác nhận giá trị, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.
2. Học sinh: Sách Tiếng việt, vở BT.
III. Phương pháp - kĩ thuật :
- Trải nghiệm, đóng vai, trình bày 1 phút
IV. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định
- Yêu cầu HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài văn ngắn viết về trường em ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài.
b) Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Yêu cầu gì ?
Gợi ý :
a) Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi ?
b) Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì ?
c) Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em thế nào ?
- Gọi 1 em làm mẫu, từng câu.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
- GV nhận xét chọn người kể tự nhiên hay nhất.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- Giáo viên nhắc nhở : Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố :
- Hôm nay học câu chuyện gì ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Tập kể lại và biết viết thành bài văn viết ngắn gọn.
- Hát.
- HS đọc.
- Nhận xét.
- Ghi tên bài vào vở.
PP: trải nghiệm, đóng vai, trình bày ý kiến
- 1 HS đọc yêu cầu : Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS kể mẫu trước lớp.
- HS kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
Ví dụ :
Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
-Nhận xét bạn kể.
- Dựa vào lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông bà hoặc người thân của em.
- Cả lớp làm bài viết.
-1 số HS đọc lại bài viết của mình.
- Kể chuyện người thân.
- Tập kể lại chuyện, tập viết bài.
***********************************
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 10
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình hoạt động của lớp về học tập và các phong trào theo chủ điểm.
- Triển khai và phát động kế hoạch và các nội dung hoạt động tuần 11.Thi đua dạy tốt, học tốt.
- GD HS thực hiện tốt nội quy của nhà trường, lớp tích cực học tập, thi đua học tốt và tham gia đầy đủ các phong trào của trường, đội phát động.
II. Chuẩn bị:
- Bảng báo cáo kết quả tuần 10 của nhóm trưởng các nhóm.
- ND kế hoạch tuần 11
III. Các hoạt động dạy học:
1. Nhận xét, đánh giá trong tuần :
a) Về nề nếp: (8”)
- Về tình hình đi học của các thành viên trong lớp : ..................................................
.....................................................................................................................................
- Về thực hiện nội quy của lớp,trường : ....................................................................
.....................................................................................................................................
- Việc thực hiện vệ sinh môi trường, lớp học, cá nhân, đồng phục khi đến lớp : ...... ....................................................................................................................................
b) Về học tập: (9”) .....................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
c) Về giữ vở: VSCĐ : (5”) ..........................................................................................
....................................................................................................................................
d) Tham gia các phong trào thi đua của các tổ : (4”) .................................................
....................................................................................................................................
e) Bình chọn nhóm, bạn nào xuất sắc học tập tốt và tham gia đầy đủ các PT của trường, lớp :(5”) .........................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Kế hoạch tuần 11 : (6”)
- Thực hiện truy bài đầu giờ, thực hiện tốt nề nếp của đội tự quản.
- Tiếp tục xây dựng tốt và phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng trong quá trình điều khiển các bạn học tập có đánh giá thi đua, khen thưởng các nhóm trưởng thực hiện tốt.
- Duy trì nề nếp chuyên cần, thực hiện xếp hàng ra vào lớp đúng quy định.
- Kết hợp ôn tập, phụ đạo HS chưa hoàn thành, bồi dưỡng HS năng khiếu, HS viết chữ đẹp. Ra đề kiểm tra đánh giá.
- Giáo dục các em ngoan lễ phép, vâng lời thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết với bạn.
- Ổn định và duy trì nề nếp học tập.Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, thực hiện không gian lớp học, không bôi bẩn lên tường.
- GDHS tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm; đi đúng phần đường, làn đường của mình.
- Vận động các em đóng góp các nguồn quỹ.
3.Tổng kết. (3”)
- Tổ chức trò chơi : Đèn xanh, đèn đỏ.
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.
Ngày 27 tháng 10 năm 2017
Ký duyệt của tổ khối
Phạm Thị Hằng
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP 2. 2 TUẦN 10
(Thực hiện từ ngày 30/10/2017 đến ngày 3/11/2017)
Buổi chiều
Thứ
ngày
Tiết
MÔN
TÊN BÀI DẠY
PPCT
G/C
Hai
30/10
1
Rèn Toán
Ôn bài : Luyện tập
2
Rèn đọc
Ôn bài : Sáng kiến của bé Hà
3
Rèn C. Tả
Ôn bài : Sáng kiến của bé Hà
Ba
31/10
1
Rèn Toán
Ôn bài : Số tròn chục trừ đi một số
Cô Mạchdạy
2
HĐTNST
Đôi bàn tay khéo léo (Tiết 1)
3
Âm Nhạc
(Cô Phương dạy)
Tư
1/11
1
Rèn KC
Ôn bài : Sáng kiến của bé Hà
2
Rèn TLV
Ôn bài : Ôn tập
3
Thể dục
(Thầy Nam dạy)
Năm
2/11
1
Rèn Toán
31 - 5
2
Rèn LT&C
Ôn bài : Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
3
Đạo đức
Chăm chỉ học tập (Tiết 2)
10
KNS
Sáu 3/11
1
Rèn CT
Ôn bài : Nghe – viết Ông và Cháu
2
Rèn TLV
Ôn bài : Kể về người thân.
3
Rèn Toán
Ôn bài : 51 - 15
***************************
NS: 19/10/2017
ND: 30/10/2017
Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Tiết 1
Rèn Toán
Ôn bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
1.1. Ôn biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b ( với a, b là các số có không quá 2 chữ số)
1.2. Ôn biết giải bài toán có một phép trừ.
2. Ôn giải được phép tính tìm số hạng, giải được bài toán có phép tính trừ.
3. Phát triển tư duy toán học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: một số bài tập.
2.Học sinh: Sách, vở rèn, nháp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định
- Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 2 HS lên thực hiện phép tính
3 + x = 15 4 + x = 19
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài – Ghi tên bài.
b) Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Tìm x (Cả lớp)
a) x + 7 = 29; b) x + 4 = 35; c) 30 + x = 40 - Gọi HS nêu lại cách tìm một số hạng trong một tổng.
- Cho HS làm bài vào vở.
- HS CHT làm ý a, b ; HS Năng khiếu làm hết.
- HD hỗ trợ.
- Chấm, nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm. (Cả lớp)
6 + 4 = ... 7 + 3 = ... 5 + 5 = ...
10 – 6 = ... 10 – 7 = ... 10 – 5 = ...
10 – 4 = ... 10 – 3 = ...
- Bài yêu cầu gì?
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Hỗ trợ)
Trong thùng có 46 quả cam và quýt, trong đó có 22 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài tập vào vở.
- Chấm 1 số bài, nx, đánh giá.
Bài 4: (Bồi dưỡng)
Trong thùng có 42 gói kẹo, trong đó số gói kẹo nhiều hơn gói bánh là 12 gói. Hỏi có tất cả bao nhiêu gói bánh ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để biết có bao nhiêu gói bánh ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài tập vào vở.
- Chấm 1 số bài, nx, đánh giá.
4. Củng cố :
- Giáo dục: Tính cẩn thận khi làm bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Xem lại bài. Xem trước tiết tiếp theo.
- Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi.
- HS thực hiện.
3 + x = 15 4 + x = 19
x = 15 – 3 x = 19 – 4
x = 12 x = 15
- Nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS nêu.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng làm.
a) x + 7 = 29 b) x + 4 = 35
x = 29 – 7 x = 35 – 4
x = 22 x = 31
c) 30 + x = 40
x = 40 – 30
x = 10
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS chơi trò chơi nhẩm và nêu kết quả.
- Nhận xét.
6 + 4 = 10 7 + 3 = 10 5 + 5 = 10
10 – 6 = 4 10 – 7 = 3 10 – 5 = 5
10 – 4 = 6 10 – 3 = 7
- Nhận xét.
+ Trong thùng có 46 quả cam và quýt, trong đó có 22 quả cam.
+ Hỏi có bao nhiêu quả quýt ?
- Thực hiện: 46 – 22 .
- HS giải vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Có số quả quýt là :
46 – 22 = 26 (quả quýt)
Đáp số : 26 quả quýt
- HS lắng nghe.
- Trong thùng có 42 gói kẹo, trong đó số gói kẹo nhiều hơn gói bánh là 12 gói.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu gói bánh ?
- Thực hiện phép trừ : 42 – 12.
- HS giải bài tập vào vở.
Bài giải
Có số gói bánh là :
42 – 12 = 30 (gói bánh)
Đáp số : 30 gói bánh
- HS lắng nghe.
- Xem lại bài.
******************************
Tiết 2
Rèn đọc
Ôn bài : Sáng kiến của bé Hà
I. Mục tiêu :
1. Ôn biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật .
2. Ôn hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.( Trả lờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 10 Lop 2_12351053.docx