Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố từ ngữ về họ hàng, TN về đồ dùng trong nhà.
- Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Rèn luyện năng lực tự học; có ý thức ôn bài.
- Giáo dục hs có thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ (ghi BT)
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 12 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ hàng.
- HS phát biểu.
- 2 HS làm trên bảng. Cả lớp suy nghĩ làm vở bài tập.
- HS đọc lại kết quả.
Họ nội
Họ ngoại
ông nội, bà nội, cô, chú, thím
Ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui.
- 1 HS lên bảng .
- Cả lớp làm vở bài tập.
- Chữa bài
- HS phát biểu.
___________________________________________________________________
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Toán
33 – 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ dạng 33 - 5.
- Củng cố tìm số hạng chưa biết và số bị trừ.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong học Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ TH Toán
- HS: Bảng con, que tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép trừ 33 - 5
- GV nêu bài toán
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- GV viết bảng 33 - 5
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả
- Hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc và tính.
- HS nhắc lại cách tính
3.Thực hành
Bài 1(58): Tính
- HS đọc y/c bài, HS tự làm vào sgk
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2(58): Đặt tính và tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
43 và 5 93 và 9 33 và 6
Bài 3(58): Tìm x
X + 6 = 33 8 + x = 43 x - 5 = 53
Bài 4(58)
- GV hướng dẫn cách vẽ 9 chấm tròn trên hai đoạn thẳng cắt nhau, sao cho mỗi đoạn thẳng đều có 5 chấm tròn.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: GV chốt ND bài và dặn dò HS ôn bài ở nhà.
- HS tìm x: x + 13 = 42 x - 13 = 42
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại bài toán
- Thực hiện phép trừ 33 - 5
- HS lấy que tính để thao tác và tìm ra kết quả
33 – 5 = ?
-
33
5
28
33 – 5 = 28
+ HS đọc y/c, HS làm vở, nếu gặp khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến và bổ sung
+HS làm bảng con
+ HS làm vở, đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau
x + 6 = 33 8+X = 43 x - 5 = 53
x = 33 - 6 x = 43 - 8 x = 53+5
x = 27 x = 35 x = 58
+ HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS làm bài vào SGK sau đó chữa bài trên bảng.
____________________________________
Tập đọc
MẸ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ: lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, ngôi sao, suốt đời, ngắt nhịp đúng các câu thơ lục bát. Biết đọc kéo dài các từ ngữ gợi tả âm thanh: ạ ời, kẽo cà; đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nghĩa của các từ được chú giải. Hiểu hình ảnh so sánh Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Cảm nhận nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con.
- Học thuộc lòng cả bài thơ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ.
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, yêu quý người thân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Luyện đọc
1. Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng dòng thơ.
- HD đọc từ khó: kẽo cà, tiếng võng, mẹ quạt.
b. Đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ:
c. Đọc từng đoạn thơ trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp ĐT
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
- Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
- Em hiểu câu thơ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời như thế nào?
- Giải nghĩa từ: - nắng oi.
- Giấc tròn.
( Có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn nếu thấy khó khăn)
4. Học thuộc lòng bài thơ
- HDHS học thuộc bài thơ theo hình thức xóa dần.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ thế nào?
- GV giáo dục HS về tình yêu thương mẹ.
- Tổng kết chung tiết học, dặn hs về tiếp tục HTL bài thơ.
- HS đọc tiếp nối bài Sự tích cây vú sữa và trả lời các câu hỏi.
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh
- HS nối nhau đọc từng dòng thơ
- HS đọc cá nhân
- HS nối nhau đọc từng đoạn
- HS đọc chú giải ở SGK
- Đọc nhóm 2
- Các nhóm thi đọc
- Tiếng ve cũng lặng đi vì quá mệt mỏi dưới trời hè nắng oi.
- Mẹ vừa đưa võng vừa quạt mát cho con ngủ.
- Người mẹ được so sánh với ngôi sao "thức" trên bầu trời, với ngọn gió mát lành.
- Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm lo cho con, mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.
- Nắng nóng, không có gió, rất khó chịu.
- Giấc ngủ ngon lành, đầy đặn.
- Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay
- Mẹ luôn vất vả để nuôi con và dành cho con tình yêu thương bao la.
____________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA K
I. Mục tiêu: Rèn chữ viết cho HS.
- Biết viết chữ K theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng "Kề vai sát cánh” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, có ý thức trình bày vở sạch, nắn nót chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu
- HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- Yêu cầu HS viết: Ích, Ích nước lợi
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa K
+ Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ
- Chữ K cao 5 li, gồm 3 nét
- GV viết chữ K trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Hướng dẫn HS viết bảng con
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc
+ Hướng dẫn HS quan sát
+ Cao 2,5 li: chữ k, h
+ Cao 1,5 li: chữ t
+ Cao 1,25 li: chữ s
+ Cao 1li: chữ ê, v, a, i, c, n.
+ Hướng dẫn HS viết chữ Kề, Kề vai sát cánh
+ Hướng dẫn HS vào vở tập viết.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết chung về tiết học. Biểu dương những em viết đẹp.
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Ích
- HS quan sát chữ mẫu
+ Nét 1 và nét 2: Viết như chữ I đã học.
+ Nét 3: Kết hợp của 2 nét (móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành 1vòng xoắn nhỏ nối thân chữ)
- Cách viết: Nét 1 và 2: Viết giống chữ I
+ Nét 3: ĐB trên ĐK5 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải. taooi nhµ DB trên ĐK 2.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Lắng nghe.
- Viết vào bảng con K (3 lượt).
- HS đọc: Kề vai sát cánh
- HS phát biểu ý kiến
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở Tập viết.
___________________________________________________________________
Chính tả: (Tập chép)
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác, không mắc lỗi, biết cách trình bày bài.
- Làm đúng các bài tập phân biệt: ng/ngh, tr/ch hoặc ac/at.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phấn màu
- HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra:
- GV đọc cho HS viết vào bảng con
HĐ2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả
+Từ các cành lá, đài hoa xuất hiện thế nào?
+ Quả trên cây xuất hiện ra sao?
- Bài chính tả có mấy câu?
- Những câu văn nào có dấu phẩy? Đọc lại câu đó.
- HS viết bảng con
- GV HD HS chép bài vào vở
- GV quan sát và giúp đỡ HS viết chậm
- GV y/c HS tự chữa lỗi
HĐ3. Luyện tập:
Bài 1(97): Điền vào chỗ trống ng hay ngh
ười cha, con é, suy ĩ, on miệng
Bài 2(97): Điền vào chỗ trống:
a. ch hay tr
- con ai, cái ai, ồng cây, ồng bát
b. át hay ác:
- bãi c., c.. con, lười nh., nhút nh.’
HĐ 4. Củng cố - Dặn dò:
- GV chốt ND bài và dặn dò HS ôn bài ở nhà
- HS viết: con gà, ghềnh, ngà voi
- HS đọc lại bài
- Trổ ra bé tí, nở trắng như mây
- Lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.
- 3 câu.
- Câu 1, 3
- HS viết từ khó: trổ ra, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, dòng sữa, trào ra, ngọt thơm.
- HS chép bài vào vở
- HS đọc yêu cầu bài tập, HS tự làm vở, nếu gặp khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn
người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng.
- HS đọc y/c của bài.
a. con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
b. bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát.
___________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS luyện tập thực hành đặt tính và tính dạng 33 - 5; 53 - 15
- Giải toán có lời văn. Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, nội dung bài
- HS: Bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
33 - 7 63 - 9 93 - 27
53 - 26 43 - 34 83 - 8
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2: Điền dấu >, <, = ?
18 + 26 ... 53 - 17 62 - 29 ... 73 - 25
71 - 8 ... 93 - 36 23 - 4 ... 83 - 48
Bài 3: Tìm y
y + 48 = 56 + 27 y - 39 = 93 - 78
29 + y = 39 + 24 y - 58 = 83 - 66
- Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Bài 4: Có hai đàn gà, đàn gà thứ nhất có 39 con, đà gà thứ hai ít hơn đàn gà thứ nhất 9 con. Hỏi đàn gà thứ hai có bao nhiêu con?
- HS đọc y/c bài, HS tự làm bài
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
- GV y/c HS trình bày bài toán
HĐ3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, khen các em tích cực học tập, nhắc nhở các em chưa tích học tập
- HD HS về nhà ôn lại bài
- KT đồ dùng của HS
- HS lắng nghe
+ HS đọc y/c bài, HS bảng con
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến và bổ sung
+ HS đọc y/c, HS tự làm vào vở, Nếu thấy khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn, đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau
+ HS đọc y/c, HS tự làm vào vở
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
+ HS đọc đề bài toán, HS tự làm vào vở, Nếu thấy khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ, đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau
Bài giải
Số gà của đàn thứ hai là:
39 - 9 = 30(con gà)
Đáp số: 30 con gà
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến và bổ sung
___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
Toán
53 - 15
I. Mục tiêu:
- Biết trừ có nhớ dạng 53-15
- Củng cố tìm số bị trừ và số hạng chưa biết
- Tập vẽ hình vuông
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ TH Toán
- HS: Bảng con, que tính
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu bài
+ GV nêu bài toán
- Muốn biết còn bao nhiêu qt ta làm thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh tìm kết quả.
- GV y/c HS lấy 5 bó qt và 3 qt rời
- HS thảo luận tìm cách bớt đi 15 qt và nêu kq.
- GV nêu phép tính 53 - 15
- Hướng dẫn HS trừ theo cột dọc
- GV kết luận
3.Thực hành
Bài 1(59): Tính
- HS đọc y/c, HS tự làm sgk
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2(59): Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là
Bài 3(59): Tìm X
Bài 4(59): Vẽ hình theo mẫu
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: GV chốt nội dung bài và dặn dò ôn bài ở nhà.
- HS tính: 33 - 7 53 - 6 63 - 9
- HS đọc lại bài toán
- Thực hiện phép trừ 53 - 15
- HS lấy qt và nói: Có 53 qt
- HS thao tác trên qt và trả lời, còn 38 qt
- HS nêu số bị trừ và số trừ của phép
tính.
- HS nêu cách trừ
53 - 15 = ?
-
53
15
38
53 - 15 = 38
- HS đọc y/c, làm sgk, nếu gặp khó khăn tự chia sẻ trong nhóm bàn, đổi chéo sgk để kiểm tra bài cho nhau
-
83 19
-
43
28
-
93
54
-
63
36
-
73
27
64
15
39
27
46
+ HS làm bảng con
-
63
24
-
83
39
-
53
17
39
44
36
+ HS đọc y/c, HS tự làm vào vở
- HS vẽ 2 hình vuông vào SGK theo mẫu
______________________________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về tình cảm cho HS.
- Biết đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn luyện từ và câu
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(99): Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2(99): Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh?
a. Cháu ông bà
b. Con cha mẹ
c. Em anh chị
Bài 3(100): Nhìn tranh (SGK trang 100), nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 4(100): Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau
a. Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b.Giường tủ bàn ghế được kê ngayngắn.
c. Giầy dép mũ nón được để đúng chỗ.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: GV chốt nội dung bài và dặn dò học sinh ôn bài ở nhà.
- HS nêu các từ chỉ đồ dùng trong gia đình và tác dụng.
+ HS đọc y/c bài, HS chia sẻ trong nhóm
-Yêu thương, thương yêu, yêu quý, yêu mến, mến yêu, kính yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến
- HS trình bày ý kiến, HS khác nêu ý kiến
+ HS đọc y/c, HS điền từ SGK, đổi chéo sách để kiểm tra bài cho nhau
- Cháu kính mến ông bà
- Con quý mến cha mẹ
- Em yêu thương anh chị
+ HS nêu y/c bài, Qs tranh và nói trong nhóm
M: Mẹ ôm em ngủ trong lòng. Bé Hoa khoe với mẹ bài chính tả được điểm 10. Mẹ rất vui.
- HS trình bày ý kiến
- HS khác bổ sung ý kiến
+HS đọc y/c, HS làm bài vào vở, nếu gặp khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ
a. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường, tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giầy dép, mũ nón được để đúng chỗ.
_____________________________________________
Chính tả
MẸ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập phân biệt: iê/yê/ya, gi/r.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, Rèn chữ viết đẹp cho HS.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở bài tập, bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV đọc cho HS viết vào bảng con
HĐ2. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài chính tả
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- GV cho HS viết từ khó vào bảng con
- Giáo viên đọc cho HS viết bài
- GV đọc mẫu cho HS soát lỗi bài chính tả.
3.Luyện tập
Bài 1(102): Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya
Đêm đã khu Bốn bề n tĩnh. Ve đã lặng n vì mệt và gió cũng thôi trò chun cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra t.’ng võng kẽo kẹt, t.’ng mẹ ru con.
- HS đọc y/c, HS tự làm vào vở
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
- GV y/c HS trình bày bài
Bài 2(102): Tìm trong bài thơ Mẹ
a. Những tiếng bắt đầu bằng r, gi.
b. Những tiếng có thanh hỏi, ngã.
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học và dặn dò ôn bài ở nhà.
- HS viết: con nghé, con trai, cái chai
- HS lắng nghe
- HS đọc lại bài chính tả
- Mẹ được so sánh với những ngôi sao,với ngọn gió.
- Câu 6 chữ lùi vào 1 ô, câu 8 chữ sát lề.
- HS viết từ khó: quạt, giấc tròn, ngọn gió.
- HS viết bài chính tả.
- HS đổi chéo vở để soát lỗi và sửa lỗi
+ HS đọc y/c bài, HS tự làm vào vở bài tập, nếu gặp khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn
- Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến bổ sung
+HS đọc y/c của bài.
a. rồi, ru; gió, giấc
b. cả, chẳng, ngủ, của; vẫn, kẽo, võng
____________________________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố từ ngữ về họ hàng, TN về đồ dùng trong nhà.
- Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Rèn luyện năng lực tự học; có ý thức ôn bài.
- Giáo dục hs có thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ (ghi BT)
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1.
HĐ2. Ôn về từ chỉ họ hàng, từ chỉ đồ dùng
Bài 1:Xếp các từ sau vào 2 nhóm thích hợp( bố, ông ngoại, dì, cô, chú, cậu, mợ, thím, bà nội, ông nội, bà ngoại, mẹ, bác )
a. Họ nội
b. Họ ngoại
- Cho HS tự làm, GV q/s, giúp đỡ:
*Củng cố về họ nội, họ ngoại
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước từ chỉ người trong gia đình.
A. bạn bố B. chị em
C. bố mẹ D. học sinh
E. bác sĩ G. cậu mợ
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
a)Tìm 5 từ chỉ đồ dùng trong gia đình
b) Gạch dưới từ chỉ việc làm của bé:
- Bé làm bài, bé đi học, nhặt rau, chơi với em
GV nhận xét, cùng chữa bài với HS
HĐ3. Ôn về dấu chấm, dấu chấm hỏi
*Đặt dấu câu gì ở cuối mỗi câu sau:
Cô giáo đưa học sinh đi tham quan viện bảo tàng Khi trở về trường, cô giáo hỏi: Sau buổi tham quan này, các em rút được cái gì Một em nhanh nhảu trả lời:
Thưa cô, em rút được cái lông công ạ
*Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi. Cách đặt câu hỏi phải rõ nghĩa.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS HT BT
- HS đọc yêu cầu
- HS làm cá nhân, viết nhanh ra nháp
- Chia sẻ trong nhóm/ trước lớp:
Họ nội
Họ ngoại
Bố, ông nội, chú, thím, cụ, bác, bà nội
Mẹ, bà ngoại, cậu mợ, ông ngoại, dì, bác
*Nhắc lại: Họ nội: Những người có quan hệ ruột thịt với bố. Họ ngoại: Những người có quan hệ ruột thịt với mẹ.
- HS đọc yêu cầu
- HS ghi đáp án vào bảng con
- Chia sẻ trước lớp/ Đáp án:
B. chị em , C. bố mẹ , G. cậu mợ
- HS nêu miệng: giường, tủ, nồi, chảo, bát
- 1 hs lên bảng
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp/chữa bài
HS trao đổi, nêu ý kiến, đọc trước lớp, chữa bài:
Cô giáo đưa học sinh đi tham quan viện bảo tàng. Khi trở về trường, cô giáo hỏi cả lớp: Sau buổi tham quan này, các em rút được cái gì?
Một em nhanh nhảu trả lời:
- Thưa cô, em rút được cái lông công ạ.
- Nêu nội dung ôn tập
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017
Tập làm văn
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết kể về ông bà, người thân, thể hiện tình cảm đối với người thân.
- Rèn kĩ năng viết: viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn.
- Ôn luyện kĩ năng viết bưu thiếp hỏi thăm người thân.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn tập làm văn
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Viết đoạn văn ngắn kể về người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em).
- GV gợi ý cách viết đoạn văn
+ Người thân của em là ai?
+ Người thân năm nay bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?
+ Hình dáng có điểm gì nổi bật?
+ Tính tình, sự chăm sóc của người thân đối với em?
+ Tình cảm của em đối với người thân?
- HS đọc y/c bài, HS tự làm vào vở BT
- GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2: Hãy viết bưu thiếp hỏi thăm ông bà ở quê khi ông (bà) bị ốm.
- GV HD HS cách viết bưu thiếp
+ Nơi viết, ngày tháng năm
+ Lời xưng hô
+ ND thăm hỏi, lời chúc
+ Người viết kí tên
- GV đánh giá HS viết bài
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: GV chốt nội dung bài và dặn dò HS ôn bài ở nhà.
- HS kể về ông, bà, bố, mẹ
- HS đọc y/c bài, HS tự làm, HS chia sẻ trong nhóm bàn
- HS viết đoạn văn
M: Mẹ là người thân nhất của em. Năm nay mẹ 37 tuổi. Mẹ là cán bộ nhà nước, làm ở Ủy ban tỉnh. Dáng người mẹ nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan. Mẹ rất vui tính, hằng ngày mẹ chăm sóc em rất chu đáo. Em luôn yêu quý mẹ của em, em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.
sau đó trình bày và nêu ý kiến bổ sung
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến
+ HS tham khảo ND bài Bưu thiếp
- HS viết bài vào vở
M: Bắc Giang, ngày 07/11/2013
Ông bà yêu quý!
Biết tin bà bị ốm, cháu rất lo. Bà bảo cậu Hòa đưa bà đi bệnh viện. Bà nhớ uống thuốc, ăn nhiều cho mau khỏe. Cháu mong bà nhanh khỏe lại và lên chơi với cháu.
Cháu của ông bà
Hà Chi
______________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố bảng trừ (13 trừ đi một số).
- Củng cố kĩ năng trừ có nhớ (đặt tính theo cột dọc).
- Vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải toán.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: bảng con, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Kiểm tra
- GV y/c HS làm bảng con
HĐ2. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Thực hành
Bài 1(60): Tính nhẩm
- HS tự làm sgk
- GV quan sát tùng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
Bài 2(60): Đặt tính rồi tính
Bài 3(60): Tính
33- 9 - 4 = 63 - 7- 6 = 42 - 8 - 4 =
33 - 13 = 6 3- 13 = 42 - 12 =
Bài 4(60)
- HS đọc y/c bài, HS tự làm bài
- GV quan sát tùng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
- HS trình bày bài toán
HĐ3. Củng cố - Dặn dò: GV chốt nội dung bài và dặn dò ôn bài ở nhà.
- HS làm bảng: 53 - 26 93 - 59 73 - 8
- HS lắng nghe
+ HS đọc y/c, HS làm sgk, đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau
13 - 4 = 9 13 - 6 = 7 13 - 8 = 5
13 - 5 = 8 13 - 7 = 6 13 - 9 = 4
+ HS nêu y/c bài, HS làm bảng con, bảng phụ
-
63 35
-
73
29
-
33
8
28
44
25
-
93 46
-
83
27
-
43 14
47
56
29
- HS đọc y/c, HS làm SGK, đổi chéo sgk để kiểm tra bài cho nhau
- HS đọc y/c bài, HS làm bài vào vở, nếu gặp khó khăn tự tìm kiếm sự giúp đỡ, đổi chéo sgk để kiểm tra bài cho nhau
Bài giải
Cô giáo còn lại số quyển vở là:
63-48=15 (quyển)
Đáp số:15 quyển vở.
- HS trình bày ý kiến
- HS khác nêu ý kiến và bổ sung
_________________________________________
Kể chuyện
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục tiêu:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện (đoạn 1) bằng lời của mình..
- Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của chuyện.
- Biết kể đoạn kết của chuyện theo mong muốn (tưởng tượng) của riêng mình.
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đánh giá lời kể của bạn.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ
- HS chăm hoc, tự tin, sáng tạo trong kể chuyện
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. kiểm tra
- HS kể lại câu chuyện “Bà cháu”
HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em.
- GV HD HS kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1.
- GV chỉ dẫn thêm về cách kể
Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau trong một căn nhà nhỏ cạnh vườn cây. Người mẹ sớm hôm chăm chỉ làm lụng, còn cậu bé thì suốt ngày chơi bời lêu lổng. Một lần, bị mẹ mắng mấy câu, cậu bé được nuông chiều liền giận dỗi bỏ nhà ra đi. Cậu lang thang khắp nơi chẳng hề nghĩ đến mẹ ở nhà lo lắng, mỏi mắt mong đợi con.
b. Kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt.
- GV treo bảng phụ có ghi các ý chính.
- Phân nhóm HDHS kể chuyện trong nhóm.
c. Kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn (tưởng tượng).
d. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tổng kết giờ học, HS về tập kể.
- HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bà cháu.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Theo dõi, lắng nghe. HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Theo dõi và tập kể.
- HS tập kể trong nhóm, thi kể trước lớp.
- HS tập kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp. Lớp bình chọn bạn kể hay.
- HS kể lại toàn bộ nội dung truyện.
______________________________________________
Hoạt động tập thể
KĨ NĂNG XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN VÀO BẢN THÂN
I. Mục tiêu:
- Biết được điểm mạnh và điểm hạn chế của mình.
- Hiểu được ý nghĩa của sự tự tin, biết được một vài yêu cầu để xây dựng sự tự tin cho mình.
- Bước đầu vận dụng một số yêu cầu để xây dựng sự tự tin trong cuộc sống. Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin.
II. Chuẩn bị:
- GV: Xem tài liệu giảng dạy.
- HS: Nghiên cứu bài trong SGK.
- Phương tiện: Sách thực hành kỹ năng sống lớp 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
HĐ2. Trải nghiệm
- GV đọc tình huống của bé Su yêu cầu HS lắng nghe và dán tem vào các đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- HS đọc xong thảo luận và trả lời những vị trí an toàn, vị trí không an toàn trên cơ thể bé trai và bé gái.
HĐ3. Chia sẻ - Phản hồi:
1.Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
2. HS thảo luận và chia sẻ quy tắc bàn tay.
HĐ4. Xử lí tình huống:
- HS hoạt động cặp đôi để xư lí tình huống theo cách sắm vai.
HĐ5. Định hướng ứng dụng:
- Hs dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện
HĐ6. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy chia chia sẻ kinh nghiệm của với một người bạn thân về cách nhận biết đồ vật gây nguy hiểm và thực hành quy tắc bàn tay để tự bảo vệ bản thân.
- HS quan sát tranh.
- HS đánh dấu vào các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho Su. (a, b, d, e, g, i)
- HS chia sẻ và trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện điền từ tránh xa vào ô trống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 12 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015.doc