Tập làm văn
Tiết:13
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết giới thiệu về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT1.
*Kĩ năng sống:
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức bản thân.
-Tư duy sáng tạo.
-Thể hiện sự cảm thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, mẹ và hai con.
- Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1.
- Phiếu bài tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
121 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 13 đến 16 - Trường Tiểu học Lâm Tân 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
3. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV gọi HS nêu từ khó trong đoạn viết.
- HS nêu vấn vương, kẽo cà kéo kẹt, phất phơ
- GV gạch chân từ khó và gọi HS phân tích từ khó.
- HS phân tích từ khó.
- Gv đọc từ khó.
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
4. Chép bài:
- Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
- Nhìn bảng, chép bài.
5. Soát lỗi:
- Đọc lại bài thong tả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
6. Chấm bài:
- Thu và chấm 10 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết cách trình bày của HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- Treo bảng phụ yêu cầu đọc đề bài.
- Đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét
- Kết luận về lời giải đúng HS.
Lời giải:
Lời giải:
2b.tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
- GV chấm 5 vở HS.
- Nhận xét, chữa lại.
4. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà xem lại bài sửa hết lỗi trong bài tập chép.
-Liên hệ giáo dục
- Chuẩn bị bài sau chính tả TC: Hai anh em.
- Nhận xét lớp.
Tập viết
Tiết 14
CHỮ HOA M
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Mẫu chữ M viết hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết. Yêu cầu viết chữ L hoa, chữ Lá lành. Cả lớp viết bản con.
- Nhận xét .
3. Bài mới: Chữ hoa M
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: Chữ hoa M
b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
1. Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo qui trình viết chữ hoa M lên bảng.
- HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhận xét về độ cao, bề rộng và số nét trong chữ M hoa.
- Chữ M hoa cao 5 ô li, được viết bởi 4 nét là: nét móc ngược phải, nét thẳng đứng, nét xiên phải, nét móc xuôi phải.
- Giảng qui trình viết.
+ Viết lần lượt từng nét: nét móc ngược phải có điểm đặt bút là giao điểm của đường kẻ ngang và 2 đường kẻ dọc 2. Từ điểm này viết nét như nét cong trái trong chữ C có chiều cao là 2 đơn vị khi chạm đường kẻ ngang kéo bút lên viết nét xiên phải có điểm dừng bút là giao của đường dọc 4 và đường ngang 6. Từ điểm này kéo thẳng xuống giao đường ngang 1 và đường dọc 4 thành nét thẳng đứng. Sau đó, hướng bút lên trên viết tiếp nét xiên phải có điểm dùng bút nằm trên đường ngang 6 ở giữa đường dọc 4 và đường dọc 5. từ điểm này viết tiếp nét móc xuôi phải. Điểm dừng bút của chữ M nằm ở giao điểm đường ngang 2 và đường dọc 7.
- Giảng qui trình viết lần 2. Vừa giảng vừa viết mẫu.
- Quan sát.
2. Viết bảng
- Yêu cầu HS viết vào không trung. Sau đó viết bảng chữ cái M hoa
- Viết bảng chữ cái M hoa
- Theo dõi nhận xét và chỉnh sửa lỗi.
M
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
1. Giới thiệu:
- GV yêu cầu HS mở vở đọc cụm từ ứng dụng và sau đó giải nghĩa: Khuyên chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Đọc: Miệng nói tay làm:
2. Quan sát và nhận xét;
- Yêu cầu Hs nhận xét số tiếng, nhận xét độ cao các chữ trong cụm từ ứng dụng.
- Miệng nói tay làm có 4 chữ. Trong đó các chữ cái M, g, y, l cao 5 ô li; chữ t cao 1,5 đơn vị, các chữ cái còn lại cao 1 ô ly.
- Yêu cầu HS nêu cách viết nét nối từ chữ M sang chữ i.
- Từ điểm dừng bút của chữ M viết tiếp sang chữ i không nhấc bút.
3. Viết bảng:
- Yêu cầu HS viết bảng chữ Miệng. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Miệng
d. Hướng dẫn viết ở tập viết.
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết.
- Chấm bài - nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài trong vở tập viết.
-Liên hệ giáo dục.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị bài sau: chữ hoa N
- HS lắng nghe.
- Nhận xét lớp:
- HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018
Tập làm văn
Tiết :14
QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
VIẾT NHẮN TIN
I. MỤC TIÊU:
-Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
- Viết được mẫu nhắn tin ngắn gọn đủ ý ( BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạt bài tập 1.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn kể về gia đình em.
- Nhận xét HS.
3. Bài mới: quan sát tranh trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin.
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: Quan sát tranh trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin.
b. Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
- Treo tranh minh họa.
- Quan sát tranh.
+ Hỏi tranh vẽ những gì?
-Tranh vẽ một bạn nhỏ, búp bê, mèo con.
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
- Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn.
+ Mắt bạn nhìn búp bê thế nào?
- Mặt bạn nhìn búp bê rất tình cảm (rất trìu mến) .
+ Tóc bạn nhỏ như thế nào?
- Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất đẹp. / bạn buộc tóc thành hai bím xinh xinh
+ Bạn nhỏ mặc gì?
- Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ / rất mát mẽ / rất dễ thương
- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
-HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe sau đó một số em trình bày trước lớp.
- Theo dõi và nhận xét HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đọc đề bài.
- Hỏi: Vì sao em phải viết nhắn tin?
- Vì là bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
+ Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- Yêu cầu HS viết tin nhắn.
-HS lên bảng viết. Cả lớp làm vào nháp.
- Yêu cầu HS đọc và sửa chữa tin nhắn của HS trên bảng và của một số em dưới lớp.
VD: Mẹ ơi! Bà đến đón con đi chơ. Mà đợi mãi mà mẹ chưa về, bao giờ mẹ về thì gọi điện sang cho ông bà mẹ nhé.
- GV nhắc HS viết tin nhắn phảo ngắn gọn, đầy đủ.
Con: Thu Hương
Mẹ ơi! Chiều nay bà sang nhà nhưng đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi chơi với bà. Đến tối, hai bà cháu sẽ về.
Con: Ngọc Mai
- Nhận xét.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
-Dặn dò HS nhớ thực hành viết tin nhắn khi cần thiết.
-Liên hệ giáo dục
- Chuẩn bị bài sau Chia vui
- Nhận xét lớp.
Toán
Tiết: 70
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải bài toán về ít hơn.
-Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện “Bảng trừ”
- HS tham gia trò chơi.
- Gọi HS đọc bảng trừ.
-HS đọc.
- GV cho HS làm tính bảng con,HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp thực hiện bảng con, HS lên bảng làm bài và nêu cách tính.
3 + 8 - 6 = 7 + 7 - 8 =
- Nhận xét từng HS.
3. Bài mới: Luyện tập
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
-HS đọc
- GV phân công tổ tính nhẩm vào vở.
+ Tổ 1: cột 1
+ Tổ 2: cột 2
+ Tổ 3: cột 3, 4
- Từng tổ đứng lên báo cáo kết quả.
- Đại diện tổ 1, 2, 3 báo cáo kết quả.
- GV nhận xét tuyên dương.
- HS nhận xét
Bài 2 ( cột 1,3):
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở,HS lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 2 phép tính.
- Thực hiện đặt tính rồi tính.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài bạn về cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính:
- Trả lời
35 - 8 94 - 36
- Nhận xét và HS.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Tìm x?
- x là gì trong các ý a, b; là gì trong ý c?
- x là số hạng trong phép cọng, là số bị trừ trong phép trừ
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết, phép cộng, số bị trừ trong phép trừ.
- Trả lời
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS tự làm bài, HS ngồi cạnh đổi chéo vở đề kiểm tra bài cho nhau.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi đại diện tổ lên bảng làm toán thi đua.
- 3 HS lên bảng làm toán thi đua, nêu cách thực hiện phép tính.
-
81
45
- HS nhận xét
-GV nhận xét
-Liên hệ giáo dục
- Dặn HS về nhà làm bài sau: 100 trừ đi một số.
- Nhận xét lớp.
Kể chuyện
Tiết:14
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. MỤC TIÊU:
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa.
- Một bó đũa, 1 túi đựng như túi tiền trong truyện.
- Bảng ghi tóm tắt ý chính từng truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bông hoa và niềm vui.
- Nhận xét và .
3. Dạy bài mới: Câu chuyện bó đũa
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: Câu chuyện bó đũa.
- Treo tranh gọi 1 HS nêu yêu cầu 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nội dung từng tranh (tranh vẽ cảnh gì?)
- Dựa theo tranh, kể từng đoạn câu chuyện bó đũa.
- Nêu nội dung từng tranh.
+ Tranh 1: Các con cãi nhau khiến người cha rất buồn và đau đầu.
+ Tranh 2: Người cha gọi các con đến và đố các con. Ai bẻ được bó đũa sẽ được thưởng.
+ Tranh 3: từng người cố gắng hết sức để bẻ bó đũa mà không bẻ được.
+ Tranh 4: Người cha tháo bõ đũa và bẻ từng cái một cách dễ dàng.
+ Tranh 5: Những người con hiểu ra lời khuyên của cha.
- Yêu cầu kể trong nhóm.
- Lần lượt từng em kể trong nhóm. Các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm kể chuyện theo tranh. Mỗi em chỉ kể lại nội dung của 1 tranh.
- Yêu cầu nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- Nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Về cách diễn đạt, cách thể hiện về nội dung: đúng hay chưa đúng, đủ hay còn thiếu, đúng trình tự hay chưa đúng trình tự.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Liên hệ giáo dục
- Chuẩn bị ngài sau: Hai anh em
- Nhận xét lớp.
LỊCH BÀI GIẢNG –LỚP 2
TUẦN: 15
Từ: 03/12-07/12/2018
&
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
03/12/2018
CHÀO CỜ
15
Tập đọc
43
Hai anh em
Tập đọc
44
Hai anh em
Toán
71
100 trừ đi một số
Đạo đức
15
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
THỨ BA
04/12/2018
TN&XH
15
Trường học
Toán
72
Tìm số trừ
Chính tả
29
Hai anh em
THỨ TƯ
05/12/2018
Tập đọc
45
Bé hoa
Toán
73
Đường thẳng
Thủ công
15
Gấp cắt dán biển báo giao thông ngược...
THỨ NĂM
06/12/2018
LTVC
15
Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu ai thế nào?
Toán
74
Luyện tập
Chính tả
30
Bé hoa
Tập Viết
15
Chữ hoa N
THỨ SÁU
07/12/2018
TLV
15
Chia vui kể về anh chị em
Toán
75
Luyện tập
Kể chuyện
15
Hai anh em
SHTT
15
Tuần 15
Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2018
Tập đọc
Tiết: 43,44
HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau.
*Kĩ năng sống:
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân.
-Thể hiện sự cảm thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- Cả lớp hát bài: Múa vui
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc tin nhắn viết trong bài tập 5 tiết tập đọc trước và nêu tác dụng của tin nhán.
- HS lên bảng đọc nhắn tin và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét .
3. Bài mới: Hai anh em
a. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh và hỏi tranh vẽ cảnh gì?
- Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đóng lúa.
- GV giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu Hai anh em
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu lần 1.
- HS theo dõi và đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp, mỗi em đọc 1 câu từ đầu cho đến hết bài.
- HS đọc nối tiếp từng câu từ đầu cho đến hết bài.
- Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng).
- HS nêu từ: đám ruộng, công bằng, vất vả, ngạc nhiên, rình, kì lạ, lấy nhau ...
- GV đọc mẫu từ khó -HS đọc - đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
- HS đọc nối tiếp từng câu. Mỗi em đọc 1 câu từ đầu cho đến hết bài.
- Luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng một số câu dài, khó ngắt.
- GV gọi HS chia đoạn bài đọc.
- Bài chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Ở cánh đồng ... ở ngoài đồng.
+ Đoạn 2: Đêm hôm ấy ... của anh
+ Đoạn 3: Cũng đêm ấy ... của em
+ Đoạn 4: Sáng hôm sau ... lấy nhau
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 1, 2, 3, 4 (đọc 2 vòng) phát hiện từ mới nêu)
- GV ghi bảng từ mới: công bằng, kì lạ.
- HS nêu nghĩa từ:
+ Công bằng: Hợp lẽ phải.
+ Kì lạ: Lạ đến mức không ngờ.
- GV chia nhóm HS và theo dõi HS đọc nhóm.
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình.
- Tổ chức các nhóm thi đua đọc.
- Các nhóm cử các nhân thi đọc cá nhân, đọc tiếp nối.
- Nhận xét cách đọc của các tổ.
- Cả lớp đồng thanh
Tiết 2
c. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.
-HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Ngày mùa đến, hai anh em chia lúa như thế nào?
+ Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
+ Họ để lúa ở đâu?
+ Để lúa ở ngoài đồng.
+ Người em có suy nghĩ như thế nào?
+ Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
+ Nghĩ vậy, người em đã làm gì?
+ Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thâm vào phần của anh.
+ Tình cảm của người em đối với anh như thế nào?
+ Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
+ Người anh vất vả hơn em ở điểm nào?
+ Còn pải nuôi vợ con.
- Họi HS đọc đoạn 3, 4
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Người anh bàn với vợ điều gì?
+ Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
+ Người anh đã làm gì sau đó?
+ Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phân của em.
+ Điều kỳ lại gì đã xảy ra?
+ Hai đống lúa vẫn bằng nhau.
+ Theo người anh, người em vất vả hơn ở điểm nào?
+ Phải sống một mình.
+ Người anh cho thế nào là công bằng?
+ Chia cho em phần nhiều.
+ Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau?
+ Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
+ Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào?
+ Hai anh em rất yêu thương nhau / hai anh em luôn lo lắng cho nhau.
Kết luận: Anh em cùng một nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Củng cố, dặn dò:
- câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-Liên hệ giáo dục.
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Bé hoa
- Nhận xét lớp.
Toán
Tiết : 71
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
-Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai số.
-Biết ính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS làm toán vào nháp, HS lên bảng 72 - 34; x + 7 = 21; x - 15 = 15
- Cả lớp làm bài vào nháp, HS lên bảng làm tính và nêu cách tính, tên gọi thành phần trong bài tìm x, nêu quy tắc.
- Nhận xét HS.
3. Bài mới: 100 trừ đi một số:
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: 100 trừ đi một số.
b. Phép trừ 100 - 36:
- Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Nghe và phân tích đề toán.
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Thực hiện phép ttrừ 100 - 36
- Viết lên bảng 100 - 36
+ Hỏi cả lớp xem có HS nào thực hiện được phép trừ này không. Nếu có thì GV cho HS lên thực hiện và yêu cầu HS đó nêu rõ cách đạt tính, thực hiện phép tính của mình.
-
100
+ Viết 100 rồi viết 5 dưới 100 sao cho 5 thẳng với 0 (đơn vị). Viết dấu - ở giữa 100 và 5 dùng thước kẻ ngang.
5
085
- 0 không trừ được 5 lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
- 0 không trừ được 1 lấy 10 trừ 1 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
- 1 trừ 1 bằng 0.
d. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS làm bài trên bảng lớp.
- HS làm bài. Nhận xét bài bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện các phép tính 100 - 4; 100 - 68
-HS lần lượt trả lời.
- Nhận xét và .
Bài 2:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm
- Viết lên bảng.
- Mẫu 100 - 20 = ?
10 chục - 2 chục = 8 chục
100 - 20 = 80
- Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu.
- Đọc 100 - 20
+ 100 là bao nhiêu chục?
- Là 10 chục.
+ Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu?
- 100 - 20 bằng 80.
+ Tương tự như vậy. Hãy làm tiếp bài tập.
- HS làm bài:
100 - 70 = 30 100 - 40 = 60
100 - 10 = 80
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng phép tính.
- Nêu cách nhẩm: 10 chục trừ 7 chụ bằng ba chục. Vậy 100 trừ 30 bằng 70.
- Nhận xét và HS
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS lên bảng làm toán thi đua
-HS lên bảng thi đua và nêu rõ tại sao điền 100 vào và điền 36 vào
18
- Yêu cầu HS nêu rõ tại sao điền 100 vào và điền 36 vào
- GV nhận xét tuyên dương.
- HS nhận xét
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
-Liên hệ giáo dục.
- HS lắng nghe.
- cuẩn bị bài sau: Tìm số trừ
- HS lắng nghe.
- Nhận xét lớp
- HS lắng nghe.
Đạo đức
Tiết :15
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiện của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng hợp tác với mọi người.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
*Tích hợp năng lượng:
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xum quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
.
II. CHUẨN BỊ:
- Các bài hát: Em yêu trường em, bài ca đi học, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: hát vui
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn cho trường lớp sạch đẹp em phải làm gì?
- Quét dọn lớp học hàng ngày không vứt rác bừa bãi, làn ghế kê ngay ngắn.
- Tham gia quét dọn trường lớp để làm gì?
- Tham gia quét dọn trường lớp để trường lớp sạch đẹp.
- GV nhận xét
3. Bài mới: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài.
- HS nêu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 2)
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
- GV phát phiếu thảo luận và yêu cầu: các nhóm hãy thảo luận để tìm cách xử lý các tình huống trong phiếu.
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống.
Tình huống 1: Nhóm 1.
- Giờ ra chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng que kem ngay giữa sân trường.
- Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng không vứt rác lung tung, làm bẩn sân trường.
Tính huống 2: Nhóm 2
- Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm và quét dọn lau bàn ghế sạch sẽ.
- Bạn Mai làm thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
Tình huống 3: Nhóm 3
- Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ. Cậu đã từng được giải thưởng của quận trong cuộc thi vẽ thiếu nhi. Hôm nay, vì muốn các bạn biết tài của mình. Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học.
- Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường mất đi vẻ đẹp của trường, lớp.
Tình huống 4: Nhóm 4
Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp. Hai bạn thích lắm, chiều nào hai bạn cũng dành một ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa.
- Các bạn này làm như thế là đúng. Bởi vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở, đẹp trường lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
- Tự liên hệ bản thân em (hoặc nhóm em) đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, những việc chưa làm được.
- Có giải thích nguyên nhân vì sao.
* Kết luận: Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Cả lớp chia làm 3 đội. Nhiệm vụ của các đội là trong vòng 5 phút, ghi được càng nhiều lợi ích của giữ gìn trường lớp sạch đẹp trên bảng càng tốt. Một bạn trong nhóm ghi xong, về đưa phấn cho ban tiếp theo.
- Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong vòng 5 phút sẽ trở thành đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- HS chơi trò chơi tiếp sức.
- GV nhận xét
- Nhận xét
* Kết luận:
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Làm môi trường lớp, trường trong lành, sạch sẽ.
- Giúp em học tập tốt hơn.
- Thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp.
- Giúp các em có sức khỏe tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi Đoán xem tôi đang làm gì?
- HS tham gia trò chơi Đoán xem tôi đang làm gì?
- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em. Hai đội thay nhau làm 1 hành động cho đội kia đoán tên. Các hành động có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch đoán, đoán đúng được 5 điểm. Sau 5 đến 7 hành động là tổng kết đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi tựa bài.
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS, để các em được sinh hoạt và học tập trong môi trường trong lành.
- Dặn các em thực hiện tốt những điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Nhận xét lớp
Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2018
Tự nhiên - xã hội
Tiết :15
TRƯỜNG HỌC
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Nói được tên, địa điểm và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh trong SGK trang 32, 33.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát vui
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ta nhớ điều gì?
- HS trả lời
- Khi bị ngộ độc ta cần làm gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét
3. Dạy bài mới: Trường học
a. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng tên bài
- HS nêu: Trường học
Hoạt động 1: Tham quan trường học.
Bước 1: Tổ chức cócH đi quan sát trường học và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát trường học.
- Tập trung lại trước cổng trường.
- Trường của chúng ta có tên là gì?
- TRường TH Lâm Kiết
- Nêu địa chỉ của trường?
- Nêu lại địa chỉ.
- Tên trường của chúng ta có ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa.
- Các lớp học.
- Đứng trong sân trường quan sát các lớp học phân biệt từng khối lớp.
- Trường ta có bao nhiêu lớp học?
- Nêu số lớp học.
- Khối 5 gồm có mấy lớp?
- Nêu số lớp khối 5.
- Khối 4 gồm có mấy lớp?
- Trả lời tương tự
- Khối 3 gồm có mấy lớp?
- Khối 2 gồm có mấy lớp?
- Khối 1 gồm có mấy lớp?
Các sắp xếp các lớp học như thế nào?
- Gắn liền với khối. Các lớp khối 5 thì nằm cạnh nhau.
- Vị trí các lớp học khối 5?
- nêu vị trí.
- Hỏi tương tự đối với các khối khác.
- Các phòng khác.
- Tham quan các phòng làm việc của Ban Giám hiệu, Thư viện, phòng Truyền thống, phòng Y tế, phòng để đồ dùng dạy học ...
- Sân trường và vườn trường:
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng ruộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì ...
Bước 2:
- Tổ chức tổng kết buổi tham quan giúp HS nhớ lại cảnh quan của nhà trường.
- Chúng ta vừa tìm hiểu những gì của nhà trường?
- Tên trường, ý nghĩa của tên trường, các lớp học, các phòng học, các phòng làm việc, sân trường, vườn trường ...
- Nêu ý nghĩa của tên trường.
- HS nêu
- Nêu số lớp học và vị trí của từng khối lớp?
- HS nêu
- Nêu đặc điểm của sân trường và vườn trường.
- HS nêu
Bước 3:
- Yêu cầu HS nói về cảnh quan của trường.
- Hs nói theo cặp về cảnh quan của nhà trường.
- Nói trước lớp về cảnh quan của nhà trường .
- Nhận xét bổ sung
- Đánh giá buổi tham quan.
* Kết luận: Trường học thường có sân vườn và nhiều phòng như: phòng làm việc của Ban Giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện ... và các lớp học.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cắp.
- Treo tranh trang 33.
- Quan sát các hình ở trang 33. SGK và trả lời các câu hỏi sau với bạn:
+ Cảnh ở bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu?
- Ở trong lớp học.
+ Các bạn HS đang làm gì?
- Trả lời
+ Cảnh ở bức tranh thứ hai diễn ra ở đâu?
- Ở phòng truyền thống.
+ Tại sao em biết?
- Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ.
+ Các bạn HS đang làm gì?
- Đang quan sát mô hình (sản phẩm)
+ Phòng truyền thống của trường có những gì?
- HS nêu
+ Em thích phòng nào nhất? Tại sao?
- HS trả lời
Bước 2:
- Một số HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
* Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra, các em ó thể đến Thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết ...
- HS nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Trò chơi Hướng dẫn viên dui lịch
+ Mục tiêu:
- Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
Bước 1: GV gọi một số HS tự nguyện tham gia trò chơi,
- Một số HS tự nguyện tham gia trờ chơi.
- GV phân vai cà cho HS nhập vai.
-HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu về trường học của mình.
- HS đóng làm nhân viên thư viện: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
-HS đóng làm cán bộ phòng y tế: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
- HS đóng làm cán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 1316_12524432.doc