Giáo án Lớp 2 Tuần 2 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Toán : SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU

I. Mục tiêu :

- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ .

* BT cần làm : Bài 1, 2 (a,b,c) , 3

II. Đồ dùng dạy học :

- Các thanh thẻ Số bị trừ- Số trừ- Hiệu (nếu có)

- Nội dung bài tập 1 viết sẵn trên bảng.

III. Các hoạt động dạy học :

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 2 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Luyện đọc câu dài. - 2 HS đọc - HS đọc nối tiếp - Học sinh luyện đọc theo nhóm 3 - Các nhóm thi đọc - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng, đọc hay. - Cả lớp cùng đọc dồng thanh đoạn 3 - 1 học sinh đọc toàn bài. - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Nói về một bạn tên là Na. - Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè. - Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn. - Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người. - HS trả lời +Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy vang dậy. +Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt. - 4 tổ cử 4 đại diện lên thi đọc lại câu chuyện. -Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay. - 1 học sinh đọc lại toàn bài. - Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP - DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu : - Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1) - Đặt câu được với một từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4) II. Đồ dùng dạy học : - Bút dạ, 2 tờ giấy khổ to để học sinh làm bài tập. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ : - Kiểm tra 2 học sinh. - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ về học tập, củng cố những điều đã học về từ và câu. Làm quen với câu hỏi và trả lời câu hỏi. 2. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: (Miệng ) - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc mẫu. - Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ. - Học sinh các nhóm lên bảng ghi. - Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được. *Bài 2: (Miệng) -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn học sinh tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó. - Gọi học sinh đọc câu của mình. - Yêu cầu cả lớp nhận xét câu bạn vừa đọc. *Bài 3: (Miệng) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Bài tập này cho sẵn 2 câu. Các em có nhiệm vụ sắp xếp lại các từ trong mỗi câu ấy để tạo thành những câu mới. - Gọi 1 học sinh đọc mẫu. - Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào? -Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu “Bác Hồ rất yêu thiếu nhi” thành 1 câu mới. - Nhận xét . - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để làm tiếp với câu Thu là bạn thân nhất của em . *Bài 4: (Vở) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu đọc các câu trong bài. - Đây là các câu gì ? - Khi viết câu hỏi,cuối câu ta phải làm gì ? - Yêu cầu học sinh viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu. - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố - dặn dò : - Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào? - Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt, có cố gắng. - Chuẩn bị bài sau: Từ chỉ sự vật; Câu kiểu: Ai là gì? - HS1: Kể tên một số đồ dùng người con vật, hoạt động mà em biết - HS2: Làm bài tập 4 - Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập. - Học sinh đọc: học hành, tập đọc. - Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng học hoặc tiếng tập. - Học sinh nối tiếp nhau lên bảng ghi các từ có các tiếng học, tập theo kiểu tiếp sức. - Đếm số từ các nhóm tìm được. + Các từ có tiếng học là: học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học sinh, học bạ, học kỳ, học đường, năm học..... + Các từ có tiếng tập là: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, tập tành, luyện tập, bài tập, tập vẽ... - Đặt câu với 1 từ vừa tìm được ở bài tập 1. - Học sinh nối tiếp nhau phát biểu. - Học sinh nhận xét. + Chúng em học tập chăm chỉ. + Hoa đang tập đọc. - Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành câu mới. - Học sinh đọc: Con yêu mẹ. Mẹ yêu con. - Sắp xếp lại các từ trong câu. - Đổi từ con và từ mẹ cho nhau. - Học sinh suy nghĩ và phát biểu. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Bạn thân nhất của em là Thu./ - Em là bạn thân nhất của Thu./ - Bạn thân nhất của Thu là em. - Em đặt câu gì vào cuối mỗi câu sau? - Đây là câu hỏi. - Ta phải đặt dấu chấm hỏi. - Học sinh làm bài vào vở. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Thay đổi trật tự các từ trong câu. - Cuối câu phải có dấu hỏi . - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày .. tháng 09 năm 2017. Tập đọc: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ . - Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) * GDMT: Môi trường sống có ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta. *GDKNS : + Tự nhận thức về bản thân: ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì + Thể hiện sự tự tin: có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích, có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ . (PP: trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi. Thảo luận nhóm.) II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. - Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ: - Gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài phần thưởng và trả lời các câu hỏi. - HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? - HS 2: Đọc đoạn 2 Và trả lời câu hỏi: +Theo em các bạn của Na bàn bạc với nhau điều gì? - HS 3: Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Bạn Na có xứng đáng được nhận phần thưởng không? Vì sao? - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hằng ngày em làm gì giúp đỡ bố mẹ ? Khi làm việc em cảm thấy thế nào ? 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. *Đọc từng câu: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu. - Luyện phát âm từ khó: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu( Lần 2) *Luyện đọc đoạn trước lớp: - Chia bài thành 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu......ngày xuân thêm tưng bừng. + Đoạn 2: Phần còn lại. - Học sinh đọc từng đoạn. - Hướng dẫn đọc câu dài: + Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ đều làm việc. + Con tu hú kêu/ tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.// + Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng./ - HS đọc chú giải - HS đọc đoạn *Luyện đọc đoạn trong nhóm: - Lần lượt HS trong nhóm đọc cho các bạn trong nhóm nghe và góp ý. *Thi đọc giữa các nhóm: - Yêu cầu các nhóm thi đọc đoạn . - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - Cả lớp đồng thanh 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gọi 1 học sinh đọc lại bài. - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK. *Câu 1: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì? *Câu 2: Bé làm những việc gì? - Hằng ngày, em làm những việc gì? - Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không? *Câu 3: Đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng. + Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ. + Lễ khai giảng thật tưng bừng. 4. Luyện đọc lại -Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi đọc lại cả bài. -Theo dõi, bình chọn các nhóm đọc hay. C. Củng cố - dặn dò: * TH MT: Qua bài văn , em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta? - Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung bài . - Chuẩn bị bài “Bạn của Nai Nhỏ” - HS đọc và trả lời - HS trả lời - HS theo dõi, đọc thầm - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS phát âm từ khó: cá nhân, đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu( l2) - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Luyện đọc câu dài. - 2 HS đọc - Lần lượt học sinh trong nhóm đọc. - Các nhóm thi đọc - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - 1 học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Các vật: Cái đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân. - Các con vật: gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín; chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. - Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. - Học sinh kể công việc thường làm. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. -Nhiều học sinh nối tiếp nhau đặt câu. - 4 nhóm cử 4 đại diện lên thi đọc - Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay. - HS nêu. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Chính tả: ( tập chép ) PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác , trình bày đúng đoạn tóm tắt bài phần thưởng (SGK) - Làm được BT3, BT4 ; BT(2) a/b. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép. III. Các hoạt động dạy-học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A . Bài cũ: - Gọi 2 HSlên bảngviết các từ: vở hồng ,vẫn còn. - Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học. B . Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn tập chép Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc đoạn chép - Đoạn văn kể về ai? - Bạn Na là người như thế nào? b.Hướng dẫn học sinh nhận xét - Đoạn văn này có mấy câu? - Những chữ nào trong đoạn được viết hoa? - Những chữ này ở vị trí nào trong câu? - Vậy còn Na là gì? - Cuối mỗi câu có dấu gì? c.Hướng dẫn viết từ khó - Gọi 1 HS lên bảng viết: Cả lớp viết bảng con: Tặng, phần thưởng, đặc biệt, giúp đỡ. * Giáo viên nhận xét Chép bài đ. Chấm, chữa bài - Chấm vở học sinh, nhận xét 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả *Bài 2 a: (Vở) - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn. - Lời giải: Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá. *Bài 3: (SGK) -Yêu cầu cả lớp làm bài vào SGK,1 học sinh lên bảng làm bài. *Bài 4 : (Miệng) -Xoá dần bảng chữ cái cho học sinh học thuộc. C. Củng cố - Dặn dò : - Viết lại những lỗi sai mỗi chữ một hàng . - Chuẩn bị bài sau : N – V : Làm việc thật là vui - 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con. - Đọc thuộc lòng. - 2 HS đọc lại đoạn chép - Đoạn văn kể về bạn Na. - Bạn Na là người rất tốt bụng. - Đoạn văn có 2 câu. - Cuối, Na, Đây. - Cuối và Đây là chữ đầu câu văn. - Là tên riêng của bạn gái. -Có dấu chấm. - HS viết bảng con - Học sinh chép bài - Học sinh đổi vở dùng bút chì soát lỗi. - 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. - Làm bài: điền các chữ theo thứ tự: p,q,r,s,t,u,ư,v,x,y. - Học sinh học thuộc bảng chữ cái . - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Chính tả ( n- v ): LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I.Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Biết thực hiện đúng yêu cầu BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi quy tắc chính tả với g/gh. III. Các hoạt động dạy -học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ: - Học sinh viết bảng: phần thưởng, giúp đỡ. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái. * Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn viết chính tả *Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - GV đọc toàn bài chính tả. - Đoạn trích nói về ai? - Em Bé làm những việc gì? - Bé thấy làm việc như thế nào? *Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn trích có mấy câu? - Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất? - Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? *Hướng dẫn viết từ khó - Cả lớp viết bảng con: Làm việc, quét nhà, nhặt rau .. - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. *Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả *Bài 2: (Bảng nhóm) Trò chơi: Thi tìm chữ. - GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 tờ giấy bìa và bút dạ. trong 5 phút các đội phải tìm được các chữ bắt đầu g/gh ghi vào giấy. - Khi nào ta viết gh? -Khi nào ta viết g? *Bài 3: (Vở) - Gọi 1 HS lên bảng làm bài * Thứ tự là :An , Bắc, Dũng, Huệ, Lan. C. Củng cố - Dặn dò : - GVnhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: “ Bạn của Nai Nhỏ”. - 1 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con. - Đọc các chữ: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. - 2 HS đọc - Về em bé. - Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. - Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui. - Đoạn trích có 3 câu. - Câu 2. - Như, Bé . Vì ở đầu câu - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh viết bài -Học sinh đổi vở soát lỗi, chữa bài. - 4 tổ là 4 đội cùng tham gia trò chơi - Các tổ tham gia trò chơi. -Viết gh khi đi sau nó là các âm e, ê, i. - Viết g khi đi sau nó là các âm o, ô, ơ , a, ă, â, u, ư . - 1HS lên bảng, lớp làm vào vở. bài. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Tập làm văn: CHÀO HỎI. TỰ GIỚI THIỆU I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1,BT2). - Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3) * GDKNS : + Tự nhận thức về bản thân. + Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. + Tìm kiếm và xử lí thông tin. ( PP : Trải nghiệm . Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin . Đóng vai.) II. Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ bài tập 2 trong SGK. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ : Gviên kiểm tra Hsinh. - Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi ở bài 1/12 - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp bố mẹ đi học về, gặp thầy cô khi đến trường em phải làm gì ? - Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình em phải làm gì? - Bài tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới thiệu mình để làm quen với ai đó. 2. Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 1: ( Miệng) - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh thực hiện lần lượt từng yêu cầu. -Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho các em. + Chào bố, mẹ để đi học + Chào thầy, cô khi đến trường. + Chào bạn khi gặp nhau ở trường. - Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý chào sao cho lễ pháp, lịch sự. Chào bạn thân mật, cởi mở. *Bài 2: ( Miệng) - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - Tranh vẽ những ai? - Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào? - Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? - Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào? Có thân mật không?Có lịch sự không? - Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì? -Yêu cầu học sinh đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn. *Bài 3 : (Vở) - Cho học sinh đọc yêu cầu sau đó làm bài vào vở. - Gọi học sinh đọc bài làm. - Nhận xét. C. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, chú ý học bài. Nhắc nhở các em chưa chú ý. - Dặn dò học sinh chú ý thực hành những điều đã học, tập kể về mình cho người thân nghe. Tập chào hỏi lịch sự có văn hoá khi gặp gỡ mọi người. - Chuẩn bị bài tuần sau: Sắp xếp câu trong bài . Lập danh sách học sinh . - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Em cần chào hỏi - Em phải tự giới thiệu - Đọc yêu cầu của bài. - Nối tiếp nhau nói lời chào. - Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ! - Em chào thầy(cô) ạ! - Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Hoa! - Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh. - Học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - Tranh vẽ Bóng nhựa, Bút Thép và Mít. - Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon. - Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là học sinh lớp 2. - Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự. - Bắt tay nhau rất thân mật. - Học sinh thực hành đóng vai theo nhóm 3. - Đọc yêu cầu. - Làm bài. - Nhiều học sinh tự đọc bản tự thuật của mình. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày .. tháng 09 năm 2017. Kể chuyện: (Tiết 2) PHẦN THƯỞNG. I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào tranh kể từng đoạn & toàn bộ câu chuyện. - Kể tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Tập trung theo dõi bạn kể. - Nhận xét đánh giá. II. Chuẩn bị đồ dùng: - 4 tranh minh hoạ truyện. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Bài cũ: 3 hs tiếp nối kể chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 1 hs nêu ý nghĩa của truyện . - Nhận xét . B. Bài mới: 1. Cho hs quan sát từng tranh minh họa, đọc thầm gợi ý nội dung mỗi đoạn truyện. - Cho hs kể từng đoạn theo tranh trước lớp. - Sau đó hs kể từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét, bình chọn về nội dung, cách diễn đạt. 2. Kể toàn chuyện: - 1 vài hs thi kể toàn chuyện. - Gợi ý: + Na là một cô bé n.t.n ? + Trong tranh Na làm gì? + Kể việc làm của Na với các bạn? + Na còn boăn khoăn điều gì? * Gọi hs nêu ý nghĩa của chuyện: - Giúp đỡ, thương yêu bạn bè. - Tốt bụng, sẵn sàng che chở cho bạn. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc hs: Cần thêm bớt chi tiết hấp dẫn hơn, lạ hơn theo nội dung chính của truyện. + Kể tự nhiên kết hợp điệu bộ cử chỉ. - Nhận xét tiết học. - Dặn xem lại bài. - 3 hs. - 1 hs. - HS quan sát tranh. - HS bình chọn. - 4 HS. - 2 HS. - HS lắng nghe. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Toán : SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU I. Mục tiêu : - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu. - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ . * BT cần làm : Bài 1, 2 (a,b,c) , 3 II. Đồ dùng dạy học : - Các thanh thẻ Số bị trừ- Số trừ- Hiệu (nếu có) - Nội dung bài tập 1 viết sẵn trên bảng. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ : 8dm = cm, 9dm = cm, 70 cm =dm Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2 .Giới thiệu các thuật ngữ : Số bị trừ - Số trừ - Hiệu: -Viết lên bảng phép tính 59 – 35 = 24 và yêu cầu đọc phép tính trên. - Nêu: Trong phép trừ 59-35=24 thì 59 là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu (vừa nêu vừa ghi lên bảng giống như phần bài học của SGK). -Hỏi: 59là gì trong phép trừ 59-35=24? 35 gọi là gì trong phép trừ 59-35=24? Kết quả của phép trừ gọi là gì? *Giới thiệu tương tự với phép tính cột dọc. Trình bày bảng như phần bài học trong SGK - Hỏi: 59 trừ 35 bằng bao nhiêu? 24 gọi là gì? - Vậy 59-35 cũng gọi là hiệu.Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59-35=24. 3.Luyện tập- Thực hành: *Bài 1: (Miệng) - Yêu cầu HS quan sát bài mẫu và đọc - Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào? - Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? *Bài 2a, b,c :(Bảng con) - Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính - Tương tự cho HS làm bài b và c vào bảng con *Bài 3: (Vở) - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải - Chấm bài - Nhận xét C. Củngcố-Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn xem lại các bài tập đã làm - Chuẩn bị bài sau Luyện tập. - 2HS lên bảng, cả lớp làm bảng con - 59 trừ 35 bằng 24 - Quan sát và nghe GV giới thiệu tên gọi - HS trả lời - HS trả lời - HS làm miệng -19 trừ 6 bằng 13. - Số bị trừ là 19, số trừ là 6. - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS trả lời - HS nêu - HS thực hiện vào bảng con . Bài giải Độ dài đoạn dây còn lại là: 8-3=5(dm) Đáp số: 5dm. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số . - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. * BT cần làm : Bài 1, 2 (cột 1,2),3,4 II. Đồ dùng dạy học : -Viết nội dung bài 1, bài 2 trên bảng. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ : Gviên kiểm tra Hsinh. -Gọi 2HS lên bảng thực hiện các phép trừ sau: +HS 1: 78-51 , 39-15. +HS 2: 87-43 , 99-72. -Sau khi thực hiện xong, GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần và kết quả của từng phép tính. -Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện tập: *Bài 1: (Bảng con) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng lớp. *Bài 2 cột 1 , 2 :( Miệng) - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Gọi 1HS làm mẫu phép trừ 60-10-30 - Nhận xét kết quả của phép tính 60-10-30 và 60 - 40 - Tổng của 10 và 30 là bao nhiêu ? - Kết luận:Vậy khi đã biết 60-10-30=20 ta có thể điền luôn kết quả trong phép trừ 60-40=20. *Bài 3 : (Vở) - Phép tính thứ nhất có số bị trừ và số trừ là số nào? - Muốn tính hiệu ta làm thế nào? - Gọi 1HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. *Bài 4: (Vở) - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải. + Bài toán cho ta biết gì ? + Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? - Yêu cầu HS làm bài. C. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị bài: “ Luyện tập chung”. - Hsinh làm bảng - Hsinh lắng nghe. - HS làm bảng con - HS nêu miệng - Tính nhẩm. - 60 trừ 10 bằng 50, 50 trừ 30 bằng 20. - HS nêu cách nhẩm của từng phép tính - Kết quả 2 phép tính bằng nhau. - Là 40. - HS làm vở - Số bị trừ là 84, số trừ là 31 - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - 1HS làm bài bảng lớp. - HS làm vở - Từ mảnh vải dài 9 dm cắt ra 5 dm để may túi - Mảnh vải còn lại dài mấy dm ? Bài giải : Mảnh vải còn lại dài là : 9 – 5 = 4 ( dm ) Đáp số : 4 dm. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Biết đếm, đọc các số trong phạm vi 100. - Biết viết số liền trước , số liền sau của một số cho trước . - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 . - Biết giải bài toán bằng một phép cộng . * BT cần làm: Bài 1, 2 ( a, b , c, d), 3 ( cột 1,2 ), 4 II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ : Gviên kiểm tra Hsinh. - Đặt tính rồi tính hiệu : 84 và 31 , 77 và 53 , 59 và 19 - GV nhân xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2.Luyện tập *Bài 1: (Bảng con) - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Gọi 2HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS đọc lần lượt các số trên. *Bài 2 a,b,c,d: ( Miệng) - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự nhẩm - Gọi HS đọc chữa bài. *Bài 3cột 1 ,2: (Vở) - Gọi 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột các HS khác tự làm bài vào vở . - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - Có thể hỏi thêm về cách đặt tính cách tính của một phép tính cụ thể . *Bài 4: (Vở) - Gọi 1HS đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng lớp - GV nhận xét. C. Củng cố - Dặn dò : - Gviên nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học. - Hsinh làm bảng con - Hsinh lắng nghe. - HS đọc đề bài. - HS làm bài bảng con. - Đọc số theo yêu cầu. - HS nêu miệng . - HS làm bài vào vở - HS nhận xét bài của bạn về cả cách đặt tính và kết quả trong phép tính. - HS làm bài vào vở - Đọc đề bài trong SGK. - Lớp 2A có 18 học sinh, lớp 2B có 21 học sinh. - Số HS của cả 2 lớp. - HS làm bàivào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - Lắng nghe, thực hiện. Thứ , ngày tháng 09 năm 2017 Toán : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị . - Biết số hạng; tổng - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 . - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. * BT cần làm: Bài 1(viết 3 số đầu), 2, 3 ( làm 3 phép tính đầu ), 4 II. Đồ dùng dạy học : -Ghi sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng. III. Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H.SINH A. Bài cũ: Gviên kiểm tra Hsinh. - Đặt tính rồi tính ; 21 + 57 , 53 - 10 - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2. Luyện tập *Bài 1: viết 3 số đầu tiên (Bảng con) - Gọi 1 HS đọc bài mẫu. - 20 còn gọi là mấy chục? - 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị - HS đọc chữa bài,cả giá trị của hàng chục và hàng đơn vị. - Có thể hỏi thêm về cấu tạo các số khác *Bài 2: (Miệng) - Yêu cầu HS đọc các chữ ghi trong cột đầu tiên bảng a (chỉ bảng). - Muốn tính tổng ta làm thế nào? - Số cần điền vào ô trống là số mấy ? - Gọi HS lần lượt nêu miệng *Bài 3: 3 phép tính đầu (Vở) - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - Sau đó gọi 1 HS đọc chữa bài. - Yêu cầu HS nêu cách tính 65-11 *Bài 4: (Vở) - Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở . - GV chấm, chữa bài . C. Củng cố - dặn dò : - Gviên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : “Phép cộng có tổng bằng 10 ” -2 Hsinh lên bảng . - Hsinh lắng nghe. - 25 bằng 20 cộng 5. - 20 còn gọi là 2 chục. - 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị. - HS làm bài bảng con, sau đó lớp theo dõi, tự kiểm tra bài của mình. - HS làm miệng - Số hạng, số hạng, tổng. - Ta lấy các số hạng cộng với nhau. - HS trả lời - HS làm bài vào vở. 1 HS đọc chữa bài. - HS đọc đề bài. - HS trả lời Đáp số: 41 quả cam. - Lắng nghe, thực hiện. Sinh hoạt tập thể : SINH HOẠT LỚP TUẦN 2 I . Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm của mình về mọi mặt. - Phương hướng cho lớp thực hiện trong tuần 3. II. Chuẩn bị : - Nội dung sinh hoạt. III. Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Ổn định : Lớp phó văn thể mĩ bắt nhịp 2. Nội dung : a) Các tổ trưởng nhận xét : - Học tập, nề nếp và sự chuẩn bị đồ dùng của các bạn. b) Lớp trưởng nhận xét chung về hoạt động của lớp trong tuần qua: c) GV nhận xét việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng nề nếp học tập và sinh hoạt của cả lớp: - Đa số các em đầy đủ vở và bao bọc, dán nhãn cẩn thận. - HS có thước, bú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 2 s.docx
Tài liệu liên quan