Giáo án Lớp 2 Tuần 20 - Trường tiểu học Đa Mai

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?

DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN

I. Mục tiêu:

 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời tiết, làm quen với dấu chấm, dấu chấm than.

 - Củng cố lại cách đặt câu và TLCH: Khi nào?

 - Biết trình bày bài sạch sẽ.

 - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ

 - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn luyện từ và câu

 - KT: HS nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết bốn mùa ( BT1).

 - KN: Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu (dấu chấm, chấm than) vào đoạn văn ( BT3)

 - GD cho HS yêu thiên nhiên biết ăn mặc đúng theo thời tiết các mùa.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phụ, phấn màu.

 - HS: Vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 20 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng nhân 4. + HS đọc y/c bài, HS nêu miệng. + HS đọc bài toán, HS làm vào vở, nếu thấy khó khăn thì chia sẻ trong nhóm Bài giải Năm ô tô có số bánh xe là: 4 x 5 = 20(bánh xe) Đáp số: 20 bánh xe - HS trình bày ý kiến - HS khác lắng nghe và bổ sung - Có tất cả 5 ô tô. - Mỗi chiếc ô tô có 4 bánh xe. - Ta tính tích 4 x 5. + HS đọc y/c đề bài. - Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Số đầu tiên trong dãy số này là số 4. - Tiếp sau số 4 là số 8. - 4 cộng thêm 4 bằng 8. - HS tự làm SGK. - HS đọc xuôi và ngược. ___________________________________________ Tập đọc MÙA XUÂN ĐẾN I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó có trong bài. Biết nghỉ sau các dấu câu - Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng. Hiểu nghĩa các từ mới. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn tập đọc II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - Gọi HS đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài - HS quan sát tranh SGK 2. Luyện đọc. a. GV đọc mẫu. b. HD luyện đọc, giải nghĩa từ: - Đọc từng câu. - HD đọc từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Gọi HS đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc từng đoạn, cả bài. - GV cùng HS bình chọn c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? - Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn,các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo mùa xuấn đến? - Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến? - Tìm nhưng từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị của hoa, vẻ đẹp riêng của loài chim? + GV: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần. d.Luyện đọc lại: Gọi HS thi đọc lại bài. - GV cùng HS bình chọn. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Qua bài văn, em biết những gì về mùa xuân? - GV tổng kết bài học. - Dặn hs chuẩn bị bài sau. - HS đọc, trả lời câu hỏi. - HS quan sat tranh và nêu nội dung - HS theo dõi SGK, đọc thầm. - HS đọc từng câu nối tiếp. - HS đọc từ khó: CN, ĐT - HS đọc từng đoạn nối tiếp. - HS đọc chú giải sgk. - HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm, cá nhân. - HS đọc thầm bài. - Hoa mận tàn báo mùa xuân đến. + Ở Miền Bắc hoa đào nở, ở Miền Nam hoa mai vàng nở. Đó là những loài hoa người dân hai miền thường trang trí nhà trong dịp Tết. - Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. - Vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy. - Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua. - Chích chòe nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - Khi mùa xuân đén, bầu trời và mọi vật tươi đẹp hẳn lên. _________________________________________ Tập viết CHỮ HOA Q I. Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo, hình dáng, quy trình chữ hoa Q. Hiểu và viết đúng câu ứng dụng. - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, đẹp, đúng quy định. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, có ý thức rèn chữ II. Chuẩn bị: - GV: Mẫu chữ, bảng phụ - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - Yêu cầu HS viết chữ hoa P. HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. HD viết chữ hoa Q - HD quan sát và nhận xét - GV đưa chữ mẫu: Q - Chữ hoa Q cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Chữ hoa Q viết bằng mấy nét? - GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết - HD cách viết bảng con. 3. HD viết câu ứng dụng. - Em hiểu: Quê hương tươi đẹp. Có nghĩa là NTN? - Câu ứng dụng có mấy tiếng? - Nêu độ cao của các con chữ? dấu thanh? Vị trí dấu thanh? Khoảng cách giữa các con chữ? - GV viết mẫu, HD HS viết tiếng: Quê. 4. HD viết vào vở. - Thu bài chữa, nhận xét. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Về luyện viết, chuẩn bị bài sau. - HS viết vào bảng con. - HS quan sát. - 5 li, 6 đường kẻ ngang - 2 nét. nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn. - HS nghe, nhắc lại. - HS viết bảng con chữ hoa Q. - HS nêu. - Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. - 4 tiếng. - HS nêu - HS viết bảng con - HS viết vở. ________________________________________________________________ Chính tả (nghe - viết) GIÓ I. Mục tiêu: Giúp HS - HS nghe viết chính xác nội dung trong bài: Gió. - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Củng cố quy tắc chính tả s/x. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS có tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn sách vở. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - Đọc cho HS viết bảng con HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. HD nghe viết - Nêu tác dụng của gió? - Đoạn viết gồm có mấy khổ thơ?... mấy dòng? mỗi dòng chữ? - Những chữ nào bắt đầu bằng r, d, gi? - Những chữ nào được viết hoa? Có dấu chấm câu nào? - HD viết chữ khó có trong bài. - GV đọc bài cho HS viết vở. 3. HD làm bài tập chính tả. Bài 2/a(16): Điền vào chỗ trống s hay x ? - GV quan sát HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn Bài 3/a (16): Tìm các từ a. Chứa tiếng có âm s hay âm x, có nghĩa như sau: - Mùa đầu tiên trong bốn mùa: - Giọt nước đọng trên lá buổi sớm: - GV quan sát HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV cùng HS tổng kết tiết học, khen HS tích cực học tập, nhắc nhở HS chưa tích cực trong học tập - Dặn HS về nhà ôn lại bài - HS viết bảng con: nặng nề, lặng lẽ... - HS lắng nghe - HS đọc bài - Gió đưa cánh diều - 2 khổ thơ, mỗi khổ 8 dòng,... - gió, rất, rủ, ru, diều - - HS viết bảng con. - HS viết vào vở. - HS đổi vở để soát lỗi chính tả + HS đọc yêu cầu bài, HS làm bài vào vở BT, chia sẻ trong nhóm, chữa bài: - hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính + HS đọc y/c bài, HS làm bài vào vở BT, chia sẻ trong nhóm, chữa bài: - mùa xuân - giọt sương. - Nêu nd bài học - HS lắng nghe ____________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện tập bảng nhân 4, thực hiện dãy tính có phép nhân và phép cộng trừ - Giải toán đơn có phép nhân - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán II. Chuẩn bị: - GV: bảng phụ - HS: bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập Bài 1: Tính nhẩm 4 x 6 4 x 9 4 x 8 4 x 7 4 x 3 4 x 2 4 x 5 4 x 4 Bài 2: Tính 4 x 9 + 38 = 72 - 4 x 6 = 28 + 4 x 8 = 44 - 4 x 4 = 4 x 7 + 27 = 63 - 4 x 5 = - HS tự làm bài - GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn - Khi thực hiện các phép tính có lẫn phép tính nhân với phép cộng (trừ) ta chú ý điều gì? Bài 3: Mỗi xe máy có 2 bánh xe. Hỏi 5 xe máy như thế có bao nhiêu bánh xe? - HS tự làm bài - GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn Bài 4: Mỗi xe ô tô có 4 bánh. Hỏi 7 xe ô tô như thế có bao nhiêu bánh xe? - HS tự làm bài - GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, HD về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau - HS đọc bảng nhân 2 - HS lắng nghe + HS đọc y/c bài, HS tự nhẩm bài - HS trình bày bài - HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn + HS đọc y/c bài, HS tự làm vào vở, nếu thấy khó khăn tự chia sẻ trong nhóm - HS trình bày bài - HS khác lắng nghe và bở sung ý kiến cho bạn - Thực hiện phép nhân trước, phép tính cộng (trừ) sau. + HS đọc đề bài - HS tự làm bài vào vở Bài giải Năm xe máy có số bánh xe là: 2 x 5 = 10(bánh xe) Đáp số: 10 bánh xe. + HS đọc đề bài, HS tự làm bài vào vở, nếu thấy khó khăn tự chia sẻ trong nhóm cộng tác Bài giải bảy xe ô tô có số bánh xe là: 4 x 7 = 28(bánh xe) Đáp số: 28 bánh xe. - HS trình bày bài giải - HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn _____________________________________________ Ôn Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về tên gọi, thành phần và kết quả của phép nhân. - Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - Giáo dục tính cẩn thận chính xác. II. Chuẩn bị: - GV: bảng phụ - HS: bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Luyện tập Bài 1: Điền tiếp vào chỗ chấm. - Trong phép nhân 8 x 5 = 40 thì: a) 8 đợc gọi là.. b) 5 đợc gọi là.. c) 40 đợc gọi là d) 8 x 5 cũng đợc gọi là ... Bài 2: Chuyển các phép cộng các số hạng bằng nhau thành tích rồi tính kết quả. a) 12 + 12 + 12 = = b) 45 + 45 = = c) 34 + 34 = = Bài 3: Chuyển các tích sau thành tổng các số hạng bằng nhau - 9 x 7= .. - 8 x 7 =. - 25 x 4 = . Bài 4: Đ/S 6 đợc lấy 4 lần viết là: - 6 x 4 + 6 x 4 - 6 + 6 + 6 + 6 - 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 HĐ2. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nd bài - Nhận xét tiết học - HS đọc yêu cầu - HS nhắc lại tên các thành phần và kết quả của phép nhân. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào bảng con. - Chữa bài. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở. - 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét. - 1 HS đọc đề. - Lớp tự làm bài. - Chữa bài. - Đọc lại ________________________________________________________________ Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính, giải bài toán. - Bước đầu nhận biết qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - HS đọc bảng nhân 4 HĐ2. Luyện tập Bài 1 : - Dựa vào bảng nhân 2,3,4 để làm bài. Bài 2: Tính (theo mẫu). - Nêu cách thực hiện phép tính. - Phép tính trên có mấy dấu tính?Đó là những dấu tính nào? - Khi thực hiện phép tính,em sẽ thực hiện dấu tính nào trước? Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Bài tập cho biết gì? - Bài tập hỏi gì? Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng 4 x 3 = 12 HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau - HS bảng đọc bảng nhân 4. - 1học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài, HS đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu bài tập. * 1HS đọc phần mẫu : 4 x 3 + 8 = 12 + 8 = 20 - Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu cộng. - Dấu nhân trước,dấu cộng sau. - HS đọc đề bài, Tóm tắt : Mỗi học sinh: 4quyển sách 5 học sinh :...quyển sách ? Bài giải Năm em học sinh được mượn số sách là: 4 x 5 = 20 (quyển sách) Đ/S: 20 quyển sách. - HS thi : Ai nhanh ai đúng. - Đáp án c __________________________________________ Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thời tiết, làm quen với dấu chấm, dấu chấm than. - Củng cố lại cách đặt câu và TLCH: Khi nào? - Biết trình bày bài sạch sẽ. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn luyện từ và câu - KT: HS nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết bốn mùa ( BT1). - KN: Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu (dấu chấm, chấm than) vào đoạn văn ( BT3) - GD cho HS yêu thiên nhiên biết ăn mặc đúng theo thời tiết các mùa.. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - Nêu các mùa ứng với các tháng trong năm? HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn hs làm bài tập. Bài tập 1(18) - GV ghi bảng: nóng bức - mùa hạ ấm áp - mùa thu - Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được. Bài tập 2(18) - GV hướng dẫn thay cụm từ khi nào bằng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. Mẫu:- Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng? - Bao giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng? Bài 3(18): HS đọc y/c bài tập - HS làm vào vở. - GV quan sát HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn Khi nào ta dùng dấu chấm? - Dấu chấm than được dùng ntn? GV nx, chốt lại cách dùng dấu chấm và dấu chấm than. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học - Chuẩn bị bài sau. - HS nêu miệng. - HS lắng nghe + HS đọc yêu cầu bài. - HS nêu miệng. + Mùa xuân ấm áp. + Mùa hạ nóng bức, oi nồng. + Mùa thu se se lạnh. + Mùa đông mua phùn gió bấc, giá lạnh. HS đọc đề bài. HS làm việc theo cặp. HS trình bày theo cặp. HS nx, bổ sung. b/ bao giờ, lúc nào, tháng mấy c/ bao giờ, lúc nào ( vào) tháng mấy d/ bao giờ, lúc nào, tháng mấy a. Ông Mạnh nổi giận quát: - Thật độc ác! b.Đêm ấy,Thần Gió lại dến đập cửa, thét: - Mở cửa ra! - không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào. - Đặt ở cuối câu kể - Ở cuối các câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc ____________________________________________ Chính tả (Nghe viết) MƯA BÓNG MÂY I. Mục tiêu: Giúp HS - HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: Mưa bóng mây. - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp. Làm đúng bài tập chính tả. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, có ý thức giữ gìn sách vở. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - HS viết bảng con: hoa sen, cây xoan. HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết - HD học sinh chuẩn bị + Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? + Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú? + Nêu những chữ viết hoa trong bài? Vì sao? + Đoạn viết gồm có mấy dòng thơ? - HD viết chữ khó - GV đọc cho HS viết bài, kết hợp q/sát, giúp đỡ HS viết. HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2(21): Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống - HS tự làm bài vào vở - GV quan sát từng HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS viết vào bảng con. - HS lắng nghe - HS đọc đoạn viết, TLCH. - Mưa bóng mây. - Mưa dung dăng cùng đùa vui với bạn, mưa giống như bé làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười. - Có 3 khổ thơ. - Có 4 dòng. - Có 3 chữ. HS viết bảng con: thoángcười, tay, dung dăng HS viết chính tả. HS soát lỗi. - 12 dòng thơ. - HS viết bảng con - HS viết vào vở - HS trao đổi vở để soát lỗi và tự sửa lỗi - HS đọc yêu cầu bài, HS làm vào VBT, nếu thấy khó khăn tự chia sẻ với các bạn trong nhóm bàn a. - sương mù, cây xương rồng. - đất phù sa, đường xa - xót xa, thiếu sót b. chiết cành, chiếc lá - Nhớ tiếc, tiết kiêm - Hiểu biết, xanh biếc. - HS trình bày ý kiến - HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến cho bạn ___________________________________________ Ôn Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Hs củng cố về các từ chỉ đặc điểm thời tiết của các mùa - Biết cách dùng các cụm từ: Bao giờ, lúc nào...hay cụm từ: Khi nào để đặt câu hỏi về thời điểm. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1. Giới thiệu bài: HĐ2. Luyện tập - Gv đưa bài tập lên bảng, y/cầu Hs làm vào vở Bài 1: Ghép các từ ở nhóm A và các từ ở nhóm B cho thành câu: A B Mùa xuân - nóng bức có mưa rào Mùa hạ - Giá lạnh và khô Mùa thu - trời ấm, cây cối đâm chồi nảy lộc Mùa đông - gió mát, trời trong Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân - Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng - Tháng sáu chúng em được đi thăm viện bảo tàng - Ngày mai, chúng em đi thăm cô giáo cũ. - Gv chấm điểm, chữa bài chung. Bài 3 : Chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào chỗ trống ? Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói : - Đừng khóc, tóc em đẹp lắm Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên, hỏi: - Thật không ạ ? - Thật chứ Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn : - Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. Dặn dò bài sau. - Hs làm vào vở - Chữa bài - Nhận xét - Hs đặt câu hỏi vào vở nháp - Đọc câu mình đặt được - Nhận xét - Hs viết vào vở - Hs lên bảng điền dấu + Lần lượt các dấu điền : chấm than, chấm than, chấm. - Nhận xét, bổ sung - Hs ghi nhớ. ________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2018 Tập làm văn TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA I. Mục tiêu: - Đọc đoạn văn xuân về, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa xuân. - Rèn kỹ năng nói và viết cho học sinh. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn tập làm văn II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ về các mùa. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Bài 1(21) - Cho học sinh đọc bài: Mùa xuân về - Học sinh thảo luận nhóm câu hỏi a. Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến. b. Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào? Bài 2 (21): Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu nói về mùa hè + Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? + Mặt trời mùa hè như thế nào? + Cây trái trong vườn như thế nào? + Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè? - HS làm ra nháp - GV quan sát từng HS, Giúp đỡ HS khi gặp khó khăn HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, khen các em làm văn hay, nhắc nhở các em viết văn chưa đủ ý. - Cho học sinh đối đáp về cách đáp lời chào, lời tự giới thiệu. - HS lắng nghe - Từ trong vườn thơm nức nùi hương của các loài hoa. - Trong không khí không còn ngửi thấy mùi hơi nước lạnh léo. Thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm. - Cây cối thay áo mới. - Ngửi mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng - Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối thay màu áo mới + HS đọc y/c bài, HS làm ra nháp - HS suy nghĩ và trả lời theo câu hỏi gợi ý - HS trình bày ý kiến - HS khác lắng nghe và bổ sung Bài làm Tháng tư bắt đầu mùa hè. vào mùa hè, mới sáng ra, bầu trời đã nắng chói chang, thời tiết oi nồng và nóng bức. Cây cối trong vườn đua nhau đơm trái ngọt, hoa thơm. Mùa hè, học sinh được nghỉ học, được đi chơi, lại được cùng bố mẹ đi nghỉ mát. Ôi! Mùa hè thích quá. - HS lắng nghe _________________________________________ Toán BẢNG NHÂN 5 I. Mục tiêu: - Giúp HS lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân. Vận dụng vào làm bài tập. - Rèn kĩ năng tính kết quả, giải toán. - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự hợp tác, chia sẻ - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong môn Toán II. Chuẩn bị: - GV: Bộ đồ dùng toán - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Kiểm tra - HS đọc bảng nhân 4. HĐ2. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 5 - GV gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - Năm chấm tròn được lấy mấy lần? - Năm được lấy mấy lần? - Năm được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5 x 1 = 5(GV ghi bảng). + Tương tự với các phép nhân còn lại. - GV viết: 5 x 2 = 10 5 x 3 = 15,...... - Nhận xét thừa số và tích trong phép nhân. - GV: Đây là bảng nhân 5. Các phép nhân trong bảng nhân 5 đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,..., 9, 10. - HD cho HS học thuộc bảng nhân 5. HĐ3. Thực hành Bài 1(101): Tính nhẩm - HS tự làm sgk - GV quan sát HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn Bài 2(101) - HS đọc đề bài toán - HS tự làm vào vở - GV quan sát HS, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Bài 3 (101) :Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống - GV hỏi: Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Tiếp sau số 5 là số nào? - 5 cộng thêm mấy thì bằng 10? - Tiếp sau số 10 là số nào? - 10 cộng thêm mấy thì bằng 15? - Tương tự các số còn lại. - GV: Trong dãy số này, mỗi số hơn số đứng ngay trước nó cộng mấy đơn vị? HĐ4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò về nhà. - Về nhà học thuộc bảng nhân 5 và chuẩn bị bài sau. - HS đọc bảng nhân 4 - HS thao tác trên tấm bìa và nêu miệng. - Có 5 chấm tròn. - Năm chấm tròn được lấy 1 lần. - Năm được lấy 1 lần. - HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5. - HS lắng nghe - HS học thuộc bảng nhân 5. + HS đọc y/c bài, HS tự làm sgk, HS đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - HS trình bày ý kiến - HS khác lắng nghe và bổ sung + HS đọc đề bài, HS tự làm bài, nếu thấy khó khăn tự chia sẻ Bài giải Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là: 5 x 4 = 20(ngày) Đ/S: 20 ngày + HS đọc y/c đề bài. - HS tự làm sgk. - Số đầu tiên trong dãy số này là số 5. - Tiếp sau số 5 là số 10. - 5 cộng thêm 5 bằng 10. - Tiếp sau số 10 là số 15. - 10 cộng thêm 5 thì bằng 15. - HS đếm thêm 5 xuôi và ngược. - Mỗi số đứng sau bằng số đứng ngay trước nó cộng 5 đơn vị ________________________________________ Kể chuyện ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. Mục tiêu: - Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Rèn kĩ năng nghe kể tự nhiên. Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai. - Qua bài thấy được sức mạnh và lòng dũng cảm của con người: chinh phục, chiến thắng thiên nhiên. - HS chăm học, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo trong kể chuyện; yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh (SGK), bảng phụ - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện. a/ Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện - Treo tranh và cho HS quan sát tranh, có thể gợi mở cho HS. VD: + Bức tranh 1 vẽ cảnh gì? - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? + Bức tranh 2 vẽ cảnh gì? + Bức tranh 3 vẽ cảnh gì? b/ Kể lại từng đoạn theo tranh. - Gọi HS kể lại từng đoạn nối tiếp. - GV nhận xét giọng kể của HS. c/ Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Câu chuyện có những nhân vật nào? - GV gợi ý HS thể hiện giọng điệu của NV khi kể chuyện - Y/c HS dựng lại câu chuyện theo vai, đặt tên chuyện HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết, khen ngợi HS kể tự nhiên, có sáng tạo. - Dặn HS về nhà tập kể lại, chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh; sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: Tranh 4 g tranh 1. Tranh 2 vẫn là tranh 2. Tranh 3 vẫn là tranh 3. Tranh 1 g tranh 4 - HS đọc yêu cầu, q/sát tranh, kể trong nhóm và kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện - Ông Mạnh, Thần Gió - HS kể trong nhóm( phân vai- 3 vai) toàn bộ câu chuyện. - HS kể chuyện toàn bộ câu chuyện. - Các nhóm thi kể trước lớp. - Nghe, quan sát, chia sẻ với các bạn: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện,...// bình chọn - HS lắng nghe, về nhà tập kể chuyện cho bố mẹ nghe _______________________________________ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ KĨ NĂNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG I. Mục tiêu: - Biết được ý nghĩa và một số hành động để thể hiện tình yêu thương. - Hiểu được một số cách thể hiện tình yêu thương với người thân, bạn bè, thế giới xung quanh... - Bước đầu vận dụng để bày tỏ, bộc lộ tình yêu thương phù hợp với mọi người. Rèn kĩ năng biết thể hiện tình yêu thương. II. Chuẩn bị: - GV: Xem tài liệu giảng dạy. - HS: Nghiên cứu bài trong SGK. - Phương tiện: Sách thực hành kỹ năng sống lớp 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1. Giới thiệu bài. - GV giới thiệu và ghi tựa bài HĐ2. Trải nghiệm - HS xem tranh và chia sẻ, thảo luận và trả lời: Hành động nào thể hiện sự yêu thương của cháu đối với ông? HĐ3. Chia sẻ - Phản hồi: - HS đọc yêu cầu và mặt cười vào hình ảnh thể hiện tình yêu thương. HĐ4. Xử lí tình huống: - HS hoạt động cặp đôi để xư lí tình huống theo cách sắm vai. - Rút kinh nghiệm. HĐ5. Hoạt động thực hành: - GV chia mỗi dãy một tình huống và thảo luận chia sẻ. HĐ6. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà biết áp dụng với mọi người. - HS chú ý nghe. - HS chia sẻ và trả lời. - HS lắng nghe và vẽ mặt cười vào hình 2 và 4. - Một số nhóm lên sắm vai - Học sinh rút ra bài học. - HS nêu các ướng xử tình huống. - HS kể những hành động mình đã làm được để thể hiện tình yêu thương với người thân. - HS ứng dụng làm tấm thiếp chúc mừng sinh nhật cho người em yêu thương nhất. - HS lắng nghe. KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 20 I. Mục tiêu - HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 20 . HS Biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập. - Nêu phương hướng tuần 21. - GD HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, đoàn kết với bạn bè, tự giác học tập và tham gia các hoạt động trong trường lớp. Ý thức xây dựng tập thể. II. Nội dung sinh hoạt HĐ1: Kiểm điểm nề nếp tuần 20 - HĐTQ làm việc: Các ban trưởng nhận xét tình hình chung của ban mình phụ trách qua sổ theo dõi. + Nề nếp: ..............................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2A - T20.doc
Tài liệu liên quan