Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( S.176 )
I.Mục tiêu:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
* Bài tập cần làm: BT 1, 2, 4.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bác sẽ rất nhớ cháu.
- HS thi đọc theo phân vai.
+ Em thích bạn nhỏ trong truyện: Vì bạn tốt bụng, đã nghĩ ra cách làm bác hàng xóm vui trong buổi bán hàng cuối cùng./ Vì bạn nhân hậu , biết cách an ủi bác hàng xóm, làm bác quyết định không bỏ nghề.
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018
Tập đọc: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý
- Hiểu nội dung: Hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng lao động Hồ Giáo. ( trả lời được CH 1,2 )
* HS K, G trả lời được CH 3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc ba đoạn của bài tập đọc Người làm đồ chơi và trả lời một số câu hỏi.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Bài đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo giúp các em biết thêm một nghề lao động, một người lao động. Anh Hồ Giáo anh hùng lao động chăn nuôi.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu diễn cảm bài văn.
2.2.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu
- Gọi HS đọc từng câu ( lượt 1 )
- Luyện phát âm: cao vút, trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu ( lượt 2 )
b. Đọc từng đoạn trước lớp
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn, chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 : 3 dòng đầu
Đoạn 2 : Từ Hồ Giáo....xung quanh anh.
Đoạn 3 : Phần còn lại
- Luyện đọc đúng câu dài:
- Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ,/ đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.// Chúng vừa ăn/ vừa đùa nghịch.// Những con bê đực, / y hệt những bé trai khoẻ mạnh,/ chốc chốc lại ngừng ăn/ nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh...//
- Gọi HS đọc chú giải.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu các nhóm thi đọc
e. Đồng thanh
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?
Câu 2 : Có thể chia làm nhiều câu hỏi:
-Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con đối với anh Hồ Giáo?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê đực
- Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê cái.
Câu 3: Theo em, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy?
4. Luyện đọc lại
- Gọi 3 HS đại diện cho 3 tổ thi đọc lại bài văn.
- Nhận xét, tuyên dương người đọc hay, đọc đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS về nội dung bài văn
- GV KL: Bài văn tả một quang cảnh đầm ấm: đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Chúng yêu anh vì anh yêu quý chăm sóc chúng như mẹ chăm con. Qua bài văn, ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của Anh hùng lao động Hồ Giáo.
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn .Ôn các bài TĐ đã học, chuẩn bị tuần sau Ôn tập cuối học KII.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS đọc cá nhân - đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc
- 2 HS đọc chú giải.
- HS đọc theo nhóm 3
- Thi đọc
- HS đọc đồng thanh.
- Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời: cao vút, trập trùng những đám mây trắng.
- Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo, vừa ăn vừa đùa nghịch.
- Những con bê đực chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.
- Thỉnh thoảng một con bê cái chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con sán vào lòng anh quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.
- Đàn bê rất yêu quý anh Hồ Giáo vì anh Hồ Giáo yêu quý chúng, chăm bẵm chúng như con.
- HS thi đọc.
- Nhận xét, chọn bạn đọc hay.
- HS phát biểu
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018
Chính tả ( nv): NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT; trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi
- Làm được BT (2)a / b hoặc BT (3)a / b .
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung BT.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh viết bảng con các từ: loắt choắt, thoăn thoắt
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC của tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc 1 lần đoạn văn.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn chính tả.
- Đoạn văn nói về ai?
- Bác Nhân làm nghề gì?
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả?
+ Tên riêng của người phải viết như thế nào?
-Yêu cầu HS viết bảng con các từ: Nhân, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng
- GV đọc cho HS viết.
- Chấm, chữa bài trên bảng lớp.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài (2b): (Vở)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
2b. phép cộng - cọng rau
cồng chiêng – còng lưng
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những từ còn mắc lỗi trong bài chính tả và làm các BT còn lại .
- Chuẩn bị bài sau : Đàn bê của anh Hồ Giáo .
- 1 hoc sinh lên bảng viết - cả lớp viết bảng con
- HS lắng nghe
- 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi để khắc sâu chính tả
- Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân.
- Làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu
- Nhân
- Viết hoa.
- HS viết vào bảng con
- HS viết bài vào vở, 1 HS viết trên bảng lớp .
- HS đổi vở để chữa lỗi
- Nộp vở cho giáo viên.
- 1 HS làm bảng -Lớp làm vào vở.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5năm 2018
Chính tả ( n -v ): ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo .
- Làm được BT ( 2) a / b hoặc BT (3) a / b.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết lên bảng các từ: xuất hiện, cuối cùng.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe-viết:
- GV đọc toàn bài chính tả
- 2 HS đọc lại
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu
- Những con bê cái thì sao?
- Tìm tên riêng trong đoạn văn?
- Những chữ nào thường phải viết hoa?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con các từ: Hồ Giáo, quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ ,
- GV đọc cho HS viết
- Chấm, chữa bài trên bảng lớp
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2. (Miệng )
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2a
- Yêu cầu HS tự làm bài 2a
- Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những từ còn mắc lỗi trong bài.
-1 học sinh lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe
- 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi để khắc sâu chính tả
- Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê đối với anh Hồ Giáo.
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn nhảy quẩng lên đuổi nhau.
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
- Hồ Giáo
- Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
- HS viết vào bảng con
- HS viết bài vào vở, 1 HS viết bảng lớp
- HS đổi vở để chữa lỗi
- Nộp vở.
- HS làm bài tập
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời.
HS1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán.
HS2: Chợ
- Tiến hành tương tự với các phần còn lại
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018
LTVC: TỪ TRÁI NGHĨA - TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu :
- Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng ( BT1 ); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2 ).
- Nêu được ý thích hợp về công việc ( cột B ) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp ( Cột A ) – BT3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to ghi nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu
HS1: tìm những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết.
HS 2, 3: Đặt câu với một từ chỉ nghề nghiệp mà em biết.
* Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về từ trái nghĩa và những công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: (Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lại bài đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi HS sửa bài.
Những con bê cái
Những con bê đực
- như những bé gái
- rụt rè
- ăn nhỏ nhẹ, từ tốn
- như những bé trai
- nghịch ngợm, / bạo dạn, / táo tợn.
- ăn vội vàng, / ngấu nghiến, /hùng hục.
* Bài 2:(Miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 3: (SGK)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Dán 2 bảng phụ có ghi đề bài lên bảng.
- Yêu cầu HS chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào SGK.
- Giáo viên cùng HS sửa bài.
- Gọi HS đọc các câu đã được nối hoàn chỉnh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
- Dặn HS về ôn tập bài tốt để thi cuối học kì 2
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc lại bài tập đọc
- Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- 2 HS làm bảng lớp
- Sửa bài.
- HS đọc:
VD:
HS1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì
HS2 : Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn .
Tương tự làm tiếp phần b, c,d:
b. Cuối cùng trái nghĩa với từ đầu tiên.
c. Xuất hiện trái nghĩa với từ biến mất
( mất tăm, mất tiêu).
d.Bình tĩnh trái nghĩa với từ cuống quýt ( luống cuống, hốt hoảng)
- HS nhận xét.
- Đọc đề bài trong SGK.
- Quan sát, đọc thầm đề bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào SGK.
- HS sửa bài.
Công nhân d
Nông dân a
Bác sĩ e
Công an b
Người bán hàng c
- HS đọc
a. Công nhân làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày...
b. Nông dân cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá...
c. Bác sĩ khám và chữa bệnh.
d. Công an chỉ đường; giữ trật tự làng xóm, phố phường; bảo vệ nhân dân...
e. Người bán hàng bán sách, bút, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày...
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2018
Tập làm văn: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân ( BT1).
- Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn ( BT2 ).
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh, ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng kể về một việc tốt của em hay của bạn em.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Ở lớp mình, bố mẹ của các em có những công việc khác nhau. Trong tiết TLV hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của người thân trong gia đình từng bạn.
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( Miệng )
- Gọi HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
+ Bài tập yêu cầu các em kể về nghề nghiệp của người thân dựa vào các câu hỏi gợi ý
( không phải là trả lời câu hỏi ).
+Người thân của em có thể là cha, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà,
- Gọi HS tập kể theo 1 trong 2 cách:
+ Kể dựa sát theo từng câu hỏi gợi ý.
+ Kể không dựa sát hoàn toàn vào các câu hỏi gợi ý ( có thể kể kĩ hơn.VD: nói về tình cảm với nghề nghiệp, sự tín nhiệm của người khác với người thân )
- 4,5 HS nói người thân em chọn kể là ai.
Bài 2: (Viết)
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự viết
- Gọi HS đọc bài của mình.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS kể.
*VD: - Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm bài. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
- HS viết vào vở.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ tư ngày 2 tháng 5năm 2018
Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN PHÉP CHIA ( TT )( S.173 )
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính ( trong có có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học ).
- Biết giải bài toán có một phép chia.
* Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KTBC:
- Gọi 2HS lên bảng : HS 1 và 2 làm bài 2
- Cả lớp làm bài 5
- Gọi một số học sinh đọc bảng nhân, bảng chia
* Nhận xét.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Tiết toán hôm nay chúng ta cùng tiếp tục ôn về phép nhân phép chia.
2.Hướng dẫn ôn tập :
*Bài 1: (Miệng)
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
- Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
*Bài 2 : (Vở)
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài
- Gọi HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
*Bài 3:(Vở)
- Gọi một HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
- 1 HS làm bảng lớp
- Nhận xét chữa bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về đại lượng.
- HS làm bài
- HS làm vào SGK. 4 HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức.
- HS đọc
- Cả lớp làm vào vở
Đáp số: 9 chiếc bút.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018
Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( S. 174 )
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12 , 3, 6.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Giải bài toán có gắn với các số đo.
* Bài tập cần làm : BT 1(a), 2, 4 (a,b).
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KTBC:
* Gọi 2 HS lên bảng.
- HS 1và 2: Làm bài 2 (2 dòng trên)
- Cả lớp làm bài 2 dòng dưới
* Một số học sinh đọc bảng nhân, bảng chia.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại các kĩ năng xem giờ trên đồng hồ và củng cố lại các biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1a : (Miệng)
- GV quay kim trên mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu HS đọc giờ.
*Bài 2: (Vở)
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
- Yêu cầu HS tự làm bài
*Bài 4 :(Miệng)
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút chì, ngôi nhà.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về đại lượng (TT).
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi.
- HS đọc giờ: 3 giờ 30 phút, 5giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở
Bài giải
Số lít nước mắm can to đựng là:
10 + 5 = 15 ( lít )
Đáp số:15 lít nước mắm
- HS tưởng tượng, ghi lại độ dài của các vật, sau đó nêu kết quả
a.Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
b.Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng
15 m.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2018
Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( TT ) ( S .175 )
I. Mục tiêu:
- Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị đo kg, km.
* Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KTBC :
- Gọi 2 HS lên bảng
HS 1: Quay kim đồng hồ chỉ các giờ: 18 giờ 30 phút, 7 giờ 15 phút, 1 giờ, 12 giờ.
HS 2: Làm BT4
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn luyện các kĩ năng về so sánh đơn vị đo thời gian và giải toán .
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: (Miệng)
- Yêu cầu HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà.
- Hà làm việc gì? Trong thời gian bao lâu?
- Yêu cầu HS so sánh các khoảng thời gian dành cho các hoạt động nêu trong bảng.
*Bài 2: (Vở)
- Gọi HS đọc đề toán
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
- Yêu cầu HS tự làm bài.
*Bài 3: (Vở)
- Gọi HS đọc đề toán
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải
- Yêu cầu HS tự làm bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Ôn tập về hình học
2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Hà học bài. Trong 4 giờ.
- HS so sánh rồi trả lời.
Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học.
- HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
Bài giải
Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 ( kg )
Đáp số : 32 kg
- HS đọc đề bài
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là:
20 - 11 = 9 ( km )
Đáp số: 9 km
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5năm 2018
Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( S.176 )
I.Mục tiêu:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
* Bài tập cần làm: BT 1, 2, 4.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng
HS 1: bài 2/ 175
HS 2 : bài 3 / 175
- Vài HS lên quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút, 14 giờ 30 phút
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn về các hình đã học và vẽ hình theo mẫu.
2. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: (Miệng)
- Yêu cầu HS đọc được tên từng hình vẽ trong SGK.
*Bài 2: (SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi cho biết ngôi nhà được ghép bởi những hình nào?
- Yêu cầu HS vẽ hình vào SGK.
*Bài 4: (Bảng con)
- Vẽ hình lên bảng, đánh số các phần hình
- Cho HS ghi số hình vào bảng con
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về hình học (TT).
HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc tên từng hình vẽ.
a. Đường thẳng AB.
b. Đoạn thẳng AB.
c. Đường gấp khúc OPQR.
d. Hình tam giác ABC.
e. Hình vuông MNPQ.
g. Hình chữ nhật GHIK.
h. Hình tứ giác ABCD.
- Hình vuông to, hình vuông nhỏ, hình tứ giác.
HS vẽ hình vào SGK.
- Quan sát hình.
- Hình bên có:
a. 5 hình tam giác
b. 3 hình chữ nhật
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2018
Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( TT )( S . 177 )
I. Mục tiêu:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
* Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3.
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng
HS 1: bài 1/ 176
HS 2: bài 3 / 177
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tiết toán hôm nay chúng ta cùng ôn luyện về cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: (Bảng con )
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc
- Gọi 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
- GV nhận xét chữa bài.
*Bài 2: (Vở)
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
*Bài 3: (Vở)
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác và thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì?
Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu cách tính.
- HS tự làm bàitrên bảng con
a. Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
3 + 2 + 4 = 9 ( cm )
b. Độ dài đường gấp khúc GHIKM là:
20 + 20 + 20 + 20 = 80 ( cm )
- HS đọc
- HS nêu cách tính.
- 1 HS lên bảng. Lớp làm vào vở.
Đáp số: 80 cm.
- HS đọc đề
- HS nêu cách tính.
- 1HS lên bảng. Lớp làm vào vở
Đáp số : 20 cm
- Các cạnh này có độ dài bằng nhau.
Thực hiện phép nhân
5 x 4 = 20 cm.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2018
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG ( S .178, 179 )
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Biết xem đồng hồ.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (cột 1); Bài 4
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm bài 2, 3 / 177
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2. Luyện tập :
*Bài 1: (SGK)
- Gọi HS lên bảng điền, cả lớp làm SGK
- Nhận xét.
*Bài 2:(Vở)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Gọi HS nhận xét.
*Bài 3: (SGK)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS lên bảng làm, cả lớp làm SGK.
*Bài 4: (Miệng)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS quan sát và trả lời.
-Gọi HS nhận xét.
C . Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập chung (180).
- 2HS lên bảng làm.
- HS lên bảng điền và nhận xét.
732à 733 à 734 à 735 à 736 à 737
905à906à907à908à909à910à911
996à997à998à999à1000
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
302 < 310 200 + 20 + 2 < 322
888 > 878 ; 600 + 80 + 4 > 648
542= 500 + 42 400 + 120 + 5 = 525
HS đọc yêu cầu
9 + 6 à 15 – 8à7
6 + 8 à 14 + 6 à 20
HS nêu.
HS quan sát và trả lời.
7 giờ 15 phút à đồng hồ C
10 giờ 30 phút à đồng hồ B
1 giờ rưỡi à đồng hồ A
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ngày tháng năm 201
Toán: LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu:
- Biết làm các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ trong các số có ba chữ số trong phạm vi 1000
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KTBC:
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiên tính
500 đồng + 500đồng =
700 đồng + 100 đồng =
1000 đồng - 500đồng =
800 đồng - 300 đồng =
- Một số HS trả lời :
1000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 200 đồng
500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 100 đồng?
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Tiết luyện tập hôm nay chúng ta cùng rèn về kĩ năng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng trừ không nhớ các số có 3 chữ số trong phạm vi 1000;
2. Hướng dẫn luyện tập :
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
72 – 28 57+ 36 81 – 59 37 + 38
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính
- Gọi 1 HS lên bảng
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
*Bài 2: Đặt tính rồi tính:
487 – 365 245 + 234 547 – 436 250 + 539
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
- Gọi 1 HS lên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 3 : >, < , = ?
265 + 35. 300 389 – 89 .299
587 578 350 + 28 .370
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi
- Gọi đại diện nhóm lên bảng chữa bài
- GV nhận xét chữa bài.
*Bài 4 .Một cửa hàng ngày đầu bán được 358 kg gạo, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đầu 30 kg gạo. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki –lô – gam gạo?
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp
- GV nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại cách tính.
- Lớp làm vào bảng con
- HS trả lời
- HS nêu
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- HS nêu yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Các nhóm khác nhận xét
- HS đọc thầm đề bài
- HS theo dõi
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ngày tháng năm 201
Toán (Tc) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các số có 3 chữ số
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số bài tập, bảng phụ.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động 1:
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học
B.Hoạt động 2:
1. >, <, =
937 739 500 + 40 540
766 799 400 + 60 + 7 547
2. Viết các số 578, 785, 1000, 904, 699 theo thứ tự
a) Từ bé đến lớn:
b) Từ lớn đến bé:
3. Đặt tính rồi tính:
342 + 124 329 + 110 543 - 132
4. Tính nhẩm:
500m + 400m = 800cm + 40cm =
50dm + 600dm = 1000km - 300m =
Bài 5: (HS K-G) :
Một sợi dây dài 4m 3dm. người ta đã cắt đi 15dm. Hỏi sợi dây. Hỏi sợi dây còn lại mấy dm?
C . Hoạt động 3 : Trò chơi
D . Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS tham gia trò chơi
- HS làm vào bảng con
- HS làm vào vở, 1 Hs lên bảng làm
- Dành cho HS G
- HS tham gia trò chơi
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 5năm 2018
Toán (Tc) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các số có 3 chữ số
*HS khuyết tật: Luyện đọc, viết chữ số.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số bài tập, bảng phụ.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động 1:
HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học
B.Hoạt động 2:
1. Đặt tính rồi tính:
421 + 375 431 – 411
654 + 314 879 – 352
2. Tìm x
x + 700 = 1000 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 34.docx