TẬP VIẾT:
CHỮ HOA: D
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
- Rèn tính cẩn thận. Yêu thích chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Mẫu chữ D (cỡ vừa). Bảng phụ hoặc giấy khổ to.Dân (cỡ vừa) và câu Dân giàu nước mạnh (cỡ nhỏ).
- HS:Vở tập viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
| Quang Dũng. || Mùa quả cọ || Trang 7 ||
Hai || Phạm đức. || Hương đồng cỏ nội || Trang 8 ||
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau theo thứ tự từng mục cho đến hết bài.
- Gọi vài HS đọc cả bài.
* Yêu cầu HS đọc từng mục trong nhóm. (GV theo dõi, hướng dẫn đọc đúng).
* Cho HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài.
- Hỏi:
+ Tuyển tập này có những truyện nào?
+ Có tất cả bao nhiêu truyện?
+ Truyện “Người học trò cũ” ở trang? Nói tiếp: Trang 52 là trang bắt đầu truyện “Người học trò cũ”. (Nếu có tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi tập 6, GV mở cho HS xem).
+ Truyện “Mùa quả cọ” của nhà văn nào?
+ Mục lục sách dùng để làm gì?
- GV nói: Đọc mục lục sách, chúng ta có thể biết cuốn sách viết về cái gì? Có những phần nào? Để ta nhanh chóng tìm được những gì cần đọc.
- GV nhận xét – Tuyên dương
* Hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách Tiếng Việt 2 – Tập 1.
- Yêu cầu HS mở mục lục trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Tìm tuần 5.
- Gọi 1 HS nêu.
- Chia 2 dãy thi hỏi – đáp nhanh. Dãy A hỏi, dãy B trả lời.
- Nhận xét – Tuyên dương đội nào nói đúng nhanh, chính xác.
d/ Luyện đọc lại:
- Trò chơi “Gọi tên”: hướng dẫn luật chơi – bắt đầu.
Ò GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc nhở HS về luyện đọc và tập tra mục lục để hiểu qau nội dung sách trước khi đọc sách.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Hs đọc bài theo y/c
- Hs nxét
- Hs nhắc lại
- Hs nghe, theo dõi
- Hs đọc cách ngắt nghỉ hơi
- Hs nối tiếp nhau đọc từng mục lục đến hết bài
- 1 số Hs đọc cả bài
- Hs luyện đọc trong nhóm
- HS quan sát.
- Hs thi đọc
- Hs nxét, bình chọn
- HS đọc thầm.
- HS nêu tên từng truyện.
- Có 7 truyện.
- Trang 52.
- Quang Dũng.
- Tìm được truyện, bài học ở trang nào, của tác giả nào?
- HS dò tìm.
- 1 HS đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang (Tuần – chủ điểm – phân môn – nội dung – trang).
Vd: Tuần 5, Chủ điểm: Trường học. Tập đọc: Chiếc bút mực. Trang 40.
Kể chuyện: Chiếc bút mực. T/ 41.
- Đại diện 2 dãy thi.
- A1: Bài tập đọc “Cái trống trường em” ở trang nào?
- B1: Trang 45.
- A2: Có 2 bài chính tả:
Bài 1: Tập chép “Chiếc bút mực”, phân biệt ia / ya, en / eng, l / n.
Bài 2: Nghe viết “Cái trống trường em”, phân biệt I / iê, l / n, en / eng.
- A3: Tiết luyện từ và câu ở tuần 5 học bài gì? Trang nào?
- B3: Tên riêng và cách viết tên riêng câu kiểu “Ai là gì”?, trang 44.
- 3 Lượt HS tham gia: ai bị gọi trúng tên thì đứng lên đọc cả bài.
- Tra tìm mục lục.
- Chú ý
...............................................................................
TOÁN:
HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tam giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tam giác.
- BT cần làm : B1 ; B2 (a, b).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Một số miếng bìa (nhựa) hình chữ nhật, hình tứ giác.
- HS: Bộ học toán, SGK
III.LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
18
+
35
78
+
9
38
+
14
28
+
17
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Hình chữ nhật – Hình tứ giác
a/ GTB: GV giới thiệu, ghi tựa
b/ Giảng bài:
b.1/ Giới thiệu hình chữ nhật
- GV dán (treo) lên bảng 1 miếng bìa hình chữ nhật và nói: Đây là hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng 1 hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng hình ABCD và hỏi:
+ Đây là hình gì?
+ Hãy đọc tên hình?
+ Hình có mấy đỉnh?
+ Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học?
+ Hình chữ nhật giống hình nào đã học?
b.2/ Giới thiệu hình tứ giác
- GV hỏi các câu hỏi tương tự như trên.
- GV nêu: các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.
- Hỏi: Có người nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy đúng hay sai? Vì sao?
- Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài.
c/ Thực hành :
* Bài 1 trang 23:
- Gọi 1 HS yêu cầu của bài.
- Gv nxét, sửa
* Bài 2 trang 23: Yêu cầu đọc đề bài 2.
- GV nhận xét, sửa bài
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Chuẩn bị bài: Bài toán về nhiều hơn.
- Làm lại các bài tập sai.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS làm bảng lớp.
- Hs nxét
- Quan sát.
- HS tìm hình chữ nhật, để trước mặt bàn và nêu: Hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật.
- ABCD.
- 4 đỉnh.
- Hình chữ nhật ABCD, MNPQ, EGHI.
- Gần giống hình vuông.
- Hs theo dõi
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN.
* Bài 1:
- Dùng thước và bút nối các điểm để được.
- Hình chữ nhật.
- Hình tứ giác.
* Bài 2 : Hs làm miệng
a) 1 hình tứ giác
b) 2 hình tứ giác
- Hs theo dõi
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU :
- Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam (BT1) ; bước đầu biết viết hoa tên riêng VN (BT2).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3).
* GD BVMT (khai thác trực tiếp) : GD HS thêm yêu quý MT sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV, HS :Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày – tháng – năm.
- Đặt câu hỏi và trả lời. Câu hỏi về ngày, tháng, năm, tuần, ngày trong tuần.
Ò Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: Tên riêng.Câu kiểu Ai là gì ?
a/ Gtb: Gv gt, ghi tựa
b/ Hd làm bài tập:
* Bài 1: Phân biệt các từ chỉ sự vật với tên riêng của từng sự vật
- GV hướng dẫn các em phải so sánh cách viết các từ ở nhóm 1 với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm 2.
- Kết luận: Các từ ở cột 1 là tên chung không viết hoa. Các từ ở cột 2 là tên riêng của dòng 1 sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố hay 1 người đều phải viết hoa chữ cái ở đầu mỗi tiếng. Ghi lên bảng “Tên riêng của người, sông, núi phải viết hoa”.
* Bài 2: Viết hoa các tên riêng của từng sự vật
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài, mỗi em chọn 2 tên bạn trong lớp viết chính xác, đầy đủ họ tên 2 bạn đó. Sau đó viết tên 1 dòng sông, hồ, núi, thành phố mà em biết. (Viết nhiều hơn càng tốt)
Ò Chữa bài, Nhận xét – Tuyên dương.
* Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?
- GV hướng dẫn: Đặt câu theo mẫu Ai hoặc (cái gì, con gì) là gì? Để giới thiệu trường em, môn học em yêu thích và làng (xóm, bản, ấp, phố) của em.
- Ghi mẫu lên bảng.
M: Môn học em yêu thích là môn Tiếng Việt.
- GV nhận xét – Sửa chữa lại những câu chưa đúng.
+ Trường em là trường tiểu học Hoàng Hoa Thám
+ Môn em yêu thích là môn toán
+ Thôn em ở là thôn An Đạm...
- Hát
- 2, 3 HS làm lại BT2.
- Hs nxét
* Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Nhóm 1 các từ không viết hoa, ở nhóm 2 các từ đều viết hoa.
- Nhận xét.
- 5, 6 HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
* Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Hs làm bảng con
VD: Lê Thị Thanh Hương
sông Bé
* Bài 3: Hs làm vở
- Cả lớp viết vào vở
- 2 em làm ở tờ giấy khổ to đính lên bảng lớp.
- Cho 1 số em đọc lên từng câu
- Từng cặp sẽ thi hỏi đáp trước lớp.
- Nhận xét.
*GDBVMT : GD HS thêm yêu quý MT sống.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Trò chơi: Thi đua viết tên riêng, GV lần lượt đọc 1 số tên cho các em biết.
- Nhận xét – Tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt có cố gắng
- 1, 2 HS nhắc lại cách viết tên riêng.
- Mỗi tổ cử 1 em lên viết. Tổ nào viết đúng, nhanh, đẹp thì tổ đó thắng.
...............................................................................
THỦ CÔNG:
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 1)
A/ MỤC TIÊU:
- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một số đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp.
- Các nếp gấp tương dối phẳng, thẳng.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một máy bay đuôi rời gấp bằng giấy thủ công khổ to.
Quy trình gấp máy bay, giấy thủ công.
- HS: Giấy thủ công, bút màu.
C/ PHƯƠNG PHÁP:
- Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:(1-2’)
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài:
b. Quan sát và nhận xét:
- GT chiếc máy bay đuôi rời hỏi:
? Trên tay cô cầm vật gì.
? Máy bay gồm những bộ phận nào.
? Máy bay được bằng gì, gấp bởi hình gì.
c. HD thao tác:
- Treo quy trình gấp.
* Bước 1: Gấp chéơ tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu. Gấp ở H1a sao cho cạnh ngắn trùng với canh dài được H1b.
- Gấp đường dấu giữa ở H1b (chú ý miết mạnh để tạo nếp gấp) Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp được 1 hình vuông, một hình chữ nhật.
*Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay:
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác(H3a) Gấp đôi theo đường dấu gấp ở H3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được H3b.
- Gấp theo đường dấu gấp ở H3 sao cho đỉnh B trùng với đỉnh A (H4)
- Lật mặt sau gấp như mặt trước sao chođỉnh C trùng với đỉnh A được H5.
- Lồng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy HV mới gấp kéo sang hai bên được H6.
- Gấp hai nửa cạnh đáy H6 vào đường dấu được H7. Gấp theo các đường dấu gấp (Nằm ở phần mới gấp lên) vào đường dấu giữa như H8.
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái luồn vào hai góc HV ở hai bên ép vào theo nếp gấp được máy bay như hình 9. Gấp theo đườngdấu ở H9 bvề phía sau được đầu cánh máy bay như H10.
* Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay.
- Dùng phần giấy HCN để làm đuôi máy bay.
- Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều dài, gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng, mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng 1/4 chiều dài để làm đuôi máy bay (H11) Dùng kéo cắt bỏ phần gạch chéo được H12.
* Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- Mở phần máy bay ra cho thân máy bay vào (H14) Gấp lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh (H14) Gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường vừa gấp được (H15)
YC nhắc lại các bước.
d. Thực hành:
- YC cả lớp gấp trên giấy nháp.
- Quan sát giúp h/s còn lúng túng
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- YC nhắc lại các bước máy bay đuôi rời.
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp máy bay trên giấy thủ công.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Để đồ dùng lên bàn.
- Nhắc lại.
- Quan sát.
- Máy bay đuôi rời.
- Gồm đầu, thân, cánh và đuôi máy bay.
- Được gấp bằng giấy. Từ hình chữ nhật sau đó gấp tạo hình vuông.
- Quan sát – Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hành trên giấy nháp.
- 2 h/s thực hành gấp.
- 2 h/s nêu lại các bước gấp.
- Ghi nhớ.
...............................................................................
ĐẠO ĐỨC
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.
*GDTGĐĐHCM (Bộ phận): BH là 1 tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp. GD HS đức tính gọn gàng, ngăn nắp theo gương BH.
*GDBVMT (Liên hệ) : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên, nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, gốp phần làm sạch đẹp MT, BVMT.
* Kĩ năng sống :
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp .
- Kĩ năng quản lí thời gianđể thực hiện gọn gàng, ngăn nắp .
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Phiếu thảo luận cho hoạt động 3.
- HS : Một số đồ dùng, sách vở của HS.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em điều gì?
- Hãy kể lại 1 tình huống em mắc lỗi, đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: Gọn gàng, ngăn nắp
- GV gt, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu?
* Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
- Kịch bản: (Xem sách GV trang 28).
+ GV chia nhóm và giao kịch bản để các nhóm chuẩn bị.
- Câu hỏi thảo luận nhóm:
+Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở?
+Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?
- Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, mất thời gian tìm kiếm. Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt. ( KNS )
Hoạt động 2: Nhận xét nội dung tranh
* Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
- Y/c Hs quan sát 4 tranh trong vbt nxét về việc làm của các bạn trong tranh
- Y/c các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Gv nxét, chốt lại
Ò Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
*Liên hệ GD BVMT: Cĩ tính gọn gàng ngăn nắp tạo cho mơi trường xung quanh được ngăn nắp, sạch sẽ.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* Giúp HS biết đề nghị biết bày tỏ ý kiến của mình
- Gv nêu tình huống: Bố mẹ sắp cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong nhà thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. Theo em Nga cần làm gì để cho góc học tập luôn gọn gàng, ngăn nắp.
- Y/c Hs bày tỏ ý kiến ( KNS : Tạo cho Hs Sự mạnh dạn, tự tin khi phát biểu)
- Gv nxét, kết luận + GDTGĐĐHCM: Học tập theo sự ngăn nắp của Bác.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gv tổng kết bài, “Học tập, sinh hoạt gọn gàng, ngăn nắp góp phần giảm các chi phí khơng cần thiết cho việc giữ vệ sinh,”
- Về làm vở bài tập. Chuẩn bị “Tiết 2”.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
- HS nêu.
- Hs nxét
-Hs nhắc lại
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Đại diện mỗi nhóm chuẩn bị và lên diễn.
- Thảo luận sau khi xem hoạt cảnh (nhóm đôi).
- HS nêu.
- Hs theo dõi
- HS quan sát tranh thảo luận.
- Đại diện lên trình bày.
- Hs nxét, bổ sung
- Hs nghe thảo luận ý kiến
-Hs trình bày: Nga nên nói với mọi người để đồ dùng đúng nơi qui định..
- Hs nxét, bổ sung
- Hs nghe
...................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2014
TIẾNG ANH:
( GV bộ môn dạy)
...............................................................................
TOÁN:
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. MỤC TIÊU:
-HS biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- BT cần làm : B1 (không yêu cầu HS tóm tắt) ; B3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 7 Quả cam và nam châm.
- HS : SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Hình chữ nhật, hình tứ giác.
- GV nhận xét – Tuyên dương – Cho điểm.
3. Bài mới: Bài toán về nhiều hơn
a/ GTB: Gvgiới thiệu, ghi tựa
b/ Giảng bài:
* Hoạt động 1: Giới thiệu về bài toán nhiều hơn
- GV gài 5 quả cam lên bảng và nói hàng trên có 5 quả cam.Hàng dưới có 5 quả cam, thêm 2 quả cam nữa (GV gài thêm 2 quả).
- Hãy so sánh số cam 2 hàng với nhau?
- Vậy hàng dưới nhiều hơn hàng trên bao nhiêu quả?
- Muốn biết hàng dưới có bao nhiêu quả cam ta thực hiện tóm tắt như sau:
Tóm tắt:
Hàng trên: 5 quả cam
Hàng dưới nhiều hơn hàng trên: 2 quả.
Hàng dưới : quả?
* Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu cá nhân
- Nhận xét, sửa bài.
* Bài 3: Y/c Hs làm vở
- Gv hd tóm tắt làm bài và nhắc Hs cao hơn cũng là nhiều hơn.
Tóm tắt
Mận cao: 95cm
Đào cao hơn Mận: 3cm
Đào cao: cm?
- Gv chấm, chữa bài
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gv tổng kết bài, gdhs
- Về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Sửa lại những bài toán làm sai.
- Nxét tiết học
- Hát
- 2 HS làm bảng lớp.
- Hs theo dõi, quan sát và so sánh số cam 2 hàng.
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên.
- Nhiều hơn 2 quả.
- Hs thực hiện bài giải
Giải:
Số quả cam ở hàng dưới:
5 + 2 = 7 (quả)
Đáp số: 7 quả.
- 1 HS đọc.
- Hoà có 4 bông hoa. Bình nhiều hơn Hoà 2 bông hoa
- Hỏi lan có mấy bút chì?
- HS làm bài.
Giải :
Số hoa Bình có là :
4 + 2 = 6 ( bông hoa )
Đ/S : 6 bông hoa
- Hs làm vở
Bài giải
Đào cao là:
95+ 3 = 98( cm)
Đáp số: 98 cm
- Hs nxét sửa bài
- Hs theo dõi
.........................................................................
TẬP VIẾT:
CHỮ HOA: D
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Dân (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
- Rèn tính cẩn thận. Yêu thích chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Mẫu chữ D (cỡ vừa). Bảng phụ hoặc giấy khổ to.Dân (cỡ vừa) và câu Dân giàu nước mạnh (cỡ nhỏ).
- HS:Vở tập viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa: Chữ C
- Yêu cầu HS viết chữ C, Chia.
- Câu Chia ngọt sẻ bùi nói gì?
- Giơ một số vở viết đẹp, nhận xét – tuyên dương.
3. Bài mới: Chữ hoa: Chữ D
a/ GTB: GV giới thiệu. ghi tựa bài.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nhận xét
- GV treo mẫu chữ D. (Đặt trong khung)
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+ Bước 1: Quan sát nhận xét.
- Chữ D hoa cao mấy li? Gồm có mấy nét?
+ Bước 2: Hướng dẫn cách viết.
- Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.
+Bước 3: GV viết mẫu trên bảng lớp.
- GV viết mẫu chữ D (cỡ vừa, cỡ nhỏ) ở bảng lớp.
- Nhắc lại cách viết.
+ Bước 4: Hướng dẫn HS viết trên bảng con và theo dõi HS viết.
- Gv nxét, sửa sai
c/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
+ Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
- Giảng nghĩa câu Dân giàu nước mạnh đây là ước mơ, nhân dân giàu có thì đất nước hùng mạnh.
* Bước 2: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV đặt câu hỏi:
Độ cao của các chữ D, h là mấy li?
Chữ g cao mấy li?
Các chữ â, n, I, a, u, n, ư, ơ, c cao mấy li?
Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
*GV lưu ý: Chữ D và â không nối liền nét, nhưng khoảng cách giữa â và D gần hơn và nhỏ hơn khoảng cách bình thường.
+ Bước 3: Gv viết mẫu chữ Dân( cỡ vừa và nhỏ)
+ Bước 4: Luyện viết ở bảng con chữ Dân.
- GV theo dõi, nhắc cách viết.
d/ Luyện viết vở tập viết.
* Bước 1:
- Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV lưu ý HS quan sát kỹ các dòng kẻ trên vở để đặt bút và viết cho đúng.
* Bước 2:
- Hướng dẫn viết vào vở.
+ 1dòng D cỡ vừa, 1 dòng D cỡ nhỏ
+1 dòng Dân cỡ vừa1 dòng Dân cỡ nhỏ
+ 3 dòng Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ
- GV yêu cầu HS viết, theo dõi HS yếu kém.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về viết bài cho xong.
- Chuẩn bị: Luyện viết chữ Đ.
- Nxét tiết học
- Hát
- Viết bảng con.
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát, nhận xét.
- Cao 5 li và 6 đường kẻ ngang, có 1 nét lượn 2 đầu dọc, nét cong phải nối liền nhau.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con chữ D (cỡ vừa và cỡ nhỏ).
- Hs quan sát
- 2 Em đọc lại.
- Vài em nhắc lại.
- Cao 2 li rưỡi.
- Cao 2 li rưỡi nhưng 1 li rưỡi nằm dòng kẻ dưới, và 1 li nằm trên dòng kẻ.
- Cao 1 li.
- Khoảng cách viết 1 chữ cái O.
- Hs theo dõi
- HS viết bảng con chữ Dân (2, 3 lần)
- HS tự nêu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs theo dõi
.......................................................................
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ LỜI CÂU HỎI . ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC DANH SÁCH
I. MỤC TIÊU :
-HS biết dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1) ; bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: 4 Tranh, SGK
- HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm ơn, xin lỗi
- Gọi 4 HS lên bảng để kiểm tra.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục danh sách
* Bài 1: Dựa vào tranh để kể thành câu chuyện
* Bức tranh 1: Bạn trai đang vẽ ở đâu?
* Bức tranh 2: Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
* Bức tranh 3: Bạn gái nhận xét như thế nào?
* Bức tranh 4:
- Hai bạn đang làm gì?
- Vì sao không nên vẽ bậy?
- GV: Bây giờ các em hãy ghép nội dung của các bức tranh thành 1 câu chuyện.
- Gọi và nghe HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- Chỉnh sửa cho HS.
- Cho điểm những em kể tốt.
Gợi ý:
- Một bạn trai vẽ hình 1 con hươu đen lên bức tường trắng sạch sẽ của nhà trường. Một bạn gái đi qua, bạn trai liền hỏi:”Mình vẽ có đẹp không?” Bạn gái ngắm nghía một lát rồi lắc đầu nói:”Bạn vẽ đẹp đấy nhưng vẽ lên tường làm xấu trường lớp lắm”. Nghe bạn gái nói vậy, bạn trai hiểu ra và cả hai bạn cùng lấy xô, chổi quét vôi lại bức tường.
* Bài 2: Đặt tên cho câu chuyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi từng HS nói tên truyện do mình đặt.
- Gv nxét, sửa
* Bài tập 3: Đọc mục lục và viết tên các bài tập đọc
( Hs biết dựa theo mục lục sách, nói tên các bài tập đọc ở tuần 6) ( KNS )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Y/c Hs mở mục lục tuần 6, sách T/V 2 tập 1.
- Yêu cầu HS đọc các bài tập đọc.
- Theo dõi, uốn nắn HS khi làm bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố– Dặn dò:
- Câu chuyện Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì? (Không nên vẽ bậy lên tường) giáo dục ý tưởng.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tập soạn mục lục.
- Nxét tiết học
- Hát
- 2 HS lần lượt đóng vai Tuấn trong truyện “Bím tóc đuôi sam” để nói lời xin lỗi đối với bạn Hà..
- 2 HS đóng vai Lan trong truyện “Chiếc bút mực” để nói lời cảm ơn bạn Mai.
* Bài 1:
- Bạn đang vẽ một con ngựa trên bức tường ở trường học.
- Mình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường làm xấu bẩn trường lớp.
- Quét vôi lại.
- Vì vẽ bậy làm bẩn tường, xấu môi trường xung quanh.
- 4 HS trình bày nối tiếp từng bức tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hs theo dõi
* Bài 2
- HS đọc.
- Không nên vẽ bậy.
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
* Bài tập 3( Miệng)
- 1 HS.
- Đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc tên các bài tập đọc ở tuần 6.
- Đọc bài làm của mình.
- Hs phát biểu: Không nên vẽ bậy lên tường
..............................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2014
CHÍNH TẢ (Nghe viết):
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết được chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu bài Cái trống trường em.
- Làm được BT (2) a, BT(3) a.
( GV nhắc HS đọc bài thơ Cái trống trường em (SGK) trước khi viết bài CT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : SGK, phấn màu, câu hỏi nội dung đoạn viết, bảng phụ.
- HS:Bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Chiếc bút mực - GV yêu cầu HS viết: Tia nắng, đêm khuya, cây mía, cái xẻng, đèm điện, khen, e thẹn.
- Nhận xét
3. Giới thiệu bài: Cái trống trường em
a/ GTB: GV giới thiệu, ghi tựa.
b/ HD nghe - viết:
* Hoạt động 1: Nắm nội dung đoạn viết
- GV đọc lần 1
- Hai khổ thơ này nói gì?
- Trong khổ thơ 2 có mấy dấu câu? Kể ra?
* Hoạt động 2: Phát hiện những từ hay viết sai:
- GV gạch chân những từ cần lưu ý.
- HS nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai, có bao nhiêu chữ phải viết hoa?
- Vì sao?
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con những từ khó.
Ò Nhận xét
- Gv đọc lần 2
*Hoạt động 3: Viết bài
- GV yêu cầu HS nêu lại cách trình bày.
- GV đọc cho Hs viết bài.
- GV đọc lại toàn bài.
- Y/c Hs tự soát lỗi nhìn bảng phụ
- GV chấm 1 số vở và nhận xét.
* Hoạt động 4: Hd làm bài tập
* Bài 2a:
- Y/c Hs hoạt động nhóm
- Gv nxét, sửa:
* Bài 3a:
- GV nêu luật chơi: trò chơi tiếp sức 4 bạn 1 dãy.
- Nhận xét chốt lại
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gv tổng kết bài, gdhs
- Về sửa hết lỗi, làm vở bài tập
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS viết bảng lớn và bảng con
- HS nxét
- Hoạt động lớp.
- HS đọc lại.
- Về cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè.
- 2 Dấu câu: dấu chấm và dấu chấm hỏi
- Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
- 9 Chữ.
- Chữ đầu dòng thơ.
- HS viết bảng con
Trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
- Nêu cách trình bày bài.
- HS viết bài
- HS dò lại.
- Đổi vở sửa lỗi. (Mở SGK)
* Bài 2a:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm phiếu nhóm
- các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
a) long lanh, nước, non.
* Bài 3a:
- 4 bạn / dãy chơi tiếp sức.
- Các nhóm nxét, bình chọn nhóm nhanh đúng
a) nón, non, nối
Lưng , lợn, lửa
.........................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huồng khác nhau.
- BT cần làm : B1 ; B2 ; B4.
II/CHUẨN BỊ :
- GV, HS : Sách giáo khoa
III/LÊN LỚP :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán về nhiều hơn
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài toán về nhiều hơn.
- GV đưa ví dụ yêu cầu HS làm giải.
Ò Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS lên bảng ghi tóm tắt.
- Y/c Hs làm bảng con
- GV nhận xét, sửa
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nhìm vào tóm tắt, đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét.
* Bài 4/25 - Gọi 1 HS đọc đề bài câu a.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
AB dài : 10 cm
CD dài hơn AB : 2 cm
CD dài : cm ?
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gv tổng kết bài, gdhs
- Về chuẩn bị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Tuan 5.2013-2014 . L2.doc