Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó: trống, nằm, ngẫm nghĩ, trong, Ngắt đúng nhịp thơ, biết nhấn giọng vào một số từ gợi tả.
- Hiểu TN: ngẫm nghĩ, giá, năm học mới. Hiểu nội dung bài: Tình cảm gắn bó của các bạn HS đối với trường, lớp. Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè,.
- Biết yêu quý bạn bè, trường, lớp,
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi câu văn cần h/dẫn, bài HTL; tranh (SGK)
- HS: SGK
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 5 - Trường tiểu học Đa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh có trong tranh
- Phỏng đoán tên truyện
- Lắng nghe và quan sát tranh
- Dê con bỏ chạy vì nghĩ là chó sói.
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS chia nhóm và đóng vai các nhân vật trong chuyện.
- Hs các nhóm khác đưa ra các câu hỏi cho bạn của mình
- Đâu là chó sói?
- Dê mẹ, Dê con, Hươu, Sóc, Chó Sói và cô Thỏ Nâu.
- Đôi bạn trò chuyện nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình
- Một số HS trình bày trước lớp
- Nêu những lời khuyên mà em cảm nhận được qua câu chuyện và rút ra bài học cho bản thân
- Tìm đọc ở thư viện trường, thư viện lớp
- Nghe và tiếp thu
- HS ghi nhật kí đọc
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2017
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố bảng cộng 8, phép cộng có nhớ dạng 28 + 5, 38 + 25
- Củng cố kĩ năng đặt tính và tính hàng dọc,giải toán có lời văn. Làm quen với dạng toán trắc nghiệm
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ bài 3, 5
- HS: BC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
( GV giao việc cụ thể, q/s, giúp đỡ HS khi cần thiết)
HĐ1. KTBC
- y/c HS đặt tính và t/h pt
- KT bảng cộng ở dưới lớp
*GV cùng HS nhận xét
HĐ2. Luyện tập
Bài 1(22): Tính nhẩm
-Yêu cầu hs nhẩm trong 2 phút, nêu kq
*Củng cố lại bảng cộng 8
Bài 2(22): Đặt tính rồi tính
-GV đọc lần lượt các phép tính
38 + 15 48 + 24 63 + 18
*Củng cố cách đặt tính và tính
Bài 3(22): Giải bài toán theo tóm tắt sau
- GV gắn bảng phụ
- Gọi hs đọc
Lớp 2A : 38 học sinh
Lớp 2B : 37 học sinh
Cả hai lớp : học sinh ?
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Thu KT, nhận xét
*Củng cố dạng toán tìm tổng
Bài 5(22): Khoanh vào chữ đặt trước kq đúng:
a)28 + 4= ? b) 39 + 18 =? c) 18 + 23=?
A. 68 A. 47 A. 41
B. 32 B. 58 B.31
C. 22 C. 57 C. 40
*Chơi trò chơi: Rung chuông vàng
- GV phổ biến cách chơi
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nd - Nhận xét giờ học
* HS học tập theo nhóm cộng tác để t/h các BT KT và BT LT
- lớp làm BC
39 46 8
+ 8 + 28 + 58
- HS nêu cách tính, chia sẻ/ nx
- HS nhẩm rồi nêu kq nối tiếp
- Cả lớp đọc/ NX
- HS nêu yêu cầu
- lớp làm bảng con
- chia sẻ, NX
- HS đọc tóm tắt, đọc lời bài toán, nêu dạng toán
- HS làm bài vào vở/ chia sẻ với bạn
Bài giải
Cả hai lớp có số học sinh là:
38 + 37 = 75 (học sinh )
Đáp số: 75 học sinh.
- HS viết đáp án đúng vào bảng con(mỗi lần 1 pt),khi có báo hiệu, giơ bảng. Nếu sai phải dừng cuộc chơi.Trò chơi kết thúc, những hs nào úp bảng là thua cuộc.
a) B. 32 b) C.57 c) A. 41
_________________________________________
Chính tả(tập chép)
CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Chép lại chính xác bài: Chiếc bút mực (trang 42).
- Viết đúng : Lan, Mai, òa lên, hóa ra. Phân biệt ia/ya; l/n
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Chăm học, có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn chính tả.
Bảng phụ (bài 3/a).
- HS: Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC:
- Gọi hs viết từ: ăn giỗ, dỗ em, dòng sông, ròng rọc
- GV nhận xét tuyên dương
* Giới thiệu bài mới
HĐ2. HD chính tả
- Mở bảng, đọc bài Chiếc bút mực
GV: Trong bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn chính tả?
- Yêu cầu hs tìm từ khó viết
- GV cho hs rèn viết các từ khó
- GV hướng dẫn cách viết, tư thế ngồi
- GV quan sát nhắc nhở hs viết bài
- GV đọc lại cho hs soát lỗi
HĐ3. Luyện tập
Bài 2(42): Điền ia/ya
- Cho hs làm vở BT
- Nhận xét chốt lời giải
*Củng cố cách viết ia / ya
Bài 3/a(42): (Gắn BP)
Tìm những từ chứa tiếng có âm đầu l/n:
- Chỉ vật đội trên đầu để che mưa che nắng:
- Chỉ con vật kêu ủn ỉn:
- Có nghĩa là ngại làm việc:
- Trái nghĩa với già:
- GV KT một số bài, nhận xét
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhận xét giờ học
* HS học theo nhóm cộng tác để biết cách viết đúng chính tả và làm BT
- HS viết bảng con
- Chia sẻ, đọc lại
- 2 HS đọc
- HSTL và giải thích
- HS tìm và nêu
- HS nêu từ khó
- Viết bảng con, bảng lớp: Lan, vui lắm, òa lên, hóa ra/ chia sẻ kq
- Cả lớp chép bài vào vở
- Đổi vở/ Soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở BTTV
- chia sẻ kq, Cả lớp đọc:
Tia nắng, đêm khuya,cây mía
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- HS làm tiếp vào vở bài tập
- chia sẻ kq
-Lời giải: nón, lợn, lười, non
-Cả lớp đọc lại
- lắng nghe
______________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thùc hiÖn thµnh th¹o c¸c phÐp tÝnh d¹ng 28 + 5 vµ c¸c bµi to¸n cã liªn quan
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ( ghi BT ôn tập)
- HS: Vở ôn Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. HD HS ôn lại các TP trong p/c
HĐ2. GV giao bài tập, hướng dẫn HS làm
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng là:
28 + 5 37 + 8 47 + 8 38 + 7 78 + 3 59 + 6
48 + 9 68 + 8 56 + 8
Bài 2: >, <, = ?
19 + 8... 27 68 + 8.78
25 + 8 ...58 79 + 8 88
11 + 8... 28 8 + 718
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Đoạn thẳng AB dài 28 m, đoạn thẳng BC dài 5 m. Hỏi đoạn thẳng AC dài bao nhiêu m?
A.23 m B.33 m
C.63 m D. 62 m
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Thùng to : 78 gói bánh
Thùng bé : 9 gói bánh
Cả hai thùng : ...gói bánh?
Bài 5: Lập phép tính có tổng bằng một số hạng
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn dò bài sau.
* HS học theo nhóm cộng tác
- Hs cùng nhau nhắc lại kiến thức
- Học sinh đọc đề, tự làm vào vở
- chia sẻ, nhận xét.
- Lớp làm vào vở
- Hs so sánh rồi điền dấu
- chia sẻ, nhận xét.
- Hs đọc đề, xác định dạng toán
- Hs nêu đáp án đúng
- chia sẻ, nhận xét.
- Hs dựa vào tóm tắt đọc đề
- Hs làm vào vở
- chia sẻ, nhận xét.
- Nêu các phép tính lập được.
- chia sẻ, nhận xét.
- lắng nghe
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 4 tháng 10 năm 2017
Toán
HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS có biểu tượng ban đầu về hình chữ nhật, hình tứ giác.
- HS nhận biết được hình vẽ dựa vào các điểm cho trước.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Say mê, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số hình (hình tam giác, hình vuông, HCN).
- HS: Một số hình (hình tam giác, hình vuông, HCN), SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC
- GV gắn hình tam giác lên bảng .
- Hình tam giác có đặc điểm gì?
* GT bài mới:
HĐ2. Giới thiệu Hình chữ nhật
- GV gắn lên bảng HCN và hỏi: Hình này có mấy cạnh, mấy đỉnh?
- Hai cạnh dài ntn? 2 cạnh ngắn ntn?
* Đây là hình chữ nhật.
* So sánh HCN với HV: gắn hv bên cạnh để hs so sánh
HĐ3. Giới thiệu hình tứ giác
- GV gắn bảng 1 hình có 4 cạnh bất kì và yêu cầu hs nhận xét
- Hình này có phải là hình chữ nhật,hình vuông không? Vì sao?
* Hình có 4 cạnh, 4 đỉnh gọi là hình tứ giác.
- Vậy hình chữ nhật, hình vuông có được gọi là hình tứ giác không?
HĐ4. Luyện tập ( giao việc cụ thể,)
Bài 1(23): Vẽ hình
- GV yêu cầu hs vẽ vào SGK
*Củng cố đặc điểm của hcn và hình tứ giác.
Bài 2(23): Yêu cầu hs đánh dấu vào hình tứ giác và đếm xem có bao nhiêu hình tứ giác.
Bài 3(23): Kẻ thêm 1 đt để được 1 hcn, 3 hình tứ giác
- Yêu cầu hs thực hiện làm tiếp vào SGK
- Thu KT một số bài, nhận xét
HĐ5. Củng cố - Dặn dò: NX giờ học
- HS nêu: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh.
* HS học theo nhóm cộng tác để nhận biết đặc điểm của HCN, HTG và làm BT LT
- HS quan sát, lấy HCN, HTG để q/s, chia sẻ
- Hình có 4 cạnh, 4 đỉnh
- 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS nhắc lại
- HS quan sát/ chia sẻ đặc điểm của HTG
- không phải vì cạnh không bằng nhau
- HS nhắc lại đặc điểm của hình tứ giác
- HCN, HV là hình tứ giác đặc biệt
- hs vẽ, nhận xét đọc tên hình vừa vẽ/ chia sẻ
-HS làm SGK, nêu có 4 hình tứ giác
-Cả lớp làm vào SGK/ chia sẻ
________________________________________________
Tập đọc
MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê. Biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
- Hiểu TN: Mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm.
- Biết xem mục lục sách để tra cứu
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Biết trao đổi ND học tập với bạn bè, cha mẹ,.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh (SGK), Sách Tuyển tập truyện thiếu nhi. BP viết câu HD đọc
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC
- Gọi hs đọc bài: Chiếc bút mực
- GV nhận xét
HĐ2. HD HS luyện đọc
- GV cho hs quan sát một tuyển tập truyện Thiếu nhi đã chuẩn bị để giới thiệu bài.
- GV đọc mẫu
a) HD HS luyện đọc từng mục (đọc từ trái qua phải)
- Yêu cầu hs nêu từ khó
- GV ghi bảng: quả cọ, cỏ nội, Phùng Quán
- Gọi hs đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: Mục lục, tuyển tập, tác giả, tác phẩm.
b) Đọc từng mục trong nhóm
- Mở bảng hướng dẫn cách đọc:
Một./Quang Dũng.//Mùa quả cọ.//Trang7.//
c) Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Gv nhận xét
HĐ3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Tuyển tập này có mấy truyện? Nêu tên từng truyện.
Câu 2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào?
Câu 3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào?
Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì?
*Hướng dẫn tra mục lục SGK
HĐ4. Luyện đọc lại
HĐ5. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại tác dụng của mục lục?
- Nhận xét giờ học
- 2,3 hs đọc bài và TLCH
- Lắng nghe/ Nhận xét bạn đọc
- HS quan sát
- HS nghe
- HS luyện đọc cá nhân từng dòng/ lắng nghe bạn/ góp ý
- HS tự tìm và nêu từ khó
- HS phát âm/ góp ý
- HS nêu
- HS luyện cách đọc/ chia sẻ với bạn
- HS đọc từng mục trong nhóm lớn
- 2 nhóm thi đọc trước lớp
* HS học theo nhóm cộng tác để tìm hiểu ND bài:
- Có 7 truyện đó là
- Trang 52
-Nhà văn Quang Dũng
- Tra cứu tìm bài nhanh
- HS t/h cùng bạn
- HS l/ đọc mục lục SGK - 154.
- HS nêu
____________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Luyện thuộc lòng bảng cộng 8
- Củng cố dạng toán 28 + 5; 38 + 25 và giải toán có lời văn
- Bồi dưỡng khả năng tự học cá nhân trên lớp, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Biết trình bày ý kiến cá nhân.
II. Chuẩn bị:
- GV: BP (ghi ND các BT)
- HS: BC, vở ôn Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Ôn bảng cộng 8
- Y/c HS luyện thuộc lòng bảng 8 cộng với một số.
- Gv nhận xét.
HĐ2. Luyện tập( giao việc cụ thể,)
Bài 1: Tính
28 38 58 78 89
+ 6 + 5 + 7 + 8 + 8
34 ... ... ... ...
28 34 58 66 78
+16 +38 +15 +18 + 13
44 ... ... ... ...
- Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
Bài 2: Trong phòng có 28 cái ghế.người ta mang thêm vào 25 cái ghế nữa.Hỏi trong phòng có tất cả bao nhiêu cái ghế?
- GV h/dẫn, phân tích đề toán
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải bài toán
- Gọi hs nêu bài giải
- Nhận xét
Bài 3*:
Tự nghĩ 2 phép tính cộng sử dụng bảng 8 cộng với một số( theo mẫu) rồi tính:
38 + 8= hoặc 28 + 16 =
HĐ3. Củng cố dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài
- Nhận xét tiết học
* HS học theo nhóm cộng tác để t/h các nhiệm vụ học tập
- HS nối tiếp đọc xuôi, đọc ngược cho thuộc lòng.
Từng nhóm chia sẻ với nhau
Cả lớp làm bảng con/ chia sẻ
- Hs nêu lại cách tính
- 2HS lên bảng tóm tắt, giải, cả lớp làm vở.
- H/s đọc đề
- Phân tích đề
- Giải vào vở/ chia sẻ với bạn
- H/s làm bài/ chia sẻ với bạn.
- Chữa bài
- nêu ND ôn tập
________________________________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA D
I. Mục tiêu: Giúp HS
- H/s biết viết chữ hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết cụm từ ứng dụng "Dân giàu nước mạnh"
- Rèn KN viết đẹp, đúng mẫu, nối chữ đúng quy định.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, lắng nghe, tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Có tính cẩn thận, có ý thức trình bày sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu, bảng lớp(BP) viết sẵn câu, từ ứng dụng
- HS: Vở TV, BC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn viết BC
a-Hướng dẫn viết chữ hoa D.
*G/v gắn chữ mẫu
- Chữ hoa D cỡ vừa cao mấy li, gồm mấy nét viết, là những nét nào?
- GV nêu lại cấu tạo các nét của chữ hoa D
- G/v viết mẫu trong khung chữ vừa viết vừa nêu lại cách viết.
- GV viết mẫu chữ hoa D cỡ vừa trên dòng kẻ li
- GV viết chữ hoa D cỡ nhỏ
b-Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (BP)
- Giải nghĩa: Dân có giàu thì nước mới mạnh
- G/v cho h/s nhận xét độ cao của các con chữ
- H/dẫn cách nối các con chữ
- GV viết chữ Dân cỡ vừa trên dòng kẻ li
-Viết chữ Dân cỡ nhỏ
Cho h/s viết bảng con tiếng "Dân" cỡ vừa và cỡ nhỏ
- Nhận xét, HD HS chữa lỗi sai
HĐ3. Hướng dẫn viết vào vở
- GV nêu yêu cầu
- GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu
-Thu KT, nhận xét
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung
- Nhận xét giờ học
* HS học theo nhóm cộng tác để nắm được cách viết chữ hoa D và từ, câu ứng dụng
- H/s quan sát, nhận xét và chia sẻ:
- Cao 5 li gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản-nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau,tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ
- H/s quan sát, nêu lại cho nhau nghe(N2)
- Tập viết vào BC/ chia sẻ, sửa lỗi
- HS viết BC/chia sẻ, sửa lỗi
- H/s đọc câu ứng dụng: “ Dân giàu nước mạnh."
- H/s chia sẻ, nêu trước lớp
- H/s viết chữ "Dân"vào bảng con/ chia sẻ/ cùng nhau chữa lỗi sai
- H/s viết vào vở từng dòng/ kết hợp q/s, giúp bạn bên cạnh
- lắng nghe
___________________________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó: trống, nằm, ngẫm nghĩ, trong, Ngắt đúng nhịp thơ, biết nhấn giọng vào một số từ gợi tả.
- Hiểu TN: ngẫm nghĩ, giá, năm học mới. Hiểu nội dung bài: Tình cảm gắn bó của các bạn HS đối với trường, lớp. Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè,...
- Biết yêu quý bạn bè, trường, lớp,
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi câu văn cần h/dẫn, bài HTL; tranh (SGK)
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC:
- GV nhận xét
* Giới thiệu bài ( tranh SGK)
HĐ2. HD HS luyện đọc
a- GV đọc mẫu
b- H/dẫn HS luyện đọc câu
GV ghi: làng gần, núi xa, bãi lầy.
b) Luyện đọc đoạn
- GV gắn BP ghi câu dài-HD đọc
Buồn không /hả trống//
Nó/ mừng vui quá!//
Kìa/ trống đang gọi://
Tùng!//Tùng!//Tùng!//Tùng!//
Vào/ năm học mới//
HĐ3. H/dẫn tìm hiểu bài:
(H/dẫn TLCH& giải nghĩa từ.)
- Mùa hè cái trống làm gì?
- Bạn HS xưng hô và trò chuyện với cái trống như thế nào?
- Tìm các từ ngữ tả tình cảm, hoạt động của cái trống?
- Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn HS đối với ngôi trường?
HĐ4. HD HTL
- H/dẫn HS HTL ( BP: xóa dần)
- GV nhận xét, tuyên dương
HĐ5. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy nói lên tình cảm của em với mái trường?
- Dặn HS học thuộc bài,
- Nhận xét tiết học
* HS học theo nhóm cộng tác để luyện đọc và tìm hiểu ND bài, HTL
- HS đọc bài "Mục lục sách" và trả lời câu hỏi/ nx
- nghe và q/s SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, tìm từ khó đọc
- HS đọc từ khó
* 4 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp
- H/s luyện đọc câu khó trong nhóm/trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (trong nhóm lớn)
- Đọc đồng thanh cả bài
- Đọc K1 - TLCH
- Đọc K2 - TLCH
- Đọc K3 – TLCH
- Đọc K4 - TLCH
- Học thuộc từng khổ thơ - cả bài trong nhóm/ trước lớp
- HS nêu ý kiến
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 5 tháng 10 năm 2017
Toán
BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
I. Mục tiêu:Giúp HS
- Củng cố khái niệm về “nhiều hơn”. Biết cách giải và trình bày bài toán về nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có một phép tính)
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn, biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn.
- Biết trao đổi ND học tập với bạn, thầy cô,
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số hình quả hoặc hv, bông hoa,
- HS: BC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. GT bài
HĐ2. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
- GV vừa nêu BT vừa gắn đồ vật lên bảng theo BT: (SGK - 24)
- Yêu cầu hs quan sát và tìm kq, giải thích
- Yêu cầu hs làm nháp, gọi hs lên bảng làm
*Đây là dạng toán về nhiều hơn
HĐ3. Luyện tập
Bài 1(24): Gọi hs đọc bài toán
- Phân tích bài toán
- Cho hs tự tóm tắt
- Làm ra bảng con, nx
Bài 2(24): Làm tương tự bài 1
- Yêu cầu hs tự tóm tắt và làm ra nháp, đọc bài giải/ nx
Bài 3(24): Gọi 3,4 hs đọc to bài toán
- Em hiểu “cao hơn “ nghĩa là như thế nào?
- Yêu cầu hs tóm tắt vào vở sau đó giải bài toán
- Thu KT một số bài, nhận xét
*Củng cố dạng toán về nhiều hơn
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung
- Nhận xét giờ học
* HS học theo nhóm cộng tác để nhận dạng, tìm ra cách giải BT về nhiều hơn và làm BT LT
- hs đọc bài toán
- Quan sát trên bảng và tự tìm ra số cam ở hàng dưới( 7 quả)
- Nêu cách làm (5 + 2 = 7)
- Lớp trình bày ra nháp/ chia sẻ
Bài giải (SGK-24)
- 2,3 hs đọc bài toán,tự tóm tắt ra nháp
- Nêu dạng toán, cách làm
- Viết phép tính ra BC, chia sẻ lời giải
- HS làm tiếp ra nháp
Số bi Bảo có là :
10 + 5 = 15 ( viên)
Đáp số: 15 viên bi.
- Hs đọc to, lớp đọc thầm
- Cao hơn nghĩa là nhiều hơn
- HS tự TT và giải BT// chia sẻ
Bài giải
Đào cao số xăng-ti-mét là:
95 + 3 = 98 (cm)
Đáp số: 98 cm.
________________________________________________
Luyện từ và câu
TÊN RIÊNG – CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS phân biệt từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật.
- Rèn kĩ năng viết hoa tên riêng; KN đặt câu, viết câu theo mẫu Ai là gì?
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Yêu thích môn học, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: BC
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. * KTBC
- Gọi hs đặt câu theo mẫu Ai(cái gì,con gì) là gì?
- GV nhận xét .
* Giới thiệu bài
HĐ2. HD HS làm BT
Bài 1(44): GV ghi lên bảng
(1)
sông
núi
thành phố
học sinh
(2)
(sông) Cửu Long
(núi ) Ba Vì
(học sinh) Bình
(thành phố) Huế
- Yêu cầu hs nx cách viết ở nhóm 1 và nhóm 2.
- Vì sao những từ ở nhóm 2 phải viết hoa?
- GV đọc cho hs viết bất kì một từ nào
- VD: bạn Hồng, sông Thương
Bài 2(44): Thi viết nhanh đúng tên 2 bạn trong tổ, tên sông, núi.
Bài 3(44): Đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? để giới thiệu về:
a) Trường em
b) Môn học em yêu thích
c) Thành phố em đang sống.
- Thu KT một số bài, nhận xét
*GV y/c HS nhắc lại t/d của mẫu câu Ai (cái gì,con gì) là gì?
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung
- Nhận xét giờ học
* HS HĐ theo nhóm cộng tác để hoàn thành các BT
- đặt câu
- nhận xét
- Hs đọc các từ nhóm 1, 2 / chia sẻ trong nhóm và nêu nhận xét
+ Nhóm 1: Không viết hoa
+ Nhóm 2: Viết hoa tên sông, núi, thành phố, người.
- Tên riêng
*NX: Tên riêng của người, sông, núi phải viết hoa.
- HS thi viết ra BC/ chia sẻ/Nhận xét
- Nêu cách viết tên riêng
- HS nêu yêu cầu
- Hs làm vào vở/ chia sẻ
- Đọc trước lớp
- Dùng để giới thiệu.
- lắng nghe
________________________________________________
Chính tả(nghe-viết)
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết chính xác, không mắc lỗi bài chính tả : Cái trống trường em ( hai khổ thơ đầu).
- Viết đúng các từ: ngẫm nghĩ, nghỉ, buồn. làm được bài tập phân biệt en/eng, i/iê.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, chia sẻ kết quả học tập với bạn, biết lắng nghe.
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. KTBC
- Gọi hs viết từ: quên, hóa ra, òa
- GV nhận xét
* Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
- GV đọc bài chính tả
Hai khổ thơ này nói gì?
- Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu?
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Cho hs nêu từ khó viết
- GV đọc từng từ
- GV nhận xét
*Hướng dẫn hs viết vào vở
- GV đọc từng câu thơ
- Đọc soát lỗi
- Thu KT một số bài
HĐ3. Luyện tập (nêu việc cụ thể,)
Bài 2/b(46): Điền en/eng (BP)
Đêm hội, ngoài đường người và xe ch chúc. Chuông xe xích lô l.. k
Còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ h với bạn, Hùng cố l qua dòng người đang đổ về sân vận động.
c) Điền i/iê
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Cho hs tự tìm và điền tiếp vào VBT
- Thu KT một số vở
- Nhận xét
- Yêu cầu hs đọc lại
HĐ4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nd - Nhận xét giờ học
- lớp viết bảng con/ chia sẻ
- HS nghe
- Nói về cái trống lúc các bạn hs nghỉ hè
- Có 2 dấu câu(dấu chấm,dấu hỏi)
- HSTL
- HS nêu: trống, ngẫm nghĩ, nằm,
- HS viết bảng con từ khó
- Nhận xét
- HS viết bài
- Đổi vở/ soát lỗi
* HS học theo nhóm cộng tác
- HS nêu yêu cầu
- HS làm VBT/ chia sẻ
Chen chúc, leng keng, lỡ hẹn, len qua
- Cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền
- HS đọc yêu cầu
- Làm vở, đọc trong nhóm/ đọc trước lớp:
Chim, tìm, chíp chiu, sớm chiều, bao nhiêu.
- Cả lớp đọc lại các từ đó
_________________________________________
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu:
- Luyện đọc bài tập đọc"Chiếc bút mực"và bài: Cái trống trường em
- Rèn đọc đúng, đọc hay.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn, biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi câu văn cần h/dẫn, bài HTL; tranh (SGK)
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Bài:Cái trống trường em
a- G/v đọc mẫu
b- Cho h/s đọc nối tiếp câu tìm từ khó đọc
c- H /dẫn học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ
d- Hướng dẫn tìm hiểu bài
HĐ2. Bài "Chiếc bút mực"
a- HS luyện đọc đúng(Chú ý các đối tượng h/s đọc chưa tốt)
b- Trả lời câu hỏi nội dung bài:
c- Luyện đọc phân vai:(H/s K,G)
Gv cho h/s tự chọn vai để đọc
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- H/s lắng nghe
- H/s đọc nối tiếp từng câu thơ,tìm từ khó đọc.VD:ngẫm nghĩ,lặng im...
- H/s đọc từng khổ thơ
- Nhận xét,sửa lỗi cho bạn
- H/s lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu nội dung bài
- HS luyện đọc theo đoạn.
- Nhận xét,sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho bạn.
- Từng nhóm HS 2 em 1 cặp hỏi - đáp về câu hỏi nội dung bài đọc.
- Một số học sinh trả lời trước lớp.
- HS đọc cá nhân từng dòng
- HS chọn vai - thi đọc
- Bình chọn những bạn đọc hay
________________________________________________________________
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện tập về cộng (có nhớ) dạng 28 + 5 và 38 + 25 và giải toán đơn có dạng "Bài toán về nhiều hơn".
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính. Giải các bài toán thành thạo.
- Bồi dưỡng khả năng tự học cá nhân trên lớp, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Nhận dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
II. Chuẩn bị:
- GV: BP (ghi ND các BT)
- HS: BC, vở ôn Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn làm bài tập.
HĐ1. Đặt tính và tính
- Cho h/s nêu lại cách đặt tính và tính.
HĐ2. Trên giá có 28 quyển truyện, sách có 17quyển. Hỏi cả sách và truyện có bao nhiêu quyển?
- H/dẫn HS phân tích đề toán - giải.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HĐ3. Em cao 88 cm. Anh cao hơn em 9 cm. Hỏi anh cao bao nhiêu cm?
Bài toán thuộc dạng nào?
- GV chấm bài
HĐ4. (H/s K,G)
Hình sau có mấy hình chữ nhật? - Có mấy hình tam giác?
HĐ5. Củng cố - dặn Dò: Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp làm bảng con.
- HS đọc thầm bài toán.
- Bài toán về nhiều hơn.
- HS trả lời.
- HS làm vở.
- HS chữa bài.
- 2 HS lên bảng tóm tắt - giải
- H/s đọc đề
- Bài toán về nhiều hơn
- Cả lớp giải vở.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Có 3 hình chữ nhật.
- Có 5 hình tam giác.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2017
Tập làm văn
TRẢ LỜI CÂU HỎI . ĐẶT TÊN CHO BÀI
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa vào tranh để trả lời câu hỏi.
- Biết ghép các câu trả lời đó thành một bài và đặt tên cho bài.
- Biết viết mục lục các bài tập đọc trong tuần 6
- Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
- Giáo dục hs có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh (SGK)
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. GT bài
HĐ2. HD HS làm bài tập
Bài 1(47): GV y/c HS q/s tranh(SGK)
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm
- Gọi HS các nhóm lên trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương
*Tại sao hai bạn phải lấy vôi quét lại bức tường?
- HD HS liên hệ lớp học của mình
- GV hướng dẫn hs kể lại thành một câu chuyện
Bài 2(47): Đặt tên cho câu chuyện?
Bài 3(47): Đọc mục lục sách tuần 6
- y/c hs đọc mục lục sách tuần 6
- Mục lục sách dùng để làm gì?
- y/c HS đọc tên các bài TĐ ghi trong mục lục của t6
- y/c HS viết tên các bài TĐ ghi trong mục lục của t6
- GV KT, nx
HĐ3. Củng cố - Dặn dò:
- Tó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2A - T5.doc