Giáo án Lớp 2 Tuần 6 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám

ĐẠO ĐỨC

GỌN GÀNG NGĂN NẮP (TIẾT 2).

 I. MỤC TIÊU:

- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

* Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.

 Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK + Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 6 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Dựa vào tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện: “Mẩu giấy vụn”. 2. Tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực... II . CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ ( Như SGK ). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì? - Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể câu chuyện “ chiếc bút mực”. - GV nhận xét – cho điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài Trực tiếp và ghi đề . 2. Hoạt động 1: Dựa theo tranh kể chuyện - Kể chuyện trong nhóm. - Gọi đại diện các nhóm lên thi kể ( từng đoạn).. + Cả lớp và GV nhận xét. 3. Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện. - Câu chuyện này gồm có những nhân vật nào? - Chia lớp thành các nhóm, tự phân vai thi kể toàn truyện. - Yêu cầu các nhóm lên thi kể chuyện. + Lần 1: HS nhìn sách kể. + Lần 2: HS kể không cần nhìn sách. -Yêu cầu HS nhận xét từng vai, bình chọn nhóm, cá nhân kể tốt. - GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 4. Củng cố – Dặn dò: - Câu chuyện khuyên em điều gì? - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Đọc trước câu chuyện:"Người thầy cũ”. - Nhận xét tiết học. - “Chiếc bút mực”. + HS1: Kể đoạn 1, 2. + HS 2: kể đoạn 3. + HS 3: Kể đoạn 4. - Lắng nghe. - Hoạt động theo nhóm 4 em.Tiếp nối nhau kể từng đoạn trong nhóm, mỗi em kể 1 đoạn - 4 nhóm cử đại diện lên kể. - Người dẫn chuyện, cô giáo, bạn học sinh nam, bạn gái, học sinh cả lớp. - Mỗi nhóm 4 HS kể chuyện theo vai. - Các nhóm lên thi kể chuyện. - 4 HS xung phong nhận vai và kể lại câu chuyện. - Cả lớp nhận xét. - Phải giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Lắng nghe. .............................................................................................................................................................................................. Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014 TẬP ĐỌC: NGÔI TRƯỜNG MỚI I. MỤC TIÊU: - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ND: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. - Học sinh lòng yêu mến ngôi trường. * Tự nhận thức, Kiểm soát cảm xúc... II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ chép sẵn câu văn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài: Mục lục sách Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Nhắc cách đọc b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : * Đọc từng câu : - Rút từ : bỡ ngỡ, quen thân, nổi vân, rung động, thân thương, * Đọc từng đọan trước lớp: (3 đoạn). + Hướng dẫn đọc ngắt hơi đúng một số câu : - Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.// - Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế!// + Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm. *1 HS đọc toàn bài. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Đoạn văn nào trong bài tả ngôi trường từ xa. - Yêu cầu HS đọc đoạn văn đó. - Ngôi trường mới xây có gì đẹp? * Ghi bảng: tường, ngói, hoa, cây - Đoạn văn nào trong bài tả lớp học? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. - Cảnh vật trong lớp học được miêu tả như thế nào? * Ghi bảng: cánh cửa, bàn ghế * Treo tranh lên bảng. (giới thiệu quang cảnh của trường) - Các từ : tường, ngói, hoa, cây, cánh cửa bàn ghế thuộc nhóm từ nào ta đã học. - Cảm xúc của bạn HS dưới mái trường mới được thể hiện qua đoạn văn nào? - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3. - Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những nét gì mới ? - Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới ntn ? 4.Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Yêu cầu HS tìm đoạn văn hay mà mình thích đọc. - Đính bảng phụ viết sẵn đoạn văn 3 - Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm. (GV đọc mẫu). - Yêu cầu HS thi đọc. 5. Củng cố – Dặn dò : - Ngôi trường em đang học cũ hay mới ? Em có yêu mái trường mình không? - Em làm gì để bảo vệ trường lớp của mình? - Dặn : Xem trước bài : “Người thầy cũ”. - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - Theo dõi bài đọc ở SGK. - Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. - Luyện đọc từ khó . - Tiếp nối nhau đọc từng đọan trong bài. - Luyện ngắt nhịp câu dài . - Hiểu nghĩa từ mới . - Đọc theo nhóm 3. - Thi đọc. - Đọc thầm bài. - Đoạn văn 1 - 1 HS đọc đoạn 1 - Những mảng tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. - Đoạn văn 2. - HS đọc thầm. - Tường vôi trắng, cánh cửa xanh,.. thơm tho trong nắng mùa thu. - Các từ: tường, ngói,.. thuộc nhóm từ chỉ sự vật mà ta đã học - Đoạn văn 3. - HS đọc. - Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo,. Bút chì, thước kẻ cũng đánh yêu hơn. - Bạn HS rất yêu ngôi trường mới. - Thi đọc diễn cảm bài. - Vài HS trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe. ............................................................................... TOÁN: 47 + 25 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25. - Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng. - BT cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 ( cột a, b, d, e), bài 3 * Giao tiếp, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực... II. CHUẨN BỊ: - Bảng cài + que tính + bảng phụ. III.LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 7 + 35 ; 57 + 9 - Gọi 1 HS đọc bảng 7 cộng với 1 số. - Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp vàghi đề bài. 2.Hoạt động1: Giới thiệu phép cộng 47 + 25. - GV nêu bài toán: Có 47 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính? - Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì ? -Yêu cầu HS thực hiện trên que tính. Tìm kết quả. Vậy: 47 + 25 = ? - Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính. - Gọi HS nêu cách đặt tính và tính + 47 25 72 3. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập BÀI 1: Tính - Thực hiện tính kết quả theo thứ tự nào? - Gọi HS lên bảng làm bài. BÀI 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu đề toán - Chia 2 nhóm mỗi nhóm 4 em lên thi đua làm tiếp sức. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. BÀI 3 : Gọi 1 HS đọc đề. - Tóm tắt lên bảng và hướng dẫn HS giải. * Tóm tắt: Nữ : 27 Nam: 18 ? người. - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố – Dặn dò : - Gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính kết quả phép cộng. - Dặn: + Về nhà làm bài tập 4/28. + Xem trước bài sau: “ Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con. - Một HS đọc thuộc. - Lắng nghe. + Phép cộng 47 + 25. -Thao tác trên que tính và trả lời có 72 que tính. + 72. - Nêu cách đặt tính và thực hiện. 47 *7 cộng 5 bằng 12, viết 2 + 25 nhớ 1. 72 * 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7. - Vài HS nhắc lại. - 1 HS nêu yêu cầu. - Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS lên bảng mỗi lần 2 em, mỗi em làm 2 câu. Lớp làm vào vở - Điền đúng Đ (đúng), S (sai) vào ô trống: -2 nhóm lên làm thi đua, làm tiếp sức: - 1 HS đọc đề -1em nhìn tóm tắt nêu lại đề toán. -1 HS lên bảng, lớp làm vở. - Nhắc lại. - Lắng nghe. ............................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ ? KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. I. MỤC TIÊU : - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định(BT1); đặt được câu phủ định theo mẫu(BT2). - Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng làm gì (BT3). * Giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin... II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập SGK + tranh minh họa bài tập 3 SGK. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - GV đọc: sông Đà, núi Ba Vì, hồ Ba Bể, thành phố Hồ Chí Minh. - Vì sao em viết như vậy ? - Nhận xét – ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2.Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập - Bài 1:(miệng) Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Bộ phận nào được in đậm? - Phải đặt câu hỏi như thế nào để có câu trả lời là em? - Hướng dẫn tương tự ý b, c. Bài 3: (Viết) - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Treo tranh yêu cầu HS thảo luận cặp đôi viết nhanh tên các đồ vật trong tranh và nói rõ đồ dùng đó dùng để làm gì. - Gọi 1 số cặp lên trình bày. - Nhận xét, bình chọn HS phát hiện nhanh, tuyên dương. 3. Củng cố – Dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn: Xem trước bài: “Từ ngữ về môn học”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - HS trả lời. - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc câu mẫu a. - Em - Ai là học sinh lớp 2 ? - HS tự đặt câu hỏi. - 1HS đọc yêu cầu. - Thảo luận cặp đôi rồi viết ra giấy tên các đồ dùng và công dụng của chúng. - Đại diện cặp xung phong trình bày. * Trong tranh gồm: 4 quyển vở, 3 chiếc cặp, 2 lọ mực, 3 bút chì, 1thước kẻ, 1 ê ke, 1com-pa. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. ............................................................................... THỦ CÔNG: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 2) A. MỤC TIÊU: - Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một số đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp. - Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Biết trình bày sản phẩm và phóng máy bay. - GD h/s có tính kiên chì, khéo léo, yêu thích môn học. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Một máy bay đuôi rời gấp bằng giấy thủ công khổ to. - Quy trình gấp máy bay, giấy thủ công. - HS : Giấy thủ công, bút màu. C. PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ :(1-2’) ? Gấp máy bay đuôi rời cần thực hiện theo mấy bước. 3. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài: b. Thực hành: ? Nêu lại các thao tác gấp máy bay đuôi rời. - Chia nhóm bầu nhóm trưởng - YC các nhóm thực hành gấp. - Quan sát giúp h/s còn lúng túng - Gợi ý cho h/s cách trang trí máy bay như vẽ ngôi sao, lá cờ. - YC các nhóm trình bày. - Chọn những sản phẩm đẹp để trưng bày – tuyên dương. - Cho h/s thi phóng máy bay. 4. Củng cố – dặn dò: (2’) - YC nhắc lại các bước gấp máy bay đuôi rời. - Đánh giá sản phẩm. - Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị đồ dùng lên bàn - Cần thực hiện qua 4 bước. - Nhắc lại. - 2,3 h/s nêu * Bước 1: Gấp chéơ tờ giấy hình chữ nhật theo đường dấu *Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay: * Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay. * Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. - Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Bình chọn – nhận xét. - Từng nhóm lên thi phóng máy bay trước lớp. - HS nêu - Ghi nhớ. ............................................................................... ĐẠO ĐỨC GỌN GÀNG NGĂN NẮP (TIẾT 2). I. MỤC TIÊU: - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. * Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK + Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động củaHS. A.Kiểm tra bài cũ: “Gọn gàng,ngăn nắp” . - Tính bừa bãi khiến nhà cửa của em như thế nào? - Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì? - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1.Giớithiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống. - Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai. + Nhóm1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ + Nhóm 2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ + Nhóm 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ - Mời 3 nhóm lên trình bày. - Em nên cùng mọi người làm gì với nơi ở của mình ? Kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. 3. Hoạt động 2: Tự liên hệ. - Yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a,b,c. + a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi. + b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. + c: Thường nhờ người khác làm hộ. - GV đếm số HS theo mỗi mức độ và ghi bảng số liệu vừa thu được. - Yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm. - Khen các HS nhóm a và nhắc nhở, động viên các nhóm khác. - Đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường. - Hướng dẫn rút ra kết luận chung (như SGV). 4. Củng cố – Dặn dò: - Vì sao cần sống gọn gàng , ngăn nắp ? - Dặn HS về sắp xếp nơi học, nơi sinh hoạt cho gọn gàng ngăn nắp. - Xem trước bài: “ Chăm làm việc nhà”. - Nhận xét tiết học. - 2HS trả lời. -HS lắng nghe. - Làm việc theo nhóm ( 3 nhóm). + Em cần dọn mâm trước khi đi chơi. + Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim. + Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu. - 3 nhóm lần lượt lên đóng vai. + Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình. - Giơ tay chọn 1 trong 3 mức độ. - So sánh các số liệu. -HS trả lời. + Làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp - Lắng nghe. - HS trả lời ................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014 TIẾNG ANH: ( GV bộ môn dạy) ............................................................................... TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng 7 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25. - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 3, 4) , bài 3, bài 4 ( dòng 2). * Giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK + bảng phụ chép sẵn các bài tập. - HS: SGK, que tính , bảng con, phấn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt tính, tính: HS1: 28 + 17 ; HS2 : 47 + 9. - Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trục tiếp, ghi đề 2.Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập BÀI 1: Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu cách nhẩm. - Nhân xét, sửa sai. BÀI 2: Bài tập yêu cầu gì? - Gọi HS nêu cách đặt tính và tính kết quả phép cộng. - Nhận xét – Ghi điểm . BÀI 3: Giải bài toán theo tóm tắt. - Bài toán yêu cầu gì? - Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán. - Muốn biết cả 2 thúng có bao nhiêu quả, em làm thế nào ? - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét – Ghi điểm. BÀI 4: Bài tập yêu cầu gì ? - Muốn điền dấu thích hợp vào chỗchấm trước tiên em phải làm gì ? - Gọi HS lên làm bài. - Nhận xét – Ghi điểm. 3. Củng cố – Dặn dò : - Dặn HS về nhà làm bài 5/29 và xem trước bài: “Bài toán về ít hơn”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng . - Lớp làm bảng con: - Lắng nghe. - Tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau nêu cách nhẩm. - Đặt tính rồi tính. - 3 HS lên bảng . - Lớp làm vở - Giải bài toán theo tóm tắt. - 2 HS đọc đề. - HS trả lời - 1 HS lên bảng . + Điền dấu >, <, = . Vào chỗ chấm. + Tính kết quả phép tính rồi so sánh 2 kết quả, chọn dấu thích hợp điền vào. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Chú ý lắng nghe. ......................................................................... TẬP VIẾT: CHỮ HOA Đ I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa Đ(1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ). Đẹp trường đẹp lớp ( 3 lần). * Giao tiếp, đặt mục tiêu, thể hiện sự tự tin... II. CHUẨN BỊ: - Chữ mẫu, bảng phụ viết câu ứng dụng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên viết bảng chữ D, Dân. - Nhận xét bài viết ở vở tập viết. - Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp, ghi đề . 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa. a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ Đ: - Chữ hoa Đ cao mấy li? - Chữ hoa Đ giống và khác chữ D ở điểm nào? - Chỉ dẫn cách viết trên chữ mẫu. Đ -GV viết mẫu chữ Đ trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. b. HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét, uốn nắn. 3. HĐ 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng “Đẹp trường đẹp lớp”. * Treo bảng phụ: 1. Giới thiệu câu ứng dụng:“Đẹp trường đẹp lớp”. theo cỡ chữ nhỏ. - Yêu cầu HS giải nghĩa câu ứng dụng. 2. Quan sát và nhận xét: Đẹp trường đẹp lớp - Nêu độ cao các chữ cái ?. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ?. - Các chữ viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào ? - GV viết mẫu chữ: Đẹp 3. HS viết bảng con: * Viết: “ Đẹp” - GV nhận xét và uốn nắn. 4. Hoạt động 3: Viết vở. - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. 5. Hoạt động4: Chấm, chữa bài - Thu 7-8 vở chấm. -GV nhận xét chung. 6. Củng cố – Dặn dò : - Gọi HS nhắc lại bài học. - Dặn: + HS hoàn thành bài viết ở nhà. + Xem trước bài: “Chữ hoa E, Ê”. - GV nhận xét tiết học. - 2HS lên bảng. Lớp viết vào bảng con. - Lắng nghe. - Quan sát chữ mẫu. - 5 li. - Chữ Đ được cấu tạo như chữ D, thêm một nét ngang ngắn. - Theo dõi, lắng nghe. – Lớp viết vào bảng con. - Quan sát. + Đưa ra lời khuyên giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - HS trả lời. - HS trả lời. - Bằng con chữ o. - Lớp viết vào bảng con. - Viết bài vào vở tập viết. - Lắng nghe. - HS nêu ....................................................................... TẬP LÀM VĂN: KHẲNG ĐỊNH - PHỦ ĐỊNH. LUYÊN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU : - Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách(BT3). - HS ý thức chăm chỉ học tập. * Giao tiếp - Thể hiện sự tự tin -Tìm kiếm thông tin II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ chép sẵn các câu mẫu bài tập 1,2 ở SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra tập làm văn tuần 5 - Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp, ghi đề 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 3: Tìm đọc mục lục sách của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trung mục lục - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Gv phát cho mỗi bàn 1 cuốn truyện ( lấy trong thư viện của lớp) - Yêu cầu HS đọc mục lục sách theo nhóm - Gọi vài nhóm đọc trước lớp. - Yêu cầu HS viết 2 tên truyện, tên tác giả, số trang trong mục lục. - Nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò : - Vừa rồi các em học bài gì ? Nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS xem trước bài: “Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu”. - Nhận xét tiết học. - HS1: Dựa theo tranh kể lại câu chuyện bức vẽ - HS 2: Đọc mục lục sách các bài tập đọc ở tuần 6. - Lắng nghe. - 2HS đọc yêu cầu của bài. - HS trong cặp đọc cho nhau nghe mục lục sách mình được phát. - HS đọc trước lớp - HS viết bài. - 5-7 HS đọc bài viết. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe. .............................................................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014 CHÍNH TẢ (Nghe viết): NGÔI TRƯỜNG MỚI I. MỤC TIÊU: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng các dấu câu trong bài. - Làm được bài tập 2, bài tập 3a. * Lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin.., II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - GV đọc: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác. - GV nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc bài viết 1 lần. - Dưới mái trường mới bạn HS cảm thấy có những nét gì mới ? - Trong bài chính tả có những dấu câu nào? - Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài. - GV đọc cho HS viết : mái trường, rung động, kéo dài, trang nghiêm, - GV nhận xét , sửa sai. b. Viết bài vào vở: - Đọc bài cho HS viết. - GV theo dõi, uốn nắn. c. Chấm – Chữa lỗi: - Đọc từng câu cho học sinh dò theo chấm lỗi. - Thu chấm 7- 8 bài. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2: (trò chơi) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn mẫu : cái tai, chân tay. - Tổ chức 2 nhóm làm thi đua. - Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm nhiều tiếng hơn thì nhóm đó thắng cuộc. Bài 3a: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho 2 nhóm thi đua tìm nhanh tiếng có âm đầu s/x . - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4.Củng cố – Dặn dò : - Dặn HS về nhà chữa lỗi chính tả trong bài. - Xem trước bài: “Người thầy cũ”. - Mhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng viết. Lớp viết vào bảng con. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giảng ấm áp, - Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm. - Một số HS nêu từ khó viết. - 2HS lên bảng viết. Lớp viết vào bảng con. - HS nghe và viết bài vào vở. - HS đổi vở chấm lỗi. - Thi tìm nhanh tiếng có vần ai/ay. - 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em làm thi đua: ai ay tai cày mai may sai chảy - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 em đại diện 2 nhóm lên làm. a. s x sẻ xấu sung xem sai xương ......................................................................... TOÁN: BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN. I. MỤC TIÊU: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. - Bài tập cần làm: bài 1, 2 * Giao tiếp, giải quyết vấn đề... II/CHUẨN BỊ : - Bảng phụ ghi tóm tắt BT1 SGK, hình vẽ tóm tắt BT2 và mô hình các quả cam. III/LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 24 + 17 ; 67 + 9 -Nhận xét – Ghi điểm. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề. 2. Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về ít hơn. Bài toán: Cành trên có 7 quả cam ( gắn 7 quả cam lên bảng). Cành dưới ít hơn cành trên 2 quả cam (gắn 2 quả cam lên bảng). Hỏi cành dưới có mấy quả cam? * Vừa hỏi, vừa tóm tắt bài toán lên bảng. - Hàng trên có mấy quả cam? (7quả cam được biểu thị bằng đoạn thẳng) - Số cam ở hàng dưới như thế nào so với số cam ở hàng trên. - Ít hơn mấy quả? (phần này gọi là phần ít hơn) - Bài toán hỏi gì? Hàng trên: 7quả cam Hàng dưới: 2 quả ? quả cam * Hướng dẫn HS giải bài toán: - Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam em làm thế nào? - Em hãy nêu lời giải của bài toán? ( Ghi bảng) * Kết luận: Ta nói rằng số cam ở hàng trên là số lớn Số cam ở hàng dưới là số bé. Vậy muốn tìm số bé ta làm thế nào? 3. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập BÀI 1: - Gọi HS đọc đề toán . - Đính tóm tắt lên bảng (như SGK). - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 HS lên bảng giải. - Nhận xét- Ghi điểm. BÀI 2 : Gọi 1 HS đọc đề toán - Đính tóm tắt (như hình vẽ SGK) lên bảng. - Lưu ý “thấp hơn” là “ít hơn”. - Hướng dẫn HS giải bài tóan . - Gọi 1 HS lên bảng giải - Nhận xét – Ghi điểm . 4. Củng cố – Dặn dò : - Hôm nay ta vừa học dạng toán gì? - Muốn tìm số bé ta làm thế nào? - Dặn: Xem trước bài: “ Luyện tập”. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Hàng trên có 7 quả cam. - Số cam ở hàng dưới ít hơn số cam ở hàng trên. - Ít hơn 2 quả. - Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam. * 3 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - Phép trừ. - 1 HS đọc lời giải và phép tính. - Muốn tìm số bé ta lấy số lớn trừ đi phần ít hơn. (nhiều HS nhắc lại) - 3 HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán. - Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. - Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam - 1HS lên bảng, lớp giải vào vở - 1 HS đọc. - Theo dõi. - 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề tóan. - 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở. - Bài toán về ít hơn. - Lấy số lớn trừ đi phần ít hơn. ......................................................................... TNXH: THỨC ĂN TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO? .......................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được truyền thống nhà trường. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị nội dung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Lớp hát đồng ca 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 3 Dãy trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp phó lao động nhận xét hoạt động lao động của lớp. - Lớp phó văn nghệ báo cáo hoạt động văn nghệ của lớp. - Lớp trưởng lên nhận xét chung các tổ và xếp loại tổ. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ........................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA Tuan 6.2013-2014 . L2.doc