Khi các nhóm đã xây dựng được nề nếp hoạt động (học tập) tự quản tốt tự điều hành công việc có hiệu quả nghĩa là các nhóm trưởng và thư ký điều hành tốt, các thành viên trong nhóm biết phối hợp tư giác, nhịp nhàng ăn ý và có chất lượng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Thì giáo vviên nên tạo cơ hội cho những thành viên còn lại trong các nhóm tập làm tổ trưởng và thư ký. Điều đó sẽ giúp cho hầu hết học sinh trong các nhóm có cơ hôi rèn luyện kỹ năng; điều hành hợp tác kỹ năng tự vận động.
Để sử dụng hình thức dạy học theo nhóm và phương pháp thảo luận nhóm thì điều cốt lõi là giáo viên phải xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự điều hành, kỹ năng hợp tác tốt cho học sinh.
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Một số biện pháp về xây dựng, tổ chức các nhóm học tập cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp về xây dựng, tổ chức các nhóm học tập
cho học sinh tiểu học”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài:
Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và hài hoà lâu dài vè đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiểu học học lên các lớp THCS.
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản về nhu cầu cần thiết tự nhiên, xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc nói, viết và tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát múa âm nhạc, mĩ thuật vv.
Bậc tiểu học là nền tảng ban đầu để phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, đó sẻ là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên mọi mặt. Đức, trí, thể, mĩ. Những người xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
Để hình thành và phát triển con người như vậy ngay từ ban đầu nhà trường ở bậc Tiểu học phải có hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tâm sinh lý trẻ.
Hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học. Theo những định hướng đó một trong những hình thức và phương pháp dạy học chúng ta vận dụng nhiều đó là hình thức dạy học theo nhóm.
2/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm của lãnh Đạo ngành Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đầu tư và cung cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu cho cán bộ giáo viên.
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, bàn ghế, bảng đen, phòng ốc ngồi học thoáng mát, đủ ánh sáng vv
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, góp phần vào xã hội hoá giáo dục.
Sự nhiệt tình năng nổ trong công tác giảng dạy của cán bộ giáo viên, đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, chuẩn về kiến thức kỹ năng sư phạm.
Có kinh nghiệm về hình thức tổ chức dạy – học nhóm và phương pháp dạy học mới hhiện nay.
3/ Khó khăn:
“Về xây dựng, tổ chức các nhóm học tập cho học sinh tiểu học ” hiện nay, gặp cũng không ít khó khăn.
a/ Nguyên nhân khách quan:
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu còn có một số khó khăn như :
Quá trình đổi mới hình thức tổ chức dạy học, việc xây dựng, tổ chức nhóm học tập của học sinh bậc Tiểu học chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt, bàn ghế còn cũ kỷ không ổn định và chưa chuẩn, phòng học nhỏ, thiếu thiết bị nghe - nhìn vv
Đối học sinh chưa quen với hình thức hoạt động nhóm, hay đùa giởn khi giáo viên giao việc cho nhóm.
Sự sắp xếp bàn nghế theo nhóm rất khó khăn.
b/ Nguyên nhân chủ quan:
Một bộ phận giáo viên chưa quen với hình thức chia nhóm, khi chia nhóm còn lúng túng.
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm chưa đúng quy trình.
Phân nhóm không đúng quy định của nhóm cứ lấy theo dãy bàn tổ I (nhóm 1) tổ II (nhóm 2) tổ III ( nhóm 3)
Sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm chưa xen kẻ các trình độ học sinh; giỏi , khá, trung bình, yếu với nhau để các em giúp đỡ lẩn nhau và đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng.
Việc đặt tên nhóm cũng chưa gây hứng thú học sinh học tập phát huy tính tích cực học sinh.
Để vận dụng hình thức phương pháp này thành công, thì một trong yếu tố rất quan trọng trong đó là phải xây dựng được tổ chức tốt và duy trì thường xuyên các nhóm học tập.
Đó là sáng kiến kinh nghiệm của tôi và tôi xin tình bày một số kinh nghiệm “xây dựng, tổ chức các nhóm học tập cho học sinh tiểu hoc”.
II.NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Muốn xây dựng được tổ chức học tập thành công và duy trì được hoạt động nhóm học tập cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và biện pháp sau:
1/ Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng (hình thành) các nhóm học tập một số kiểu nhóm phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương có điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt (bàn ghế cố định và chưa đạt chuẩn; phòng học nhỏ thiếu thiết bị nghe – nhìn vv) đó là:
- Nhóm đôi ( hai học sinh ngồi cùng bàn);
- Nhóm tư ( bốn học sinh ngồi hai bàn gần nhau, bàn trên và bàn dưới);
- Nhóm sấu ( sáu học sinh ngồi cùng ba bàn gần nhau, bàn trên bàn dưới bàn giữa). Trong đó kiểu nhóm đôi và nhóm tư được sử dụng nhiều nhất vì nó nhiều lợi thế và phù hợp với điều kiện về bàn – ghế, phòng học ở địa phương.
2/ Ở giai đoạn đầu ( nữa đầu học kỳ I) giáo viên nên chọn thời gian thích hợp để xây dựng và rèn kỹ năng tự điều hành hoạt động trong nhóm( nhất là nhóm tư và nhóm sáu) cho học sinh. Đặt biệt là nhóm trưởng và các thư ký. Các kỹ năng đó là cách giao việc cho từng thành viên trong nhóm cách thảo luận, cách ghi kết quả thảo luận, cách trình bày báo cáo kế quả thảo luận .
Trong giai đoạn giáo viên nên chỉ định và phân công cố định nhóm trưởng và thư ký nhóm cho một số học sinh ( khá, giỏi, bạo dạn tự tin) đảm nhiệm để nhóm trưởng và thư ký đủ thời gian cần thiết để rèn luyện các kỹ năng như nêu trên.
Khi các nhóm đã xây dựng được nề nếp hoạt động (học tập) tự quản tốt tự điều hành công việc có hiệu quả nghĩa là các nhóm trưởng và thư ký điều hành tốt, các thành viên trong nhóm biết phối hợp tư giác, nhịp nhàng ăn ý và có chất lượng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Thì giáo vviên nên tạo cơ hội cho những thành viên còn lại trong các nhóm tập làm tổ trưởng và thư ký. Điều đó sẽ giúp cho hầu hết học sinh trong các nhóm có cơ hôi rèn luyện kỹ năng; điều hành hợp tác kỹ năng tự vận động.
Để sử dụng hình thức dạy học theo nhóm và phương pháp thảo luận nhóm thì điều cốt lõi là giáo viên phải xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự điều hành, kỹ năng hợp tác tốt cho học sinh.
4/ Đối với nhóm đôi thì không cần có tổ trưởng và thư ký.
5/ khi sử dụng phương pháp dạy- học theo nhóm giáo viên cần chú ý:
a/Thực hiện đúng quy trình : Chia nhóm, chỉ định hoặc bầu nhóm trưởng thư ký (nếu cần)
Nêu yêu cầu, nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm, phát phiếu, giao việc.
Gợi y,ù định hướng thảo luận,
Các nhóm tự hoạt động: Bầu nhóm trưởng thư ký, (nếu ở bước đầu chưa chỉ định hoặc bầu); thảo luận, ghi kết quả thảo luận.
Giáo viên bao quát, giúp đỡ các đối tượng học sinh nhóm thảo luận.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận;
Các nhóm nhận xét, bổ sung, điều chỉnh (nếu có)
Giáo viên điều chỉnh, bổ sung, kết luận.
b/ Khi giao việc cần nêu rõ ràng, cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ nội dung cần thảo luận, cách trình bày kết quả thảo luận, cách báo cáo kết quả thảo luận.
c/ không phải trường hợp nào cũng phải phát phiếu giao việc, có những trường hợp chỉ cần thảo luận và thống nhất bằng miệng, có những trwowngf hợp lại phải sử dụng bảng nhóm.
6/ Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ nhau: học sinh khá, học sinh giỏi, với học sinh trung bình, học sinh yếu, học sinh nam với học sinh nữ, học sinh mạnh dạn, với học sinh nhút nhát, tự ti, học sinh có khả năng diễn đạt tốt với học sinh có khả năng diễn đạt yếu.
Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện khi chia nhóm. Trong mỗi nhóm nên có đủ các đối tượng học sinh. Các đối tượng khác nhau này sẽ bổ sung cho nhau khắc phục những hạn chế phát huy những thế mạnh và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
7/ Việc đặt tên các nhóm cũng cần lưu ý: Nên đặt tên sao cho đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu đồng thời tên có ý nghĩa, phải tạo sự hứng cho học sinh khi nhận những cái tên đó.
Nên quy ước một số tên nhóm và tạo cho học sinh quen, nhớ các cách đặt tên đó.
Tên gọi có thể :
Gắn với kiểu nhóm:
Ví dụ : Nhóm đôi (2HS), gọi nhóm đôi bạn. Nhóm tư (4 HS), nhóm bốn mùa. Nhóm sáu (6HS), nhóm thứ sáu.
Gắn với môn học :
Ví dụ : + Môn toán; nhóm hai bàn tay (2HS); nhóm hình vuông (4HS);
+ Môn tiếng việt ; nhóm hoa hồng, nhóm hoa huệ,
+ Môn tự nhiên - xã hội ; nhóm xoài; nhóm nho;
+ Môn đạo đức; nhóm người tốt; nhóm việc tốt; nhóm chăm ngoan;
Nếu thực hiện được như vậy thì có một ưu điểm học sinh không cảm thấy nhàm chán với tên gọi của nhóm mình nếu chỉ dùng một cách đặt tên thì học sinh dễ nhàm chán.
Mỗi khi giáo viên chia nhóm thông qua cách đặt tên nhóm là học sinh hình dung ra cách chia nhóm, yêu cầu nhiệm vụ của nhóm mà giáo viên không cần giải thích nhiều.
8/ Dạy học hình thức chia nhóm rất nhiều ưu điểm. Đặcc biệt là trong việc phát huy tính tích cực học sinh giúp học sinh hoạt động học tập có hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế. Tốn kém thời gian (khi thảo luận nhóm, hoặc giao nhiều việc cho mỗi nhóm)
Phải có sự dày công xây dựng của giáo viên ít nhất trong nữa học kỳ 1. Tốn thời gian chuẩn bị phiếu giao việc ( phiếu học tập).
Nếu giáo viên không hình thành trong các nhóm kỹ năng và thói quen tự hoạt động, hợp tác thì thảo luận nhóm kém hiệu quả. Vì vậy không nên quá lạm dụng hình thức và phương pháp dạy học này. Quan trọng là giáo viên phải biết phối hợp đan xen các hình thức phương pháp dạy học để tiết dạy được sinh động, hấp dẫn, hiệu quả hơn.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
Ngày nay trên thế giới, nhiều nước vẫn liên tục nghiên cứu không ngừng hoàn thiện về mục tiêu giáo dục để đáp ứng các nhu cầu phát triển và tiến bộ của đất nước đồng thời hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới trong thời đại phát triển.
Như vậy mục tiêu giáo dục phát sinh từ thực tiển xã hội hiện đại nhu cầu xã hội đương thời định hướng vào tương lai và vượt trước thời đại. Do đó đất nước ta nằm trong bối cảnh đó. Qua 5 năm đổi mới nội dung chương trình SGK, hình thức tổ và phương pháp dạy học cũng không ngừng đổi mới. Trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào tối ưu. Qua nghiên cứu cho thấy “xây dựng, tổ chức các nhóm học tập cho học sinh ở tiểu học” đạt được nhiều hiệu quả phát huy được tính tích cực học sinh học tập hứng thú trong học tập.
Năm học 2006 – 2007 vừa qua tôi đã đưa vào áp dụng một số trường Tiểu học trong huyện nhận thấy:
- Giáo viên biết cách chia nhóm, xây dựng, tổ chức nhóm,cho học sinh không còn lúng túng.
- Giảng dạy đúng quy trình chia nhóm và phân công công việc cho nhóm rất rõ ràng, phân nhóm thế nào cho hợp lý.
- Cách sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Việc đặt tên nhóm cũng gây hứng thú cho học sinh học tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sang kien kimh nghiem nam II.doc