Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b/Cả một vùng sông Hồng nô nức nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c/Ngày mai, muôn thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
-GV cho HS xung phong trả lời bài tập và HS nhận xét.
+Trong 3 câu a,b,c bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì có từ ngữ nào giống nhau?
-GV kết luận: Bộ phận đứng sau từ để chính là bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?chỉ nguyên nhân, mục đích.
-GV cho 2 HS nhắc lại kết luận.
-GV yêu cầu HS đặt câu: Để làm gì?
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3229 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Luyện từ và câu - Nhân hóa, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên người dạy: Nguyễn Thụy Hoàng Thơ
Lớp: DGT2151
Tuần 28 Thứ năm, ngày 22 tháng 3 năm 2018
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được cách tác dụng của nhân hóa (BT1).
-Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2).
-Đặt đúng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
2. Kĩ năng: -Hiểu rõ hơn cách sử dụng câu.
3.Thái độ: -Biết quan sát và yêu thích môn học hơn.
B. Chuẩn bị:
-GV: thẻ từ, bảng phụ, bảng nhóm, hình ảnh bèo lục bình và xe lu.
-HS: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2, bảng nhóm.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Khởi động:
2.Giới thiệu bài:
-Ở các bài học trước chúng ta đã được học về nhân hóa. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm sự vật và cây cối được nhân hóa như thế nào qua bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm- Dấu chấm hỏi- Dấu chấm than.
-GV viết tựa bài lên bảng.
3.Bài mới:
+ Hoạt động 1: Luyện tập:
▪Bài tập 1/85:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung câu a,b của bài tập1.
-GV giải thích cho HS bèo lục bình và xe lu.
+Bèo lục bình là một loài thực vật, thân thảo, sống nổi trên mặt nước.
+Xe lu: là một loại xe cơ giới dùng để nén đất chặt lại, chống lún đất.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 trong 3 phút và phát bảng nhóm đã kẻ bảng sẵn cho HS.
Sự vật, cây cối
Tự xưng
Tác dụng
-Bèo lục bình
-Xe lu
-Tôi
-Tớ
-Tạo cho chúng ta cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như người cũng có tình cảm, suy nghĩ gần với con người.
-GV cho 1 nhóm thảo luận nhanh nhất dán bảng nhóm lên bảng.
-GV sửa kết quả cho các nhóm.
-GV chốt và đưa ra kết luận: Khi dùng từ chỉ người để gọi các đồ vật, con vật, cây cối hay gắn những suy nghĩ, hoạt động, cảm xúc như người được gọi là nhân hóa.
-GV đưa ra kết luận và cho HS nhắc lại kết luận, GV chuyển ý qua bài tập 2.
+Khi chúng ta muốn biết nguyên nhân, mục đích của một sự việc thì chúng ta thường dùng câu hỏi có cụm từ Để làm gì? Chúng ta cùng bước qua bài tập 2.
▪Bài tập 2/85:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 2.
-GV cho HS thảo luận nhóm 6, 1 cá nhân làm cả nhóm thống nhất ý kiến và đại diện trình bày theo hình thức khăn phủ bàn trong 2 phút để hoàn thành bài tập 2.
a/Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b/Cả một vùng sông Hồng nô nức nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c/Ngày mai, muôn thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
-GV cho HS xung phong trả lời bài tập và HS nhận xét.
+Trong 3 câu a,b,c bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì có từ ngữ nào giống nhau?
-GV kết luận: Bộ phận đứng sau từ để chính là bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?chỉ nguyên nhân, mục đích.
-GV cho 2 HS nhắc lại kết luận.
-GV yêu cầu HS đặt câu: Để làm gì?
-GV chuyển ý qua bài tập 2: Để viết được một văn bản, chúng ta cần có những dấu câu như: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than chúng ta cùng tìm hiểu bài tập 3.
▪Bài tập 3/85:
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV cho HS đọc một lần nội dung văn bản.
-GV treo bảng phụ và cho 1 HS lên bảng làm. Các HS còn lại làm bài vào sách giáo khoa trong vòng 1 phút.
-Mời HS đọc từng câu để các bạn khác nhận xét và sửa, đồng thời GV hỏi HS lí do lại điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
-GV nhận xét kết quả.
- GV cho HS chép lại văn bản vào vở.
-GV kết luận: Khi chọn dấu câu để điền vào ô trống, chúng ta căn cứ vào nội dung đứng trước câu để điền cho phù hợp.
▪Kể lại sự việc cuối câu đặt dấu chấm.
▪Câu bộc lộ cảm xúc, lời đáp thì đặt dấu chấm than.
▪Câu dùng để hỏi cuối câu đặt dấu chấm hỏi.
-GV cho 2 HS đọc lại văn bản hoàn chỉnh.
-GV cho HS phân tích nội dung câu chuyện, GV chốt và đưa kết luận.
-HS thực hành chép lại văn bản hoàn chỉnh vào tập.
D. Củng cố- Dặn dò:
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Hỏi đáp”.
-GV phổ biến luật chơi cho HS: GV chọn 6 HS, chia thành 2 đội là A và B. Mỗi cặp sẽ lần lượt đối hỏi đáp với nhau. Đội A sẽ đặt câu có cụm từ trả lời câu hỏi Để làm gì? Còn đội B sẽ đưa câu trở về dạng Để làm gì: Trò chơi diễn ra trong 3 phút. Đội nào đối đáp chậm trong vòng 3 tiếng đếm thì sẽ là đội thua cuộc. Mỗi thành viên trong đội có 1 lượt đối đáp.
Vd: Đội A: An qua nhà bạn để học nhóm.
Đội B: An qua nhà bạn để làm gì?
-GV nhận xét trò chơi và khen thưởng đội chiến thắng.
-GV nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ thể thao-Dấu phẩy.
-Hát : “Lớp chúng mình đoàn kết”.
-HS lắng nghe.
-HS viết tựa bài vào tập.
-HS đọc đề bài tập 1.
-Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì?Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
-2 HS đọc nội dung câu a, b bài tập 1.
-HS quan sát hình ảnh bèo lục bình và xe lu.
-HS nói những hiểu biết của mình về bèo lục bình và xe lu.
-HS thảo luận nhóm 6 và ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm đã được GV chuẩn bị sẵn.
-1 nhóm thảo luận nhanh nhất dán bảng nhóm lên bảng, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-HS lắng nghe GV sửa bài.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và nhắc lại kết luận.
-HS lắng nghe.
-HS đọc yêu cầu đề bài tập 2.
-HS thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bài tập.
-HS dùng bút chì và thước gạch dưới các bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?
-HS xung phong trả lời và các HS khác nhận xét.
-Từ để.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS thực hành đặt câu Để làm gì?
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài tập 3.
-HS đọc nội dung văn bản.
-HS làm bài vào bảng phụ và các HS còn lại làm bài vào sách giáo khoa.
-HS đọc từng câu một để các bạn khác nhận xét và sửa, giải thích vì sao điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
-HS lắng nghe và soát lỗi.
-HS chép lại văn bản vào tập.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-2 HS đọc lại toàn bộ văn bản hoàn chỉnh.
-HS chép văn bản vào tập.
-HS lắng nghe GV tổ chức trò chơi.
-HS lắng nghe luật chơi.
-HS tham gia trò chơi.
, ngày tháng.. năm..
Giáo viên hướng dẫn kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 25 Nhan hoa On tap cach dat va tra loi cau hoi Vi sao_12388232.docx