1. Khởi động: GV cho HS hát bài “tập thể dục buổi sáng”.
2. Bài mới:
-GV giới thiệu chương trình môn học TNXH lớp 3.
-Giới thiệu bài thông qua bài hát khởi động: trong bài hát chúng ta vừa hát xong có đoạn “một, hai, ba, bốn hít thở, hít thở, hít thở”, vậy trong lúc các em hít thở thì các em có biết bộ phận nào trong cơ thể chúng ta thay đổi và cơ quan nào trong cơ thể chúng ta giúp chúng ta thực hiện hoạt động hít thở, vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài “ hoạt động thở và cơ quan hô hấp” để biết được bộ phận nào trong cơ thể thay đổi trong quá trình hít thở và cơ quan nào trong cơ thể chúng ta giúp chúng ta thực hiện hoạt động hít thở.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAN THỊ NGỌC ÁNH
GIÁO ÁN
Môn: TNXH – Lớp 3
Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (1 tiết)
Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
-Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
-Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
-Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. Đồ dùng dạy – học
GV: Giáo án, máy chiếu, màn chiếu.
HS: SGK
III.Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt đọng của HS
Khởi động: GV cho HS hát bài “tập thể dục buổi sáng”.
Bài mới:
-GV giới thiệu chương trình môn học TNXH lớp 3.
-Giới thiệu bài thông qua bài hát khởi động: trong bài hát chúng ta vừa hát xong có đoạn “một, hai, ba, bốn hít thở, hít thở, hít thở”, vậy trong lúc các em hít thở thì các em có biết bộ phận nào trong cơ thể chúng ta thay đổi và cơ quan nào trong cơ thể chúng ta giúp chúng ta thực hiện hoạt động hít thở, vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài “ hoạt động thở và cơ quan hô hấp” để biết được bộ phận nào trong cơ thể thay đổi trong quá trình hít thở và cơ quan nào trong cơ thể chúng ta giúp chúng ta thực hiện hoạt động hít thở.
-GV ghi tên bài lên bảng gọi 1-2 HS nhắc tên bài.
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
*Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS chơi trò chơi: hai bạn cùng bàn sẽ thi với nhau “ bịt mũi nín thở” xem ai là người nín thở được lâu nhất. GV bao quát lớp.
-GV hỏi kết quả của một vài nhóm và hỏi: cảm giác của em như thế nào sau khi nín thở lâu.
-GV gọi 1 HS lên và yêu cầu HS đó hít thở thật sâu và thở ra hết sức. Yêu cầu HS ngồi phía dưới quan sát thay đổi cơ thể của bạn phía trên (nhận xét sự thay đổi của lồng ngược khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức, so sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu).
-GV goi 1-2 HS nêu nhận xét của mình.
-GV chốt ý và hỏi: vậy khi các em hít thở sâu các em cảm thấy như thế nào?
-GV kết luận: Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được gọi là cơ quan hô hấp. Thở là cử động của hô hấp, khi hô hấp ta thực hiện 2 động tác là hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì lồng ngực ta phồng lên để nhận nhiều không khí, ngực sẽ nở ra to (căng lên). Khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
-Giáo dục: Khi hít thở sâu sẽ giúp chúng ta cảm thấy khỏe hơn, giảm được căng thẳng mệt mỏi. Vậy khi các em học tập căng thẳng mệt mỏi thì các em nên hít thở thật sâu để xua tan mệt mỏi và làm vc có hiệu quả hơn, ngoài ra các em thường xuyên hít thở sâu sẽ rất tốt cho phổi của chúng ta.
-GV ghi nội dung bài lên bảng yêu cầu HS nhắc lại
Hoạt động 2: Quan sát ảnh minh họa.
*Mục tiêu:
-Chỉ trên sơ đồ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
-Chỉ trên sơ đồ nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi, GV chiếu hình lên màng chiếu yêu cầu HS quan sát hình và kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp và vị trí của từng bộ phận.
-GV quan sát giúp đỡ.
-Gọi 1-2 HS đại diện nhóm lên chỉ trên màn chiếu tên và vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp.
-Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét và kết luận: Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
-GV ghi nội dung bài lên bảng yêu cầu HS nhắc lại.
-GV gọi 1-2 HS hỏi:
+Mũi dùng để làm gì?
+Khí quản, phế quản có chức năng gì?
+Phổi có chức năng gì?
-Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét chốt ý.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi và yêu cầu HS quan sát hình 3 và chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
-GV quan sát giúp đỡ.
-Gọi 1-2 HS đại diện nhóm lên chỉ trên màn chiếu đường đi của không khí.
-Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét chốt ý: Khi hít vào : không khí mũi khí quản phế quản phổi. Thở ra thì ngược lại.
-Kết luận : Nhờ hoạt động thở của cơ quan hô hấp mà cơ thể chúng ta luôn có đủ ô-xi để sống. Nếu bị ngưng thở từ 3-4 phút, người ta có thể bị chết.
-Giáo dục:
+Vì vậy các em tránh đẻ các dị vật như thức ăn, nước uống, vặt nhỏ, rời vào đường thở, sẽ làm tắt ống dẫn khí khiến chúng ta khó hoặc không thở được.
+ GV gọi HS trả lời câu hỏi: Để có sức khỏe tốt các em cần làm gì?
+GV chốt: Để có sức khỏe tốt các em cần hít thở trong không khí trong lành, trách những nơi có nhiều khói bụi, khi đi xe hay đi những nơi có nhiều khói bụi các em nên mang khẩu trang, và đặc biệt các em không được ngoáy mũi, vì móng tay các em có rất nhiều vi khuẩn, khi ngoáy mũi các em có thể vô tình làm trày sướt khoang mũi và dễ bị viêm nhiễm.
3. Củng cố, dặn dò
-GV cho HS chơi trò chơi ô chữ (nếu còn thời gian)
-Dặn dò HD về nhà xem lại bài và xem trước bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học tuyên dương.
-1 HS bắt nhịp cả lớp cùng hát.
-Lắng nghe.
-Nhắc tên bài “hoạt động thở và cơ quan hô hấp”.
-Thực hiện động tác “bịt mũi nín thở”
-HS trình bày kết quả thi và cảm nhận (thở gắp hơn và sâu hơn bình thường)
-1 HS thực hiện hít thở, cả lớp quan sát.
-Nêu nhận xét.
-Lắng nghe và trả lời: khi hít thở sâu em cảm thấy khỏe hơn.
-Lắng nghe.
-Nhắc lại nội dung bài cá nhân – cả lớp.
-Thảo luận nhóm.
-1-2 HS trình bày.
-Nhận xét.
-Lắng nghe
-1-2 HS nhắc trước lớp, cả lớp đọc đồng thanh nội dung bài.
-1-2 HS trả lời:
+Mũi dùng để thở.
+Khí quản, phế quản dùng để dẫn khí.
+Phổi có chức năng trao đổi khí.
-Nhận xét bổ sung.
-Thảo luận trao đổi.
-Đại điện lên trình bày.
-Nhận xét.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
+Trả lời
-HS chơi trò chơi.
-Lắng nghe.
-Tuyên dương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Hoat dong tho va co quan ho hap_12531594.docx