Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 53: Chim

1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước:

+ Chỉ và nêu tên các bộ phận của cá.

+ Cá có lợi ích gì?

- Cả lớp làm bảng con: Chọn câu trả lời đúng:

 Các loài cá thường có đặc điểm gì?

A. Là động vật có xương sống.

B. Sống dưới nước, thở bằng mang.

C. Cơ th thường có vảy, có vây.

D. Cả A, B, C.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5734 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 53: Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tự nhiên xã hội Bài 53: CHIM Ngày soạn: 16/03/2018 Ngày giảng: 20/03/ 2018 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim. - Nêu được lợi ích của chim đối với đời sống con người. 2. Kĩ năng: - Chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể chim. - Nêu được một số điểm giống và khác nhau của các loài chim. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. - Có ý thức bảo vệ các loài chim; không săn bắt, phá tổ chim. * KNS: - Rèn các kỹ năng: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài chim. Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi của chim đối với đời sống con người. - Các phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Hình minh hoạ trong sách giáo khoa. - Học sinh: Đồ dùng học tập, tranh ảnh sưu tầm về các loài chim. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước: + Chỉ và nêu tên các bộ phận của cá. + Cá có lợi ích gì? - Cả lớp làm bảng con: Chọn câu trả lời đúng: Các loài cá thường có đặc điểm gì? A. Là động vật có xương sống. B. Sống dưới nước, thở bằng mang. C. Cơ thể thường có vảy, có vây. D. Cả A, B, C. - Nhận xét, đánh giá chung. - Cho học sinh nghe bài hát “Thật là hay” và yêu cầu HS lắng nghe để kể tên các con vật được nhắc đến trong bài. - GV hỏi: Bài hát vừa rồi nhắc đến những con vật nào? - Giới thiệu bài mới: Ngoài những loài chim được nhắc đến trong bài, xung quanh chúng ta còn có rất nhiều loài chim khác. Để biết được thế giới loài chim phong phú và đa dạng như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước sang bài học hôm nay: Bài 53: Chim” - Gọi hs nhắc lại tựa bài. 2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận (14 phút): * Mục tiêu: HS chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài thường có ở loài chim. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và đánh dấu Đ/S vào bảng kiểm “Các đặc điểm bên ngoài của chim”. (Theo hiểu biết cá nhân). - Gọi 1 nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét. Bước 2: Làm việc cả lớp: - Yêu cầu HS quan sát tranh để kiểm tra lại bảng kiểm. - Gọi 1 HS chỉ và nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của con chim. - GV hỏi: + Vậy, bên ngoài cơ thể chim có những bộ phận nào? + Toàn thân chim được phủ bằng gì? + Mỏ của chim như thế nào? - GV treo tranh vẽ cấu tạo trong của chim và yêu cầu học sinh quan sát. - GV hỏi: Cơ thể các loài chim có xương sống không? - GV kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. - Gọc HS nhắc lại. 3. Hoạt động 3: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được (13 phút): * Mục tiêu: HS biết được sự phong phú, đa dạng của loài chim. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm được, thảo luận nhóm 4 theo định hướng: + Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim. + Chim có khả năng gì? Cho ví dụ. Bước 2: Làm việc cả lớp: - Yêu cầu HS gắn tranh ảnh mình sưu tầm được lên bảng. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim. - GV kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. - Gọi HS nhắc lại. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích của loài chim (6 phút): * Mục tiêu: HS nêu được lợi ích của loài chim đối với con người. * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Chim thường có ích lợi gì? Nêu ví dụ. + Chim có gây hại cho con người hay không? - HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. - GV kết luận: + Chim thường có lợi ích bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm (vịt, ngỗng); chim được nuôi để ăn thịt, làm cảnh, .... + Hầu hết các loài chim đều có lợi (trừ một số loài ăn quả, ăn hạt, ăn cá gây hại cho nông nghiệp). Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ chúng. - GV hỏi: Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài chim? - Gọi HS nhắc lại. 5. Hoạt động nối tiếp (2 phút): - Cho HS xem clip về tiếng kêu các con vật. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: Bài Thú. - Cá gồm đầu, mình, vây và đuôi. - Làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc. - Câu D. - Hoạ mi, chim oanh, chim khuyên, - Lắng nghe. - HS thảo luận. - Đại diện 1 nhóm đọc kết quả, các nhóm còn lại nhận xét. - HS quan sát tranh. - 1 HS thực hiện, lớp theo dõi. - Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình, hai cánh và 2 chân. - Toàn thân chim được phủ bằng lông vũ. - Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn. - HS quan sát. - Cơ thể chim có xương sống. - Lắng nghe. - Nhắc lại. - HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời: - Lông chim có rất nhiều màu sắc khác nhau: có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng; có con sặc sỡ nhiều màu như vẹt, công, ... - Hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật, ... - Có loài chim có khả năng hót rất hay như hoạ mi, khướu; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển; có loài bơi giỏi như chim cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan; có loài chạy nhanh như đà điểu. - Hầu hết các loài chim đều biết bay. - HS gắn các tranh ảnh về chim mình sưu tầm được lên bảng. - Đại diện nhóm trình bày. - HS thực hiện. - Giống nhau: đều có xương sống, có lông vũ, có mỏ, 2 cánh và 2 chân. - Khác nhau: hình dáng, kích thước, màu sắc, tiếng kêu, khả năng của mỗi loài, ... - Lắng nghe. - Chim để ăn thịt, bắt sâu, làm cảnh, lông chim làm chăn, đệm, ... - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS nhắc lại. - Không được săn bắt, phá tổ chim, ... - Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 53 Chim_12312729.docx
Tài liệu liên quan