Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 6: Máu và cơ quan tiêu hóa

I. Kiểm tra bài cũ.

- Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?

- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?

- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?

- Nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới

a) Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu về máu

- GV yêu cầu: HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông để thảo luận các câu hỏi.

+ Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài 6: Máu và cơ quan tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 BÀI 6: MÁU VÀ CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình 2. Kỹ năng - Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn goàm coù tim vaø maïch maùu. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn : Vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể . 3. Thái độ - Taäp theå duïc ñeàu ñaën, vui chôi, lao ñoäng vöøa söùc ñeå baûo veä cô quan tuaàn hoaøn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: + SGK Tự nhiên xã hội lớp 3 + Một số hình ảnh về máu và cơ quan tuần hoàn - Học sinh: SGK Tự nhiên xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ. - Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì? - Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào? - Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào? - Nhận xét, đánh giá. II. Bài mới a) Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu về máu - GV yêu cầu: HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK kết hợp quan sát ống máu đã được chống đông để thảo luận các câu hỏi. + Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương? + Theo bạn, khi máu mới chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc? + Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm hoặc ở hình 2 trang 14, bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? + Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì? + Theo em, máu có ở những đâu trên cơ thể người? Dựa vào đâu em biết được điều đó? + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì? - GV gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung. - GV chốt: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương và huyết cầu: - Trong cơ thể, máu luôn được lưu thông, cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn. b) Hoạt động 2: Cơ quan tuần hoàn. - GV yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK, làm việc theo nhóm đôi lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời. + Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? + Tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực? (chỉ rõ trên hình vẽ và trên lồng ngực của em). + Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người? - GV yêu cầu một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt: Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể là cơ quan tuần hoàn.Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu. + Tim: Nằm ở lồng ngực phía bên trái. + Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải, khí cacbonic về thận và phổi để thải ra ngoài. - Em hãy kể tên một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch mà em biết. c) Hoạt động 3: Trò chơi: Rung chuông vàng - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội có số người bằng nhau. Hai đội đứng thành hai hàng dọc cách đều bảng. Ghi câu trả lời của đội mình lên bảng đúng và nhanh nhất. - Luật chơi: Đội nào trả lời câu hỏi đúng nhất sẽ được phần thưởng. Đội nào thua hát một bài cho cả lớp. IV. Củng cố - Dặn dò - GV cho HS đọc lại ghi nhớ + Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu. + Trong cơ thể máu luôn được lưu thông. Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn - Xem lại bài và học bài. - Chuẩn bị bài mới “Hoạt động tuần hoàn” - Là do vi khuẩn lao gây ra. - Ăn không thấy ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều. - Lây qua đường hô hấp. - HS nhận xét - HS làm việc theo nhóm 4 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả + Ta có thể thấy máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương. + Máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc khô đông cứng lại. + Máu được chia làm 2 phần là huyết tương và huyết cầu. + Có dạng hình tròn như cái đĩa và lõm ở giữa. Có nhiệm vụ mang khí oxi đi nuôi cơ thể + Máu có ở khắp nơi trong cơ thể người, trừ sợi tóc, móng tay. + Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn. - HS nhận xét - HS lắng nghe - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. + Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu + Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái. + Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể: đầu, chân, tay, mình, các nội tạng - Thịt, trứng, sữa. - Hai đội chơi - HS đọc ghi nhớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 6 Mau va co quan tuan hoan_12351425.docx