A. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
GV dán 6 bức tranh của hoạt động 1 lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Các bức tranh vẽ gì? (Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Đặt câu hỏi và trả lời từng hình về các nhân vật.)
- GV nhận xét và kết luận.
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu Hoạt động 1.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Bài học 15: Vệ sinh thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ĐH Thủ Dầu Một
Lớp: D15TH01
Sinh viên thực hiện:
1. Hứa Vũ Hải Thụy
2. Nguyễn Thị Huyền
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Lớp 3
GVHD: Vũ Trọng Đông.
Bài 15: VỆ SINH THẦN KINH
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ
Nêu một số việc nên làm và không nên làm với để giữ vệ sinh thần kinh.
Phát hiện trạng thái tâm lí có lợi và có hại đến cơ quan thần kinh.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được việc làm có ích và có hại đến thần kinh.
Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho thần kinh.
3. Thái độ: Ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị.
Bức tranh màu trong SGK khổ lớn cho hoạt động 1, hoạt động 2.
9 Phiếu học tập theo mẫu sau cho hoạt động 1.
Số thứ tự
Việc làm
Tại sao việc làm đó là có lợi?
Tại sao việc làm đó là có hại?
Các con số để bốc thăm nhóm ngẫu nhiên.
Bảng treo cho hoạt động 3.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
GV dán 6 bức tranh của hoạt động 1 lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Các bức tranh vẽ gì? (Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Đặt câu hỏi và trả lời từng hình về các nhân vật.)
- GV nhận xét và kết luận.
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu Hoạt động 1.
GV phân nhóm. Mỗi nhóm gồm 6 bạn. Nhắc nhở các em chọn ra 1 nhóm trưởng. GV phát phiếu bài tập cho HS hoạt động theo nhóm trong vòng 7 phút. Các em sẽ điền vào câu trả lời hợp lí.
Số thứ tự
Việc làm
Tại sao việc làm đó là có lợi?
Tại sao việc làm đó là có hại?
- GV mời 2,3 em HS đại diện 2,3 nhóm lên bảng đọc kết quả thảo luận trong bảng khảo sát.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét. Chốt, GV đưa ra kết luận từng hình kèm hướng dẫn kĩ năng.
1. Đây là việc làm có lợi. Vì bạn được nghỉ ngơi. Các em cũng vậy. Sau khi học hành, giải trí. Các em nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.
2. Chơi ở bãi biển là một việc làm có lợi. Các em được giải tỏa căng thẳng, tinh thần luôn vui vẻ. Tuy nhiên các em không nên ở ngoài nắng quá lâu. Vì có thể bị cảm.
3. Đây là một hành vi có hại đến sức khỏe. Vì bạn thức khuya đọc sẽ mỏi mắt, cận thị. Sẽ bị mệt mỏi...
4. Nếu các em học tập mệt mỏi. Các em chơi game trên máy tính sẽ giải trí và thư giãn. Tuy nhiên các em không nên chơi quá lâu, vì nó sẽ gây căng thẳng.
5. Giải trí, thần kinh thư giãn.
6. Khi bạn nhỏ được bố mẹ quan tâm, che chở, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn, thương yêu, điều đó có lợi cho thần kinh.
7. Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi. Điều đó không có lợi cho thần kinh. Chính vì vậy, các em phải luôn ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ.
Hoạt động 2: Học sinh đóng vai
Bước 1: Tổ chức
- GV tiến hành chia lớp thành 9 nhóm theo các số ngẫu nhiên được phát (GV yêu cầu HS bầu nhóm trưởng).
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 (SGK/33) và đóng vai vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như trong hình.
Bước 2: Thực hiện
- GV nhắc nhở các bạn nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm đều phải đóng vai và thực hiện hoạt động.
Bước 3: Trình diễn
- Gọi HS trình diễn trước lớp.
Yêu cầu các nhóm khác quan sát bạn, đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào?
- Gọi HS nhận xét bạn mình.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
- GV hỏi HS: Theo em, trạng thái tâm lí nào là có hại đối với cơ quan thần kinh? Tại sao?
- Nếu một người luôn giữ hoài một trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS quan sát tranh và liệt kê những thức uống nào có hại cho sức khỏe.
- Gọi một số HS đứng tại chỗ trình bày, GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận.
- GV hỏi:
+Theo các em, trong những những thức ăn, đồ uống trong hình, những thứ nào gây hại đối với cơ quan thần kinh? (Ngoài ra, GV dán kèm bảng phụ, đánh dấu X vào những thức ăn, đồ uống có hại cho sức khỏe.)
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy lại có hại cho cơ quan thần kinh?
+ Trong những thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, thứ nào trẻ em và người lớn nhất định phải tránh xa?
+ Ma túy vô cùng nguy hiểm và làm thế nào để tránh xa ma túy?
- GV gọi HS trả lời, gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV nhận xét, kết luận.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV kết luận lại: Chúng ta cần phải tự hình thành cho mình lối sinh hoạt cũng như những thói quen có lợi cho sức khỏe như: phải luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ, để bảo vệ cơ quan thần kinh.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- GV dặn dò HS về nhà thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh.
- Chuẩn bị trước việc lập thời gian biểu của mình.
- Chuẩn bị bài Vệ sinh thần kinh (tiếp theo).
- HS lắng nghe.
- Quan sát tranh và xung phong trả lời.
- Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS đọc.
-HS hoạt động nhóm và điền vào phiếu.
- Các HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- HSTL: Cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy.
+ Cà phê gây mệt mỏi, khiến tim đập nhanh; thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và răng lợi, rượu khi uống vào khiến tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn; ma túy là chất gây nghiện.
+ Không tiếp xúc với những người nghiện ma túy, không bao giờ thử dù chỉ một lần, không sa vào lời rủ rê của bạn bè,
- HS trả lời và nhận xét bạn mình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 15 Ve sinh than kinh_12532746.docx