Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 3: Vệ sinh hô hấp + Tiết 4: Phòng bệnh đường hô hấp

I.Mục tiêu:

 -Nêu được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi ,họng.( Khuyến khích HS đạt mức cao: Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp)

 *Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin :Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp và cách phòng bệnh đường hô hấp .

 -GD học sinh có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.

II. Phương tiện dạy học:

 - GV: Hình trong SGK trang 10, 11, phiếu bài tập, dụng cụ sắm vai bác sĩ.

III. Phương pháp, hính thức dạy học:

- Động não, thảo luận nhóm, sắm vai.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 3: Vệ sinh hô hấp + Tiết 4: Phòng bệnh đường hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết :3 Vệ sinh hô hấp* (Mức độ tích hợp GDBVMT:Bộ phận) I. Mục tiêu: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. (Khuyến khích HS đạt mức cao: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi , miệng) -Thực hiện hít thở sâu khi tập thể dục buổi sáng. * Kĩ năng tự phục vụ và bảo vệ :Biết cách pha nước muối để rửa mũi và súc miệng giúp cơ thể hô hấp tốt hơn và phòng bệnh đường hô hấp. - Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ mũi, họng. * GDMT: Phê phán những hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp. II. Chuẩn bị: - GV: Hình trong SGK trang 8, 9, bài hát “Thể dục duổi sáng”, một chai nước đun sôi để nguội, muối, cốc, thìa xúc, chậu nhỏ. - HS: một chai nước đun sôi để nguội, muối, cốc, thìa xúc, chậu nhỏ. III.Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: -Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Ổn định 2 .Bài cũ: Nên thở như thế nào? - GV gọi HS trả lời câu hỏi: +Tại sao ta nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng? +Môi trường có bầu không khí như thế nào thì có lợi cho sức khỏe của chúng ta ? Tại sao? -Gv nhận xét. 3.Bài mới: a.Khám phá: Hoạt động 1: Thảo luận lớp *Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc tập thở vào buổi sáng b) *Cách tiến hành: - Mở cho hs nghe bài hát “Thể dục buổi sáng” yêu cầu hs vừa hát vừa làm theo -Thảo luận lớp: +Trong bài hát bạn nhỏ đã làm gì? Bạn đã thực hiện động tác nào ?Bạn làm thế để làm gì? Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động cơ thể cần được vận động để máu lưu thông. Tập thể dục hít thở không khí trong lành để thải được nhiều khí các bô níc ra ngoài và hít được nhiều khí ô-xi vào phổi +Có em nào thường xuyên tập thể dục buổi sáng không? +Khi tập thể dục buổi sáng em cảm thấy như thế nào? *Kết luận: Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Em nên duy trì việc làm này hàng ngày .Nó giúp cho chúng ta có một ngày làm, học tập việc hiệu quả hơn. b.Kết nối: Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi *Mục tiêu : Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . *Cách tiến hành: -Cho học sinh quan sát hình trong sgk và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi : + Các nhân vật trong tranh đang làm gì? +Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Vì sao? Hs trình bày Nhận xét Hỏi: Kể thêm những việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp? BVMT: Để có bầu không khí trong lành , chúng ta phải làm gì? Kết luận: Không nên ở trong phòng người hút thuốc lá và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi . Khi quét dọn làm vệ sinh cần phải đeo khẩu trang. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để bảo đảm không khí trong nhà luôn trong sạch, không có nhiều bụi,... c.Thực hành: Hoạt động 3: Thực hành pha và súc miệng bằng nước muối *Mục tiêu:. Thực hiện pha và súc miệng bằng nước muối giữ vệ sinh mũi , họng. Kĩ năng tự phục vụ và bảo vệ *Cách tiến hành: Bước 1:Hướng dẫn thực hành -GV hướng dẫn chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh -Hướng dẫn pha muối: đong nước khoảng 150ml, lấy nửa thìa muối cho vào cốc, khuấy nhẹ tay cho muối tan hết.Nhấp thử thấy loãng như canh là được. -Hướng dẫn hs súc miệng. Bước 2 : Hs thực hành súc miệng *Đánh giá hoạt động: Hs nhận xét Gv nhận xét *Kết luận: Để mũi và họng luôn sạch sẽ, hằng ngày ta cần rửa mũi bằng khăn sạch súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mũi và họng sạch sẽ giúp ta hô hấp tốt hơn và phòng các bệnh về đường hô hấp. d. Vận dụng: -Nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh hô hấp ? - Giáo dục hs ý thức giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ. -Chuẩn bị :Phòng bệnh đường hô hấp - HS trả lời câu hỏi: + Thở không khí trong lành có lợi gì? + Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì? Kể ra Hs nghe hát và làm theo Thể dục buổi sáng Cô dạy em bài thể dục buổi sáng 1-2- 3 hít thở, hít thở, hít thở Tay đưa cao lên trời Tay dang ngang bằng vai Tay song song trước mặt Buông cả hai tay 1-2-3 hít mạnh thở ra, hít mạnh thở ra. -HS trả lời - HS trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét bổ xung Hs quan sát và thảo luận nhóm Các nhóm trình bày Nhận xét -HS phát biểu vd: Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ như Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; giữ vệ sinh trường lớp,không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,... Trồng cây xanh. -Hs chuẩn bị dụng cụ -Quan sát -Thực hành súc miệng:Hớp một ngụm nước nhỏ vừa đủ, súc trong miệng khoảng 10 lần, sau đó hơi ngửa cổ để súc họng rồi nhả nước thải vào chậu. HS Trả lời --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 4 Phòng bệnh đường hô hấp* I.Mục tiêu: -Nêu được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi ,họng.( Khuyến khích HS đạt mức cao: Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp) *Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin :Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp và cách phòng bệnh đường hô hấp .. -GD học sinh có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. II. Phương tiện dạy học: - GV: Hình trong SGK trang 10, 11, phiếu bài tập, dụng cụ sắm vai bác sĩ. III. Phương pháp, hính thức dạy học: Động não, thảo luận nhóm, sắm vai. IV. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Ổn đinh 2.Bài cũ: Vệ sinh hô hấp - Gv gọi HS lên trả lời câu câu hỏi: + Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp - GV nhận xét. 3.Bài mới: 1.Khám phá: - GV yêu cầu HS trả lời: + Em đã bao giờ bị sổ mũi hay đau họng chưa ? +Khi bị bệnh em cảm thấy như thế nào? - Để đề phòng bệnh đường hô hấp chúng ta phải làm thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó. 2.Kết nối: Hoạt động 1: Động não. *Mục tiêu :Nêu tên một số bệnh hô hấp thường gặp *Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS kể lại các bộ phận hô hấp. + - Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp? -Trong các bệnh trên, bệnh nào thường gặp nhất ? Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh.Những bệnh hô hấp thường gặp là viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. c.Thực hảnh Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (KNS) *Mục tiêu: -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh . -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm 4 - Phát phiếu học tập -Yêu cầu : quan sát các hình trang 10,11 SGK đồng thời liên hệ thực tiễn, thảo luận trong 5 phút để hoàn thành phiếu học tập. - Các nhóm trình bày * Đánh giá hoạt động: - Học sinh nhận xét - Gv nhận xét - Gv * Kết luận: Nguyên nhân chính của các bệnh đường hô hấp là do bị nhiễm lạnh, bị nhiễm trùng hoặc do biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.Chúng ta cần phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên. Khi mắc bệnh cần đến bác sĩ. d. Vận dụng: Hoạt động 3: Trò chơi “Em làm bác sĩ” a)Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về phòng bệnh viêm đường hô hấp b) Cách tiến hành: - Gv cho HS chơi trò chơi “ Bác sĩ”. + Cách chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai bệnh nhân. Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp, HS đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh, + Tổ chức cho học sinh chơi. - Nhận xét, tuyên dương. -Cho hs đọc mục bạn cần biết ở sgk -Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bi : Bệnh lao phổi. - HS trả lời câu hỏi - HS trả lời -Hs nêu - HS trả lời : Sổ mũi, ho, đau họng, sốt, chảy máu cam,. - HS nêu - HS trao đổi với nhau theo nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập -Thảo luận trong 5 phút để hoàn thành bảng sau -Các nhóm trình bày. + - Từng cặp HS đóng vai. - H - HS nhận xét . Phiếu bài tập Thảo luận trong 5 phút để hoàn thành bảng sau Nguyên nhân gây bệnh Việc nên làm để phòng bệnh Việc không nên làm để phòng bệnh -Ăn nhiều đồ lạnh -Mặc quần áo phong phanh -Chơi dưới trới mưa, gió lùa Di bị nhiễm trùng -Tăng cường sức đề kháng bằng cách : -Khi mắc bệnh phải đi khám bác sĩ kịp thời chữa trị ĐÁP ÁN Phiếu bài tập Thảo luận trong 5 phút để hoàn thành bảng sau Nguyên nhân gây bệnh Việc nên làm để phòng bệnh Việc không nên làm để phòng bệnh Do bị nhiễm lạnh Giữ ấm cơ thể Giữ nơi ở đủ ấm -Ăn nhiều đồ lạnh -Mặc quần áo phong phanh -Chơi dưới trới mưa, gió lùa Di bị nhiễm trùng -Tăng cường sức đề kháng bằng cách : +Ăn uống đủ chất +Tăng cường tập thể dục +Súc miệng nước muối loãng +Giữ vệ sinh môi trường -Hít thở không khí ô nhiễm -Khạc nhổ bừa bãi Do biến chứng của các bệnh truyền nhiễm -Khi mắc bệnh phải đi khám bác sĩ kịp thời chữa trị Tụ mua thuốc uống. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Minh Thạnh ,ngày 23 tháng 8 năm 2018 Giáo viên soạn giảng Phạm Thị Tuyết ( Tiết 4 ) Sinh hoạt chủ nhiệm A.Sinh hoạt lớp (15 phút) I.Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải giải quyết ph hợp. - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin. -GD tinh thần đoàn kết, hòa đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II.Chuẩn bị: - GV: công tác tuần tới. - HS :báo cáo của các tổ III.Hoạt động dạy học: 1.Ổn định 2.Nội dung: -Phần làm việc của ban cán bộ lớp. -GV nhận xét: * Ưu điểm : .. .. . . . *Khuyết điểm: . . . * * Công tác tuần tới: + Thamgia Lễ hội khai giảng sáng 5/9 + Trong giờ học trật tự, chú ý nghe giảng. + Chu ý rèn chữ viết, giữ vở sạch. + Đảm bảo việc truy bài đầu giờ + Đóng góp các khoản thu đầu năm. .. .. -Lớp trưởng điều khiển -Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt. -Lớp trưởng nhận xét -Lớp bình chọn cá nhân xuất sắc , tiến bộ. -Tuyên dương tổ đạt điểm cao. -Tổ chức văn nghệ. B. HĐNGLL : XÂY DỰNG GÓC HỌC TẬP TẠI NHÀ (TT) (20 phút) I.Mục tiêu : - Giúp học sinh chủ động sắp xếp, trang trí góc học tập của mình tại nhà. - Xây dựng được góc học tập của mình phù hợp, đảm bảo quy cách. - Giáo dục tính sáng tạo, chủ động, tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. II.Các bước tiến hành : 1. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tiêu chí đánh giá góc học tập đảm bảo. - Học sinh : Nội dung giới thiệu góc học tập của bản thân. 2. Thời gian : Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần 3. Địa điểm : Tại lớp học 4. Nội dung hoạt động : Xây dựng góc học tập tại nhà - Học sinh giới thiệu về góc học tập của mình đã thực hiện sau 1 tuần. - Học sinh nhận xét, bình chọn bạn có góc học tập tốt nhất. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. 5. Tiến hành hoạt động : - Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá góc học tập đảm bảo, phù hợp : + Đặt nơi thoáng mát, bên của sổ, đủ ánh sáng vào ban ngày. + Ban đêm phải có bóng đèn chụp và đủ ánh sáng. + Bàn, ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi. + Sắp xếp sách vở, đồ dụng học tập trên bàn ngăn nắp, theo từng loại. + Có thời khóa biểu và thời gian biểu để thực hiện. + Cặp sách để đúng quy định. + ... - Giáo viên gọi học sinh giới thiệu về góc học tập của mình đã thực hiện sau 1 tuần. - Học sinh nhận xét, bình chọn bạn đã xây dựng được góc học tập đảm bảo quy định. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương học sinh. 6. Phân công công việc thực hiện : - Về nhà tiếp tục tự xây dựng góc học tập cho mình theo hướng dẫn. - Tuần sau tiếp tục trình bày kết quả góc học tập trước lớp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Ve sinh ho hap_12404930.doc
Tài liệu liên quan