Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 62: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất

- Ở môn tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng khám phá thêm những điều thú vị về Mặt Trăng và cùng xem Mặt Trăng và Trái Đất có liên quan với nhau như thế nào nhé.

Hoạt động 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

+Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 118, SGK và thảo luận theo câu hỏi sau:

1)Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 62: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62 Thứ ngày tháng năm . Tự nhiên và xã hội MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và trình bày được mối quan hệ giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng. - Có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng – vệ tinh của Trái Đất. 2. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ thể hiện quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Rèn kĩ năng quan sát, làm việc nhóm. 3. Thái độ - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - SGK, đồ dùng dạy học ( quả địa cầu) 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC STT Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ -Hãy kể tên các hành tinh có trong hệ Mặt Trời? -Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn sự sống đó? - Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. - Trái Đất là hành tinh có sự sống. Chúng ta phải gữ môi trường xanh sạch đẹp, không vứt rác, xả khí thải độc hại, chặt phá rừng,.. để bảo vệ và giữ gìn sự sống. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Bài mới - Ở môn tự nhiên và xã hội lớp 2, các em đã được biết đến Mặt Trăng. Ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng khám phá thêm những điều thú vị về Mặt Trăng và cùng xem Mặt Trăng và Trái Đất có liên quan với nhau như thế nào nhé. Hoạt động 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. +Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 118, SGK và thảo luận theo câu hỏi sau: 1)Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. 2)Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng? -Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. +Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. -Em biết gì về Mặt Trăng? Gợi ý: + Mặt Trăng có hình gì? + Bề mặt Mặt Trăng như thế nào? + Trên Mặt Trăng có sự sống không? +Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. +Kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu. MẶt Trăng là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Hoạt động 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. +Yêu cầu các cặp HS cùng thảo luận, vẽ sơ đồ Mặt Trăng và Trái Đất như hình 2 trang 119, SGK +Yêu cầu HS vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và thuyết trình về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Gọi HS nhận xét +Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. - Em có nhận xét gì về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? -Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. Hoạt động 3: Trò chơi: Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. - Chia lớp làm 4 nhóm, mời 2 HS đại diện mỗi nhóm lên chơi, đóng vai Mặt Trăng. HS đóng vai Măt Trăng chuyển động xung quanh quả địa cầu theo hướng mũi tên như hình trong SGK sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu. - HV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. -Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 1)Chỉ trực tiếp trên hình: Ở giữa là Mặt Trời, tiếp đó đến Trái Đất và ngoài cùng là Mặt Trăng. Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là giống như hướng chuyển động của Trái Đấtquanh Mặt Trời, theo hướng từ Tây sang Đông. 2)Mặt Trăng có kích thước lớn nhất, sau đó là Trái Đất và cuối cùng là Mặt Trăng. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi nhớ. -HS trả lời +Mặt Trăng hình cầu, giống Trái Đất. + Bề mặt Mặt Trăng lồi lõm. + Trên Mặt Trăng không có sự sống. +HS dưới lớp bổ sung. +Lắng nghe, ghi nhớ. -Tiến hành thảo luận theo cặp đôi. + Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên bảng vẽ, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. + Đại diện 2 cặp đôi nhanh nhất lên vẽ và trình bày ở bảng trên. + HS dưới lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe. - Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng giống như hướng chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Đó đều là hướng chuyển động từ Tây sang Đông. -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS lên chơi, ngồi xem các bạn đóng vai và nhận xét. - HS lắng nghe. 3.Củng cố, dặn dò - HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài mới: Ngày và đêm trên Trái Đất. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 62 Mat Trang la ve tinh cua Trai Dat_12459536.doc
Tài liệu liên quan