Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 26: Cá

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Tôm, cua

(?) Hãy nêu lợi ích của tôm, cua.

- GV gọi bạn khác nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Dạy bài mới.

- GV giới thiệu bài.

- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.

* Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá.

 Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu 1: HS quan sát tranh trong SGK và yêu cầu mỗi bạn lên bảng vừa chỉ vào các hình vừa gọi tên và kể các bộ phận đầu, mình, đuôi và vây của cá.

- GV hỏi:

1. Loài nào sống ở nước ngọt? Loài nào sống ở nước mặn?

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 26: Cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và Xã hội CÁ Mục tiêu. Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể bên ngoài của cá trên hình vẽ. Nêu được lợi ích của cá đối với đời sống con người. Rèn cho học sinh khả năng quan sát, áp dụng vào đời sống thực tiễn. Thái độ yêu quý và bảo vệ động vật. * GDMT: HS nhận biết được sự đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với môi trường.Từ đó có thái độ yêu quý và biết bảo vệ động vật. Đồ dùng dạy học Giáo viên: tranh ảnh minh họa như SGK trang 100,101. Bài giảng bằng powerpoint, máy chiếu. + giấy, phiếu học tập, tranh vẽ cá heo và cá trê. + GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về nhiều loại cá khác nhau. Học sinh: SGK, vở. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Tôm, cua (?) Hãy nêu lợi ích của tôm, cua. - GV gọi bạn khác nhận xét. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. - GV giới thiệu bài. - GV gọi HS nhắc lại tựa bài. * Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện các yêu cầu sau: + Yêu cầu 1: HS quan sát tranh trong SGK và yêu cầu mỗi bạn lên bảng vừa chỉ vào các hình vừa gọi tên và kể các bộ phận đầu, mình, đuôi và vây của cá. - GV hỏi: 1. Loài nào sống ở nước ngọt? Loài nào sống ở nước mặn? 2. Cơ thể loài cá có gì giống nhau? - GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây và vảy. + Yêu cầu 2: GV cho cả lớp xem hình ảnh động trên màn hình chiếu một con cá đang sống và yêu cầu mỗi nhóm quan sát để tìm hiểu xem cá thở như thế nào? + GV hỏi: Qua quan sát, các em thấy cá thở bằng gì và thở như thế nào? - GV yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại. + GV hỏi: Bên ngoài cơ thể cá có gì bảo vệ? Cá di chuyển bằng gì? + GV hỏi: Khi ăn cá, em thấy có gì? (GV nhắc nhở HS khi ăn cá phải cẩn thận dễ bị hốc xương) *Kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ để bảo vệ, có vây. * Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá. Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK theo định hướng sau: + Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận, đầu, răng, đuôi, vẩy... - GV giúp đỡ các nhóm quan sát. (đặt câu hỏi cụ thể để HS nhận xét đặc điểm khác nhau của cá). (?) Về kích thước, độ lớn của chúng có giống hay khác nhau? - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. *Kết luận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng. * Hoạt động 3: Lợi ích của cá. Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi nhóm (4 – 6 HS) 1 tờ giấy để thực hiện các yêu cầu sau trong thời gian 3 phút: + Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận trong nhóm và ghi vào giấy các lợi ích của cá mà em biết. Lấy ví dụ. GV hướng dẫn: Lần lượt từng thành viên của nhóm kể tên các ích lợi để cả nhóm ghi lại (không kể trùng lặp lợi ích nhưng được trùng tên các loài cá). - Sau 3 phút, GV chọn 2 nhóm hoàn thành xong trước dán kết quả lên bảng. - GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: Cá có nhiều ích lợi. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và cho động vật. Cá là thức ăn ngon, bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người. Ngoài ra cá được dùng để chữa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước. - GV giới thiệu các hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến cá. *GDMT: - GV hỏi: Đối với cá cảnh, cá để trưng bày như cá vàng, cá bảy màu... Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ, chăm sóc chúng phát triển? - Cá đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta,vậy Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá? - GV kết luận: Cá là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc, bảo vệ, đánh bắt chúng một cách hợp lí. - GV gọi 1-2 HS đọc mục ”bóng đèn tỏa sáng” trong SGK. - GV gọi 1 HS nhắc lại tựa bài hôm nay học. -GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài hôm nay học. 4. Củng cố, dặn dò: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: - Tên trò chơi: Ai nhanh hơn + GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ cử đại diện 1 bạn lên bảng chơi. + Cách chơi: Mỗi đội có 1 bạn lên bảng để xếp các mảnh ghép thành 1 bức tranh hoàn chỉnh trong thời gian 1 phút, bức tranh đó vẽ 1 con cá. Hết 1 phút, lần lượt 2 bạn sẽ nói tên cá gì, chỉ các bộ phận bên ngoài của cá và kể một số lợi ích về cá đó mà em biết. + Đội nào có bạn xếp nhanh tay hơn và trình bày đúng yêu cầu của GV sẽ thắng. Đội còn lại sẽ thua. + Đội thắng mỗi bạn sẽ được thưởng 1 viên kẹo và 1 cái bánh. Đội thua sẽ chỉ được thưởng 1 viên kẹo. - Tranh 1: Cá trê - Tranh 2: Cá heo GV nhận xét tiết học, dặn dò ôn bài và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời: Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. + Dự đoán HS trả lời: hình 1 là cá vàng sống ở dưới nước , hình 2 là cá chép sống ở dưới nước, + HS khác nhận xét, bổ sung. 1. Cá vàng, cá chép, cá quả, cá rô phi sống ở nước ngọt. Cá ngừ, cá chim, cá mập, cá đuối sống ở nước mặn. 2. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây và vảy. - HS trả lời: Cá thở bằng mang. Khi cá thở mồm và mang cá cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra. + Dự đoán HS trả lời: Cá thở bằng mang. Miệng cá và mang cá cử động khi thở. - 1 – 2 nhắc lại. + HS trả lời: Bên ngoài cơ thể cá có vảy bảo vệ và cá di chuyển bằng vây và đuôi. + HS trả lời: Khi ăn cá, thấy có xương. - HS nghe kết luận. - Có rất nhiều kích thước khác nhau. Có con thì to như cá mập, cá voi..Có con thì nhỏ như cá vàng, cá bảy màu, cá cơm - HS cùng quan sát và thảo luận trong nhóm để rút ra kết quả: + Màu sắc của cá rất đa dạng: Cá có màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; cá bảy màu,.. có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng thường ngả dần sang màu trắng. + Hình dáng của cá cũng rất đa dạng, có con mình tròn như cá vàng, có con mình thuôn như cá chép; có con dài như cá lóc (cá quả), cá trê,.. có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại to như cá mập, cá voi, cá heo,... + Về các bộ phận của cá: có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối, có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá bảy màu, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vảy, các loài cá biển thường có da trơn, không vảy; mồm cá thì có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập. - Một vài đại diện HS báo cáo, các HS khác theo dõi, bổ sung những đặc điểm khác mà bạn chưa trình bày. - HS lắng nghe kết luận. - HS ghi vào giấy các ích lợi của cá và tên các loài cá đó. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - Dự đoán HS trả lời: Chúng ta cần phải cho chúng ăn hàng ngày, chăm sóc chúng, thay bể nước cho chúng.. - Dự đoán HS trả lời: Chúng ta không xả rác xuống nước, không được bắt giết chúng... - Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.... - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. - Lợi ích của cá trê: Cá diêu có rất nhiều lợi ích. Đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể người. Có thể làm một số món ngon như: Cá trê kho tô, cá trê nướng, - Lợi ích của cá heo: Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch. Cá heo giúp ngư dân đánh cá, diễn xiếc, pha trò trong các khu trò chơi Rút kinh nghiệm tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 52 Ca_12333801.docx