Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 27: Chim

Gv chiếu kết luận cho HS đọc: Chim là đông vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Chim có các bộ phận chính là: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- GV giảng bài: Như vậy là có nhiều loài chim với các màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau sống trong các môi trường khác nhau tạo nên một thế giới chim đa dạng sắc màu. Để tìm hiểu sự phong phú, dạng của các loài chim chúng ta sẽ tìm hiểu qua hoạt động 2

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 27: Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY GVHD: Nguyễn Thị Kim Liên Người soạn : Võ Thị Thùy An Lớp giảng: 3A Môn giảng: TNXH Ngày soạn: 18-03-2018 Ngày giảng: 21-03-2018 Tuần 27 CHIM I.Mục tiêu - Nêu được lợi ích của chim đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim - Giáo dục HS: có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu quý và bảo vệ các loài chim. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: Các hình minh họa (phóng to) - HS: SGK III. Các hoạt động dạy và học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 4’ 1’ 10’ 10’ 4’ 2’ 1. Ôn định 2. Ôn bài cũ - GV ôn bài cũ: + HS 1: Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cá? + HS 2Cá có lợi ích gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài mới - GV cho HS nghe và hát bài “Con chim vành khuyên” - GV hỏi: + Trong bài hát loài động vật nào được nhắc đến nhiều nhất? - GV: Chú chim vành khuyên đáng yêu trong bài hát vừa rồi rất ngoan ngoãn và lễ phép phải không nào. Xung quanh ta có rất nhiều loài chim gần gũi, quen thuộc với chúng ta. Trong bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu xem chúng có đặc điểm và lợi ích gì qua bài “Chim” - Gv mời HS đọc nối tiếp bài học -Gv nêu mục đich, yêu cầu bài học 3.2 Dạy bài mới: -GV gọi hs kể nối tiếp tên 1 số loài chim mà em biết - GV: Cô thấy cả lớp đã được biết rất nhiều loài chim khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chúng cô trò mình sẽ cùng nhau khám phá, tìm hiểu về đặc điểm chung của loài chim thông qua hoạt động 1. a. Hoạt động 1: Đặc điểm chung của loài chim - Cho HS quan sát hình ảnh trong SGK yêu cầu HS kể tên những loài chim có trong hình. - GV nhận xét - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những loài chim có trong hình trong 1 phút. - Gọi đại diện nhóm chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của chim. - GV nhận xét. - GV hỏi + Chim có mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào? - Gọi HS chỉ lại các bộ phận chính của chim. - GV nhận xét và hỏi thêm + Toàn thân chim được bao phủ bằng gì? + Lớp lông vũ có tác dụng gì? - GV: Chim là loài duy nhất có lông vũ. Lông vũ nhẹ nhưng rất khoẻ; nó tạo nên những chiếc cánh cho phép chim có thể bay được. Những chiếc lông vũ giúp chim chỉnh hướng khi bay hoặc tạo ra một lớp cách nhiệt để giữ cho cơ thể luôn luôn ấm áp, nó còn giúp chim có thể lần trốn khỏi kẻ thù. Tuy nhiên không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh. + Mỏ chim có đặc điểm gì chung? + Chúng dùng mỏ để làm gì? + Khi ăn thịt chim (gà) chúng ta thấy có gì? + Cơ thể các loài chim có xương sống không? - GV vừa nói vừa chỉ trên hình vẽ để HS quan sát. - Gv chiếu kết luận cho HS đọc: Chim là đông vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Chim có các bộ phận chính là: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - GV giảng bài: Như vậy là có nhiều loài chim với các màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau sống trong các môi trường khác nhau tạo nên một thế giới chim đa dạng sắc màu. Để tìm hiểu sự phong phú, dạng của các loài chim chúng ta sẽ tìm hiểu qua hoạt động 2 b. Hoạt động 2: Sự phong phú đa dạng của các loài chim - GV cho HS quan sát hình ảnh các loài chim. + Em có nhận xét gì về màu sắc, hình dạng, kích thước của các loài chim khác nhau? + Chim có những khả năng gì? - GV nhận xét - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn trong 3 phút để so sánh điểm giống và khác nhau của một số loài chim. (phiếu học tập) - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét - GV cho HS quan sát hình ảnh một số loài chim và giảng: Về màu sắc chúng có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Về hình dang cũng rất khác nhau: có con to cổ dài như đà điểu; có con nhỏ be, xinh xắn như chích bong, chim sâu, họa mi, chim hút mật,Về khả năng của chim có loài hót rất hay, có loài biết bắt chước tiếng người, có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt,ngan; có loài chạy nhanh như đà điểu; đại đa số các loài chim đều biết bay. - GV KL: Từ đó ta thấy thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng, chúng có màu sắc,hình dạng và kích thước, giọng hót và cách di chuyển khác nhau. - GV gọi HS nhắc lại kết luận *Ích lợi của các loài chim - GV cho HS thảo luận nhóm theo bàn nêu ích lợi của các loài chim trong 1 phút. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - Cho các nhóm khác nhận xét - GV cho HS quan sát một số hình ảnh về ích lợi của chim - GV: Chim thường có ích lợi bắt sâu bảo vệ mùa màng; da và lông chim còn dùng để làm chăn, đệm, túi xách, quần áo, trang sức,; chim được nuôi để làm cảnh; một số loài còn được nuôi để lấy thịt và lấy trứng (gà, vịt,) ngoài ra vỏ trứng còn được dùng để làm đồ chơi. Các loài chim còn làm cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp. - Chim có nhiều ích lợi như vậy chúng ta làm gì để bảo vệ các loài chim? - Tại sao chúng ta không nên săn bắn hoặc phá tổ chim? - GV giới thiệu các hoạt động bảo vệ những loài chim quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái - GV KL: Chim là loài có ích chúng ta phải bảo vệ chúng 4. Củng cố - dặn dò -Tổ chức trò chơi cho hs sinh: Chọn đáp án đúng nhất (chiếu silde) -Giáo dục học sinh: phải có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu quý và bảo vệ các loài chim. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu hs về chuẩn bị bài Thú Cả lớp hát và vỗ tay - HS trả lời: + Gồm: đầu, mình, vây và đuôi + Cá dùng để làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc, -HS nhận xét - HS hát - HS trả lời: + Loài chim - HS lắng nghe. Hs đọc nối tiếp bài học HS lắng nghe - HS kể nối tiếp - HS lắng nghe - HS quan sát và kể tên - HS lắng nghe - HS hoạt động thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. -HS lắng nghe + Chim có các bộ phận chính: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - HS lên chỉ trên hình vẽ. (Các HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung). - HS trả lời. + Toàn thân chim được bao phủ bằng lông vũ + Chỉnh hướng bay, giữ nhiệt và bảo vệ chim - HS lắng nghe + Trong mỏ không có răng, giữa phần trên mỏ có hai lỗ mũi. + Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn +..có xương + Cơ thể chim có xương sống - HS quan sát, lắng nghe - HS đọc - HS lắng nghe. - HS quan sát +các loài chim khác nhau có màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau. + Có loài hót rất hay: họa mi, khướu; có lòai biết bắt chước tiếng người như: vẹt, sáo, uyển; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt,;có loài chạy nhanh như đà điểu - Lắng nghe - Đại diện nhóm trình bày + Giống: đều là động vật có xương sống., có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Đẻ, ấp trứng và sống theo đàn. Khác: màu sắc, hình dáng, kích thước, giọng hót, cách di chuyển. - HS nhận xét, bổ sung - HS quan sát, lắng nghe - Lắng nghe và ghi nhớ - 2,3 HS nhắc lại - 2 HS nhắc lại câu hỏi thảo luận và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Các đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát - Hs lắng nghe. - Không phá tổ chim. Không bắt chim, bắn chim bừa bãi. Bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng và trồng nhiều cây xanh. - Vì chúng ta phải bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên. - HS quan sát - HS lắng nghe. -hs trả lời -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe - Hs lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 53 Chim_12314612.docx
Tài liệu liên quan