Giáo án lớp 3 - Năm 2013 - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

 - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Khi nào?” “Ở đâu?” “Vì sao?”. Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ Khi nào để hỏi thời điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ + phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

 * GV treo bảng phụ hướng dẫn HS làm:

Bài tập1: Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao ?

- HS đọc và nêu yêu cầu.

a) Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.

b) Vì gấu trắng có tính tò mò, người thuỷ thủ thoát nạn.

c) Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức.

- 3 HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài.

- GV: Có thể dùng cụm từ Vì sao ở đầu câu hoặc ở cuối câu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2013 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. a) GV đọc toàn bài một lượt. b) GV hướng dẫn luyện đọc. * Đọc nối tiếp câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu 2 lượt. Đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu lần 1. HS đọc từ khó (nặn, xúm lại, làm ruộng, suýt khóc, ). Đọc nối tiếp câu lần 2. * Đọc từng đoạn trong bài. HS tìm câu văn dài và luyện đọc. Tôi suýt khóc,/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.// Bác đừng về.// Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn) Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.//(giọng trầm buồn) HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hỏi câu hỏi: * Đoạn 1 + 2: Bác Nhân làm nghề gì ? (nặn đồ chơi bằng bột màu bán rong trên các vỉa hè đường phố) Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào ? (Các bạn xúm đông lại ở những chỗ dựng cái sào nứa cắm đồ chơi của bác. Các bạn cắm đồ chơi tò mò xem hai bàn tay bác khéo léo tạo nên những con giống rực rỡ sắc màu.) * Đoạn 2 + 3: Vì sao bác Nhân định chuyển về quê ? (Vì đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện, chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.) Bạn nhỏ trong truyện có thái độ thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng ? (Bạn suýt khóc vì buồn, cố tỏ ra bình tĩnh nói với bác : “Bác đừng về, bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.”) * Đoạn 3 + 4: Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào ? (Bạn nhỏ là một người nhân hậu, thông minh. Bạn hiểu bác hàng xóm rất yêu nghề, biết an ủi bác, động viên bác, làm cho bác vui, đổi ý định bỏ nghề khi trở về quê.) Em đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ? * GV tổ chức HS thi đọc lại truyện. 3, 4 nhóm HS thi đọc phân vai truyện - Cả lớp bình chọn người đọc hay. 3. Củng cố dặn dò Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn dò HS: Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Chính tả Người làm đồ chơi I. Mục tiêu - Nghe viết đúng bài tóm tắt nội dung truyện : Người làm đồ chơi. - Viết đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n và dấu hỏi, dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. - GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi. - 2 HS đọc lại. - Tìm tên riêng trong bài chính tả. (Nhân) - Tên riêng trong bài chính tả phải viết như thế nào? - HS viết bảng con những tiếng khó. - GV đọc cho HS viết bài vào vở. - Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả GV treo bảng phụ: - HS và nêu yêu cầu : Điền vào chỗ trống : - HS suy nghĩ, làm vào VBT –- Nhận xét và chữa bài. Trăng/ trăng ? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ? b, Ch/ tr ? trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá chép, cá trắm, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết3: Toán Ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu Củng cố xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 6 và chỉ số 3. Củng cố về biểu tượng về đơn vị đo độ dài. Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, đồng Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu : Đồng hồ chỉ mấy giờ ? HS quan sát từng đồng hồ và trả lời. Nhận xét và chưã bài : Đồng hồ A : 3 giờ 30 phút. Đồng hồ B : 5 giờ 15 phút. Đồng hồ C : 10 giờ. GV củng cố cách xem đồng hồ khi kim dài chỉ số 3 và số 6. Bài 2: HS đọc đề bài : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp tóm tắt vào vở. 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số lít nước mắm can to đựng là : 10 + 5 = 15 (l) Đáp số : 15 l nước mắm. GV củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn. Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu : Viết mm, cm, dm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp : HS làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài. Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm. Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng 15 m. Bề dày hộp bút khoảng 15 mm. Một gang tay dài khoảng 15 cm. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tiết 1: Toán Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu - Củng cố các đơn vị đo của đại lượng đã học. - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. Bài 1: HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 1HS lên bảng tóm tắt. HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Hải cân nặng là : 27 + 5 = 32 (kg) Đáp số : 32 kg. GV củng cố bài toán về nhiều hơn. Bài 2: HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ? 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ. 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là : 20 - 11 = 9 (km) Đáp số : 9 km. Bài 3: HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Bơm xong lúc : 9 + 6 = 15 (giờ) Đáp số : 15 giờ. - GV giải thích : Phải bơm trong 6 giờ tức là bắt đầu từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa (thêm 6 giờ) sẽ bơm xong nên ta có phép tính : 9 + 6 = 15 giờ. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán ôn tập về giải toán (tiếp) I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. Bài 1: Minh cân nặng 31kg, Hà nhẹ hơn Minh 3kg. Hỏi Hà cân nặng bao nhiêu kg? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm bài vào VBT. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách giải bài toán về ít hơn. Bài 2: Toàn đi học ở trờng bán trú , mỗi ngày Toàn học ở trờng 8 giờ. Toàn đi học về lúc 4 giờ chiều. Hỏi Toàn đến trờng lúc mấy giờ sáng? HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? HS lên bảng tóm tắt bài toán. 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào VBT. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Đổi 4 giờ chiều = 16 giờ Toàn đến trường lúc : 16 – 8 = 8 (giờ) Đáp số 8 giờ sáng. Bài 3: Tính chu vi hình tứ giác : HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Chu vi hình tứ giác MNPQ là : 5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. - GV củng cố cách tính chu vi hình từ giác. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện từ và câu Ôn các bộ phận trả lời câu hỏi: Vì sao? Khi nào? ở đâu? I. Mục tiêu - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Khi nào?” “ở đâu?” “Vì sao?”. Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ Khi nào để hỏi thời điểm. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập * GV treo bảng phụ hướng dẫn HS làm: Bài tập1: Đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao ? HS đọc và nêu yêu cầu. Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài. Vì gấu trắng có tính tò mò, người thuỷ thủ thoát nạn. Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức. 3 HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở – Nhận xét và chữa bài. GV: Có thể dùng cụm từ Vì sao ở đầu câu hoặc ở cuối câu. Bài tập2: Cho HS đọc yêu cầu. 1 HS nêu câu hỏi – 1 HS trả lời HS làm bài vào vở. Nhận xét và chữa bài. Khi nào học sinh được nhgỉ hè? Đầu tháng sáu học sinh nghỉ hè. Khi nào học sinh tựu trường? Đầu tháng 9 học sinh tựu trường. Bài tập3: Thay cụm từ khi nào trong các câu sau đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ? ) HS đọc và nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm mẫu : HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi sử dụng các cụm từ : Bao giờ, tháng mấy, mấy giờ, lúc nào ? Nhận xét và chữa bài. + Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) lớp bạn thăm viện bảo tàng ? + Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) trường bạn nghỉ hè ? + Bạn làm bài tập khi nào ? (bao giờ, lúc nào, vào tháng mấy) + Bạn gặp cô giáo khi nào ? (bao giờ, lúc nào, tháng mấy) Bài tập 4: HS đọc và nêu yêu cầu : Đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu? Từng cặp HS hỏi đáp. VD : HS 1 : Bông cúc trắng mọc ở đâu ? HS 2 : Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. HS làm tương tự. Nhận xét và chữa. GV củng cố cách trả lời câu hỏi có cụm từ “ở đâu” làm rõ nghĩa cho câu về vị trí, địa điểm. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 21 tháng 8 năm 2013 Tiết 1: Tiếng Việt Ôn tập – kiểm tra I. Mục tiêu. - Kiểm tra phân môn tập đọc để rèn kĩ năng đọc cho HS. - Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? - Ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc : 7 – 8 em. - Gọi HS lên bộc bài đọc, GV nhận xét cho điểm. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập1: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? HS đọc yêu cầu và 4 câu văn. HS tìm BPC trả lời câu hỏi ở đâu & đặt câu hỏi : Nhận xét & chữa Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu ? Thú mèo mướp vẫn nằm lỳ ở đâu? Tàu phương đông buông neo ở đâu? Một chú bé say mê thổi sáo ở đâu? Bài tập2: Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống ? HS đọc yêu cầu & truyện vui. HS làm vào vở.HS đọc bài – nhận xét – chữa : Đạt lên 5 tuổi. Cậu nói với bạn : Chiến này „ mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết chữ nào „ Chiến đáp : Thế bố cậu là bác sỹ răng „ sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào„ 4. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tập làm văn Kể về người bạn em yêu quý I. Mục tiêu - HS viết được một đoạn văn khoảng 4-5 câu kể về người bạn em yêu quý. - Biết diễn đạt lời văn rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập GV chép đề bài lên bảng: Viết một đoạn văn từ 4-5 câu kể về người bạn em yêu quý. - Gọi 1- 2 HS đọc lại đề bài. - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc. - GV nhắc HS: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn. - HS kể mẫu: + Em yêu quý bạn nào nhất? + Kể về hình dáng: mắt, mũi, nước da, mái tóc, ...? + Kể về tính tình của bạn. + Tình cảm của em đối với bạn và bạn đói với em. - Cho vài em kể trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét. GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu vào vở. HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tại lớp, còn lại thu vở về nhà chấm. 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân , chia đã học. Kỹ năng thực hành tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 1000. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính: 604 + 156 372 + 527 783 – 528 509 - 126 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài 2: Tính 24 +18 – 28 = 3 ´ 6 : 2 = 5 ´ 8 – 11 = 30 : 3 : 5 = HS lần lượt lên bảng làm bài – Cả lớp làm vào vở . Nhận xét chữa bài. Giáo viên củng cố cách thực hiện và cách trình bày các biểu thức. Bài 3: HS đọc bài toán : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 1 HS lên bảng tóm tắt – 1 HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Gv nhận xét và chữa bài. Bài giải Số con thỏ có tất cả là : 5 ´ 4 = 20 (con) Đáp số : 20 con thỏ. 3. Củng cố dặn dò GV củng cố về cách tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số. GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu : - Củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân chia đã học. - Biết giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ + phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính a, 4 ´ 2 ´ 1 = b, 4 : 2 ´ 1 = c, 4 ´ 6 : 1 = 3 HS lên bảng tính. Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố : Tính từ trái sang phải, trình bày 2 dấu bằng thẳng cột. Bài2: (>,<, =) ? 540 590 342 432 670 676 987 897 699 701 695 600 + 95 2HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét và chữa bài. GV củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số xét chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của mỗi số. Bài 3: a. Tìm X X ´ 3 = 15 4 ´ X = 28 X : 2 = 2 X : 5 = 3 HS lần lượt lên bảng làm. Nhận xét và chữa bài. GV củng cố : Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ? Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? Bài 4: HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 1 HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài. Bài giải Số tờ báo mỗi tổ được chia là : 24 : 4 = 6 (tờ) Đáp số : 6 tờ báo. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS . Tiết 2: Toán Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho HS. - Làm một số bài tập về số, chữ số và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Đề kiểm tra in sẵn. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Đề bài. A. Phần trắc nghiệm(5 đ): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Tìm một số biết rằng lấy 35 cộng với số đó thì có kết quả bằng 35 trừ đi số đó. A. 0               B. 1               C. 35             D . 70 Câu 2. Có bao nhiêu số có 2 chữ số giống nhau? A. 5             B. 7             C. 9             D. 10 Câu 3. Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 100               B. 101               C. 102               D. 111 Câu 4. 5m 5dm = ..... Số điền vào chỗ chấm là: A. 55m                B. 505 m              C. 55dm                D. 5 dm Câu 5. Cho dãy số : 7 ; 11 ; 15 ; 19 ; ....số tiếp theo ðiền vào chỗ chấm là: A. 22                 B . 23              C. 33               D. 34 Câu 6. Nếu thứ 6 tuần này là 26 .Thì thứ 5 tuần trước là ngày: A. 17              B. 18              C. 19              D. 20 Câu 7. Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là : A. 998                 B. 999              C. 978               D. 987 Câu 8. Hình vuông có cạnh bằng 5cm thì chu vi của hình vuông đó là: A. 15 cm                 B . 20 cm                C. 25 cm                D. 20 dm Câu 9. Mai có 38 bông hoa, biết rằng số hoa của Mai ít hơn số hoa của Đào 12 bông. Hỏi Đào có bao nhiêu bông? A. 26 bông               B. 50 bông              C. 88 bông              D. 43 bông Câu 10. 17 + 15 – 10 = ......... Số điền vào chỗ chấm là: A. 32                B. 22               C. 30              D. 12 B. Phần tự luận: (5 điểm) Bài 1(1đ): Đặt tính rồi tính: 258 + 326 45 + 653 673 – 438 574 – 65 Bài 2. (1 đ) Tìm X 81 – x = 28 x + 26 = 95 - 17 Bài 3 (1đ): Hà có 40 viên bi gồm hai màu xanh và đỏ. Hà cho Tú 14 viên bi xanh thì Hà còn 12 viên bi xanh. Hỏi Hà có bao nhiêu viên bi đỏ? Bài 4(1đ): Tìm số có hai chữ số, biết thương các chữ số của nó là 4 và hiệu các chữ số của nó là 6. Bài 5. (1đ): Hiện nay bố 42 tuổi, mẹ 37 tuổi. Hỏi: Bố hơn mẹ bao nhiêu tuổi? Khi tuổi mẹ bằng tuổi bố hiện nay thì tuổi bố khi đó là bao nhiêu? 3. Biểu điểm - Phần trắc nghiệm(5 đ): Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 đ. - Phần tự luận: (5 điểm): Mỗi bài làm đúng cho 5 điểm. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Tiếng Việt Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng viết chữ và cách trình bày bài của HS. - Làm một số bài tập về chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn. II. Đồ dùng dạy học Đề kiểm tra in sẵn. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Đề bài. * Chính tả: (1đ) Câu 1: Điền l hay n: ....ăm ...ay......an ....ên tám tuổi. ......an chăm .....o.....uyện chữ. ......an .....ắn......ót viết không sai .....ỗi.....ào. Câu 2: Điền c, k ,hay q: .....ái ....ành ......ong .......ueo .....ủa ......ây .....uất ......ảnh ......ia đẹp .......úa * Luyện từ và câu: (4đ) Câu1: (1đ)Tìm từ chỉ sự vật và từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau: Tiếng gà Giục quả na Mở mắt tròn xoe. Cây dừa sải tay bơi Ngọn mùng tơi nhảy múa. Câu 2 (0,5đ): Bộ phận in đậm trong câu: “Bác Hồ tập chạy ở bờ suối.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì?              B. Nhý thế nào?               C . Là gì?                D. ởðâu? Câu 3(0,5đ): : Từ chỉ đặc điểm của sự vật trong câu: “Trong vườn, hoa mướp nở vàng tươi” là: A. Hoa mướp                B. Nở               C. Vàng tươi               D. Trong vườn Câu 4(0,5đ): : Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu: “Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.” Là: A. Hai bên bờ sông              B. Hoa phượng               C. Nở             D. Đỏ rực Câu 5 (0,5 đ) Em hiểu câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” là thế nào? A. Giúp đỡ nhau         B. Đoàn kết C. Đùm bọc                 D. Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Câu 6: (1đ) Điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ trống cho phù hợp: Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò( ) chúng thường cùng ở( ) cùng ăn( ) cùng làm việc và đi chơi cùng nhau( ) hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng( ). * Tập làm văn (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (5- 7câu) kể về một người thân trong gia đình em. 3. Biểu điểm - Chính tả:(1đ): Điền sai mỗi từ trừ 0,1 đ - Luyện từ và câu: (4đ): Câu 1: (1đ) tìm đúng mỗi từ cho 0,1 đ; Câu 2, 3, 4, 5 mỗi câu 0,5 đ; Câu 6: (1đ) ý D. - Tập làm văn (5đ): HS viết được từ 5-7 câu, diễn đạt rõ ràng, đúng chính tả. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. BGH ký duyệt: ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. Đề kiểm tra hè 2013 môn toán lớp 3 Tên HS: ............................... A. Phần trắc nghiệm(5 đ): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Tìm một số biết rằng lấy 35 cộng với số đó thì có kết quả bằng 35 trừ đi số đó. A. 0               B. 1               C. 35             D . 70 Câu 2. Có bao nhiêu số có 2 chữ số giống nhau? A. 5             B. 7             C. 9             D. 10 Câu 3. Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 100               B. 101               C. 102               D. 111 Câu 4. 5m 5dm = ..... Số điền vào chỗ chấm là: A. 55m                B. 505 m              C. 55dm                D. 5 dm Câu 5. Cho dãy số : 7 ; 11 ; 15 ; 19 ; ....số tiếp theo điền vào chỗ chấm là: A. 22                 B . 23              C. 26               D. 34 Câu 6. Nếu thứ 6 tuần này là 26 .Thì thứ 5 tuần trước là ngày: A. 17              B. 18              C. 19              D. 20 Câu 7. Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là : A. 998                 B. 999              C. 978               D. 987 Câu 8. Hình vuông có cạnh bằng 5cm thì chu vi của hình vuông đó là: A. 15 cm                 B . 20 cm                C. 25 cm                D. 20 dm Câu 9. Mai có 38 bông hoa, biết rằng số hoa của Mai ít hơn số hoa của Đào 12 bông. Hỏi Đào có bao nhiêu bông? A. 26 bông               B. 50 bông              C. 88 bông              D. 43 bông Câu 10. 17 + 15 – 10 = ......... Số điền vào chỗ chấm là: A. 32                B. 22               C. 30              D. 12 B. Phần tự luận: (5 điểm) Bài 1(1đ): Đặt tính rồi tính: 258 + 326 45 + 653 673 – 438 574 – 65 Bài 1. (1 đ) Tìm X 81 – x = 28 x + 26 = 95 - 17 Bài 2 (1 đ): Hà có 40 viên bi gồm hai màu xanh và đỏ. Hà cho Tú 14 viên bi xanh thì Hà còn 12 viên bi xanh. Hỏi Hà có bao nhiêu viên bi đỏ? Bài 3(1 đ): Tìm số có hai chữ số, biết thương các chữ số của nó là 4 và hiệu các chữ số của nó là 6. Bài 4. (1đ): Hiện nay bố 42 tuổi, mẹ 37 tuổi. Hỏi: Bố hơn mẹ bao nhiêu tuổi? Khi tuổi mẹ bằng tuổi bố hiện nay thì tuổi bố khi đó là bao nhiêu? Đề kiểm tra hè 2013 môn tiêng việt lớp 3 Tên HS: ............................... I/ Chính tả: 1đ 1/ Điền l hay n: ....ăm ...ay......an ....ên tám tuổi. ......an chăm .....o.....uyện chữ. ......an .....ắn......ót viết không sai .....ỗi.....ào. 2/ Điền c, k ,hay q: .....ái ....ành ......ong .......ueo .....ủa ......ây .....uất ......ảnh ......ia đẹp .......úa II/ Luyện từ và câu: (4đ) Câu1: (1đ)Tìm từ chỉ sự vật và từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau: Tiếng gà Giục quả na Mở mắt tròn xoe Cây dừa sải tay bơi Ngọn mùng tơi nhảy múa -Từ chỉ sự vật:................................................................................................. ........................................................................................................................ -Từ chỉ hoạt động:.......................................................................................... Cõu 2 (0,5đ): Bộ phận in đậm trong cõu: “Bỏc Hồ tập chạy ở bờ suối.” trả lời cho cõu hỏi nào? A. Làm gỡ?              B. Như thế nào?               C . Là gỡ?                D. Ởđõu? Cõu 3(0,5đ): : Từ chỉ đặc điểm của sự vật trong cõu: “Trong vườn, hoa mướp nở vàng tươi” là: A. Hoa mướp                B. Nở               C. Vàng tươi               D. trong vườn Cõu 4(0,5đ): : Bộ phận trả lời cho cõu hỏi Ở đõu? trong cõu: “Hai bờn bờ sụng, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.” Là: A. Hai bờn bờ sụng              B. Hoa phượng               C. Nở             D. Đỏ rực Câu 5 (0,5đ). Em hiểu câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” là thế nào? A. Giúp đỡ nhau            B. Đoàn kết C. Đùm bọc                 D. Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau lúc khó khãn hoạn nạn. Câu 6: (1đ) Điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ trống cho phù hợp: Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò( ) chúng thường cùng ở( ) cùng ăn( ) cùng làm việc và đi chơi cùng nhau( ) hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng( ). III. Tập làm văn (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (5- 7câu) kể về một người thân trong gia đình em. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................ ...........................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAHE TUAN 7.doc
Tài liệu liên quan