Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối thẳng.

- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Giấy thủ công, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS nêu lại các bước cắt, dán chữ T, I.

 - GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn HS thực hành (tiếp tiết trước)

Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ I, T.

- GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.

- GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ , dán chữ I, T theo quy trình:

+ Chiều rộng 1 ô, chiều cao 5 ô.

 

doc36 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. * Khởi động : Cả lớp hát bài " Em yêu trường em". * Hoạt động 1: Phân tích tình huống. - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tình huống và cho biết nội dung tranh. - GV giới thiệu tình huống: như trong vở bài tập đạo đức. - HS nêu cách giải quyết. GV tóm tắt cách giải quyết chính. + Huyền đồng ý đi chơi với bạn. + Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình. + Huyền doạ sẽ mách cô giáo. + Huyền khuyên Thu tổng vệ sinh xong, rồi đi chơi. - GV hỏi: Nếu là Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a, b (c, d)? - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó? - HS thảo luận vì sao chọn cách đó và chuẩn bị đóng vai 1 cách xử lí. - Đại diện nhóm lên trình bày - cả lớp thảo luận phân tích mặt hay và chưa hay của mỗi cách giải quyết. - GV kết luận: Cách giải quyết (d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và còn biết khuyên các bạn cùng làm. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. - GV phát phiếu học tập: Nội dung phiếu SGV. - HS làm bài cá nhân. - Cả lớp và GV cùng chữa bài. - GV kết luận: như SGK. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành (lưỡng lự) bằng cách giơ các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. - Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành (lưỡng lự) - GV kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng, ý kiến c là sai. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn thực hành cho bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt Ôn: từ ngữ về quê hương. câu: "Ai - làm gì? " I. Mục tiêu - Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức đã học ở buổi sáng. Tìm được từ ngữ, thành ngữ nói về quê hương. - HS nhận biết được các câu theo mẫu Ai – làm gì? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai – làm gì? - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu câu Ai – làm gì? Viết được đoạn văn trong đó có sử dụng mẫu câu Ai-làm gì? II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: (BT2-TV nâng cao- tr91) a) Gạch dưới những thành ngữ nói về quê hương. Non xanh nước biếc, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ. b) Tập đặt câu với thành ngữ " Quê cha đất tổ ". (Gợi ý: " Quê cha đất tổ " chỉ mảnh đất nơi tổ tiên, ông bà ta sinh sống từ lâu đời). Bài 2: HS làm bài trong sách BT trắc nghiệm Tiếng Việt. GV và HS chữa bài: + Trên cánh đồng, những con chim gáy đang sải cánh bay. + Ngoài xa, những con sóng sô nhau tạt vào bờ. + Mọi người rì rầm trò chuyện. + Những chú gà chạy lon ton trước nhà. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài. - Hướng dần mẫu 1câu: Đàn bọ ngữa mới nở chạy tíu tít, dàn quân ra khắp cây tranh. (Thuộc mẫu câu: Ai – làm gì?) - Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc làm gì? HS làm bài - Chữa bài. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), kể về một trong các công việc sau: a) Việc trực nhật lớp của tổ em. b) Việc chăm sóc vườn trường của lớp em. - Trong đoạn văn, có sử dụng kiểu câu Ai - làm gì? - HS làm bài. - Đọc bài làm của mình, lớp nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc Cảnh đẹp non sông I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, lóng lánh. - Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ trong bài. - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài) II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Nắng phương Nam". Vì sao các bạn chọn cành mai vàng làm quà Tết cho Vân? HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a) GV đọc mẫu bài thơ. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. HS đọc hai dòng thơ. Đọc từng khổ thơ trước lớp. + HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao. - GV giúp HS nắm được các địa danh trong bài? + Thế nào là: Tô Thị, Lạng Sơn, Trấn Vũ? - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng? Đó là vùng nào? (Lạng Sơn) + GV bổ sung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp đất nước của 3 miền Bắc, Trung, Nam. + Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? - HS nêu cảnh đẹp của từng vùng dựa vào từng câu ca dao. + Theo em ai giữ gìn tô điểm cho non sông đất nước, ngày càng đẹp hơn? (Cha ông ta từ bao đời nay đã giữ gìn và tô điểm cho non sông ta thêm tươi đẹp) * GV chốt: Bức tranh quê hương ở 3 miền Bắc- Trung - Nam đẹp và giàu có giúp ta càng thêm tự hào về quê hương , đất nước. * Đọc thầm cả bài thơ: - Nội dung chính của bài thơ là gì? 4. Học thuộc lòng bài thơ GV hướng dẫn HS học thuộc 6 câu ca dao. HS thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh I. Mục tiêu - Nhận biết các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2). - Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 1, 2. GV chữa bài chung. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu SGK. + Nêu các từ chỉ hoạt động? + Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? - HS làm nhẩm, một HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn). - Đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh. - GV nhấn mạnh: Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ. Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. GV nêu tác dụng của biện pháp so sánh. - HS chữa bài vào vở bài tập. Bài 2: HS đọc thầm bài tập. - HS trao đổi theo cặp: Gạch chân dười từ so sánh hoạt động với hoạt động trong mỗi phần. - HS đọc thầm, suy nghĩ để tìm ra những hoạt động được so sánh với nhau. - HS phát biểu. - GV chốt lời giải đúng: Các hình ảnh so sánh là: + Chân đi như đập đất. + Tàu cau vươn giữa trời như tay ai vẫy. + Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. + Đám xuồng con lại húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí. - HS chữa bài vào vở. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu. - Làm mẫu câu 1: nối cột A với cột B - HS lên bảng thi nối nhanh sau đó đọc lại. - Cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng. - HS chữa bài vào vở. * Củng cố: Từ ngữ ở cột A trả lời câu hỏi gì? Từ ngữ ở cột B trả lời câu hỏi gì? - HS đọc lại các câu đã ghép đúng. - Các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học? * GV chốt: Bài tập đã củng cố cho các em mẫu câu Ai-làm gì? 3. Củng cố, dặn dò - GV và HS củng cố bài học. - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu xem lại các bài tập. Tiết 2 (Buổi sáng): Toán luyện tập I. Mục tiêu Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 8 x 4 = ; 8 x 7 = ; 8 x 3 = - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. GV đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. Sợi dây 18 m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 (lần) * Chốt: Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Bài 2: Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài: Bài giải Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 20 : 4 = 5 (lần) Đáp số: 5 lần Bài 3: HS đọc đề bài. Muốn biết cả hai thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam ta phải biết điều gì? ( phải biết số cà chua thu được ở mỗi thửa ruộng) Vậy ta đi tìm số cà chua ở thửa thứ hai trước? HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Số cà chua thu được ở thửa thứ hai là: 27 x 3 = 81 (kg) Số cà chua thu được ở cả hai thửa ruộng là: 27 + 81 = 108 (kg) Đáp số: 108 kg cà chua Bài 4 : HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc nội dung cột 1: Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở. Nêu miệng bài làm của mình. * Chốt: So sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị, gấp kém bao nhiêu lần. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả cảnh đẹp non sông ( Nghe - viết) I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất. - Làm đúng bài tập 2 a: Viết đúng một số chữ chứa âm đầu dễ lẫn tr/ ch. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết một số từ do GV đọc. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Chuẩn bị: - GV đọc bài viết; 2HS đọc thuộc lòng. Cả lớp đọc thầm ghi nhớ. - Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng. - Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài chính tả có những tên riêng nào? HS trả lời. + Ba câu ca dao thể thơ lục bát được trình bày như thế nào? + Câu có 7 chữ được viết như thế nào? HS trả lời cách lề vở 1 ô. HS viết nháp những chữ các em dễ viết sai: Ví dụ: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, .... b. GV đọc cho HS viết. - Sau khi học sinh viết xong GV đọc lại để học sinh soát nỗi chính tả. c. Nhận xét, chữa bài: - GV chấm 5 – 7 nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS cách viết (nếu cần). 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. - Để có lời giải đúng các em phải nhớ nghĩa của từ, vừa phải nhớ tiếng bắt đầu bằng tr/ ch. - HS đọc lại đề bài, làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - GV chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Cây chuối, chữa bệnh, trông. 4. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. - Dặn HS chuẩn bị cho bài tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp của đất nước. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công Cắt, dán chữ i, t (tiết 2) I. Mục tiêu HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kẻ, cắt, dán được chữ I, T các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối thẳng. Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II. Đồ dùng dạy học Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại các bước cắt, dán chữ T, I. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS thực hành (tiếp tiết trước) Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ I, T. - GV yêu cầu HS thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. - GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ , dán chữ I, T theo quy trình: + Chiều rộng 1 ô, chiều cao 5 ô. + Chữ I, T có nửa bên trái giống nửa bên phải. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái giống nửa bên phải (trùng nhau) GV gấp đôi chữ theo chiều dọc. Muốn cắt đợc chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. Chữ I đơn giản, nên không cần gấp mà cắt luôn theo đường kẻ Bước 1: Kẻ chữ I, T Bước 2: Cắt chữ I, T Bước 3: Dán chữ I, T - HS thực hành cắt, dán các chữ I, T. - GV theo dõi chung. - GV khen những HS có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS. Tư vấn, hướng dẫn những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. - GV tổ chức cho cả lớp trưng bày sản phẩm. HS tự nhận xét sản phẩm của các bạn trong lớp: nêu các sản phẩm đạt và chưa đạt, cần tư vấn thêm. GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo các mức độ. Tuyên dương những em làm tốt, tư vấn giúp đỡ những em làm chậm, chưa hoàn thành để các em hoàn thành. 3. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét về việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh. - Tinh thần, thái độ học tập trong giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Bảng chia 8 I. Mục tiêu - HS dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc. - Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép chia 8). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán, Các tấm bài có 8 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại bảng nhân 8. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8: a. Cho HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. + 8 lấy 1 lần bằng mấy? + 8 chấm tròn chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? + HS quan sát và đọc lại 2 phép tính trên bảng. b. HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. - GV và HS thao tác như trên ta có 2 phép tính: 8 x 2 = 16, suy ra 16 : 8 = 2 HS đọc lại các phép tính vừa lập được. - GV gắn trực quan và hỏi : + Một tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa như vậy có tất cả bao nhiêu châm tròn? + Em làm như thế nào? - Dựa vào phép nhân 8 x 3 = 24 , HS viết và tìm kết quả 2 phép chia tương ứng. - HS nêu phép chia 24 : 3 = 8 - HS đọc 2 phép tính trên và nhận xét mối quan hệ giữa hai phép tính? - Vậy để tìm kết quả phép chia 8 em dựa vào đâu? (HS dựa vào bảng nhân 8) c. Tương tự như trên GV hướng dẫn HS lập các phép tính tiếp theo. - HS dựa vào bảng nhân 8 tự lập các phép chia 8 còn lại vào vở. - HS nêu nhận xét các cột trong bảng chia 8. d. HS học thuộc bảng chia 8. 3. Thực hành: Bài 1: HS đọc đề bài, tính nhẩm rồi chữa bài (Yêu cầu HS trả lời miệng). - Củng cố bảng chia. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, HS làm rồi chữa bài. Bài 3: HS đọc bài toán. Tóm tắt và giải bài toán. GV nhận xét và chữa bài. Bài giải Chiều dài của mỗi mảnh vải là: 32 : 8 = 4( mảnh) Đáp số: 4 mảnh vải Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài toán. - Tóm tắt và giải bài toán. Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4. * HS quan sát bài tập 3 và 4 và nêu nhận xét về cách làm và tên đơn vị. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều): Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích I. Mục tiêu - Giúp HS có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống. - HS tự làm được những việc đơn giản để phòng tránh thương tích khi ở nhà hay ở trường. - Qua bài thực hành rèn cho HS kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống . II. đồ dùng dạy học - Phiếu giao việc, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: ở nhà con đã gặp những tai nạn, thương tích nào? - Một số HS kể. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành * Thảo luận nhóm: Bài tập 1: GV treo bảng phụ ghi câu hỏi: Hàng ngày ở nhà hay, ở trường các con hay chơi những trò chơi gì? - Gọi một số HS kể các trò chơi mà mình hay chơi. - GV ghi bảng. Hỏi: Những trò chơi nào rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn. Theo con ta có nên chơi các trò chơi này không? Cho HS thảo luận nhóm 4. Ghi vào phiếu học tập. Thời gian thảo luận 3 phút. Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV chốt: Những trò chơi hay những việc làm dễ gây tai nạn, thương tích, chúng ta không nên chơi, không nên làm như: Dùng những vật sắc nhọn trêu đùa nhau. Chơi bên cạnh bếp ga, bếp lửa. Nhét đồ vật, hoa quả vào tai. Dùng túi ni lông nghịch trùm kín đầu. Đu cây, trèo tường, chơi ở cạnh ao, hồ, ... Không được nghịch điện, chơi bóng dưới lòng đường. - GV có thể cho HS quan sát một số bức tranh sưu tầm được về những tai nạn thương tích mà HS hay mắc phải và cho biết tại sao không nên làm những việc như các ban trong tranh. GV nhận xét và kết luận. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập: Em phải làm gì để tránh mắc phải trường hợp như các bạn trong tranh. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. GV gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà thực hiện như bài đã học. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Phòng cháy khi ở nhà I. Mục tiêu - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. - Biết cách xử lí khi xảy ra cháy. - HS khá, giỏi: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. * Các KNS cần giáo dục trong bài: + KN tìm kiếm xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy. + KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà. + KN tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách. II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở HĐ1. III. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK, sưu tầm các mẩu tin trên báo về những vụ cháy. IV. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể về những người trong họ nội, họ ngoại của em? - Em phải đối xử với họ hàng như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn bài học: Hoạt động 1: Tìm hiểu thiệt hại do cháy gây ra. (Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột) Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. - GV nêu câu hỏi dự đoán: Nêu một số thứ dễ gây cháy ở nhà và tác hại do cháy gây ra? GV: Các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) - HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình. Ví dụ: dầu hỏa, xăng, củi, rơm, rạ để gần bếp lửa đang cháy, khí ga, trẻ em nghịch diêm, bật lửa, ... Khi cháy sẽ bị bỏng, thiệt hại về tài sản,... - HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào bảng dự đoán của HS,  giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc: - HS có thể nêu: + Có phải chai dầu hỏa để gần bếp ga dễ cháy không? + Củi đun xong để gần bếp lửa dễ cháy không? + Những thứ gì dễ cháy ở gia đình? + Vì sao diêm, bật lửa dễ gây cháy ở nhà? * Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu: Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - HS có thể nêu: Thực hành, thí nghiệm, đọc tài liệu, xem thông tin, xem tranh trong SGK, ... - GV chốt: ở bài này các con quan sát tranh và xem một số thông tin cô đã chuẩn bị để thảo luận rồi rút ra kết luận. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm: quan sát tranh trong SGK, đọc thông tin trên màn hình và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận nhóm. - HS thực hành rồi ghi kết quả vào bảng nhóm. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả vừa thực hành. - GV chốt kiến thức. - HS so sánh kết luận với dự đoán ban đầu của mình. - HS nhắc lại: Những thứ gì dễ gây cháy ở nhà? Khi bị cháy gây thiệt hại gì? - GV chốt kết luận. HS đọc lại. Hoạt động 2: Cách phòng tránh. -HS quan sát tranh thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm, bật lửa vứt lung tung ra nhà? + Nhóm 2: Theo bạn xăng, dầu hoả nên cất ở đâu? + Nhóm 3: Bếp nhà bạn chưa ngăn nắp gọn gàng. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp? + Nhóm 4: Khi đun nấu bạn và người lớn cần chú ý gì để phòng cháy? - Đại nhóm trình bày, lớp bổ sung kết quả. - GV nhận xét và kết luận: ... không để những thứ dễ cháy ở gần bếp; dọn dẹp gon gàng sau khi đun nấu ở bếp củi; khi đun nấu phải trông coi cẩn thận, nhớ tắt bếp khi sử dụng xong. Hoạt động 3: Cách xử lí khi bị cháy. - GV nêu tình huống cụ thể. - Cho các nhóm đóng vai hoặc xử lí miệng. - GV chốt: báo động cháy, có thể gọi 114. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao kiến thức về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé đã học ở buổi sáng. - Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị. - HS làm một số bài toán nâng cao có liên quan đến so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện tập toán + Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau: a, Sách luyện tập toán: Làm từ bài 15 đến bài 20( tr38) Bài 15: GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Làm ra nháp rồi khoanh vào ý đúng. (D. 9 lần) Bài 16: HS đọc đề bài. + Có bao nhiêu ô vuông chưa tô màu? Bao nhiêu ô vuông đã tô màu? - HS tự làm rồ nêu kết quả: (A. 2 lần) Bài 17, 18 : Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài. - Khi chữa cho HS nêu lại cách làm. Bài 19: HS đọc đề bài. Muốn biết cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam chè ta phải biết điều gì? ( phải biết số kg chè mẹ hái được) Vậy ta đi tìm số kg chè mẹ hái trước? 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chữa bài. Bài 20 : HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? (có 35 HS, giỏi 12 em, khá 19 em, còn lại TB) Bài toán hỏi gì? (.... giỏi gấp mấy lần trung bình.) HS tự tóm tắt rồi giải. GV chữa chung. b, Toán bồi dưỡng: (Bài 292-tr45) - HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? (Túi 1 đựng 8kg gạo, bằng túi 2) + Bài toán hỏi gì? (Túi thứ hai đựng nhiều hơn túi thứ nhất bao nhiêu kg gạo?; số gạo cả hai túi gấp mấy lần số gạo đựng trong túi thứ nhất?) - HD giải: + Tìm số gạo của túi thứ hai: 8 x 3 = 24 + Tìm số gạo của túi thứ hai nhiều hơn túi thứ nhất: 24 - 8 = 16 + Tìm số gạo của cả 2 túi: 24 + 8 = 32 + Tìm số gạo của cả 2 túi gấp túi 1: 32 : 8 = 4 (lần) * GV củng cố dạng toán giải bằng nhiều cách. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Giới thiệu về quê hương (tiếp) I. Mục tiêu - Học sinh biết đặt mình vào vai nhân vật trong một đoạn thơ để viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương mình ở vùng núi hoặc vùng biển. - Qua đó giúp HS hiểu về phong cảnh vùng núi, vùng biển có gì khác vùng đồng bằng quê mình đang sống. - Rèn kĩ năng làm bài văn cho HS. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới * HS làm đề 4 TV nâng cao (Tuần 10) - HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu làm gì? (Thay lời bạn nhỏ giới thiệu về một trong hai vùng quê được nói tới trong bài thơ) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. - HS đọc 2 bài thơ. (3 em) GV gợi ý: Đề bài yêu cầu các em giới thiệu về một trong hai vùng quê được nói đến trong mỗi đoạn thơ. Các em phải xác định được vùng quê được nói đến ở câu a là vùng biển, vùng quê được nói đến ở câu b là vùng núi. Ví dụ: a, Em là em nhỏ có quê vùng biển, em giới thiệu cho các bạn biết những nét đặc sắc của vùng quê. Đó là cảnh biển rộng mênh mông, sóng biển vỗ nhịp sô vào bờ tạo nên những âm thanh như những tiếng hát. Cần giới thiệu cho các bạn biết quê em không những đẹp mà còn giàu. Người dân quê em chăm chỉ và cần cù lao động. Cuối bài giới thiệu, em nên nói nên tình cảm yêu quê hương vùng biển của mình. b, Em là bạn nhỏ có quê ở vùng núi, em giới thiệu để các bạn nhận ra sự khác lạ, đẹp đẽ của vùng quê em so với các vùng quê khác. Bản em ở trên cao (đồi núi) nên cảnh ở đây cũng thật đặc biệt: buổi sáng sớm, mây sà xuống bao quanh bản làm cho không khí huyền ảo như không khí cổ tích.Và cũng vì ở trên cao nên sương rơi nặng hạt hơn, cảm giác như là mưa ở đồng bằng. ánh mặt trời cũng phải khó khăn lắm mới xuyên qua được làn sương dày đặc, chính vì vậy, buổi trưa người dân miền núi mới được đón mặt trời. Từ những cảnh độc đáo của quê em, em hãy nêu lên tình cảm của mình đối với quê hương mình, truyền cho các bạn tình yêu và lòng mong muốn được đến thăm quê em. - HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét. - HS giới thiệu trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, .... * HS làm bài. - Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 28 thán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN121.doc
Tài liệu liên quan