I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (2 bước tính).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách bài tập Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn biết số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu câu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: HS đọc đề bài: Viết vào ô trống (theo mẫu)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Thực hiện theo 2 bước
- Chia 12 : 3 = 4. Trả lời: 12 gấp 4 lần 3. Viết 4 vào ô tương ứng ở cột 2.
- Viết . Trả lời 3 bằng của 12. Viết vào ô tương ứng ở cột 2.
- Củng cố bài toán 1.
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc trong vắt, rập rình, chiều gió...
b) GV đọc cho HS viết.
Đọc cho HS soát lại bài.
c) Chấm, chữa bài:
GV chấm nhanh 5 – 7 em, nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS nếu cần.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài - học sinh làm bài.
2 HS lên bảng thi làm đúng nhanh - đọc kết quả - nhận xét lỗi phát âm chốt lời giải đúng.
HS đọc lại nhiều lần. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay.
Bài 3 a: HS đọc câu đố.
HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố - viết nháp.
HS lên bảng viết lời giải, đọc kết quả.
Nhận xét chốt lời giải đúng: Con ruồi, quả dừa, cái giếng.
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức
tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T2)
I. Mục tiêu
- HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
- HS khá, giỏi biết: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của HS.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
- Các KNS cần được giáo dục:
+ KN nắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
+ KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
+ KN tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập Đạo đức, tranh phóng to, phiếu học tâp.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Trong tuần qua, con đã tham gia những công việc nào của trường, của lớp? Khi làm xong những công việc đó con thấy thế nào?
Gọi vài HS trả lời.
GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Xử lí tình huống:
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống.
(4 tình huống trong phiếu bài tập)
2. Các nhóm thảo luận
3. HS đại diện cho từng nhóm lên trình bày (đóng vai)
4. Lớp nhận xét góp ý.
5. GV kết luận.
a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Em nên xung phong giúp các bạn học.
c) Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
d) Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.
Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường.
1. GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra nháp những việc lớp, việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
2. HS HS thảo luận cặp đôi: ghi vào giấy nhỏ bỏ vào hộp chung của lớp
3. GV đề nghị mỗi tổ cử đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp nghe.
4. GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó.
5. Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt công việc được giao.
GV Kết luận:
Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt
ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, nâng cao kiến thức về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Củng cố biện pháp so sánh đã học ở buổi sáng.
- HS làm được một số bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách tiếng việt nâng cao.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
GV: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
a, HS lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn.
- Lớp làm vở, sau đó chữa chung.
Đó là các từ: lướt, dựng, ngước, nhún nhảy, giơ, vuốt, bay, đậu, rà khắp, đi dọc, đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.
b, Con ong ở đây là con vật nhanh nhẹn, linh lợi, thông minh.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV: Bài yêu cầu gì?
- HS đọc thầm, suy nghĩ để tìm ra những hình ảnh so sánh với nhau.
*Gợi ý: Trước hết tìm hình ảnh so sánh, sau đó nêu tác dụng của hình ảnh so sánh này.
VD: a, Hình ảnh so sánh: Hồng chín như đèn đỏ.
+ Tác dụng: Hình ảnh so sánh: "Hồng chín như đèn đỏ. Thắp trong lùm cây xanh" vẽ nên bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh toả sáng trong lùm cây.
b, Theo cách trên, HS tự làm.
- HS làm bài – GV chữa bài cho HS.
- GV nêu tác dụng của biện pháp so sánh.
Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Làm mẫu câu 1: nối cột A với cột B.
- HS lên bảng thi nối nhanh sau đó đọc lại.
- Cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở bài tập.
- HS đọc lại các câu đã ghép đúng.
- Các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học?
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc
Cửa tùng
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: Lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, nước biển, chiến lược.
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển miền Trung nước ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ở SKG
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài Cảnh đẹp non sông.
- GV hỏi: Các câu ca dao tả vẻ đẹp ở những vùng nào của nước ta?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Phát hiện từ khó đọc để luyện đọc trước lớp.
Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm.
- GV giúp HS nắm được các từ ghi lại dấu ấn lịch sử trong bài?
+ Thế nào là: Bến Hải, Hiền Lương, ... ?
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Đoạn 1-2: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cửa Tùng ở đâu? (Nơi dòng sông Bến Hải gặp biển)
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có cảnh gì đẹp?
Em hiểu thế nào là bà chúa của bãi tắm?
(Đó là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm)
Đoạn 3: HS đọc thầm.
Sắc màu nước biển có gì đặc biệt?
Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
(chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển)
4. Luyện đọc lại.
GV hướng dẫn HS luyện đọc lại.
3 HS đọc nối tiếp cả bài, 1HS đọc cả bài.
Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Từ ngữ về địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than
I. Mục tiêu
- Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2).
- Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài trong sách bài tập TV, nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài1: HS đọc SGK. GV giúp HS hiểu đề bài:
Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba; mẹ/má...)
HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa.
HS làm bài tập vào vở bài tập, hai HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
+ Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, dứa, hoa, sắn, ngan.
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, khóm, thơm, mì, vịt xiêm.
GV: từ ngữ tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có những cách gọi khác nhau.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm. Viết kết quả ra giấy nháp.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- Bốn HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế.
* GV: Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết để ca ngợi người mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt quê ở Quảng Bình.
* Lới giải: gan chi/gan gì, gan rứa/gan thế, mẹ nờ/mẹ à.
Chờ chi/chờ gì, tàu bay hắn/tàu bay nó, tui/tôi.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề và đọc đoạn văn.
- HS nối tiếp đọc các đoạn văn, nói rõ dấu câu cần được điền vào ô trống.
- 3 HS lên bảng dưới lớp làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài trong vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi sáng): Toán
Bảng nhân 9
I. Mục tiêu
Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa có 9 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài trong vở bài tập toán.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn lập bảng nhân 9.
a) HS quan sát và thực hành trên các thẻ chấm tròn.
* Lấy 1 tấm bìa 9 chấm tròn.
+ 9 chấm tròn được lấy 1 lần được mấy chấm tròn?
* Lấy 2 tấm bìa có 9 chấm tròn.
GV hỏi tương tự như thế để HS lập các phép tính tiếp theo.
9 x 2 = 9 + 9 = 18
Vậy 9 x 2 = 18
HS đọc các phép tính vừa lập.
* Tương tự lấy 3 tấm bìa, ta được phép tính:
9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27
Vậy 9 x 3 = 27
- Từ 3 phép tính của bảng nhân 9, em có nhận xét gì về kết quả của các tích liền nhau?
* HS tự lập các phép tính tiếp theo.
+ GV chia lớp thành các nhóm đôi, lập vào bảng con các công thức còn lại.
b) Chú ý có thể làm như sau:
9 x 3 = 27
9 x 4 = 9 x 3 + 9 = 27 + 9 = 36
c) HS học thuộc bảng nhân.
2. Thực hành
Bài 1: GV gọi HS tính nhẩm các phép tính bằng cách dựa vào bảng nhân 9.
- GV nhận xét, chữa bài.
* GV chốt: Bài tập 1 đã củng cố cho các em bảng nhân 9. Lưu ý với các phép nhân có thừa số 0.
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Củng cố bài toán liên quan đến phép nhân, ta tính từ trái sang phải.
Bài 3: Cho HS làm rồi chữa bài.
Đọc bài giải - nhận xét.
Bài 4: HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào ô trống.
+ Nhận xét dãy số vừa điền?
+ Vì sao em điền số 36 vào ô 4?
* GV chốt: Số đứng sau bằng số đứng trước cộng thêm 9.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Vàm cỏ đông (nghe - viết)
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trinhfd bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/uyt (BT2).
- Làm đúng bài tập 3 phân biệt tiếng chứa âm đầu dễ lẫn d/r/gi.
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp các từ: khúc khuỷu, khuỷu tay, khẳng khiu.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a) Chuẩn bị:
GV đọc hai khổ thơ đầu bài Vàm Cỏ Đông. HS đọc lại.
Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ.
Hướng dẫn nhận xét chính tả.
+ Nhận xét các trình bày:
+ Bài chính tả có những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
+ HS trả lời: Vàm Cỏ Đông, Hồng, các chữ đầu dòng thơ.
HS viết nháp những chữ các em dễ viết sai.
+ Ví dụ: dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi ....
b) GV đọc cho HS viết.
- Sau đó đọc lại cho HS soát bài.
c) Chấm, chữa bài:
Chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- HS đọc bài tập 2.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm xong đọc lại kết quả.
- Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải:
Rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi, ...
Giá: giá đỗ, giá sách, giá bát đĩa ...
Rụng: rơi rụng, rụng xuống ...
Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng ...
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học,
Rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
cắt, dán chữ H, U (tiết 1)
I. Mục tiêu
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U
Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều. Chữ dán tương đối phẳng.
Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều. Chữ dán phẳng.
II. Đồ dùng dạy học
Các mẫu chữ - tranh quy trình cắt, dán chữ H, U.
Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ...
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại các bước cắt, dán chữ T, I.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
GV giới thiệu mẫu các chữ H, U và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô, chiều cao 5 ô.
+ Chữ H, U có nửa bên trái giống nửa bên phải. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái giống nửa bên phải (trùng nhau).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn từng bước:
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
Lật mặt sau tờ giấy thủ công. Kẻ cắt 2 hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 3 ô.
Chấm các điểm đánh dấu chữ H, U vào 2 hình chữ nhật, sau đó kẻ chữ H, U. Riêng chữ U cần vẽ các đường lượn các góc như hình vẽ.
Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo sau đó mở ra được chữ H, U như hình 1.
Bước 2: Cắt chữ H, U.
Gấp đôi hình chữ nhật kẻ chữ H, U theo đường giữa (mặt trái ra ngoài) cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo.
- Mở ra ta được chữ H, hoặc chữ U như mẫu.
GV giúp đỡ HS yếu kém để các em hoàn thành sản phẩm.
Bước 3: Dán chữ H, U.
Kẻ một đường kẻ chuẩn, sắp xếp cho cân đối trên đường chuẩn.
Bôi hồ đều mặt và dán vào chỗ quy định.
Đặt tờ giấy nháp lên trên, dán và miết cho phẳng, mịn.
Tổ chức cho HS tập kẻ, dán chữ H, U.
3. Nhận xét, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Luyện tập
i. Mục tiêu
Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 9.
Biết vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Toán.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bảng nhân 9.
HS khác lên bảng giải bài2.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập
Bài 1: Phần a: HS vận dụng bảng nhân để tính nhẩm.
Phần b: Giới thiệu không tường minh tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 2: HS đọc đề bài làm rồi chữa bài.
HS viết: 9 x 3 + 9 = 27 + 9
= 36
Có thể nói cách khác: 9 x 3 + 9 = 9 + 9 + 9 + 9
Nên: 9 x 3 + 9 = 9 x 4 = 36
GV củng cố bài toán: đó là một cách hình thành bảng nhân 9.
Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán.
Gợi ý:
Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe của đội số 1, phải tìm số xe của 3 đội kia.
HS tìm số xe của 3 đội kia: 9 x 3 = 27 (xe)
Tìm số xe của 4 đội: 10 + 27 = 37 (xe)
Bài giải
Số xe của 3 đội kia là:
9 x 3 = 27 (xe)
Số xe của 4 đội là:
10 + 27 = 37 (xe)
Đáp số: 37 xe
Bài 4 : Bài tập này vừa củng cố kỹ năng học bảng nhân 9, vừa chuẩn bị cho việc học các bảng nhân ở bài sau.
Mẫu: 6 x 1 = 6, viết 6 vào bên phải dưới 1.
Nhẩm: 7 x 2 = 14, viết 14 cách 7 (1 ô) cách dưới 2 (1 ô)
Dóng hàng ngang là các số: 6 ... 9.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều): Thực hành kĩ năng sống
Thực hành kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích
I. Mục tiêu
- Giúp HS có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống.
- HS tự làm được những việc đơn giản để phòng tránh thương tích khi ở nhà hay ở trường.
- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
- Qua bài thực hành rèn cho HS kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống .
II. đồ dùng dạy học
- Phiếu giao việc, bảng phụ, tranh ảnh một số hoạt động dễ gây tai nạn.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: ở trường con đã gặp hoặc chứng kiến những tai nạn, thương tích nào?
- Một số HS kể: Ghế đổ đè vào chân, nô đùa vập đầu vào nhau, vào tường, ...
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
- GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
- HS kể: Đuổi bắt, chạy nhảy, đu quay, đá bóng trên sân bê tông, ...
- GV ghi lại các ý kiến lên bảng.
- GV cho HS quan sát một số tranh sưu tầm được. Hỏi:
+ Những hoạt động ở bức tranh thứ nhất?
(Nhảy dây, đuổi bắt, trèo cây, chơi bi, )
+ Những hoạt động ở bức tranh thứ hai?
(Nhoài người ra khỏi cửa sổ tầng hai, vịn cành để hái hoa)
+ Bức tranh thứ ba vẽ gì?
(Một bạn trai đang đẩy một bạn khác trên cầu thang)
+ Bức tranh thứ tư minh họa gì?
(Các bạn đi lên, xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn)
+Trong những hoạt trên, những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
(Đuổi bắt, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ, xô đẩy ở cầu thang, )
+ Hậu quả xấu nào có thể xảy ra? Lấy VD cụ thể cho từng hoạt động.
Đuổi bắt dẫn đến bị ngã làm bạn có thể bị thương,...
+ Nên học tập những hoạt động nào? ( Các bạn trong tranh 4)
- Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
Hoạt động 2: Thực hành, trò chơi.
* Bước 1: Làm việc nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Mỗi HS tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm (GV có thể cho HS ra sân chơi 10 phút)
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nhóm em chơi trò gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò này?
+ Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không?
+ Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò này để khỏi gây ra tai nạn?
- HS thực hành chơi.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau thực hành tiếp.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
Một số hoạt động ở trường (tiếp)
I. Mục tiêu
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
- Các KNS được giáo dục trong bài:
+ KN hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
+ KN giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia xẻ với người khác.
II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở HĐ1.
III. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường.
IV. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các môn con được học ở trường?
- GV đánh giá, nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn bài học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hoạt động ngoài giờ lên lớp.
(Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột)
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát.
- GV nêu câu hỏi dự đoán: Các con hãy nêu các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức.
GV: Các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp.
Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm.
- HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình.
Ví dụ HS có thể ghi: vui chơi, múa, hát, thể dục, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, trang trí lớp học, ....
- HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc:
- HS có thể nêu:
+ Chăm sóc vườn hoa ở trường có được coi là hoạt động ở trường không?
+ Cả lớp đi thăm khu di tích lịch sử đền Trần thương có được coi là hoạt động ở trường không?
+ Ngoài việc học tập ra, những hoạt động nào là hoạt động ở trường nữa?
+ Vui chơi đêm trung thu có phải là hoạt động ở trường không?
* Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu:
Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên?
- HS có thể nêu: Thực hành, đọc tài liệu, xem thông tin, xem tranh trong SGK, qua thực tế hàng ngày ...
- GV chốt: ở bài này các con quan sát tranh và xem một số thông tin cô đã chuẩn bị để thảo luận rồi rút ra kết luận.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- Cho HS thực hành theo nhóm: quan sát tranh trong SGK, đọc thông tin trên màn hình và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận nhóm.
- HS thực hành trao đổi rồi ghi kết quả vào bảng nhóm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả vừa thực hành.
- GV chốt kiến thức.
- HS so sánh kết luận với dự đoán ban đầu của mình.
- HS nhắc lại: Những hoạt động do nhà trường tổ chức.
- GV chốt kết luận: ở trường ngoài việc học tập ra, các en đượng thâm gia nhiều hoạt động khác như: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, thăm quan ... các hoạt động đó do nhà trường tổ chức gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- HS đọc lại.
Hoạt động 2: Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường.
GV cho HS thảo luận theo nhóm 4.
Câu hỏi thảo luận:
+ Nêu tên các hoạt động, ích lợi của hoạt động đó. Con phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?
- Thời gian thảo luận (2 phút)
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét tư vấn thêm.
* GV chốt: HĐNGLL làm cho tinh thần các con vui vẻ, cơ thể khỏe mạnh, giúp các con nâng cao, mở rộng kiến thức, mở rộng giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, ....
3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2014
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
ôn: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Bước đầu HS biết làm một số bài tập nâng cao dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng nhiều bước tính.
II. Đồ dùng dạy học: Sách Toán BD.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài sau.
Bài 1: Lớp 3A có 45 học sinh được kiểm tra môn Toán, trong đó số học sinh của lớp đạt diểm 10, số học sinh của lớp đạt điểm 9, số học sinh của lớp đạt điểm 8, còn lại đạt điểm 7. Hỏi lớp 3A có mấy em đạt diểm 10, đạt điểm 9, đạt điểm 8, đạt điểm 7?
HS đọc bài toán. Xác định xem: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Đây là dạng toán gì? (Tìm một trong các phần bằng nhau của một số)
HS tự làm bài, sau đó GV chữa chung.
Bài 2: Mẹ mang ra chợ bán 25 quả cam và 75 quả quýt. Buổi sáng mẹ đã bán được một số cam và quýt, còn lại số cam và số quýt để đến chiều bán nốt. Hỏi mẹ đã bán được bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt?
HS đọc đề bài, GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ đã bán bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt, ta cần biết gì? (... số cam, số quýt còn lại)
1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV cùng HS nhận xét, chữa chung.
Bài 3: Túi thứ nhất đựng 6 kg gạo bằng túi thứ hai. Hỏi túi thứ hai đựng nhiều hơn túi thứ nhất bao nhiêu kg gạo? Số gạo đựng trong cả hai túi gấp mấy lần số gạo đựng trong túi thứ nhất?
HS đọc đề bài, GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Hướng dẫn tóm tắt:
Túi 2
Túi 1
6kg
? kg
Bài giải:
Túi gạo thứ hai nặng là: 6 x 3 = 18 (kg)
Túi thứ hai đựng nhiều hơn túi thứ nhất là: 18 – 6 = 12 (kg)
Cả hai túi gạo nặng là: 18 + 6 = 24 (kg)
Số gạo đựng trong cả hai túi gấp số gạo đựng trong túi thứ nhất số lần là:
24 : 6 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
* Củng cố: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
Bài 4: Cùng một quãng đường, ô tô thứ nhất chạy hết giờ, ô tô thứ hai chạy hết 16 phút, ô tô thứ ba chạy hết giờ. Hỏi ô tô nào chạy nhanh nhất?
HS đọc đề bài, GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Hướng dẫn giải: Đổi: giờ = 15 phút; giờ = 12 phút
Bài giải: Ô tô thứ nhất chạy hết giờ tức 15 phút.
Ô tô thứ hai chạy hết 16 phút.
Ô tô thứ ba chạy hết giờ tức 12 phút.
Vậy ô tô thứ hai chạy nhanh nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống bài học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn
Tả cảnh đẹp quê hương
I. Mục tiêu
- Học sinh viết được một đoạn văn tả cánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Bài mới.
* HS làm đề 4 TV nâng cao (Tuần 11)
- HS đọc đề bài: Em hãy tả ánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp.
- GV ghi bảng.
+ Hỏi: Bài yêu cầu làm gì? (tả ánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp)
- GV nêu lại yêu cầu của đề bài.
- Đưa câu hỏi gợi ý, HS đọc.
* Hướng dẫn HS làm:
- Em hãy suy nghĩ, tưởng tượng đồng lúa vào ngày nắng đẹp mà em đãcó dịp quan sát.
- Cảnh đẹp đó như thế nào?
+ Nhìn từ xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ, ....
+ Lại gần, khóm lúa tốt bời bời, ....
+ Những thửa ruộng như ô bàn cờ,...
+ Lúa lúc đó có màu sắc như thế nào? Âm thanh gì?
+ Cảnh vật xung quanh: bầu trời, chim chóc, người dân đi thăm đồng, ....
- Cánh đồng đã gắn bó với thời thơ ấu của em ra sao?
+ Chiều chiều ra cánh đồng thả diều, chăn trâu, ...
* HS khá,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 13.doc