Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

 - Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tấm thẻ 9 chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS: 2 em đọc bảng nhân 9.

 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 9.

 - HS nêu các phép tính trong bảng nhân 9.

- Cho HS lấy 1 tấm bìa có 9 chấm tròn.

+ 9 lấy 1 lần bằng mấy?

- HS trả lời: 9 lấy 1 lần bằng 9

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó. b) GV đọc cho HS viết. Sau khi học sinh đọc xong, GV đọc lại để học sinh soát lỗi chính tả. c) Chấm, chữa bài: GV chấm nhanh 5 – 7 em, nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS nếu cần. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. a) Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân, 2 HS thi làm bài đúng, nhanh. Sau đó 6 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: + Cây sậy/ chày giã gạo; Số bảy/ đòn bẩy + Dạy học/ ngủ dậy b) Bài 3: Lựa chọn (3a). HS đọc đề bài và làm bài cá nhân. HS mỗi nhóm 5 em lên thi tiếp sức. HS thứ 5 điền xong, đọc lại kết quả của cả nhóm. GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc, sau đó chữa bài. Lời giải: Trưa nay - nằm - nấu cơm - nát - mọi lần. 4. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết1) I. Mục tiêu - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Ghi chú: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập và các bài hát. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn bài học. Hoạt động 1: Phân tích truyện "Chị Thuỷ của em". - GV kể chuyện (theo tranh) - HS đàm thoại các câu hỏi: + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Vì sao Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ? + Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ? + Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? - HS trả lời. - GV kết luận: (Như SGV) Hoạt động 2: Đặt tên tranh. - GVchia nhóm, giao việc cho từng nhóm: Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh và đặt tên cho tranh đó. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác góp ý. - GV kết luận: (Như SGV) - Việc làm của các bạn trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, bức tranh 2 là làm ồn ào, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành (lưỡng lự) bằng cách giơ các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. - Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành (lưỡng lự). *Các ý kiến: a) (+) Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. b) (-) Đèn nhà ai nhà nấy rạng. c) (+) Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện tình làng nghĩa xóm. d) (+) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. - GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng, ý kiến b là sai. - Hàng xóm láng giềng cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ các em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng những việc phù hợp với khả năng của mình. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn thực hành cho bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ôn: từ địa phương - Dấu chấm hỏi, dấu chấm than I. Mục tiêu. - Luyện tập, củng cố các từ địa phương đã học ở bài trước. - Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, chấm than. - Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập TV nâng cao. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao + Vở thực hành luyện từ và câu nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (Vở thực hành luyện từ và câu – tr36) Bài1: HS đọc yêu cầu ở SGK. GV giúp HS hiểu: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (lạc/đậu phộng; bánh đa / bánh tráng ...) HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa. HS làm bài tập vào vở bài tập, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. GV: Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có những cách gọi khác nhau. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Quan sát tranh, trao đổi theo cặp để tìm từ theo cách gọi ở miền Bắc và cách gọi của miền Nam. Viết kết quả vào bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề và đọc các câu văn. - HS tìm từ thay thế: tui – tôi; mô - đâu; tê tề – kia kìa; tau – tao; mi – mày; bây chừ – bây giờ; mần răng – làm gì; chừ – giờ; ni – này. HS nối tiếp đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề và đọc các câu thơ, nói rõ dấu câu cần được điền vào ô trống. 3 HS lên bảng dưới làm, lớp làm vào vở. HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét. GV chữa chung: ô1 điền “!” ; ô2 điền: “?” ô3 điền: “!” ô4 điền: “?” ô5 điền: “?” HS làm bài trong vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống bài học và dặn dò HS. Tiết 2(Buổi chiều) Tập đọc Nhớ việt bắc I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: ánh nắng, thắt lưng, mơ nở, núi giăng. - Bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy học: SGK Tiếng Việt, tranh phong to. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 4 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Người liên lạc nhỏ" - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Luyện đọc. a) GV đọc bài thơ. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc hai dòng thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ SGK. - Đọc từng khổ thơ trước lớp. + 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ trong bài . - GV giúp HS nắm được nghĩa của các từ được chú giải: đèo, dang, phách? - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Đọc thầm 2 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi: - Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + (Nhớ hoa, nhớ núi rừng Việt Bắc, nhớ con người) *Đọc cả bài. Tìm câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp, đánh giạc rất giỏi? (Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.) * Đọc thầm cả bài. Tìm những câu tả vẻ đẹp của người Việt Bắc? (Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón....) + Nội dung chính của bài thơ là gì? + Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào? 4. Học thuộc lòng bài thơ. - GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc. - HS luyện học thuộc lòng cả lớp, sau đó chia nhóm HS luyện đọc. - Thi học thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Củng cố, dặn dò : - Bài thơ vừa học giúp em hiểu điều gì? - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu: ai thế nào? I. Mục tiêu - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1). - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2). - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào? (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại bài tập 1, 2 trong sách bài tập TV. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS đọc trong SGK. - 1HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương (tuần 11) - Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. GV hỏi: + Tìm các từ chỉ sự vật trong dòng thơ thứ 2? (tre và lúa) + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? (xanh). + Sông máng ở dòng 3 và 4 có đặc điểm gì? Tương tự, GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập.Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: trời mây, mùa thu. HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ bát ngát, xanh ngắt. * Củng cố bài 1: Các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này là các từ chỉ màu sắc thường đứng sau từ chỉ sự vật. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì? Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh tiếng suối với tiếng hát) + Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì? (Đặc điểm trong - Tiếng suối trong như tiếng hát xa) HS làm các phần b, c, d . HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng. * GV chốt: Ngoài các phép so sánh đã học, hôm nay ta biết thêm một phép so sánh nữa đó là so sánh các sự vật qua đặc điểm của chúng => vân dụng để viết văn cho hay. Bài 3: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? (Ai thế nào?) HS tự làm bài và chữa bài. GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng. * GV chốt: Để tìm đúng các bộ phận trả lời câu hỏi trên các em chú ý đọc kỹ câu văn, đặt câu hỏi tìm từng bộ phận đúng. 3. Củng cố, dặn dò. Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi sáng): Toán Luyện tập I. Mục tiêu HS thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép tính chia 9). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV: Viết 3 phép tính trong bảng chia 9, HS lên bảng làm. - HS khác: Đọc bảng chia 9. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Bài luyện tập. Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9. Ví dụ: 9 x 6 = 54 54 : 9 = 6 * Củng cố bảng nhân chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích học sinh nên tính nhẩm. Khi tìm số chia có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây: Chẳng hạn: 27 : 3 = ? 3 x ? = 27 Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: Học sinh thực hiện theo 2 bước. * Gợi ý: + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây 1/ 9 số ngôi nhà . Hỏi đã xây được mấy ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 : 9 = 4 (ngôi nhà) + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây được 4 ngôi nhà. Hỏi còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Học sinh giải bài toán, sau đó giáo viên chữa bài. Bài 4: Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm . Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo 2 bước: a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 2 (ô vuông) b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 29 ô vuông) Học sinh tự làm vào vở , sau đó GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả nghe - viết: nhớ việt bắc I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/âu (Bài tập 2). - Làm đúng bài tập 3 a/b viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu dễ lẫn l/n, vần i/iê. II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS 2 em lên bảng cả lớp viết nháp các từ: Thứ bảy, giày dép, dạy học, no nê, lo lắng. GV nhận xét, tuyên dương HS viết nhanh, chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị: GV đọc bài viết; 2HS đọc bài thơ. HS đọc thầm đoạn thơ theo bạn. Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng. Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài chính tả có mấy câu thơ? (5 câu 10 dòng thơ) + Đây là thể thơ gì? (thể thơ lục bát) + Cách trình bày các câu thơ như thế nào? + Những chữ nào trong bài được viết hoa? + HS đọc thầm 5 câu thơ, tự viết nháp những chữ hay viết sai. b) GV đọc cho HS viết. - Sau khi học sinh viết xong, GV đọc lại để học sinh soát nỗi chính tả. c. Chấm, chữa bài: GV chấm nhanh 5-7 bài, nhận xét, chữa chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. - GV yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau làm bài trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm và chốt lời giải đúng. - 5 HS đọc lại kết quả: Lá trầu - đàn trâu Sáu điểm - quả sấu Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài theo nhóm bàn. - Sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. - GV giải nghĩa các câu tục ngữ đó. - Sau đó nhiều HS đọc lại câu tục ngữ đã hoàn chỉnh. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công cắt, dán chữ H, U (tiết 2) I. Mục tiêu HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều. Chữ dán tương đối phẳng. Ghi chú: Không bắt buộc HS phải cắt, lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đương thẳng. Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều. Chữ dán phẳng. II. Đồ dùng dạy học Các mẫu chữ - tranh quy trình cắt, dán chữ H, U. Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ... III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại các bước cắt, dán chữ H, U. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS thực hành (tiếp) Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ H, U. - GV nêu yêu cầu của giờ thực hành. Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt dán chữ H, U. GV làm mẫu trên giấy thủ công. Sau đó nhắc hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo quy trình: Bước 1: Kẻ chữ H, U Bước 2: Cắt chữ H, U Bước 3: Dán chữ H, U - GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U. - Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm, nhắc HS dán chữ cho cân đối và phẳng. - GV tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá và nhận xét sản phẩm. + Nhận xét chữ H, U của một số HS: Nét chữ có đều, phẳng không? + Bạn nào cắt, dán đẹp nhất? - HS nhận xét, bình chọn bạn có sản phẩm đẹp nhất. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và tuyên dương HS. 3. Nhận xét, dặn dò - GV nhận xét chung cả lớp. - Dặn dò: Giờ sau chuẩn bị các dụng cụ cắt chữ V. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có liên quan đến phép chia. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính 96 : 3. HS lên bảng làm bài. - HS khác : Nêu cách chia? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Giáo viên nêu phép chia cho HS thực hiện phép chia: 72 3 65 2 6 24 6 32 12 05 12 4 0 1 - Sau đó cho học sinh nhắc lại cách thực hiện từng phép chia. * GV chốt : Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? (Chia theo thứ tự từ trái sang phải, chia từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.) 3. Thực hành: Bài 1: Cho 2 học sinh lên bảng mỗi em làm một phần. Cả lớp tự làm bài. - Sau đó chữa bài làm của các bạn ở trên bảng. Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia. * Củng cố bài 1: Chú ý chia hết và chia có dư ở các lượt chia. Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Số phút của giờ là: 60 : 5 = 12 (phút) Đáp số: 12 phút. Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó chữa bài cho học sinh thảo luận cách trình bày bài giải để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1) Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải. Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải 4. Củng cố dặn dò: Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều): Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích I. Mục tiêu - Giúp HS thực hành đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 4. - Biết cách xỉ lí phù hợp với từng tai nạn xảy ra. - Qua bài rèn cho HS kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày. - Bài tập cần làm: Bài 5. II. đồ dùng dạy học - Vở bài tập KNS, tranh, bảng phụ, phiếu giao việc. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Khi bị ong đốt, con xử lí như thế nào? - GV gọi vài HS kể. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành. - GV treo bảng phụ: - Cho HS đọc yêu cầu bài 5: Hãy cùng các bạn thực hành đóng vai các tình huống trên (Bài tập 4), một bạn đóng vai bị thương, các bạn khác tìm cách xử lí giúp bạn. GV hỏi: Bài yêu cầu gì? - GV chia lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận đóng vai để xử lí các tình huống trong bài tập 4. + Nhóm 1: Tình huống trong tranh 1: Dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lí nhỏ nhiều vào mắt để dị vật trôi ra. + Nhóm 2: Tình huống trong tranh 2: Cho ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh, khoảng 20 phút hoặc đến khi hết rát. + Nhóm 3: Tình huống trong tranh 3: Dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. + Nhóm 4: Tình huống trong tranh 4: Rút kim châm của ong rồi chấm vào vết đốt bằng vôi hoặc dung dịch amoniac (nước tiểu), hoặc dung dịch kiềm. + Nhóm 5: Tình huống trong tranh 5: Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng, sau đó đưa đến bác sĩ. - Các nhóm trưởng lên nhận phiếu giao việc cho nhóm thảo luận. -Yêu cầu các nhóm đóng vai. Thời gian 5 phút. Nhóm trưởng phân công một bạn đóng vai bị thương, các bạn khác tìm cách xử lí giúp bạn. - Hết thời gian, các nhóm trình bày cách xử lí trước lớp bằng cách đóng vai. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. + Cách nhập vai, thể hiện; các xử lí tình huống đã phù hợp chưa? - GV nhận xét, đánh giá chung và tuyên dương, tư vấn. - Liện hệ: HS tự liên hệ bản thân. *Kết luận: Khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, sau đó đưa đến bác sĩ nếu cần thiết. - Vài HS nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho tốt. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống I. Mục tiêu Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ... ở địa phương. HS khá, giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sồng. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và biểu dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: - GV hỏi: Nơi em đang sống là tỉnh hay thành phố? Tỉnh em có tên là gì? - HS trả lời. - GV: Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tỉnh mình đang sống qua bài “Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống”. - GV ghi tên bài, HS nhắc lại. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được. GV đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình. Bước 2: HS các nhóm lên trình bày, mỗi em kể tên một vài cơ quan. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân. Hoạt động 2: Trò chơi. - GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” với yêu cầu: Nối các cơ quan, công sở với chức năng, nhiệm vụ tương ứng. - Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. - Thực hành làm trong vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò. HS nêu lại tên bài học. Đọc mục bạn cần biết trong SGK. Giáo viên nhận xét giờ Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Ôn giải toán về nhiều hơn, ít hơn I. Mục tiêu Củng cố kỹ năng giải bài toán về so sánh nhiều hơn, ít hơn. HS làm được một số bài toán nâng cao có nhiều phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Sách Toán BD + Luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Bài tập (HD làm các bài trong sách luyện tập toán và toán bồi dưỡng) Bài 1: Tổ một và tổ hai của lớp 3C tham gia lao động. Tổ một có ít hơn tổ hai 4 bạn. Hỏi phải chuyển từ tổ hai sang tổ một mấy bạn học sinh để hai tổ có số học sinh bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 4 bạn + HD tóm tắt: Tổ 1: Tổ 2: - HS giải: Để hai tổ có số học sinh bằng nhau thì tổ 2 phải chuyển sang tổ 1 số bạn là: 4 : 2 = 2 (bạn) * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. Bài 2: Hai ngăn tủ có một số quyển sách. Biết rằng ngăn thứ nhất nhiều hơn ngăn thứ hai 10 quyển sách. Hỏi phải chuyển bao nhiêu quyển sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + HS làm tương tự bài 1. GV chữa: Để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau thì ngăn thứ nhất chuyển sang ngăn thứ hai là: 10 : 2 = 5 (quyển) Bài 3: Mai có ít hơn Hằng 7 cái nhãn vở, Hằng lại ít hơn Lan 5 cái nhãn vở. Hỏi Mai ít hơn Lan mấy cái nhãn vở? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 7 cái 5 cái + HD tóm tắt: Mai: Hằng: Lan: - HS nhìn vào sơ đồ để giải: Mai ít hơn Lan: 7 + 5 = 12 (nhãn vở) - Sau đó GV chữa bài. Bài 4: Lan cho Mai 6 bông hoa, Mai lại cho Đào 3 bông hoa thì mỗi bạn có 13 bông hoa. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy bông hoa? - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . GV hướng dẫn thực hiện theo 4 bước: + Tìm số hoa của Lan: 13 + 6 = 19 (bông hoa) + Tìm số hoa Mai thực nhận: 6 – 3 = 3 (bông hoa) + Tìm số hoa của Mai: 13 – 3 = 10 (bông hoa) + Tìm số hoa của Đào: 13 -3 = 10 (bông hoa) - HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài. * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Tả cảnh đẹp quê hương I. Mục tiêu - Luyện tập kĩ năng viết văn cho HS. HS biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý văn tả cảnh quê hương. - Học sinh viết được một đoạn văn tả cánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp. - Giáo dục HS yêu thích yêu hương mình. II. Đồ dùng dạy học Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới: * HS làm đề 4 TV nâng cao (Tuần 11) - HS đọc đề bài: Em hãy tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp. + Bài yêu cầu làm gì? (tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp) - Cho vài HS nhắc lại yêu cầu của bài. - GV nhấn mạnh lại yêu cầu của đề bài. * Gợi ý: - Em hãy suy nghĩ, tưởng tượng lại dòng sông vào ngày nắng đẹp mà em đãcó dịp quan sát. - Cảnh đẹp đó như thế nào? + Nhìn từ xa, dòng sông như một gương khổng lồ, .... + Mặt sông lấp lánh như dát bạc, .... + Trên mặt sông, từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá,... + Hai bên bờ sông cây cối xanh tốt in bóng xuống dòng sông, âm thanh.... + Cảnh vật xung quanh: bầu trời, chim chóc, cảnh vật trên bãi, người dân đi tỉa bắp, hái lá, .... + Chiều chiều mọi người ra sông tắm mát, giặt giũ, ... - Dòng sông đã gắn bó với thời thơ ấu của em ra sao? (Ra sông ngắm cảnh đẹp, yêu dòng sông quê hương, ...) * HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét. - HS làm việc trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, các hình ảnh trong câu văn, .... * HS làm bài vào vở. - Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết2) I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết giải toán có phép tính chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu bài tập: Đặt tính rồi tính: 90 : 5; 89 : 2. HS lên bảng làm. - HS khác: Nêu cách đặt tính và tính? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 GV: nêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia. HS: nêu lại cách thực hiện phép chia. - Phép chia này có điểm gì giống và khác phép chia đã học? * GV nhấn mạnh: Phép chia này đều có dư ở các lượt chia. - Khi thực hiện phép chia dạng này phải chú ý điều gì? (Trong phép chia có dư số dư luôn nhỏ hơn số chia) 3. Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN141.doc
Tài liệu liên quan