I. MỤC TIÊU.
- Củng cố các từ ngữ về dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Tiếp tục ôn luyện về câu có hình ảnh so sánh: đặt được các câu có hình ảnh so sánh.
- Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
(tơ-rưng, một mái nhà rông, núi rừng Tây Nguyên)
Mỗi người con trai, con gái của . đều mang trong tim mình hình ảnh . thân thương cao vút. Và trong tâm hồn mỗi người cũng luôn được tắm mát một suối đàn .
trữ tình lưu luyến.
36 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ.
- Các từ cần điền: mắc trồng khoai, bắc mạ (gieo mạ), gặt hái, mặc đèo cao, ngắt hoa.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức
biết ơn thương binh liệt sĩ (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Thương binh liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Ghi chú: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
- HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* KNS: + KN trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
+ KN xác đinh giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập đạo đức.
Phiếu học tập và các bài hát về thương binh, liệt sĩ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Em hiểu thương binh và gia đình liệt sĩ là những người như thế nào?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Hướng dẫn thực hành
Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả tìm hiểu để trả lời câu hỏi.
Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ?
HS trả lời, cả lớp nhận xét.
Kết luận: Chúng ta cần biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì họ đã hy sinh xương máu vì tổ quốc. Có rất nhiều việc các em có thể làm được để cảm ơn các thương binh, liệt sĩ.
Hoạt động 2: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
GV chia nhóm để thảo luận: Phát cho mỗi nhóm một bức ảnh yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
- Người trong ảnh là ai?
- Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
+ Nhóm 1: Lý Tự Trọng.
+ Nhóm 2: Võ Thị Sáu.
+ Nhóm 3: Nông Văn Dền (Kim Đồng).
+ Nhóm 4: Trần Quốc Toản.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý.
* Liên hệ: HS kể một số gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương.
- Kể những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
ôn từ ngữ về các dân tộc
luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
I. Mục tiêu.
- Củng cố các từ ngữ về dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Tiếp tục ôn luyện về câu có hình ảnh so sánh: đặt được các câu có hình ảnh so sánh.
- Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
(tơ-rưng, một mái nhà rông, núi rừng Tây Nguyên)
Mỗi người con trai, con gái của ........................................... đều mang trong tim mình hình ảnh ...................................... thân thương cao vút. Và trong tâm hồn mỗi người cũng luôn được tắm mát một suối đàn ....................................
trữ tình lưu luyến.
HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài.
HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả.
Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Trong những sự vật sau đây, những sự vật nào có thể đem so sánh với nhau? Em hãy viết các câu văn so sánh từng cặp sự vật tìm được.
mặt trăng, tấm thảm vàng, cái ô (dù), cây nấm, cái quạt nan, cánh đồng lúa chín, lá bàng, chiếc đĩa bạc.
HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến.
HS làm bài các nhân.
HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng.
Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Buổi sáng, ............... phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng, ....................... chìm trong biển mây mù. Các bà, các chị tấp nập đi ................... Chốc chốc, một điệu hát H’ mông lại .................trong trẻo.
( Từ ngữ cần điền: làm nương, vút lên, sương muối, làng bản)
- HS đọc yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài.
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài.
Bài 4: Em hãy viết:
a, Tên một số dân tộc ít người ở nước ta mà em biết.
b, Những sản vật quý của núi rừng (Ví dụ: măng, quế, ...).
c, Hoạt động của người dân miền núi (Ví dụ: gùi, địu, ...).
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc
Anh đom đóm
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp ...
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ khổ thơ.
- Hiểu ND: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của cá loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy học
SGK và tranh phóng to.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Mồ côi xử kiện.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1 Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Luyện đọc:
a, GV đọc mẫu.
b, Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp, GV kết hợp hướng dẫn học sinh hiểu các từ được chú giải ở cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu:
+ Anh đom đóm lên đèn đi đâu?
GV: Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để tìm thức ăn. ánh sáng đó là do lân tinh trong bụng đom đóm gặp không khí phám ra
+ Tìm những từ ngữ tả đức tính của anh dom dóm trong hai khổ thơ đầu?
(chuyên cần)
GV: Anh Đom Đóm đêm nào cũng lên đèn đi gác đến sáng cho mọi người ngủ. Anh Đom Đóm thật chăm chỉ.
- Một học sinh đọc khổ thơ 3 và 4.
- Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
(Cò bợ ru con,thím Vạc lặng lẽ mò tôm)
HS đọc thầm lại cả bài.
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm?
d. Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên đọc lại bài thơ. Hướng dẫn học sinh đọc.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Mời 6 em thi đọc nối tiếp 6 khổ thơ.
- Mời lần 2 em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: ND bài thơ nói gì?
- HS trả lời, GV nhận xét chung.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập kiểu câu Ai - thế nào, dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).
- Biết đặc câu theo mẩu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BTa,b).
II. Đồ dùng dạy học
SGK và vở bài tập TV.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 em làm miệng bài tập 2.
- GV kiểm tra vở 3- 4 em.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài tập.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài: Hãy tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật?
- Học sinh tiếp nối phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh 3 em lên bảng, mỗi em viết một câu nói về đặc điểm của một vật.
- GV nhận xét và sửa cho học sinh.
- HS: Chữa bài vào vở theo lời giải đúng:
a, Mến
Dũng cảm, tốt bụng ,
b, Đom đóm
Chuyên cần, chăm chỉ
c, Mồ côi
Thông minh, nhanh trí
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài, học sinh có thể đặt nhiều câu theo mẫu (Ai thế nào) để tả người (Một vật hoặc một cảnh)
- HS đọc lại mẫu câu.
- HS làm bài cá nhân.
- GV phát 4 tờ giấy cho học sinh làm sau đó lên bảng trình bày
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu văn
- GVkiểm tra, nhận xét một số bài sau đó chữa trên bảng.
Ai
thế nào ?
a/ Bác nông dân
chăm chỉ, chịu khó, vui vẻ khi cày xong
b/ Bông hoa trong vuờn
thật tươi tắn, thơm ngát thật tươi trong buổi sáng mùa thu...
c/ Buổi sớm hôm qua
lạnh buốt, lạnh chưa từng thấy, hơi lạnh
Bài 3:
- GV hướng dẫn tương tự như hai bài trên.
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV dán 3 băng giấy lên bảng, gọi 3 học sinh lên điền dấu phẩy.
- GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng.
a. ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng ong, dù chỉ giữa trưa cũng dìu dịu.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng): Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK và vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Goi 2HS lên bảng làm BT: Tính giá trị của biểu thức: 123 x (42 - 40)
(100 + 11) x 9
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp chỉ có cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia.
- HS nêu yêu cầu của bài, nêu các phép tính.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách làm.
324 – 20 + 61 = 304 + 61 188 + 12 – 50 = 200 – 50
= 365 = 150
21 x 3 : 9 = 63 : 9 40 : 2 x 6 = 20 x 6
= 7 = 120
Bài 2:Tính giá trị của biểu thức.
- Tiến hành tương tự như bài 1.
- Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
15 + 7 x 8 = 15 + 56 90 + 28 : 2 = 90 + 14
= 71 = 104
- Nếu trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính như thế nào?
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3.
GV chép bài 3 lên bảng.
GV làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách nối để củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: Học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết số thùng sách ta làm như thế nào?
- HS: Tự làm vào vở, lên bảng chữa bài.
Mỗi thùng có số bánh là:
4 x 5 = 20 (bánh)
Số thùng xếp được là:
800 : 20 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng
- GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Âm thanh thành phố
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm được từ có vần ui/ uôi(BT2)
- Làm đúng BT3 (a/b) tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
SGK và vở bài tập, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- yêu cầu 2HS lên bảng viết 5 từ có vần ăc/ăt, cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
a, Hướng dẫn chuẩn bị:
GV đọc bài chính tả cho học sinh nghe.
HS một em đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
(Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh ... )
HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai?
- Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó:
(Hải, Cẩm Phả, Bét – tô – ven, pi – a – nô)
- GV cho HS viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
b. Học sinh viết bài.
GV đọc cho học sinh viết bài.
GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c. Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
HS: Làm bài cá nhân.
GV: Dán 2 tờ phiếu đã chép nội dung bài 2, gọi 2 nhóm lên bảng làm bài, các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng:
+ ui: cúi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, đui, đùi, lùi, tủi thân
+ uôi: tuổi trẻ, chuối, buổi, cuối, đuối, nuôi, muỗi, suối
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV: Hướng dẫn tương tự như bài 2.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
Cắt dán chữ “vui vẻ” (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI Vẻ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ VUI Vẻ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.
II. Chuẩn bị
Mẫu chữ VUI Vẻ.
Tranh quy trình kẻ cắt dán chữ VUI Vẻ.
Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh thực hành.
Hoạt động1: Quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu mẫu chữ VUI Vẻ (H1- SGK) HS quan sát.
+ Trong mẫu chữ có những chữ cái nào? ( V, U, I, E)
+ Nhận xét khoảng cách các chữ cái trong mẫu?
HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, I, E.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
a, Kẻ,cắt, dán chữ VUI Vẻ và dấu hỏi
- Kích thước, cách kẻ, cắt chữ V, U, I, E giống như đã học ở bài 7, 8, 9, 10.
- Cắt dấu hỏi (1ô).
- HS nêu lại quy trình cắt một số chữ đã học.
- GV cắt mẫu, sau đó gọi vài HS cắt một số chữ.
b, Dán thành chữ vui vẻ.
- Dán một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt trên đường chuẩn đó.
- Giữa các chữ cái cách nhau một ô.
- Giữa hai chữ cách nhau 2 ô.
- Bôi hồ vào mặt sau và dán.
- Miết cho phẳng.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả của HS.
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để thực hành cắt, dán chữ VUI Vẻ.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh góc).
II. Đồ dùng dạy học
SGK và vở bài tập .
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Giới thiệu về hình chữ nhật.
- GV dán hình chữ nhật lên bảng và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD.
- Mời 1HS lên bảng đo độ dài của 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn và dùng ê ke kiểm tra 4 góc.
- Yêu cầu HS đọc số đo, GV ghi lên bảng.
+ Hãy nêu nhận xét về số đo của 2 cạnh dài AB và CD; số đo của 2 cạnh ngắn AD và BC?
(Hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh dài AB bằng CD và có 2 cạnh ngắn AD bằng BC.)
- Ghi bảng: AB = CD ; AD = BC.
+ Em có nhận xét gì về 4 góc của HCN?
- KL: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại.
+ Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN?
+ Khung cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp, ...
- GV: Đưa ra một số hình để học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật.
3. Thực hành
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Trong các hình đã cho, hình nào là HCN, hình nào không là HCN? .
- Học sinh làm bài vào vở, HS nêu miệng những hình chữ nhật và không phải là hình chữ nhật.
- 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Hình chữ nhật : MNPQ và RSTU
+ Các hình ABCD và EGHI không phải là HCN.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật.
- 3HS nêu kết quả đo trước lớp, cả lớp bổ sung.
- Ta có: Cạnh AB = CD = 4cm và cạnh AD = BC = 3cm ; MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài.
4cm
- Tự nhận biết các hình, sau đó tìm chiều dài và chiều rộng của hình đó.
4cm
N
N
C
D
4cm
- Chữa bài trên bảng. A B
B
- Các HCN có trong hình là ABNM, MNCD, ABCD.
-Ta có AD = BC = 3cm và AM = BN = 1 cm MD = NC = 2cm
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng quản lí thời gian
I. Mục tiêu
- HS thực hành kỹ năng xem đồng hồ.
- Giáo dục HS có thói quen quản lý thời gian của mình, có ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học.
- Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình, biết làm việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
Đồng hồ treo tường.
Tranh vẽ một số đồng hồ có thời gian khác nhau.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Trong tuần qua em đã thực hiện đi ngủ đúng giờ chưa?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: HS thực hành xem đồng hồ.
- GV treo tranh hỏi: Đồng hồ trong mỗi tranh dưới đây đang chỉ mấy giờ?
- Gọi vài HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
- GV treo tranh, HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi.
+ Em thường làm những công việc như trong mỗi tranh giới đây vào lúc mấy giờ?
Ăn cơm sáng, ăn cơm trưa, ăn cơm tối.
Học bài ở nhà.
Cho gà ăn giúp bố mẹ.
Xem ti vi.
HS làm vào phiếu học tập.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành đóng vai.
GV nêu tình huống: Em và bạn Lan đang cắt hoa để mai trang trí lớp học. Bỗng trong ti vi có phim hoạt hình rất hay, Lan rủ em xem phim đã, cắt hoa sau, giờ còn sớm mà. Trong đó em đã xin phép mẹ chỉ cho sang nhà Lan 2 tiếng thôi. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. Thời gian 5 phút.
Các nhóm trình bày cách xử lí.
Lớp nhận xét, tư vấn.
GV nhận xét và kết luận.
- Khi làm việc đúng giờ, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc cao hơn và trong lòng thấy vui hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
An toàn khi đi xe đạp
I. Mục tiêu
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- HS khá, giỏi: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
* Các KNS cần giáo dục:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích các tình huống chấp hành đúng khi đi xe đạp.
- Kĩ năng kiên định thực hiện đúng khi tham gia giao thông.
- KN làm chủ bản thân: ứng phó với các tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
II. Phương pháp:
Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở HĐ1.
III. Đồ dùng dạy học:
SGK, vở bài tập và tranh phóng to.
IV. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về phong cảnh, nhà cửa, hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu luật giao thông với người đi xe đạp.
(Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột)
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát.
- GV nêu câu hỏi dự đoán: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
- GV: Các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp.
Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm.
- HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình.
Ví dụ HS có thể ghi: đi bên phải đường; đi hàng một; không chở hàng cồng kềnh; đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp; không đi vào đường ngược chiều, ...
- HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc:
- HS có thể nêu:
+ Những ai có thể đi xe đạp?
+ Đi xe đạp như thế nào là an toàn?
* Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu:
Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên?
- HS có thể nêu: Thực hành, đọc tài liệu, xem thông tin, xem tranh trong SGK, qua thực tế hàng ngày ...
- GV chốt: ở bài này các con quan sát tranh ở SGK và xem một số thông tin cô đã chuẩn bị để thảo luận rồi rút ra kết luận.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- Cho HS thực hành theo nhóm: quan sát tranh trong SGK, đọc thông tin trên bảng phụ và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận nhóm.
- HS thực hành trao đổi rồi ghi kết quả vào bảng nhóm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ giao thông.
- HS so sánh kết luận với dự đoán ban đầu của mình.
- GV nhận xét, chốt lại: Khi đi xe đạp cần đi ở bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Đèn đỏ, đèn xanh.
Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chỗ vòng tay trước ngực, bàn tay nằm hờ, tay trái dưới tay phải.
Bước 2: Trưởng trò hô.
- Đèn xanh, cả lớp quay tròn hai tay.
- Đèn đỏ, cả lớp dừng quay & để tay ở vị trí chuẩn bị.
3. Củng cố, dặn dò.
- Khi đi xe đạp ta phải đi như thế nào?
- Trong lớp chúng ta ai đã thực hiện đi xe đạp đúng luật giao thông?
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
Giải bài toán liên quan đến
Tìm một phần mấy của một số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố, nâng cao, mở rộng dạng toán “Tìm một phần mấy của một số” nhằm phát triển, bồi dưỡng khả năng toán học cho HS.
- Bước đầu HS giải được một số bài toán nâng cao bằng nhiều phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Gới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Có hai ngăn sách. Cô thư viiện cho lớp 3A mượn số sách ở ngăn thứ nhất, cho lớp 3B mượn số sách ở ngăn thứ hai. Như vậy mỗi lớp nhận được 30 cuốn. Hỏi số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là bao nhiêu cuốn?
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm:
+ Tìm số sách ngăn thứ nhất: 30 x3 = 90 (cuốn)
+ Số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 90 – 30 = 60 (cuốn)
+ Tìm số sách ngăn thứ hai: 30 x5 = 150 (cuốn)
+ Số sách còn lại ở ngăn thứ 2 là: 150 – 30 = 120 (cuốn)
+ Số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 120 – 60 = 60 (cuốn)
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
Bài 2: Trong vườn cây có 35 cây gồm vải, nhãn và hồng xiêm. Số cây hồng xiêm bằng số cây của vườn. Số cây nhãn bằng số cây vải. Hỏi mỗi loại có mấy cây?
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm:
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
Bài 3: Bạn Tâm được số kẹo nhỏ, bạn Tắng được gói kẹo to, như vậy hai bạn được số kẹo bằng nhau. Biết số kẹo ở gói to nhiều hơn số kẹo ở gói nhỏ là 20 cái. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì? ( mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?)
- GV yêu cầu học sinh tự làm.
- GV chữa bài.
Bài 4: Hồng hỏi Cúc: “Bây giờ là mấy giờ chiều?”. Cúc trả lời:” Thời gian từ lúc 12 giờ trưa đến bây giờ bằng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm (tức 12 giờ đêm hôm nay)”. Em hãy tính xem bây giờ là mấy giờ?
- HS đọc đề bài, GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn học sinh làm.
- HS làm vào vở rồi chữa chung.
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức đã học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao dạng văn viết thư.
- Học sinh biết viết một bức thư cho bạn giới thiệu vẻ đáng yêu của làng quê nơi mình đang sống để mời bạn về thăm.
- Rèn kĩ năng viết thư cho HS.
II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Bài mới
* HS làm đề 2 TV nâng cao. (Tuần 17)
- HS đọc đề bài.
+ Bài yêu cầu làm gì?
(viết một bức thư cho bạn giới thiệu vẻ đáng yêu của làng quê nơi mình đang sống để mời bạn về thăm.)
- GV nêu lại yêu cầu của đề bài:
+ Đề thuộc kiểu bài văn viết thư.
Nội dung chính của bức thư là kể lại vẻ đẹp, vẻ đáng yêu của quê hương (hoặc nơi em đang sống để thuyết phục bạn về chơi.)
Bài viết phải thể hiện tình cảm với người nhận thư và niềm vui trước vẻ đẹp của quê hương.
* Gợi ý hướng dẫn:
- Lí do viết thư là gì?
- Quê hương có gì đẹp?
- Đường làng, đồng lúa, đầm sen, dòng sông, ... có thêm những gì mới mẻ? Em có cảm nghĩ gì về vẻ đẹp đó? ...
- Cuộc sống,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN17-2010.doc