I. MỤC TIÊU :
- Củng cố kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17.
- Yêu cầu HS đạt được:
+ Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người xung quanh.
+ Biết tự làm lấy những việc của mình, biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+ Biết chia sẻ những chuyện buồn, vui cùng bạn.
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường, quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.
+ Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung ôn tập
GV hỏi: Kể tên các bài đạo đức đã học.
- HS kể, GV ghi bảng tên 8 bài:
+ Kính yêu Bác Hồ.
+ Giữ lời hứa.
+ Tự làm lấy việc của mình.
+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
+ Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
- Phát phiếu học tập cho HS làm bài.
Câu 1: Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy?
Gọi vài HS trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét và bổ sung.
Câu 2: Em có tán thành với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a. Không nên hứa hẹn với bất cứ ai điều gì.
b. Chỉ nên hứa những điều mình có thể làm được.
c. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
d. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn.
Câu 3: Em đã biết chia sẻ buồn, vui với bạn trong lớp chưa?
- Một số HS nêu, các HS khác nhận xét, đánh giá hành vi.
Câu 4: Em đã làm được những việc gì để thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gọi vài HS phát biểu, GV nhận xét, tư vấn.
Câu 5: ở lớp, những bạn nào tích cực tham gia việc lớp, việc trường? Kể những việc em đã tham gia làm.
- Gọi vài HS trả lời, GV nhận xét, tư vấn.
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ?
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV hệ thống chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
luyện tập về so sánh (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục ôn luyện về so sánh: Đặt được các câu có hình ảnh so sánh.
- Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ có âm dầu l hay n điền vào chỗ trống để tạo thành cụm từ thích hợp:
Nhai kĩ ...........
Chữ viết ...........
Ngôi sao ...........
- HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài.
- HS thảo luận theo bàn để tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
- Sau đó cử đại diện lên báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài. Các từ điền lần lượt là: no lâu, nắn nót, lấp lánh.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau:
Đồng bào ở đây gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành rừng cây công nghiệp.
a/ Trong câu văn trên, em hiểu thế nào về các từ ngữ: Định cư, ruộng bậc thang.
b/ Từ trái nghĩa đối lập với từ định cư là từ nào?
HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến.
Từng em đọc lại sau đó GVchốt lời giải đúng.
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trốngtrong từng câu dưới đây để tạo thành hình ảnh so sánh:
a/ Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lững giữa trời như...............
b/ Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như..................
c/ Những giọt sương sớm long lanh nh...........
d/ Tiếng ve đồng loạt cất lên như...........
- Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài.
- HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài.
Bài 4: Đọc đoạn văn sau:
Trời nắng gắt, con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc, đi ngang sục sạo, tìm kiếm.
a/ Tìm từ chỉ hoạt động của con ong bay trong đoạn văn trên.
b/ Những từ ngữ này cho thấy con ong ở đây là con vật như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài.
- GV kiểm tra việc làm của HS.
- 1HS lên bảng làm bài. HS làm bài vào vở. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài.
- 3 HS đọc lại đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tiếng việt
ÔN TậP Tiết 4
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ)
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn. (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc (số học sinh còn lại).
- Tiến hành tương tự như các tiết trước.
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi trong đoạn học sinh vừa đọc.
- GV theo dõi, nhận xét, tư vấn.
- Nhắc những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc chú giải những từ khó trong SGK.
+ Cây bình bát: cây thuộc họ na, vỏ ngoài có từng ô năm góc mờ, thịt màu vàng nhạt hay hồng, ăn được.
+ Cây bần: Cây mọc ở vùng nước lợ, có rễ phụ nhọn và xốp nhô ngược lên khỏi mặt bùn.
- Gọi hai em học sinh nhắc lại cách viết những chữ cái đầu câu.
- Vài em nhắc lại cách viết chữ hoa ở đầu câu, sau dấu chấm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Suy nghĩ và điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng câu văn.
- Ba em lên bảng điền và đọc lại câu văn trước lớp.
- Nhận xét bình chọn học sinh viết đúng.
- GV chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu chữa bài trong vở bài tập.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ, văn đã học từ tuần 1 đến tuần 18 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 7 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng việt
ÔN tập Tiết 5
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ)
- Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Phiêu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
-Từng học sinh lên bốc thăm bài tập đọc. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 1 đến 2 phút.
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút.
- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- HS đọc thuộc lòng một doạn hoặc cả bài theo phiếu chỉ định. Với những học sinh không thuộc bài, GV cho các em về nhà luyện tập để kiểm tra lại vào tiết.
3. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc học sinh: So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất.
- Một học sinh làm miệng.
+ Tên đơn sửa là: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.
+ Mục kính gửi cần nói rõ: Kính gửi thư viện trường tiểu học Nhân Đạo.
+ Mục nội dung cần viết là: Em làm đơn này đề nghị thư viện nhà trường cấp lại thẻ đọc sách cho em vì em chót làm mất.
- Một em đứng tại chỗ nêu miệng lá đơn xin cấp thẻ đọc sách. Lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 em đọc lại lá đơn vừa điền hoàn chỉnh .
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng .
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng): Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Tính chu vi hình vuông biết cạnh là:
a) 25cm; b) 123cm.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở
- Chữa bài và cho điểm học sinh:
Chu vi hình chữ nhật là :
(30 + 20) x 2 = 100 (m)
Đ/S: 100m
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 2: Củng cố về tính chu vi hình vuông.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 50cm.
+ Số đo cạnh viết là cm, đề bài hỏi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra mét.
- HS làm bài, sau đó chữa chung:
Chu vi khung bức tranh hình vuông là:
50 x 4 = 200 (cm) = 2m
Đ/S: 2m
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
Bài giải
Cạnh của hình vuông là
24 : 4 = 6 ( cm )
Đáp số: 6 cm
Bài 4:
- Học sinh đọc đề bài.
- GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK và nêu: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
- Bài toán hỏi gì?
(chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét)
- Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật?
(Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết)
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở, GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 - 20 = 40 (m)
Đáp số: 40 m
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ÔN tập Tiết 6
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ)
- Bước đầu viết được một bước thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài thơ văn và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 18. Giấy rời để viết thư.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc.
- Theo dõi, nhận xét, tư vấn.
- Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm.
+ Yêu cầu của bài là gì?
(Viết thư cho một người thân hoặc một người mình quý mến: ông, bà, chú, bác)
+ Nội dung thư cần nói gì?
(Hỏi thăm về sức khỏe, về tình hình học tập, làm việc, ...)
+ Các em viết thư cho ai?
+ Các em muốn thăm hỏi người đó những điều gì?
- Yêu cầu mở SGK trang 81 đọc lại bài Thư gửi bà.
- GV giúp học sinh xác định đúng:
+ Đối tượng viết thư: một người thân (hoặc một nười mà mình quý mến) như ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ ...
+ Nội dung thư: thăm hỏi về sức khoẻ,về tình hình ăn ở, học tập, làm việc, ...
- Học sinh mở SGK trang 81, đọc lại bài Thư gửi bà để ghi nhớ hình thức của một lá thư.
- Học sinh viết thư. GV theo dõi và giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- GV kiểm tra một số bài sau đó nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS tự đọc lại các bài thơ, văn đã học từ tuần 1 đến tuần 17 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
Cắt dán chữ “vui vẻ” (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI Vẻ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI Vẻ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ VUI Vẻ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ VUI Vẻ.
- Tranh quy trình kẻ cắt dán chữ VUI Vẻ.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng: Nêu quy trình kẻ cắt dán chữ VUI Vẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Gọi vài HS thực hành cắt, dán chữ VUI Vẻ.
- GV kiểm tra học sinh cách kẻ, cắt dán chữ Vui vẻ theo quy trình.
- Nhận xét và nhắc lại cách kẻ, cắt, dán theo quy trình.
+ Bước 1: Kẻ các con chữ V, U, I, V, E.
+ Bước 2: Cắt các con chữ V, U, I, V, E.
+ Bước 3: Dán các con chữ V, U, I, V, E.
* GV lưu ý HS các dán:
+ Kẻ một đường kẻ chuẩn, xếp cho cân đối trên đường chuẩn.
+ Bôi hồ đều mặt sau và dán vào chỗ quy định.
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên, dán và miết cho phẳng, mịn.
- Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thực hành cắt chữ rồi dán vào bảng nhóm.
- Sau khi học sinh hoàn thành, GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV đánh giá sản phẩm của học sinh.
+ Các bạn cắt dán chữ đúng quy trình không?
+ Các nét cắt có đều, đẹp không, dán chữ có phẳng không?
+ Nhóm nào cắt, dán đều, phẳng nhất?
- Biểu dương những HS cắt dán đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét việc chuẩn bị, tinh thần học tập.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết làm tính nhân, chia trong bảng nhân, nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) só có một chữ số.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 4 tiết trước.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV ghi các phép tính lên bảng.
- Học sinh làm bài cá nhân, học sinh lên bảng chữa bài, T nhận xét, củng cố cách tính cho học sinh.
a. 47 281 108 75 419
x 5 x 3 x 8 x6 x 2
+ Khi thực hiện phép nhân số có hai (ba) chữ số với số có một chữ số, ta thực hiện như thế nào?
b.
172 2 261 3 945 5 842 7
+ Trong trường hợp chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, chữ số ở hàng trăm bé hơn số chia. ở lượt chia thứ nhất ta phải lấy mấy chữ số để chia?
Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 4:
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số)
Bài 5:
Học sinh làm bài cá nhân, GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
ChơI các trò chơI dân gian
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn luyện sức khỏe, mạnh dạn trao đổi bạn bè, tích cực tham gia hoạt động tập thể. Thông qua đó rèn cho HS các kĩ năng sống hàng ngày.
- HS biết lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng để phát triển năng lực, thể chất...
- Tăng tinh thần đoàn kết bạn bè trong lớp, trong trường.
- Giáo dục HS yêu thích và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết, Hội khỏe Phù Đổng, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên một số trò chơi.
- Dụng cụ để chơi, sân bãi và các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Chuẩn bị:
* Đối với GV:
- Hướng dẫn HS sưu tầm các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi, sách báo, người thân..
- Nắm được luật chơi và cách chơi 1 số trò chơi dân gian đơn giản.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng 1 số bài thơ,đồng dao liên quan đến trò chơi.
* Đối với HS:
- Tự sưu tầm 1 số trò chơi dân gian theo sự hướng dẫn của GV.
3. Hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian.
- GV hỏi: Con hay kể tên một số trò chơi dân gian mà con biết?
+ HS kể: Nhảy dây, đá cầu, chơi ô ăn quan, nhảy đầm, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, ...
- GV hỏi: Con đã biết chơi trò chơi nào? Nêu cách chơi.
- HS nêu cách chơi, GV nhận xét.
- Cho HS hát một bài dân ca hoặc một bài đồng dao phục vị cho một số trò chơi như: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lê mây, ...
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi và nêu một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một số trò chơi.
- Chia nhóm có cùng sở thích.
- HS về nhóm mình cùng chơi trò chơi.
- Nhắc nhở HS đảm bào an toàn khi tổ chức trò chơi.
- Cuối tiết cho HS thả lỏng người.
- HS tập hợp hàng dọc, GV nhận xét chung.
- GV nhận xét thái độ, ý thức của HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn dò những nội dung cho buổi học sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
ôn tập học kì I (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em.
- Củng cố ý thức giữ gìn sức khoẻ và tham gia vào các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ, ...
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Hoạt động 1:
a-Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về cách phòng một số bệnh có liên quan bên trong.
b- Cách tiến hành:
- GV chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi:
Nhóm 1:Nêu các cơ quan bên trong cơ thể?
Nhóm 2: Nêu chức năng của các cơ quan đó?
Nhóm 3: Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh?
- Hết thời gian yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Đại diên báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Các cơ quan bên trong cơ thể gồm: CQ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh
+ Chức năng:
- Cơ quan tuần hoàn: Tim và các mạch máu
- Cơ quan hô hấp: Mũi, khí quản, phế quản, phổi
- Cơ quan tiêu hoá: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
- Cơ quan bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Cơ quan thần kinh: Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
+ Các bệnh thường gặp:
- Cơ quan hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ta phải giữ ấm cơ thể
- Cơ quan tiêu hoá: Tiêu chảy, đau dạ dày
- Cơ quan bài tiết: Viêm thận, sỏi thậnPhải uống nhiều nước
- Cơ quan thần kinh: Trẻ em thường bị bệnh thấp tim và một số bẹnh về tim mạch. Cần phải tránh bị viêm họng kéo dài
- GV chốt ý kiến và kết luận: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng,nhiêm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh cac bệnh tật để khoẻ mạnh.
Hoạt động 2:
a- Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
b- Cách tiến hành:
- Giới thiệu gia đình mình cho các bạn?
- Bố mẹ em làm nông nghiêp hay sản xuất công nghiệp hay buôn bán?
- Em đã giúp đỡ bố mẹ như thế nào?
- Từng em giới thiệu về gia đình mình.
Giới thiệu về số lượng người trong gia đình mình, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong nhà, ngoài thời gian học ra em giúp đỡ bố mẹ những việc gi? ...
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách phòng 1 số bệnh thường gặp?
- Vài em nêu lại một số bệnh thường gặp của các cơ quan.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
ôn về chu vi hình vuông & hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học.
- HS làm được một số bài nâng cao ở dạng đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
Sách toán bồi dưỡng + Luyện tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài:
“Một hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng kém chiều dài 15dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.”
- Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở
* Lưu ý: HS cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi tính. (5m = 50dm)
- Chữa bài, nhận xét chung.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 2: Củng cố về tính chu vi hình vuông.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Chu vi của hồ nước chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 30m.
Bài giải
Chu vi hồ nước là: 30 x 4 = 120 (m)
Đáp số: 120m
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài giải
Cạnh của hình vuông là
140 : 4 = 35( cm )
Đáp số: 35 cm
Bài 4: Học sinh đọc đề bài.
- GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK.
- GV: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
+ Bài toán hỏi gì?
(chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu cm)
+ Làm thế nào để tính được chiều rộng của hình chữ nhật?
(Lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài đã biết)
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở,GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài.
Bài giải
a, Nửa chu vi hình chữ nhật là: b, Chiều rộng hình chữ nhật là:
200 : 2 = 100 (cm) 100 - 70 = 30 (cm)
Đáp số: 100 cm Đáp số: 40 cm
3. Củng cố, dặn dò:
Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tiếng việt
ÔN tập Tiết 7
I. Mục tiêu
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ)
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp.(BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Vở BT bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc (như tiết trước): Số HS còn lại.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra.
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại.
- Yêu cầu HS đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc.
- GV theo dõi, nhận xét, tư vấn.
- Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3. Bài tập 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Nhắc học sinh nhớ viết hoa chữ cái đầu câu sau khi đã điền dấu chấmvào chỗ còn thiếu.
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện vui Người nhát nhất, làm bài cá nhân. GV theo dõi học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Có đúng là người bà trong chuyện này nhát không? Câu chuyện đáng buồn cười ở chỗ nào?
(Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường, sợ cháu đi không khéo sẽ bị tai nạn vì đường rất đông xe cộ. Cậu bé không hiểu lại tưởng bà nắm chặt tay mình vì bà rất nhát).
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc học sinh về nhà kể truyện vui trên cho người thân nghe.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra cuối học kì.
Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Kiểm tra định kì cuối HK I
I. Mục tiêu
Tập trung vào việc đánh giá:
Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6, 7.
Biết nhân số có hai chữ số, số có ba chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
Biết tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính.
Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
Giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra in sẵn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài.
- GV nêu quy định của tiết kiểm tra.
- Nêu thời gian, cách làm bài.
- Phát đề cho HS làm.
3. Đề bài.
1. Tính nhẩm.
6 x 5 = 18 : 3 = 72 : 9 = 56 : 7 =
3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 7 =
8 x 4 = 42 : 7 = 4 x 4 = 7 x 9 =
2. Đặt tính rồi tính.
54 x 3 306 x 2 856 : 4 734 : 5
3. Tính giá trị của biểu thức.
14 x 3 : 7 42 + 18 : 6
4. Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường.
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là:
A. 25 cm
B. 35 cm
C. 40 cm
D. 50 cm
4. Thu bài nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn những HS làm sai chữa lại bài.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN18-2010.doc