I. MỤC TIÊU.
- Củng cố, nâng cao các kiến thức đã học trong học kì I cho HS.
- Tiếp tục ôn luyện về từ chỉ hoạt động, trạng thái, câu Ai – làm gì?
- Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1. Khoanh trước chữ cái có tiếng gia có nghĩa là nhà trong các từ sau:
a. gia cảnh b. gia cầm c. gia công d. gia quyến e. gia truyền
g. gia giảm h. gia tộc i. gia nhập l. gia đình m. gia đình
- HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài.
- HS thảo luận theo bàn sau đó đại diện lên báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:
Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng.
- HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài.
- HS tự làm bài rồi chữa chung.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 3a.
- Học sinh đọc yêu cầu của phần a.
- Tổ chức cho học sinh thi tìm từ có âm đầu là l/n; có vần iêt/ iêc.
+ Chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình tìm từ theo yêu cầu.
+ Tổ chức cho hoc sinh chơi trò chơi tiếp sức.
(sau 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ (viết đúng chính tả) hơn thì nhóm đó thắng cuộc)
+ GV cùng học sinh đếm số từ mà các nhóm tìm được, công bố nhóm thắng cuộc.
+ Học sinh (cả lớp) đọc lại các từ mà các nhóm vừa tìm được.
- Học sinh chép bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, ...
- Tích cực tham gia vào hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi của các nước khác phù hợp với khả năng do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
- Ghi chú: Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
* GDKNS:
- KN trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
- KN ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
- KN bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập đạo đức.
- Phiếu học tập và bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Để tỏ lòng biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ em cần làm gì?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Phân tích thông tin.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trong SGK về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Các nhóm thảo luận. (3 phút)
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GVKết luận: Các hình ảnh và thông in trên cho các em thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ: Liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.
- Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác.
- Tham gia các cuộc giao lưu.
- Viết thư, gửi ảnh, gửi quà cho các bạn.
- Lấy chữ kí, quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, có chiến tranh.
- Vẽ tranh, làm thơ, viết bài về tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế ...
* Học sinh liên hệ và tự liên hệ về những việc mà lớp mình, trường mình hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình thân ái với thiếu nhi quốc tế.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện chữ
Luyện chữ trong vở thực hành luyện viết
Bài 17: Ôn chữ hoa Nh
I. Mục tiêu:
- Luyện cách viết chữ Nh cho HS theo 2 kiểu chữ đứng và chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
- HS viết 2 dòng từ ứng dụng Nha Trang.
- Viết một khổ thơ theo kiểu chữ đứng và chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ chữ mẫu hoa, vở thực hành luyện viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- HS tìm các chữ hoa Nh có trong bài.
- HS nêu, GV viết lên bảng: Nh
- Hỏi: Chữ Nh gồm mấy con chữ, là những con chữ nào?
- GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết.
+ Nhận xét độ cao của chữ Nh. ( 2,5 li)
+ Nhận xét các nét: Nét thanh, nét đậm.
- HS viết bảng con chữ Nh. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu.
- HS viết trên bảng con lần 2, nhận xét uốn nắn, sửa chữa.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- HS đọc từ ứng dụng Nha Trang.
- GV giới thiệu Nha Trang là tên một thành phố ở miền Trung của nước ta (thành phố biển).
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. (chú ý viết liền mạch)
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách mỗi con chữ, các nét chữ (nét thanh, nét đậm).
- HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- HS đọc 4 dòng thơ trong vở luyện viết.
+ Nêu những chữ được viết hoa trong khổ thơ.
+ Bài thơ được viết theo kiểu chữ nào? (chữ đứng, nét thanh, nét đậm)
- HS nêu độ cao các con chữ.
- HS luyện viết một số từ trong bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Hướng dẫn viết vở luyện viết.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở luyện viết theo mẫu.
- Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Trong khi HS viết, GV giúp đỡ những HS yếu kém.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua
Noi gương chú bộ đội
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS: Thu thập và xử lí thông tin; Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc 1 đoạn trong bài Hai Bà Trưng.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc
* GV đọc mẫu.
* GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- HS đọc thầm 3 dòng đầu đầu.
+ Theo em, báo cáo trên là của ai? (bạn lớp trưởng)
+ Bạn đó báo cáo với những ai?
+ Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “Noi gương anh bộ đội”
- Một học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm để ỷtả lời câu hỏi.
+ Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
+ Nêu nhận xét về các mặt thi đua của lớp như: học tập, lao động, các công tác khác và cuối cùng là đề nghị khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt nhất.
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
+ Để nêu ra những ưu khuyết điểm của tổ, cá nhân. Từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa...
- Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
4. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi (gắn đúng nội dung báo cáo).
- Chia bảng thành 4 phần và ghi sẵn: Học tập – lao động – các công tác khác – đề nghị khen thưởng.
- GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- Gọi 4 em thi đua gắn đúng vào các mục đã ghi sẵn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc (là bạn gắn đúng, nhanh nhất).
- Một số học sinh thi đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Nhân hoá
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa (BT1, BT2).
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? Trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
*Kết luận: Con đom đóm trong bài Anh Đom Đóm được gọi bằng anh, là từ được dùng để gọi người, tính nết của Đom Đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy là Đom Đóm đã được nhân hoá.
- HS chép vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thành tiếng bài Anh đom đóm. Làm bài cá nhân.
- 2 em lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét, bổ sung.
Tên vật
Gọi bằng
Được tả
Cò Bợ
chị
ru con
Vạc
thím
lặng lẽ mò tôm
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, cả lớp chữa bài vào vở.
a/khi trời đã tối
b/ Tối mai,
c/ trong học kì I.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, GVchốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm BT 3b và BT4 tiết trước.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0.
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
VD: ở dòng đầu ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị thì ở cột viết số ta viết là 2000 và ở cột đọc số ta viết là hai nghìn.
Tương tự như vậy sẽ có bảng sau:
Hàng
Viết số
đọc số
Nghìn trăm chục đơn vị
2 0 0 0
2 7 0 0
2 7 5 0
2 0 2 0
2 4 0 2
2 0 0 5
2000
2700
2750
2020
2402
2005
Hai nghìn.
Hai nghìn bẩy trăm.
Hai nghìn bẩy trăm lăm mươi.
Hai nghìn không trăm hai mươi.
Hai nghìn bốn trăm linh hai.
Hai nghìn không trăm linh lăm.
Hỏi: Khi hàng chục có chữ số 0 ta đọc như thế nào? (đọc là linh).
3. Thực hành
Bài 1: Đọc sác số sau.
- HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- HS chữa bài trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
Bài 2: Điền số.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài, đọc các số đã cho.
- HS nêu quy luật của dãy số, khi dựa vào mối quan hệ của hai số đã cho để tìm số tiếp theo.
- Dãy số gồm các số có mấy chữ số?
- Khi hàng chục có chữ số 0 ta đọc số như thế nào?
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3.
- GV chép bài 3 lên bảng.
- GV làm mẫu và hướng dẫn học sinh phần a: Số đầu tiên của dãy số là 3000, số thứ hai của dãy số là 4000, số thứ tư của dãy số là 5000. Đây là dãy số tròn nghìn liên tiếp nhau từ 3000 đến 8000.
- Tương tự học sinh tự làm các phần còn lại.
- Sau đó chữa chung.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả
Trần bình trọng (Nghe – viết)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a. Tìm từ chứa tiếng có vần khó (iêt/iêc); tiếng bắt đầu bằng l/n.
II. Đồ dùng dạy học
SGK và vở bài tập, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ: thời tiết, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- GV đọc 1 lần cho học sinh nghe.
- Một em đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Hỏi: Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
- HS tìm và trả lời.
- HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
- HS luyện viết bảng con các từ khó viết.
- GV nhận xét, tư vấn.
c. Học sinh viết bài
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, ...
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
d. Nhận xét, đánh giá:
GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm đoạn văn Người con gái anh hùng.
- 1 HS đọc chú giải cuối bài nói về người anh hùng Võ Thị Sáu.
- HS làm bài cá nhân, GV theo dõi học sinh làm bài.
- GV gọi HS lên bảng điền nhanh âm đầu l/ n vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
ôn tập chủ đề cắt dán chữ cái đơn giản
I. Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Với HS khéo tay:
+ Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ thẳng và đều nhau, cân đối. Trình bày đẹp.
+ Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu các chữ cái của 5 bài học để HS nhớ lại cách thực hiện.
HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán....
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu các chữ cái đã thực hành kẻ, cắt, dán trong các tiết thủ công trước.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
* Hoạt động 1: Quan sát, nêu lại cách viết.
- GV treo 5 mẫu chữ cái đã học trong chương 2 để giúp HS, nhớ lại cách cắt, dán từng con chữ.
- HS nêu lại quy trình cắt, dán từng con chữ đã học.
- Mỗi HS nêu lại một quy trình của một con chữ đã học.
- GV nhận xét, tư vấn thêm.
* Hoạt động 2: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II.
- HS thực hành cắt, dán các chữ đã học.
- GV quan sát học sinh làm bài. Trong khi học sinh làm bài, GV giúp đỡ một số học sinh kém để các em hoàn thành bài.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm, GV nhận xét:
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ thẳng, cân đối, đúng kích thước không?
+ Dán chữ có phẳng, đẹp không?
+ Bạn nào có sản phẩm đẹp, trang trí sáng tạo?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét làm bài của học sinh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.
- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các số: 1075; 3108; 6740.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết các số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV cho học sinh lên bảng viết số 5247.
- HS đọc số.
- Số 5247 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
GV hướng dẫn học sinh tự viết thành tổng: 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
- Làm tương tự đối với các số còn lại: 9683; 3095; ...
* Lưu ý: Đối với các trường hợp nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ đi.
Ví dụ: 7070 = 7000 +0 + 70 + 0 = 7000 +70 . Nhưng khi làm quen có thể làm ngay: 7070 = 7000 + 70.
3. Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Chép ý a lên bảng, hướng dẫn mẫu.
+ Học sinh đọc số 9731
- Số 9731 gồm có mấy nghìn, trăm, chục, đơn vị?
- HS trả lời.
- GV: Như vậy số 9731 = 9000 + 700 +30 + 1
- Tương tự học sinh viết các số còn lại thành tổng.
- HS làm bài cá nhân,chữa bài:
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
1952 = 1000 + 900 + 50 +2
6845 = 6000 + 800 + 40 + 5
5757 = 5000 +700 + 50 +7
4700 = 4000 + 700 + 0 + 0
- GV nhận xét và củng cố cách viết số có bốn chữ số thành tổng.
Bài 2: Viết tổng theo mẫu.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn mẫu.
HS làm bài vào vở.
HS nêu miệng kết quả:
a, 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567
3000 + 600 + 30 + 2 = 3632
b, 9000 + 10 + 5 = 9015
4000 + 400 + 4 = 4404
GV cùng HS nhận xét và chữa bài, củng cố cách viết từ một tổng thành số.
Bài 3: Viết số, biết số đó gồm ...
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Hàng nghìn là số nào, hàng trăm là số nào, hàng chục là số nào, hàng đơn vị là số nào?
- Như vậy số đã cho ta viết như thế nào? (8555)
- HS làm bài.
- HS chữa bài trên bảng.
GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng quản lí thời gian
I. Mục tiêu
- Tiếp tục thực hành kĩ năng quản lí thời gian để củng cố cho HS ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học.
- Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình, biết làm việc các việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ? Mấy giờ em đánh răng, rửa mặt?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
- GV treo bảng phụ ghi các bài tập:
Bài tập 1: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a, Không cần thiết phải biết xem đồng hồ vì đã có người lớn luôn nhắc trẻ em cần làm gì và làm khi nào.
b, Cần phải biết xem đồng hồ để làm mọi việc đúng giờ.
c, Tự mình làm các việc đúng giờ theo quy định, không chờ người lớn nhắc nhở.
d, Làm bài tập xong vào lúc nào cũng được, không cần thiết phải xem hết bao nhiêu thời gian.
e, Khi làm xong bài tập, cần phải xem đã làm trong thời gian bao lâu.
g, Cần phải có đồng hồ ở cạnh góc học tập.
- HS đọc yêu cầu của bài, bày tỏ ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
Bài tập 2: Em hãy ghi chữ Đ vào trước ý em cho là đúng, chữ S vào trước ý em cho là sai.
a, Giờ nào việc nấy.
b, Việc hôm nay chớ để ngày mai.
c, Làm xong bài tập mới xem ti vi hoặc đi chơi.
d, Đi chơi chán rồi mới về nhà học bài.
e, Chơi và ngủ lúc nào cũng được, tùy theo ý thích.
g, Người luôn đúng giờ là người biết tôn trọng người khác.
h, Làm việc cần nhanh chứ không cần làm tốt.
i, Cần làm việc vừa nhanh vừa tốt.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
Bài tập 3: Em hãy viết tiếp để kết thúc các câu dưới đây cho phù hợp.
a, Nếu nói chuyện riêng trong giờ ngủ thì ..............................................
b, Nếu hay đi học muộn thì .....................................................................
c, Nếu làm các việc quá chậm chạp thì ...................................................
d, Nếu em làm bài kiểm tra đúng giờ thì .................................................
e, Nếu bạn quên giờ, em sẽ ......................................................................
g, Khi mẹ gọi thức dậy, em sẽ ..................................................................
- GV gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận: Khi làm việc đúng giờ, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc cao hơn và trong lòng thấy vui hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh môi trường (tiếp)
I. Mục tiêu
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Cách thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- GD HS biết xử lý phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước.
* Mức độ tích hợp : Tích hợp bộ phận.
* GDKNS:
- KN quan sát và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người
- KN quan sát và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- KN quan sát và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- KN tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- KN ra quyết định: Nên và không nên làm để bảo bệ môi trường.
- KN hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trang 70 -71 SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 36.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát cá nhân:
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 70 và 71 sách giáo khoa.
- Mời một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- Yêu cầu thảo luận theo gợi ý :
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi?
+ Chúng ta cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
* GV kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã, chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh, cho nên chúng ta không nên phóng uế bừa bãi.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm:
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 3 và 4 trang 71 sách giáo khoa và trao đổi theo gợi ý:
+ Hãy chỉ và cho biết tên các loại nhà tiêu trong các hình?
+ ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
(nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào, ...)
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch? (luôn quét dọn, lau chùi, vệ sinh hàng ngày)
+ Cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
* GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước đó cùng là góp phần vào việc tiết kiệm nguồn năng lượng nước.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà xem trước bài mới .
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
Ôn các số có 4 chữ số
I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng cho HS về:
- Các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0)
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số tròn một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Học sinh thực hành làm bài tập trong sách bài tập toán (tr3).
Bài 1:Viết theo mẫu.
HS nêu yêu cầu của bài.
HS nêu cách làm,làm vào vở, GV nhận xét và chữa bài. (Số 5134)
Bài 2 : Viết theo mẫu.
- GV giải thích mẫu.
- HS làm bài cá nhân.
- GV cùng HS chữa bài,củng cố cách viết và đọc số có bốn chữ số.
Bài 3: Điền số vào ô trống
HS đọc yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Số đầu tiên của dãy số là số nào? (số 1950)
+ Số liền sau nó là số nào?(1951)
+ Số ở ô trống thứ 2 hơn số ở ô trống thứ nhất bao nhiêu đơn vị. (1 đơn vị)
+ Muốn tìm số ở ô trống tiếp theo ta làm như thế nào? (Lấy số đứng trước nó cộng thêm 1)
+ Học sinh nêu quy luật của dãy số đã cho.
HS làm bài vào vở.
HS chữa bài trên bảng lớp.
GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào mỗi vạch của tia số:
0 1000 2000 3000 .... .... ..... ..... .... .... ....
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
ôn Nhân hoá
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách Thực hành luyện từ và câu
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
+ Con đom đóm được gọi bằng Anh.
+ Tính nết của đom đóm được tả bằng những từ ngữ: chuyên cần.
+ Hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ: đi gác, đi rất êm, đi suốt một đêm, lo cho người ngủ.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
Đọc thành tiếng bài Anh đom đóm. Làm bài cá nhân.
Phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
+ Tên các con vật: con cò, được gọi bằng chị; con vạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN19- 2010.doc