Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU

 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.

 - Làm bài tập 2 phần a.

 - Biết điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc.

II. ĐỒ DÙNG : Vở bài tập Tiếng Việt.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS lên bảng viết: xoay tròn, ngoáy, chuyên cần.

 - GV nhận xét cho điểm.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

 2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết.

 a. Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả 1 lượt.

 - HS đọc lại đoạn văn của bài.

 - Đoạn văn này kể chuyện gì?

 - Nhận xét chính tả:

+ Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu)

 + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? (Chữ đầu câu, tên riêng).

 + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu hai chấm, dấu phẩy).

 - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó (vườn trường, sững lại. khoác tay )

 b. Học sinh nghe, viết vào vở.

 c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Động não GV yêu cầu mỗi HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết. GV giải thích cho các em biết tên một số bệnh và hôm nay chỉ nói đến bệnh tim mạch nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim. Hoạt động 2: Đóng vai. Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các trang 20 và đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình. Bước 2: Làm việc theo nhóm: Học sinh thảo luận câu hỏi theo nhóm bàn. - ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim? - Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? Bước 3: Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS lên trình bày (đóng vai). GV bổ sung. Kết luận: SGK trang 20. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào từng và nói về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc phòng bệnh thấp tim. Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Các hình có cách đề phòng bệnh thấp tim. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả người lính dũng cảm (nghe-viết) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm bài tập 2 phần a. - Biết điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc. II. Đồ dùng : Vở bài tập Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết: xoay tròn, ngoáy, chuyên cần. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả 1 lượt. - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì? - Nhận xét chính tả: + Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu hai chấm, dấu phẩy). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó (vườn trường, sững lại. khoác tay) b. Học sinh nghe, viết vào vở. c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: HS làm BT 2a. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài; làm bảng con, 2 HS lên bảng làm. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp làm vào vở bài tập. Bài tập 3: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai nhóm HS lên bảng nối tiếp điền đủ 9 chữ và tên chữ sau đó đọc kết quả. HS làm bài vào vở. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức Tự làm lấy việc của mình (tiết 1) I. Mục tiêu Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. HS khá, giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. * GDKNS: - KN tư duy phê phán: Biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình. - KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. - KN lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. II. Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức và các tranh minh hoạ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: + Con đã biết giữ lời hứa với bạn chưa? + Con đã giữ lời hứa như thế nào? - Vài HS trả lời. GV nhận xét, biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Xử lí tình huống: - GV nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết. - HS nêu cách giải quyết. - Thảo luận cả lớp, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập của mình mà không nên chép bài của bạn. - GV kết luận: (SGV) * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận để điền từ thích hợp SBT. - HS cả lớp thảo luận. - HS trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận : (SGV) * Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV nêu tình huống SBT cho HS xử lí. + Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: - Tớ khéo tay, cậu để tớ làm cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. Nếu em là Việt em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao? - HS suy nghĩ tìm cách giải quyết. - HS nêu cách ứng xử của mình, cả lớp bổ sung nêu cách giải quyết khác. - GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm việc của mình. 3. Hướng dẫn thực hành - Tự làm lấy những công việc của mình ở nhà, ở trường. - Sưu tầm những mẩu truyện, tấm gương...về việc tự làm lấy công việc của mình để giờ học sau thực hành. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán luyện tập về phép nhân I. Mục tiêu - Củng cố cách đặt tính và tính Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) cho HS thông qua HS làm các bài tập trong SBT Toán. - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2 Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập toán tr 27. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu. - HS thực hiện (nhân từ phải sang trái) 26 42 32 47 35 51 63 x 2 x 5 x 4 x 3 x 4 x 6 x 5 - GV cho HS làm và chữa bài. Bài tập 2: HS đọc đề toán tự làm và GV chữa bài. - Có thể giải bài toán như sau: 5 phút Hoa đi được là: 54 x 5 = 270 (m) Đáp số: 270 (m) - Hỏi: khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong trường hợp có nhớ ta lưu ý điều gì? Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề toán, HS tự giải bài tìm x. Khi chữa bài cho HS lưu ý cách trình bày bài và nêu cách tìm số bị chia chưa biết. X : 5 = 20 X : 6 = 47 X : 4 = 52 X = 20 x 5 X = 47 x 6 X = 52 x4 X = 100 X = 282 X = 208 Bài 4: HS nêu yêu cầu, sau đó làm bài. Viết số thích hợp vào ô trống. a. 5 x 3 = 6 x 2 + c. 6 x 5 = 6 x 3 + b. 6 x 4 = 6 x - 6 d, 6 x 10 = 6 x + 6 - HS đọc kết quả, GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu ... - Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu,đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dâu chấm nói riêng và câu nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc 4 đoạn của bài Người lính dũng cảm. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện đọc a. GV đọc bài văn cho học sinh nghe. b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng câu văn. (Mỗi HS tiếp nối đọc 1 câu) - Đọc từng đoạn trước lớp. + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài, GV nhắc nhở ngắt nghỉ đúng. + GV nhắc HS đọc đúng kiểu câu hỏi câu cảm. - Đọc từng đoạn trong nhóm. GV kiểm tra 2 - 3 HS đại diện các nhóm đọc. - 1 HS đọc toàn bài. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * HS đọc thành tiếng đoạn 1. GV hỏi : - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu câu nên đã viết những câu rất kì quặc). * HS đọc to Đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời: - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi định đánh dấu chấm). d. Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn văn. Hướng dẫn cách đọc đúng đoạn văn. 4 HS tự phân vai thi đọc cả bài. - Bốn HS đọc diễn cảm cả bài. Bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Âm nhạc Giáo viên môn Âm nhạc dạy Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán bảng chia 6 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng chia 6. - Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6) . II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng (các chấm tròn). III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 27 x 4 25 x 6 36 x 3 - Cả lớp làm vào nháp sau đó chữa chung. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn lập bảng chia 6 a. GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa có 6 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa để lập bảng chia 6. b. GV cho HS lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn. GV hỏi: “6 lấy 2 lần bằng mấy? (6 lấy 2 lần bằng 12), viết 6 x 2 = 12. GV hỏi 12 chấm tròn chia thành các nhóm , mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm? (2 nhóm); 12 chia 6 được 2 và viết bảng 12 : 6 = 2. Gọi HS đọc phép nhân và phép chia. c. HS lập các công thức còn lại của bảng chia 6. - HS thảo luận theo nhóm đôi lập tiếp bảng chia 6 rồi đọc kết quả. d. Chú ý: HS nhận xét các cột của bảng chia 6 và GV giúp HS ghi nhớ bảng chia 6. HS tự lập và học thuộc bảng chia 6. - Đọc các phép chia theo thứ tự và học thuộc bảng chia. 3. Thực hành Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV ghi bảng: 42 : 6 = 24 : 6 = 48 : 6 = 30 : 6 = 54 : 6 = 36 : 6 = 18 : 6 = 30 : 5 = 12 : 6 = 6 : 6 = 60 : 6 = 30 : 3 = - GV hướng dẫn HS lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia như cho HS nhận biết: “Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia”. Bài tập 3 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải. - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài giải Mỗi đoạn dây dài là: 48 : 6 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng tự phục vụ I. Mục tiêu: - Thực hành, củng cố kĩ năng tự phục vụ để giúp HS hiểu và làm được một số công việc phù hợp lứa tuổi phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh. - Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học. - HS làm được một số bài thực hành có liên quan đến kĩ năng trong bài học. II. Đồ dùng dạy học Phiếu học tâp, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành. * Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi: - GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận theo bàn: Hãy kể cho nhau nghe ở nhà mình đã tự làm được những việc gì cho bản thân, cho ông bà, cho bố mẹ hay cho những người xung quanh ....? - HS tự kể cho nhau nghe, GV theo dõi chung. - HS có thể nêu: Sáng dậy tự đánh răng, rửa mặt, gấp chăn màn, quét nhà, tự soạn sách vở cho mình, .... + Buổi trưa: Dọn cơm, lấy tăm, lấy nước mời ông bà, bố mẹ, .... + Buổi chiều: Quét sân, cho gà ăn, nhặt rau, cất, gấp quần áo.... - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho bản thân, cho gia đình trong cuộc sống hàng ngày. * Hoạt động 2: Bài tập thực hành - GV cho HS thực hành sắp xếp lại sách vở, chỗ ngồi của mình ngay tại lớp. - Tự kiểm tra sắp xếp lại các loại sách vở của mình ở cuối lớp cho gon gàng ngăn nắp. * GV phát phiếu bài tập cho HS làm. - 2 HS đọc tình huống: Đi học về, em thấy nhà cửa còn bẩn vì mẹ bận chưa quét mà ti vi đang có chương trình hoạt hình mà em yêu thích. Em sẽ làm gì? Vì sao em lại làm như vậy? + Tình huống yêu cầu gì? - GV cùng HS thảo luận tình huống đó. - Cho HS làm trên phiếu bài tập. - Gọi một số em lên trình bày cách giải quyết của mình. * GV kết luận: Các con đã biết quan tâm tới mọi người xung quanh, tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho bản thân sau này. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - Dặn chuẩn bị bài sau và tiếp tục vận dụng thực hành ở nhà. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện viết cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Cuộc họp của chữ viết. - Làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết: nước xoáy, ngắc ngoải, ngoắc tay. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị viết bài. - GV đọc đoạn chính tả 1 lượt: Từ “Thưa các bạn... lấm tấm mồ hôi”. - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì? + Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu chấm dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó (Hoàng, giày da, ) b. Học sinh nghe, viết vào vở. - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soạt lại bài. c. Chấm chữa bài: GV chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét chữa lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS làm trong vở trắc nghiệm. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa vào vở bài tập. Bài tập 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng. - xồm xoàm - ngồm ngoàm - sâu hoắm - oái oăm 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ &câu so sánh I. Mục tiêu. - Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém(BT1). - Nêu được các từ so sánh trong khổ thơ ở BT2. - Biết thêm từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh (BT3, 4). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài trong SBT tiết trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2 Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: Hình ảnh so sánh Kiểu so sánh a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng. hơn kém ngang bằng ngang bằng b) Trăng khuya sáng hơn đèn. hơn kém c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. d) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. hơn kém ngang bằng Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: hơn - là - là; hơn; chẳng bằng , là. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh. HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu. - HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối. - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, gọi vài HS đọc kết quả. Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán luyện tập I. Mục tiêu Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6. - Vận dụng giải toán có lời văn (có một phép chia 6). Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chấm vở bài tập trắc nghiệm. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập Bài tập 1: a. GV cho HS nêu kết quả tính nhẩm để ghi nhớ bảng chia 6. b. Cho HS làm bài. Khi đọc từng phép tính cho HS nhận ra được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài tập 2: HS làm bài và chữa bài. 9 HS nối tiếp đọc từng phép tính trong mỗi cột rồi nêu cách tính nhẩm. Bài tập 3: GV cho HS đọc bài toán rồi tự làm bài. Sau đó kiểm tra chéo rồi chữa bài. Bài giải May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là: 18 : 6 = 3 (m) Đáp số: 3 m Bài tập 4: GV cho HS làm bài và chữa bài. Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau. Hình đó có một trong các phần bằng nhau đã được tô màu. Yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau? (Hình 2, 3) Hình 2 đã tô màu mấy phần? (Tô màu 1 phần). Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã được tô màu hình. (Tương tự hình 3 được tô màu hình) 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (Tập chép) Mùa thu của em I. Mục tiêu. Chép và trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam. Viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n hoặc vần en/eng. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chấm, chữa bài tập chính tả tiết trước. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn; Gọi 2HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Bài thơ viết theo thể thơ nào? + Tên bài viết ở vị trí nào? Các chữ cái đầu câu được viết như thế nào? Những chữ nào được viết hoa? - HS nhìn vào SGK, viết vào giấy nháp những chữ các em dễ viết sai để ghi nhớ. b. HS chép bài vào vở. GV bao quát chung. c. Chấm bài, chữa bài: 4 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: HS đọc bài và nêu yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả.GV nhận xét về chính tả, phát âm. Bài tập 3: HS đọc bài và lựa chọn bài 3a. GV giúp HS nắm vững yêu cầu. - HS làm vào vở. 2 HS lên bảng. - Nhận xét, chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) nắm – lắm – gạo nếp. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1) I. Mục tiêu HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. II. Chuẩn bị: Tranh quy trình & vật mẫu (lá cờ). III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS gấp con ếch. GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. GV giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng HS quan sát để rút ra nhận xét. Gợi ý để HS nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá cờ và kích thước ngôi sao. GV nêu câu hỏi thực tiễn và nêu ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu * Bước 1: Gấp tờ giấy hình vuông để cắt ngôi sao vàng năm cánh. * Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh. - Đánh dấu hai điểm I cách O 1,5 ô, điểm K trên cạnh đối diện và cách điểm O là 4 ô. Kẻ 2 điểm và dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo từ I đến K. * Bước 3: Dán ngôi sao vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. - Lấy giấy thủ công màu đỏ có cạnh 21 – 14 ô. Đánh dấu điểm giữa hình bằng cách đếm ô. - Đánh dấu vị trí dán ngôi sao. - Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao. Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu và dán cho phẳng. GV yêu cầu 2 HS nhắc lại và thực hiện các tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh. Nếu thấy HS còn lúng túng, GV hướng dẫn lại một lần nữa. Sau đó cho HS tập gấp và cắt ngôi sao. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu lại cách gấp ngôi sao vàng năm cánh. - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả của HS. - Giờ sau mang giấy thủ công để học tiết 2. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) Điền số vào băng ô I. Mục tiêu - HS biết tìm quy luật của dãy số trong băng ô và điền vào cho đúng. - Vận dụng phép tính cộng, trừ để tính kết quả. II. Đồ dùng dạy học Sách các dạng toán cơ bản lớp 3. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. 2.Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: (Bài 33 - tr8) - Học sinh nêu yêu cầu. + Bài cho biết gì? (tổng các số ở 4 ô liền nhau là 63) + Bài yêu cầu gì? (Điền số....) HD làm: Đánh số thứ tự như sau: 18 6 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ta thấy: Tổng các số trong ô6, ô7, ô8, ô9 là: 18 + 6 + 25 + ô8 = 63 Suy ra số điền vào ô8 là: 63 - (18 + 6 = 25) = 14 Thực hiện tương tự ta tìm được: Số điền vào ô5 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô4 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Số điền vào ô3 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô2 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô1 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô10 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô11 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô12 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Vậy băng ô được điền đầy đủ là: 25 18 6 14 25 18 6 14 25 18 6 14 Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài: Tổng 3 ô liền nhau là 50. 15 23 GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài. Bài tập 3: (Bài 89 - tr13) Học sinh nêu yêu cầu. HS tự làm và chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Luyện từ và câu ôn: so sánh I. Mục tiêu. - Nắm được một kiểu so sánh hơn kém. - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao + BT nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập (Tuần 5) Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: * Các hình ảnh so sánh là: a, Năm tháng bay như cánh chim qua cửa. b) Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm. Bà nhìn như hạt cau phơi. c) Hoa lựu đỏ như đốm lửa. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh trong các câu sau. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: VD: Mùa đông, lá bàng mới nảy trông như những ngọn nến xanh. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu văn để tìm hình ảnh so sánh. VD: Mặt trời mới mọc đỏ như quả cầu lửa. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu. - HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: như, giống, giống như, như là, tựa, là. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số I. Mục tiêu - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chấm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm. B. Bài mới 1. Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - GV nêu bài toán. HS nêu lại. - GV hỏi: Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó là 1/3 số kẹo”. - Cho HS tự nêu bài giải của bài toán. - GV hỏi thêm: Muốn tìm 1/4 của 12 cái kẹo thì làm thế nào? (Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau 12 : 4 = 3 (cái kẹo). Mỗi phần bằng nhau đó là 1/4 của số kẹo. 2. Thực hành. Bài tập 1: - Học sinh đọc đề bài . - GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài. HS trả lời miệng một số phép tính. (HS có thể tính nhẩm và điền kết quả) Bài tập 2: - Học sinh đọc đề bài, phân tích đề bài. - HS tự làm và chữa bài. Bài giải Số mét vải cửa hàng đó đã bán là: 40 : 5 = 8 (m) Đáp số: 8 (m) * Củng cố bài toán: Muốn tìm một phần mấy của một số ta cần lấy số mét vải đó chia cho số phần. 3. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại bài học. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa C (tiếp theo) I. Mục tiêu. Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn .... dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa, vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học A Kiểm tra bài cũ: Chấm bài tiết trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con a. Luyện viết chữ hoa. - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N. - GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa. b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN5- 2014.doc
Tài liệu liên quan