Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

 Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS lên bảng làm: 8 x 4 = ; 8 x 7 = ; 8 x 3 =

 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn luyện tập:

 Bài 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- GV đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.

- Sợi dây 18 m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 (lần)

 * Chốt: Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

 

doc31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc bài Cảnh đẹp non sông. - GV hỏi: Các câu ca dao tả vẻ đẹp ở những vùng nào của nước ta? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a) GV đọc bài. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Phát hiện từ khó đọc để luyện đọc trước lớp. Đọc từng đoạn trước lớp. + HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm. - GV giúp HS nắm được các từ ghi lại dấu ấn lịch sử trong bài? + Thế nào là: Bến Hải, Hiền Lương, ... ? - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Đoạn 1-2: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Cửa Tùng ở đâu? (Nơi dòng sông Bến Hải gặp biển) + Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có cảnh gì đẹp? Em hiểu thế nào là bà chúa của bãi tắm? (Đó là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm) Đoạn 3: HS đọc thầm. Sắc màu nước biển có gì đặc biệt? Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì? (chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển) 4. Luyện đọc lại. GV hướng dẫn HS luyện đọc lại. 3 HS đọc nối tiếp cả bài, 1HS đọc cả bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống bài học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán luyện tập I. Mục tiêu Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 8 x 4 = ; 8 x 7 = ; 8 x 3 = - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. GV đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. Sợi dây 18 m dài gấp sợi dây 6m số lần là: 18 : 6 = 3 (lần) * Chốt: Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Bài 2: Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài: Bài giải Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 20 : 4 = 5 (lần) Đáp số: 5 lần Bài 3: HS đọc đề bài. Muốn biết cả hai thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam ta phải biết điều gì? ( phải biết số cà chua thu được ở mỗi thửa ruộng) Vậy ta đi tìm số cà chua ở thửa thứ hai trước? HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Số cà chua thu được ở thửa thứ hai là: 27 x 3 = 81 (kg) Số cà chua thu được ở cả hai thửa ruộng là: 27 + 81 = 108 (kg) Đáp số: 108 kg cà chua Bài 4 : HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc nội dung cột 1: Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở. Nêu miệng bài làm của mình. * Chốt: So sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị, gấp kém bao nhiêu lần. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết) đêm trăng trên hồ tây I. Mục tiêu Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/ uyu (BT 2). - Làm đúng bài tập 3 phần a/ b giải câu đố. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, 2 em lên bảng - cả lớp viết bảng con: Trung thành, chung sức, trông nom, lười nhác. GV nhận xét, tuyên dương những HS viết nhanh, chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu câu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: * GV đọc bài viết . 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. * Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả: Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào? (Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn; gió đông nam hây hẩy; sóng vỗ rập rình; hương sen đưa theo chiều gió thơm ngào ngạt.) Bài có mấy câu? (6 câu) Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? (Hồ Tây, Hồ, Trăng, Thuyền, Một, Bấy, Mũi) .Vì là tên riêng và chữ đầu câu. - Những dấu nào được sử dụng trong đoạn văn? (Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm) * Hướng dẫn viết từ khó: HS đọc thầm bài chính tả tự viết ra nháp những tiếng khó. VD: đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió... b) GV đọc cho HS viết. Đọc cho HS soát lại bài. c) Chấm, chữa bài: GV chấm nhanh 5 – 7 em, nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS nếu cần. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài - học sinh làm bài. 2 HS lên bảng thi làm đúng nhanh - đọc kết quả - nhận xét lỗi phát âm chốt lời giải đúng. HS đọc lại nhiều lần. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay. Bài 3 a: HS đọc câu đố. HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố - viết nháp. HS lên bảng viết lời giải, đọc kết quả. Nhận xét chốt lời giải đúng: Con ruồi, quả dừa, cái giếng. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao kiến thức về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé đã học ở buổi sáng. - Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị. - HS làm một số bài toán nâng cao có liên quan đến so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện tập toán, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau: a, Sách luyện tập toán: Làm từ bài 15 đến bài 20( tr38) Bài 15: GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Làm ra nháp rồi khoanh vào ý đúng. (D. 9 lần) Bài 16: HS đọc đề bài. + Có bao nhiêu ô vuông chưa tô màu? Bao nhiêu ô vuông đã tô màu? - HS tự làm rồ nêu kết quả: (A. 2 lần) Bài 17, 18 : Cho HS đọc đề bài, tự làm bài và chữa bài. - Khi chữa cho HS nêu lại cách làm. Bài 19: HS đọc đề bài. Muốn biết cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam chè ta phải biết điều gì? ( phải biết số kg chè mẹ hái được) Vậy ta đi tìm số kg chè mẹ hái trước? 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chữa bài. Bài 20 : HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? (có 35 HS, giỏi 12 em, khá 19 em, còn lại TB) Bài toán hỏi gì? (.... giỏi gấp mấy lần trung bình.) HS tự tóm tắt rồi giải. GV chữa chung. b, Phiếu học tập - HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? (Túi 1 đựng 8kg gạo, bằng túi 2) + Bài toán hỏi gì? (Túi thứ hai đựng nhiều hơn túi thứ nhất bao nhiêu kg gạo?; số gạo cả hai túi gấp mấy lần số gạo đựng trong túi thứ nhất?) - HD giải: + Tìm số gạo của túi thứ hai: 8 x 3 = 24 + Tìm số gạo của túi thứ hai nhiều hơn túi thứ nhất: 24 - 8 = 16 + Tìm số gạo của cả 2 túi: 24 + 8 = 32 + Tìm số gạo của cả 2 túi gấp túi 1: 32 : 8 = 4 (lần) * GV củng cố dạng toán giải bằng nhiều cách. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích I. Mục tiêu - Giúp HS có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống. - HS tự làm được những việc đơn giản để phòng tránh thương tích khi ở nhà hay ở trường. - Qua bài thực hành rèn cho HS kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống . II. đồ dùng dạy học - Phiếu giao việc, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: ở nhà con đã gặp những tai nạn, thương tích nào? - Một số HS kể. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành * Thảo luận nhóm: Bài tập 1: GV treo bảng phụ ghi câu hỏi: Hàng ngày ở nhà hay, ở trường các con hay chơi những trò chơi gì? - Gọi một số HS kể các trò chơi mà mình hay chơi. - GV ghi bảng. Hỏi: Những trò chơi nào rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn. Theo con ta có nên chơi các trò chơi này không? - Cho HS thảo luận nhóm 4. Ghi vào phiếu học tập. - Thời gian thảo luận 3 phút. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV chốt: Những trò chơi hay những việc làm dễ gây tai nạn, thương tích, chúng ta không nên chơi, không nên làm như: - Dùng những vật sắc nhọn trêu đùa nhau. - Chơi bên cạnh bếp ga, bếp lửa. - Nhét đồ vật, hoa quả vào tai. - Dùng túi ni lông nghịch trùm kín đầu. - Đu cây, trèo tường, chơi ở cạnh ao, hồ, ... - Không được nghịch điện, chơi bóng dưới lòng đường. - GV có thể cho HS quan sát một số bức tranh sưu tầm được về những tai nạn thương tích mà HS hay mắc phải và cho biết tại sao không nên làm những việc như các ban trong tranh. GV nhận xét và kết luận. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập: Em phải làm gì để tránh mắc phải trường hợp như các bạn trong tranh. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. GV gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà thực hiện như bài đã học. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện đọc Luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 10 và 11. I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho HS. - HS đọc và trả lời lại các câu hỏi ứng với từng đoạn đọc trong mỗi bài tập đọc. - Giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức mỗi bài tập đọc. II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - GV cho HS ôn lại 4 bài tập đọc trong tuần 10 + 11. Hỏi: Kể tên các bài tập đọc ta đã học trong tuần 10 và 11. - HS nêu tên 4 bài tập đọc. - Hướng dẫn đọc ôn từng bài. + Bài: Giọng quê hương, GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Thư gửi bà, GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Đất quý, đất yêu. GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Vẽ quê hương, GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm cách ngắt nhịp thơ, giọng đọc. - Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm đọc ôn 2 bài. + Nhóm 1 và 3: Đọc bài: Giọng quê hương và Thư giửi bà. + Nhóm 2 và 4: Đọc bài: Đất quý, đất yêu và bài Vẽ quê hương. * Thi đọc trước lớp 2 bài: + Bài: Giọng quê hương, GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV kết hợp hỏi nội dung đoạn đọc: * Đoạn 1 trả lời câu hỏi: - Thuyên và Đồng cùng ăn quán với những ai? ( ... 3 anh thanh niên) - Học sinh trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét và bổ sung. * Đoạn 2 trả lời câu hỏi: - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? (... Thuyên quên ví ở nhà, Đồng cũng không mang tiền theo, một trong 3 thanh niên bước lại xin trả tiền hộ.) * Đoạn 3 trả lời câu hỏi: - Những chi tiết nào nói lên tình cảm thiết tha của các nhân vật đối với quê hương? (Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên ) + Bài: Đất quý, đất yêu. * Đoạn 1: 2 người khách quý được nhà vua tiếp đón như thế nào? (Mời vào, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý hiếm) * Đoạn 2: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày) * Đoạn 2: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? (Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất) - Hai bài còn lại cho HS về nhà tự đọc tiếp. 3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt Ôn: từ ngữ về quê hương. câu: "Ai - làm gì? " I. Mục tiêu - Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức đã học ở buổi sáng. Tìm được từ ngữ, thành ngữ nói về quê hương. - HS nhận biết được các câu theo mẫu Ai – làm gì? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai – làm gì? - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu câu Ai – làm gì? Viết được đoạn văn trong đó có sử dụng mẫu câu Ai-làm gì? II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt , Luyện tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: a) Gạch dưới những thành ngữ nói về quê hương. Non xanh nước biếc, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ. b) Tập đặt câu với thành ngữ " Quê cha đất tổ ". (Gợi ý: " Quê cha đất tổ " chỉ mảnh đất nơi tổ tiên, ông bà ta sinh sống từ lâu đời). Bài 2: HS làm bài trong sách BT trắc nghiệm Tiếng Việt. - GV và HS chữa bài: + Trên cánh đồng, những con chim gáy đang sải cánh bay. + Ngoài xa, những con sóng sô nhau tạt vào bờ. + Mọi người rì rầm trò chuyện. + Những chú gà chạy lon ton trước nhà. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài. - Hướng dần mẫu 1câu: Đàn bọ ngữa mới nở chạy tíu tít, dàn quân ra khắp cây tranh. (Thuộc mẫu câu: Ai – làm gì?) - Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc làm gì? - HS làm bài - Chữa bài. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), kể về một trong các công việc sau: a) Việc trực nhật lớp của tổ em. b) Việc chăm sóc vườn trường của lớp em. - Trong đoạn văn, có sử dụng kiểu câu Ai - làm gì? - HS làm bài. - Đọc bài làm của mình, lớp nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán Ôn: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé (tiếp) I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức so sánh số lớn gấp mấy lần số bé đã học ở buổi sáng. - Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị. - HS làm một số bài toán nâng cao có liên quan đến so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện tập toán + Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập sau: Bài 1: GV yêu đề bài: Dũng có 42 viên bi, Minh có nhiều hơn dũng 16 viên bi nhưng lại ít hơn Bình 5 viên bi. Hỏi 3 bạn có tất cả bao nhiêu viên bi? Minh 42viên 16 viên 5viên ? viên Dũng - HS đọc đề bài. - HD tóm tắt: Bình - HS nhìn sơ đồ tóm tắt, tự giải. - GV chữa chung. Bài 2: GV yêu cầu, HS đọc đề bài. Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, chuồng thứ nhất có 47 con, chuồng thứ hai kém chuồng thứ nhất bao nhiêu con? - HS tự giải, GV chữa: Số gà chuồng thứ hai có là: 82 - 47 = 35 (con) Số gà chuồng thứ hai kém chuồng thứ nhất là: 47 - 35 = 12 (con) Đáp số: 12 con Bài 3: GV yêu cầu, HS đọc đề bài. Dũng có 32 viên bi, Dũng mua thêm 6 viên bi. Hùng có 48 viên bi, Hùng cho bạn cùng lớp 12 viên bi. Hỏi Dũng và Hùng sau cùng ai nhiều bi hơn và nhiều hơn bao nhiêu? - GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - DH tóm tắt và giải. - HS tự làm vào vở, sau đó đọc bài làm, lớp nhận xét, chữa bài. Bài giải Số viên bi Dũng có sau khi mua thêm là: 32 + 6 = 38 (viên bi) Số viên bi sau khi Hùng cho bạn còn lại là: 48 - 12 = 36 (viên bi) Vậy sau cùng Dũng có nhiều bi hơn Hùng và nhiều hơn là: 38 - 36 = 2 (viên) Đáp số: 2 viên bi 4. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ & câu Từ ngữ về địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than I. Mục tiêu - Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài trong sách bài tập TV, nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: HS đọc SGK. GV giúp HS hiểu đề bài: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba; mẹ/má...) HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa. HS làm bài tập vào vở bài tập, hai HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. + Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, dứa, hoa, sắn, ngan. + Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, khóm, thơm, mì, vịt xiêm. GV: từ ngữ tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có những cách gọi khác nhau. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa với các từ in đậm. Viết kết quả ra giấy nháp. - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. - Bốn HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế. * GV: Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết để ca ngợi người mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt quê ở Quảng Bình. * Lới giải: gan chi/gan gì, gan rứa/gan thế, mẹ nờ/mẹ à. Chờ chi/chờ gì, tàu bay hắn/tàu bay nó, tui/tôi. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề và đọc đoạn văn. - HS nối tiếp đọc các đoạn văn, nói rõ dấu câu cần được điền vào ô trống. - 3 HS lên bảng dưới lớp làm vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS chữa bài trong vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống bài học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Bảng chia 8 I. Mục tiêu - HS dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc. - Bước đầu thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép chia 8). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán, Các tấm bài có 8 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại bảng nhân 8. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8: a. Cho HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. + 8 lấy 1 lần bằng mấy? + 8 chấm tròn chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? + HS quan sát và đọc lại 2 phép tính trên bảng. b. HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. - GV và HS thao tác như trên ta có 2 phép tính: 8 x 2 = 16, suy ra 16 : 8 = 2 HS đọc lại các phép tính vừa lập được. - GV gắn trực quan và hỏi : + Một tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa như vậy có tất cả bao nhiêu châm tròn? + Em làm như thế nào? - Dựa vào phép nhân 8 x 3 = 24 , HS viết và tìm kết quả 2 phép chia tương ứng. - HS nêu phép chia 24 : 3 = 8 - HS đọc 2 phép tính trên và nhận xét mối quan hệ giữa hai phép tính? - Vậy để tìm kết quả phép chia 8 em dựa vào đâu? (HS dựa vào bảng nhân 8) c. Tương tự như trên GV hướng dẫn HS lập các phép tính tiếp theo. - HS dựa vào bảng nhân 8 tự lập các phép chia 8 còn lại vào vở. - HS nêu nhận xét các cột trong bảng chia 8. d. HS học thuộc bảng chia 8. 3. Thực hành: Bài 1: HS đọc đề bài, tính nhẩm rồi chữa bài (Yêu cầu HS trả lời miệng). - Củng cố bảng chia. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, HS làm rồi chữa bài. Bài 3: HS đọc bài toán. Tóm tắt và giải bài toán. GV nhận xét và chữa bài. Bài giải Chiều dài của mỗi mảnh vải là: 32 : 8 = 4( mảnh) Đáp số: 4 mảnh vải Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài toán. - Tóm tắt và giải bài toán. Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4. * HS quan sát bài tập 3 và 4 và nêu nhận xét về cách làm và tên đơn vị. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả(Nghe-viết) Vàm cỏ đông I. Mục tiêu - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/uyt (BT2). - Làm đúng bài tập 3 phân biệt tiếng chứa âm đầu dễ lẫn d/r/gi. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp các từ: khúc khuỷu, khuỷu tay, khẳng khiu. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn cho HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a) Chuẩn bị: GV đọc hai khổ thơ đầu bài Vàm Cỏ Đông. HS đọc lại. Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ. Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài chính tả có những chữ nào được viết hoa? Vì sao? + HS trả lời: Vàm Cỏ Đông, Hồng, các chữ đầu dòng thơ. HS viết nháp những chữ các em dễ viết sai. + Ví dụ: dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi .... b) GV đọc cho HS viết. - Sau đó đọc lại cho HS soát bài. c) Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra khoảng 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. - HS đọc bài tập 2. - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm xong đọc lại kết quả. - Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi, ... Giá: giá đỗ, giá sách, giá bát đĩa ... Rụng: rơi rụng, rụng xuống ... Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng ... 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, Rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Phòng cháy khi ở nhà I. Mục tiêu - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. - Biết cách xử lí khi xảy ra cháy. - HS năng khiếu: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. * Các KNS cần giáo dục trong bài: + KN tìm kiếm xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy. + KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà. + KN tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách. II. Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm. III. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK, sưu tầm các mẩu tin trên báo về những vụ cháy. IV. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể về những người trong họ nội, họ ngoại của em? - Em phải đối xử với họ hàng như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn bài học: Hoạt động 1: Tìm hiểu thiệt hại do cháy gây ra. Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. *Bước 1: Làm việc theo cặp: HS quan sát hình 42 SGK và làm trong phiếu học tập. 1. Em bé trong hình 1có thể gặp tai nạn gì? 2. Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1? 3. Theo bạn bếp hình 1có thể gặp tai nạn gì? Bếp hình 2 có an toàn không? - GV giúp đỡ HS kém trong các nhóm. * Bước 2: Gọi HS lên trình bày kết quả. HS khác bổ sung. GV kết luận: Như SGK. * Bước 3: HS cùng nhau kể 1 câu chuyện do thiệt hại về cháy gây ra. - HS thảo luận những nguyên nhân gây ra vụ hoả hoạn. Hoạt động 2: Cách phòng tránh. -HS quan sát tranh thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm, bật lửa vứt lung tung ra nhà? + Nhóm 2: Theo bạn xăng, dầu hoả nên cất ở đâu? + Nhóm 3: Bếp nhà bạn chưa ngăn nắp gọn gàng. Bạn sẽ làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp? + Nhóm 4: Khi đun nấu bạn và người lớn cần chú ý gì để phòng cháy? - Đại nhóm trình bày, lớp bổ sung kết quả. - GV nhận xét và kết luận: ... không để những thứ dễ cháy ở gần bếp; dọn dẹp gon gàng sau khi đun nấu ở bếp củi; khi đun nấu phải trông coi cẩn thận, nhớ tắt bếp khi sử dụng xong. Hoạt động 3: Cách xử lí khi bị cháy. - GV nêu tình huống cụ thể. - Cho các nhóm đóng vai hoặc xử lí miệng. - GV chốt: báo động cháy, có thể gọi 114. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8) II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Viết 3 phép tính trong bảng chia 8, HS lên bảng làm. - HS khác đọc bảng chia 8. - GV nhận xét, tuyên dương,tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV viết phép tinh lên bảng sau đó yêu cầu học sinh nhẩm và nêu kết quả. - Hỏi: + Dựa vào đâu em nhẩm được kết quả trên? + Em có nhận xét gì về hai phép tính trong cùng một cột? - GV: để nhẩm được kết quả của các phép tính trong bài một, chúng ta vận dụng bảng nhân 8 sẽ nhẩm được ngay kết quả của phép tính. Bài 2: Củng cố cách hình thành bảng nhân. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh nêu kết quả của từng phép tính, nêu cách tính. GV sử dụng hệ thống câu hỏi để học sinh thấy mối liên hệ giữa hai phép tính trong cùng một cột để củng cố cách lập bảng nhân. Bài 3: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải. - HS 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài. - Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. GV vẽ hình của bài 4 lên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát và làm bài. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình sau đó đọc kĩ nội dung của câu a; b để điền vào chỗ chấm cho thích hợp. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa I I. Mục tiêu. - Viết đúng chữ hoa I (1 dòng ), Ô, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: ít chắt chiu ... phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học Mẫu chữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docr (5).doc
Tài liệu liên quan