Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

- Làm quen với biểu thức và tính giá trị của biểu thức.

- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK và vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

GV nêu một số phép tính, yêu cầu HS thực hiện.

 - Đặt tính rồi tính: 684 : 6 845 : 7

 - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần).

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Làm quen với biểu thức - một số ví dụ về biểu thức.

- Biểu thức toán học là một chủ đề khó ở phổ thông nói chung.

- GV đưa ra các ví dụ để HS làm quen.

- GV đặt vấn đề vào bài học mới. Sau đó viết lên bảng 126 + 51; nói " ta nói có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51".

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ tả đức tính của anh dom dóm trong hai khổ thơ đầu? (chuyên cần) GV: Anh Đom Đóm đêm nào cũng lên đèn đi gác đến sáng cho mọi người ngủ. Anh Đom Đóm thật chăm chỉ. - Một học sinh đọc khổ thơ 3 và 4. - Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm? (Cò bợ ru con,thím Vạc lặng lẽ mò tôm) HS đọc thầm lại cả bài. + Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm? d. Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. - Giáo viên đọc lại bài thơ. Hướng dẫn học sinh đọc. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. - Mời 6 em thi đọc nối tiếp 6 khổ thơ. - Mời lần 2 em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: ND bài thơ nói gì? - HS trả lời, GV nhận xét chung. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu - Giúp HS biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. - Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào biểu thức điềndấu "", "=". II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập vở bài tập vủa HS. - Vài HS đọc một số bảng chia đã học. - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức: Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Sau đó giúp HS ghi nhớ hai quy tắc này. GV nêu vấn đề: Khi tính giá trị biểu thức là thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện phép tính đó. a) Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ người ta quy ước thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. HS đọc biểu thức, GV viết biểu thức "60 + 20 - 5". Sau đó yêu cầu HS nêu thứ tự làm các phép tính đó, ta tính 60 + 20 trước, được 80 (GV viết dấu = và số 80 như bài hoạc) rồi trừ đi 5 ( GV viết tiếp "-5") còn 75 (GV viết như bài học). HS nêu lại cách làm, cả lớp nêu lại quy tắc nhiều lần. b) Biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia ta cũng quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - HS đọc biểu thức. GV viết bảng "49:7x5" cho HS nêu cách làm như VD a. - HS nêu lại cách làm và đọc quy tắc nhiều lần. - GV lưu ý cách trình bày như hướng dẫn. 3. Thực hành Bài 1: GV giúp HS làm mẫu 1 biểu thức. 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 - GV nêu cho HS cách làm. Sau đó tự làm tiếp các phép tính còn lại. - GV và HS nhận xét chữa bài. 268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217 387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300 Bài 2: GV cho HS cùng tham gia tính giá trị của biểu thức đầu 15 x 3 x 2 theo thứ tự sau. + GV cho HS nêu thứ tự các phép tính cần làm. + HS tính cụ thể và trình bày như bài học. Rồi đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90 81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 Bài 3: HS đọc đề bài và làm bài vào vở. - Muốn điền được các dấu "". "=" cho đúng ta phải so sánh giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3 với số 32. - HS làm bài, lớp nhận xét bổ sung: 55 : 5 x 3 > 32 47 = 84 – 34 – 3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 4. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài và nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết) vầng trăng quê em I. Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học - SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. - Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ: lưỡi, những, thảng băng, thuở bé. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết. * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - GV: Đọc đoạn văn chuẩn bị viết cho học sinh nghe. - HS: đọc lại. + Vầng trăng nhô lên được mô tả đẹp như thế nào? (Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ gia, thao thức như canh gác trong đêm.) + Bài chính tả này có mấy đoạn? (Gồm 2 đoạn) + Chữ đầu của mỗi đoạn viết như thế nào? (Viết lùi vào 1ô và viết hoa) - GV đọc cho học sinh viết bài. - Cả lớp nghe và viết bài vào vở . - Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. Nghe và tự sửa lỗi chính tả. * Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: * Phần (a): Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài cá nhân. - Gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét và chữa bài. - Học sinh đọc lại lời giải đúng: * Phần (b): Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ. - Các từ cần điền: mắc trồng khoai, bắc mạ (gieo mạ), gặt hái, mặc đèo cao, ngắt hoa. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán Luyện tập về tính giá trị của biểu thức I. Mục tiêu Giúp HS: Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dạng: Chỉ có phép tính cộng, trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập toán + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm trong sách bài tập toán + Luyện tập toán. GV gợi ý cho HS nêu cách tiến hành tính giá trị của biểu thức là: + Xem trong biểu thức có các phép tính nào. + Vận dụng quy tắc để xác định thứ tự thực hiện. + Tính toán cụ thể và trình bày theo mẫu. Bài 1: GV giúp HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất. + HS nêu các phép tính có trong biểu thức (phép trừ và phép cộng) + HS nêu cách làm cụ thể. 5 x 9 : 3 138 + 96 : 2 100 – 64 : 2 96 : 6 x 8 + HS tính nhẩm hoặc tính nháp rồi nêu kết quả. Như: 5 x 9 : 3 = 45 : 3 = 15 HS tự làm phần còn lại rồi chữa bài. *Củng cố bài 1: Ta thực hiện các phép tính của bài 1 theo thứ tự từ trái sang phải. Bài 2: GV tiến hành tương tự như bài 1. a) 927 - 10 x 2 = 927 - 20 90 + 10 x 2 = 90 + 20 = 907 = 110 b) 163 + 90 : 3 = 163 + 30 106 - 80 : 4 = 106 - 20 = 193 = 86 *Củng cố bài 2: Trong biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia2, ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau. Bài 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài . * Củng cố: các biểu thức của bài tập 3 ta thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau. Bài 4: HS nêu theo mẫu: Ví dụ: "số 15 là giá trị của biểu thức 90 : 3 : 2". Hoặc HS có thể nêu "biểu thức 90 : 3 : 2 có giá trị là 15" HS tự tính nhẩm hoặc làm ra nháp để tìm giá trị của các biểu thức. HS lên bảng nối biểu thức với giá trị đúng. HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Củng cố bài 4: Trong biểu thức có chia và nhân ta cũng thực hiện từ trái sang phải như biểu thức có nhân và chia. 3. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm I. Mục tiêu - HS thực hành sắm vai tập xử lí một số tình huống trong bài tập 5. - Qua đó HS biết mình cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. - Qua đó rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS. - Giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. II. đồ dùng dạy học - Vở bài tập KNS, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại phần ghi nhớ của bài. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 5: - HS đọc yêu cầu của BT5. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 tình huống trong bài tập 5. - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập giao việc cho từng nhóm. Câu hỏi: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây? + Nhóm 1: Xử lí tình huống 1: Em sang nhà hàng xóm chơi, sơ ý làm vỡ chiếc ấm pha trà nhương bác chủ nhà không biết. + Nhóm 2: Xử lí tình huống 2: Em cùng các bạn chơi đá bóng ngoài sân khu tập thể. Không may, bóng rơi trúng vào cửa kính nhà bác Ba, làm kính bị vỡ. Các bạn sợ quá rủ nhau bỏ chạy. + Nhóm 3: Xử lí tình huống 3: Em hứa với bạn Nam sáng nay mang sách cho bạn mượn. Nhưng sáng nay vội đi học nên em để quên sách vở ở nhà. - HS các nhóm thảo luận 3 tình huống ở phiếu học tập và tìm cách xử lí phù hợp. (Có thể sắm vai hoặc xử lí miệng.) - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng HS nhận xét các cách xử lí, Gv tuyên dương, tư vấn. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + TH 1: Nhận lỗi với bác. + TH 2: Em nên khuyên các bạn cùng nhau đến xin lỗi bác vì việc làm sai đó. + TH 3: Xin lỗi bạn vì đã lỡ hẹn. Hôm sau nhớ mang cho bạn mượn. *GV chốt: Khi đã mắc lỗi với người khác, chúng ta cần dũng cảm nhận lỗi. Điều đó thể hiện chúng ta đã biết đảm nhận trách nhiệm với việc làm của mình. * HS liên hệ thực tế bản thân mình. * GV kết luận: Mỗi người cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình và cả trách nhiệm với những người xung quanh. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện đọc Luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 15 và 16. I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho HS. - HS đọc và trả lời lại các câu hỏi ứng với từng đoạn đọc trong mỗi bài tập đọc. - Giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức mỗi bài tập đọc. II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt, Luyện tập TV. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - GV cho HS ôn lại 4 bài tập đọc trong tuần 15 + 16. Hỏi: Kể tên các bài tập đọc ta đã học trong tuần 15 và 16. - HS nêu tên 4 bài tập đọc. - Hướng dẫn đọc ôn từng bài. + Bài: Đôi bạn. - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Về quê ngoại, GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Mồ Côi xử kiện, GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Anh Đom Đóm, GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm cách ngắt nhịp thơ, giọng đọc. - Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm đọc ôn 2 bài. * Thi đọc trước lớp 2 bài: Đôi bạn và Mồ Côi xử kiện. Khi HS đọc GV kết hợp hỏi lại các câu hỏi ở từng đoạn. Đoạn 1: HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? + ( Kết bạn từ ngày còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom MB, GĐ Thành phải sơ tán về quê Mến ở nông thôn) Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ? + (Có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như sao sa) Đoạn 2 : HS đọc to, cả lớp đọc thầm Trong công viên có những trò chơi gì? ( Có cầu trượt, đu quay) GV yêu cầu HS quan sát tranh. Trong công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen? + ( .... Mến lập tức lao xuống hồ cứu em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng) Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? HS phát biểu, GV chốt lại: + (Mến phản ứng rất nhanh, lao ngay xuống hồ cứu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.) Đoạn 3: HS đọc to và trả lời câu hỏi. Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?. Nhiều HS phát biểu: + ( Ca ngợi bạn Mến dũng cảm/ ca ngợi người làng quê tốt bụng, sẵn lòng giúp người khác) HS trao đổi nhóm: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình? + HS phát biểu. GV chốt lại: GĐ Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Đón Mến ra chơi và đưa đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ ơn gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt dẹp về người nông dân) * Bài Mồ Côi xử kiện: + Câu chuyện có những nhân vật nào (chủ quán, bác nông dân, Mồ côi) + chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?(về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán...mà không trả tiền. ) + Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân? + Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ côi phán như thế nào? + Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán đó? + Tại sao Mồ côi lại bảo bác nông dân xóc hai đồng bạc đủ 10 lần ? + Mồ côi đã nói gì khi kết thúc phiên toà? * Cuối giờ cho HS làm bài tập trong vở Luyện Tiếng Việt. 3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) luyện tập về so sánh I. Mục tiêu. - Tiếp tục ôn luyện về từ so sánh: đặt được các câu có hình ảnh so sánh. - Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gạch dưới hình ảnh so sánh trong các câu sau. a) Rễ cây chuối chi chít, chỗ trắng, chỗ nâu, chỗ vàng xỉn như những con giun bò lổm ngổm trên mặt đất. b) Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh trông giống như một bông sen trắng khổng lồ. c) Dạ hương quanh năm thức khuya. Giống người chịu thương chịu khó. - HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến. - HS làm bài cá nhân. (vào vở THLT&C – tr42) * HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng: mặt trăng – chiếc đĩa bạc; tấm thảm vàng – cánh đồng lúa chín; cái ô - cây nấm; cái quạt nan – lá bàng. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề: Bài 5 tr42 – thực hành LT&C. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - GV kiểm tra việc làm của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. - 3 HS đọc lại đoạn văn. Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề: Bài 6 tr 43 – thực hành LT&C. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. a, Những giọt sương đọng trên cỏ long lanh như những viên ngọc. b, Từ trên cao nhìn xuống, dòng suối uốn lượn mềm mại như dải lụa. c, Mặt sông giữa trưa hè sáng lóa như tấm gương khổng lồ. Bài 5: Điền từ nói về hình dáng hoặc động tác phù hợp vào chỗ chấm để có hình ảnh so sánh: a) ................ như tuyết. b) .................như sóc. c) ................ như than. - HS làm rồi chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán Tính giá trị của biểu thức (tiếp) I. Mục tiêu Giúp HS biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, hoặc trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào biểu thức điềndấu "", "=". II. Đồ dùng dạy học Sách luyện tập toán + Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập (Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách LT Toán + Toán BD) Bài 1: GV giúp HS làm mẫu 1 biểu thức. a, 103 + 20 + 5 = 123 + 5 b, 241 – 41 + 29 = 200 + 29 = 128 = 229 c, 642 – 40 + 7 d, 205 + 60 + 43 - GV nêu cho HS cách làm. Sau đó tự làm tiếp các phép tính còn lại. - GV và HS nhận xét chữa bài. Bài 2: GV cho HS cùng tham gia tính giá trị của biểu thức đầu theo thứ tự sau: a, 10 x 2 x 3 = 20 x 3 b, 6 x 3 : 2 = 18 : 2 = 60 = 9 Giá trị của biểu thức 10 x 2 x 3 là 60 ; Giá trị của biểu thức 6 x3 : 2 là 9. + GV cho HS nêu thứ tự các phép tính cần làm. + HS tính cụ thể và trình bày như bài học. Rồi đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. Bài 3: HS đọc đề bài và làm bài vào vở. Muốn điền được các dấu "". "=" cho đúng ta phải so sánh giá trị của biểu thức 44 : 4 x 5 với số 52. 68 – 20 – 7 với số 41. Bài 4: Một trại nuôi 315 con gà. Người ta đã tiêm phòng dịch được một số gà thì còn lại số gà của trại chưa tiêm. Hỏi trại đó tiêm phòng dịch bao nhiêu con gà? - HS đọc đề bài và làm bài vào vở. - Sau đó chữa chung: Bài giải Số gà còn lại là: 315 : 7 = 45 (con) Số gà đã tiêm phòng dịch là: 315 - 45 = 270 (con) Đáp số : 270 con 3. Củng cố, dặn dò: GV và HS cùng hệ thống lại bài và nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ đặc điểm Ôn tập kiểu câu Ai - thế nào, dấu phẩy I. Mục tiêu - Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1). - Biết đặc câu theo mẩu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng (BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BTa,b). II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập TV. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 em làm miệng bài tập 2. - GV kiểm tra vở 3- 4 em. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn bài tập. Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài: Hãy tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật? - Học sinh tiếp nối phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh 3 em lên bảng, mỗi em viết một câu nói về đặc điểm của một vật. - GV nhận xét và sửa cho học sinh. - HS: Chữa bài vào vở theo lời giải đúng: a, Mến Dũng cảm, tốt bụng , b, Đom đóm Chuyên cần, chăm chỉ c, Mồ côi Thông minh, nhanh trí Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài, học sinh có thể đặt nhiều câu theo mẫu (Ai thế nào) để tả người (Một vật hoặc một cảnh) - HS đọc lại mẫu câu. - HS làm bài cá nhân. - GV phát 4 tờ giấy cho học sinh làm sau đó lên bảng trình bày - HS nối tiếp nhau đọc từng câu văn - GVkiểm tra, nhận xét một số bài sau đó chữa trên bảng. Ai thế nào ? a/ Bác nông dân chăm chỉ, chịu khó, vui vẻ khi cày xong b/ Bông hoa trong vuờn thật tươi tắn, thơm ngát thật tươi trong buổi sáng mùa thu... c/ Buổi sớm hôm qua lạnh buốt, lạnh chưa từng thấy, hơi lạnh Bài 3: - GV hướng dẫn tương tự như hai bài trên. - HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. - GV dán 3 băng giấy lên bảng, gọi 3 học sinh lên điền dấu phẩy. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng. a. ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. b. Nắng cuối thu vàng ong, dù chỉ giữa trưa cũng dìu dịu. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán tính giá trị của biểu thức (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết áp dụng tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài 2. HS nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ có cộng, trừ. - KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau: 462 - 40 + 7; 81 : 9 x 6 - GV nhận xét, tuyên dương, (tư vấn nếu cần). B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đính, yêu cầu giờ học. 2. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. GV giúp HS ghi nhớ quy tắc này. * HS đọc ví dụ 1. GV viết biểu thức : 60 + 35 : 5 - HS nêu biểu thức có những phép tính nào? (có phép cộng và phép chia) - GV nêu: "Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau". - GV yêu cầu HS đọc lại biểu thức, rồi nêu cách tính và thực hiện trên bảng lớp và bảng con. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - HS làm tương tự như ví dụ 1. - HS nêu cách làm. * Ví dụ 2: 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46 - HS đọc thuộc quy tắc ở SGK. 3. Hướng dẫn hực hành. Bài 1: Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức đầu: 253 + 10 x 4 - HS nêu thứ tự làm các phép tính (nhân trước, cộng sau. - GV cho HS làm các phần còn lại, sau đó lên bảng trình bày. Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: Hướng dẫn HS làm biểu thức đầu, theo thứ tự sau: - Trước hết phải xác định phép cần làm trước. - Nhẩm miệng (nháp) để tìm kết quả. - Thực hiện tiếp các phép tính còn lại. - So sánh với giá trị biểu thức và điền Đúng, sai vào ô trống. a) Đ, Đ, Đ, S. b) S, S, S, Đ Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán theo hai bước. Số trang sách Minh đọc được là: 132 : 4 = 33 (trang) Số trang sách Minh còn phải đọc là:132 - 33 = 99 (trang) Bài 4 : HS đọc đề bài. Suy nghĩ và tự xếp trên đồ dùng. - GV nhận xét chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả Âm thanh thành phố I. Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm được từ có vần ui/ uôi(BT2) - Làm đúng BT3 (a/b) tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r theo nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - yêu cầu 2HS lên bảng viết 5 từ có vần ăc/ăt, cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết. a, Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc bài chính tả cho học sinh nghe. HS một em đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. + Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? (Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên người, tên địa danh ... ) HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. + Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai? - Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó: (Hải, Cẩm Phả, Bét – tô – ven, pi – a – nô) - GV cho HS viết từ khó vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. b. Học sinh viết bài. GV đọc cho học sinh viết bài. GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. HS: Làm bài cá nhân. GV: Dán 2 tờ phiếu đã chép nội dung bài 2, gọi 2 nhóm lên bảng làm bài, các nhóm khác quan sát và nhận xét. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng: + ui: cúi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, đui, đùi, lùi, tủi thân + uôi: tuổi trẻ, chuối, buổi, cuối, đuối, nuôi, muỗi, suối Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập. - GV: Hướng dẫn tương tự như bài 2. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Hoạt động công nghiệp, thương mại I. Mục tiêu - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết. - Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại. - HS năng khiếu: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. - Tổng hợp các thông tin về hoạt động công nghiệp, thương mại nơi mình đang sống. II. Đồ dùng dạy học Các hình SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống. Bước 2: Một số cặp lên trình bày, cặp khác bổ sung. GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động như khai thác quặng kim loại luyện thép, sản xuất xe máy, xe đạp ... đều gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm. - Từng cá nhân quan sát hình trong SGK. - Mời mỗi em nêu tên một hoạt động công nghiệp đã quan sát được trong hình. - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: + Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp ? Mời đại diện nhóm trình kết quả thảo luận. - Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. + Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy. + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt. + Dệt cung cấp vải, lụa, ... * Kết luận: Các hoạt động khai thác than, dầu khí, dệt ... gọi là hoạt động công nghiệp. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu SGK. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Những hoạt động mua bán như hình 4 - 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì? + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em? - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. + Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại Nêu ra một số tên chợ , siêu thị và các hoạt động công nghiệp. Căn cứ vào trả lời của HS GV kết luận. Lưu ý: GV có thể giới thiệu và giải thích thêm về hoạt động thương mại và các mặt hàng được bán ở siêu thị, các chợ và cửa hàng lớn ở thành phố. * Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. * Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng. Bước 1: GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua. Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm lên nhận xét.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN16-2010.doc
Tài liệu liên quan