Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU

- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, tiền VN.)

- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sử dụng vở bài tập toán.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

2. Ôn tập

Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.

HS: Phân tích đề bài toán: Đổi nhẩm và khoanh câu trả lời đúng.

HS làm bài, chữa bài. B. 703 cm

Bài 2: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.

 - GV hướng dẫn giải.

- GV chữa bài: 200g + 100g = 300g => Quả cam nặng 300g.

 - Nêu kết quả.

 a) Quả cam cân nặng 300g.

 b) Quả đu đủ cân nặng 700g.

 c) Quả đu đủ nặng hơn quả cam là 400g.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình. Nói dài dòng. X Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp. - Một số HS đọc lại bài làm trên. Bài tập 2. Theo em, biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi như thế nào? (hãy đánh dấu x vào trước ý em tán thành.) - HS đọc toàn bài tập 2. Nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số bạn trình bày trước lớp, từng nội dung bài. - GV kết luận: X Làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình. X Tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra. X Thể hiện mình là ngời tự tin. - Một số học sinh đọc lại bài làm trên. - Một vài HS kể trước lớp suy nghĩ của mình đã đề xuất với cô giáo một việc gì đó. * GV kết luận: Xung quanh chúng ta có những người chúng ta có thể tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong những lúc khó khăn. Khi gặp khó khăn, chúng ta cần trình bày rõ các suy nghĩ, ý tưởng của mình để có thể nhờ giúp. 3. Củng cố, dặn dò: GV tổng kết bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Toán ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, tiền VN.) - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Ôn tập Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. HS: Phân tích đề bài toán: Đổi nhẩm và khoanh câu trả lời đúng. HS làm bài, chữa bài. B. 703 cm Bài 2: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn giải. - GV chữa bài: 200g + 100g = 300g => Quả cam nặng 300g. - Nêu kết quả. a) Quả cam cân nặng 300g. b) Quả đu đủ cân nặng 700g. c) Quả đu đủ nặng hơn quả cam là 400g. Bài 3: HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn mẫu. HS tự làm bài. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS gắn thêm kim phút vào các đồng hồ. - GV chữa bài: Lan đi từ nhà đến trường hết 30 phút. Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài: Số tiền Bình có: 2000 x 2 = 4000 (đồng) Số tiền Bình còn: 4000 – 2700 = 1300 (đồng) Đ/S: 1300 đồng 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc Mưa I. Mục tiêu - Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung: Tả trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. II. Đồ dùng: Sử dụng tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : HS đọc và TLCH bài Mặt trời xanh của tôi. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng câu thơ. Phát hiện từ khó để luyện đọc. - HS đọc tiếp nối từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ mới. - Nêu cách ngắt nhịp thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. Cả lớp đọc to toàn bài. 3. Tìm hiểu bài * HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: + Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài. (.. mây đen kéo về; mặt trời chui vào trong mây; chớp; cây xòe tay hứng nước; gió reo; sấm, mưa ráo) + Cảnh sinh hoạt gia đình trong ngày mưa ấm cúng như thế nào? (... cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa: bà xỏ kim khâu; chị đọc sách; mẹ làm bánh khoai.) + Vì sao mọi người thương bác ếch? (vì bác lặn lội trong mưa, xem từng cụm lúa ....) + Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? (... các bác nông dân) 4. Luyện đọc và HTL: - Cho HS thi đọc thuộc bài thơ. - HS thi đọc theo nhóm. 2 HS thi đọc cả bài. 5. Củng cố dặn dò: - Em hiểu điều gì qua bài thơ? - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 3 (Buổi sáng) Toán ôn tập về hình học I. Mục tiêu - Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc đề bài. GV vẽ hình lên bảng. a. Cho HS lên bảng chỉ và đọc tên các góc trong hình vẽ. - Cả lớp theo dõi nhận xét chung. b. Cho HS lên bảng chỉ và đọc tên trung điểm của đoạn thẳng AB và ED trong hình vẽ. c. HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AE và MN (tô đậm) - GV chữa bài chung. Bài 2: HS đọc đề bài. - Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính chu vi hình tam giác. - HS dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài. Bài giải Chu vi tam giác là: 26 + 35 + 40 = 101 (cm) Đ/S: 101cm Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. GV chữa chung: Bài giải Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: (125 + 68) x 2 = 386 (cm) Đ/S: 386 cm Bài 4: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS làm bài. HS tự làm bài vào vở rồi chữa. Bài giải Chu vi hình chữ nhật là. (60 + 40) x 2 = 200 (cm) Cạnh hình vuông là. 200 : 4 = 50 (m) Đ/S: 50 m 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả thì thầm I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á. - Làm đúng bài tập phân biệt: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: Chép lên bảng bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: ngôi sao, hạt sen, xe đạp. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a. Chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả bài: “ Thì thầm”. - GV hỏi: Bài thơ cho thấy các con vật, sự vật biết trò chuyện, đó là những sự vật và con vật nào? - Nhận xét chính tả. - Bài thơ có mấy khổ thơ, cách trình bày? + Những chữ nào trong khổ thơ phải viết hoa? HS tập viết bảng con chữ khó. b. GV đọc cho HS viết bài - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. - Kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét, chữa lỗi. * Bài tập: HS làm bài 2: Kể tên năm nước ở Đông nam á. - 2 HS nêu yêu cầu - HS làm nháp nêu kết quả. - HS đọc tên riêng 5 nước. - HS đọc đối thoại. HS làm bài 3: lựa chọn. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm vở - thi làm bài. GV chữa bài. a) Trước, trên (cái chân). 4. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn) Ôn tập: So sánh, nhân hóa. I. Mục tiêu - Ôn tập củng cố, hệ thống lại các biện pháp so sánh, nhân hóa cho HS. - Ôn lại cách viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của bài: Viết lại các câu văn sau đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh. a. Những giọt sương sớm long lanh. b. Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời. - Cả lớp đọc yêu cầu của bài. + Một HS giải thích yêu cầu của bài. + Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân. + Vài HS lên bảng trình bày bài làm. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. * Củng cố, chốt kiến thức: Hình ảnh so sánh gồm 2 sự vật so sánh và từ so sánh. Bài 2: GV treo bảng phụ ghi yêu cầu của bài: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu văn cho sinh động hơn. - 1HS đọc yêu cầu của bài. GV phát phiếu học tập. - Cho HS làm bài. HS trình bày. - GV nhận xét chốt lại lời giả đúng. a) Mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt đất. Ông mặt trời tức giận ném những tia nắng oi bức xuống mặt đất. b, Đàn kiến bò trên đường. Những anh kiến đang hành quân đầy đường. - GV chốt: Nhân hóa: gán cho những sự vật không phải là người những hoạt động, đặc điểm, tính nết giống như người (dùng từ ngữ của người để gọi, tả sự vật đó). Bài 3: Gọi 1 HS đọc bài. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Tìm các sự vật được nhân hóa và các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa đó trong đoạn văn sau. Ngày xưa Hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu. + Một học sinh giải thích yêu cầu của bài. + Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn và làm bài vào phiếu học tập. - GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng I. Mục tiêu - HS thực hành giải quyết một số tinh huống có liên quan đến kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Học sinh mạnh dạn trình bày được suy nghĩ, ý tưởng của mình. - Rèn kĩ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: Theo em, biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi như thế nào? - Vài HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu. 2. Hướng dẫn thực hành. - GV nêu các tình huống và chia các nhóm thảo luận để đóng vai. - Trong cuộc sống hàng ngày, em đã ứng xử mỗi tình huống trên như thế nào? Hành vi nào đã được; hành vi nào cần học tập, sửa chữa? - Tình huống 1: Em cùng bạn đi vệ sinh, đi tiểu xong, bạn em không dội nước và chạy vào lớp học. - Tình huống 2: Trong giờ thủ công, sau khi hoàn thành xong sản phẩm, trống báo hiệu ra chơi, các bạn trong nhóm học tập của em chạy ùa ra không nhặt giấy vụn. - Tình huống 3: Giờ ra chơi, em nhìn thấy 2 bạn học sinh ăn quà, xả rác. - Tình huống 4: Vào công viên chơi, em thấy một nhóm các em nhỏ ăn sữa chua và vứt hộp xuống thảm cỏ. - Các nhóm thảo luận, đóng vai để xử lí các tình huống đó. - Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Giáo viên nhận xét, chốt ý từng tình huống. *Kết luận: Chào hỏi khi gặp người quen, người thân là một phép lịch sự cơ bản. Em hãy luôn thể hiện mình là người lịch sự. 3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn tập bôn phép tính trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu - Ôn về thực hiện các phép tính: cộng , trừ , nhân , chia. Cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân . - Luyện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị . II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập Bài 1: Một em đọc đề bài sách bài tập/89 . - Cả lớp làm vào vở bài tập. - 1 em nêu miệng kết quả nhẩm: a/ 30 000 + 20 000 +40 000 = 50 000 + 40 000 = 90 000 60000 – (30000 + 20000) = 60000 - 50000 = 10000 60 000 – 30 000 – 20 000 = 30 000- 20 000 = 10 000 b/ 40 000 x 2 : 4 = 80 000 : 4 = 20 000 36 000 : 6 x 3 = 6000 x 3 = 18 000 20 000 x 4 : 8 = 80 000: 8 = 10 000 - Hai em nhận xét bài bạn. Bài 2: - Một em nêu đề bài tập 3 trong sách. - Hai em nêu cách tìm thành phần chưa biết và giải bài trên bảng. a/ 1996 + x = 2002 b/ x X 3 = 9861 x = 2002 – 1996 x = 9861 : 3 x = 6 x = 3287 c, x : 4 = 250 x = 250 x 4 x = 1000 - Hai em nhận xét bài bạn . Bài 3: - Một em nêu yêu cầu đề bài tập 4. - Một em giải bài trên bảng , ở lớp làm vào vở Giải: Giá tiền mỗi bóng đèn là : 42 500 : 5 = 7 100 (đồng) Số tiền mua 8 bóng đèn là: 7100 x 8 = 56 800 (đồng ) Đ/S: 56800 đồng - Học sinh nhận xét bài bạn. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn TLV) Luyện viết: Sự tích chú cuội cung trăng Ôn văn: Viết thư. I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng viết và trình bày bài chính tả cho HS. - Nghe – viết, trình bày đúng đẹp, chính xác đoạn 3 trong bài: Sự tích chú Cuội cung trăng. - Ôn tập củng cố cách diễn đạt và cách trình bày một bài văn viết thư. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa TV. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: Cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết a. Chuẩn bị: GV đọc bài chính tả một lượt. HS cả lớp theo dõi. - Cho 1 HS đọc lại bài. - Nhận xét chính tả + Đoạn văn trên có mấy câu? (5 câu) + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? + Chữ cái đầu câu và tên riêng: Cuội. - HS tập viết bảng con chữ khó. b. GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra khoảng 5 - 6 bài của HS nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn ôn tập làm văn. - GV ghi đề bài lên bảng: Em hãy viết một bức thư cho người thân để hỏi thăm sức khỏe. HS đọc đề bài. - Nêu lại bố cục của một lá thư. - Chia nhóm cho HS tự ôn lại, GV theo dõi chung. - Sau đó cho một số em đọc thư trước lớp, GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn tập về hình học I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố các kiến thức về hình học cho HS về: + Cạnh, đỉnh, góc vuông, góc không vuông. + Tâm, đường kính, bán kính trong hình tròn. Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản. Biết dùng com pa để vẽ hình tròn. II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập * Nhắc lại kiến thức đã học. GV vẽ góc vuông và giới thiệu: đây là góc vuông, giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông. Ta có góc vuông. Đỉnh O. Cạnh OA, OB. GV vẽ góc đỉnh P, cạnh PM, PN. GV vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED. Đối với HS, GV cho biết đây là các góc không vuông, đọc tên đỉnh, cạnh của mỗi góc, góc đỉnh P cạnh PM, PN. Góc đỉnh E cạnh EC, ED. 3. Thực hành Bài 1: a, Nêu tác dụng của ê-ke dùng để kiểm tra, vẽ góc vuông. GV hướng dẫn HS thực hành đo và vẽ góc vuông. b, GV hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O. HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B. VD: Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm O và 1 cạnh trùng với cạnh cho trước (ON). Bài 2: GV vẽ hình vuông, HS nhận xét góc vuông và góc không vuông. GV giúp đỡ HS yếu kém đo các góc. Các góc vuông đỉnh M, Q. Các góc không vuông đỉnh N, P. Bài 3: Vẽ hình tròn tâm O bán kính 2 cm. Vẽ đường kính AB và đường kính CD của hình tròn đẻ được 4 gióc vuông, viết tên 4 góc vuông đó. HS tự làm rồi chữa chung. Bài 4: HS quan sát và tưởng tượng rồi chỉ ra 2 miếng bìa có đánh số 1 và 4 hoặc 2 và 3, có thể ghép lại được góc vuông như hình A hoặc B. GV cho HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn (theo hình SGK hoặc hình khác ) để được góc vuông. * Lưu ý: Hình ảnh góc vuông ở bài này là gồm đỉnh và hai cạnh của góc. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về thiên nhiên. dấu chấm, dấu phẩy I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên. - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu một em đặt câu có hình ảnh nhân hóa nói về cây hoa. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm mẫu: Thiên nhiên đem lại cho con người những gì? - HS đọc mẫu ở SGK. - HS tự làm bài và đọc bài làm của mình, GV nhận xét chốt ý: + Trên mặt đất: ruộng vườn, núi, rừng, ao hồ, sông ngòi, hoa trái, lương thực, thực phẩm, .... + Trong lòng đất: khí đốt, kim cương, đá quý, mỏ đồng, mỏ chì, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ kẽm,.... Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. + Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm đẹp, thêm giàu? HS làm bài hỏi đáp theo cặp. Chữa bài: - Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, trường học, trạm xá, bệnh viện, ... - Gieo trồng các cây lương thực, thự phẩm, cây ăn quả, cây hoa, ... - Nạo vét kênh mương, trồng cây xanh, giữ sạch bầu trời, bảo vệ môi trường sống, .... Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Tự chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào mỗi ô trống cho thích hợp. - HS làm bài, sau đó đọc bài làm của mình. - GV chữa bài. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán ôn tập về hình học (tiếp) I. Mục tiêu - Biết tính diện tích hình chữ nhât, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật và hình vuông. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập toán và bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc đề bài. GV treo bảng phụ lên bảng. - HS quan sát và trả lời câu hỏi: Mỗi hình có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? + Hình A: 8 cm + Hình C: 18 cm + Hình B: 10 cm + Hình D: 8 cm Bài 2: HS đọc đề bài. a. Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông rồi so sánh. Chu vi HCN là: (12 + 6) x 2 = 36 (cm) chu vi HV là: 9 x 4 = 36 (cm) chu vi hai hình là bằng nhau. Đ/S: 36 cm; 36 cm b. Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông rồi so sánh. - HS dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài. diện tích HCN là: 12 x 6 = 72 (cm2) diện tích HV là: 9 x 9 = 81 (cm2) Diện tích HV lớn hơn diện tích HCN . Đ/S: 74 cm2; 81 cm2 Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. GV vẽ hình lên bảng. - Hướng dẫn HS tạo hình H thành 2 hình rồi tính diện tích từng hình sau đó cộng lại. HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. GV chữa chung. Bài giải Diện tích hình CKHF là: 3 x 3 = 9 (cm2) Diện tích hình ABEG là: 6 x 6 = 36 (cm2) Diện tích hình H là: 9 + 36 = 45 (cm2) Đ/S: 45 cm2 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (nghe - viết) Dòng suối thức I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát. - Làm đúng bài tập phân biệt: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: Chép lên bảng bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: đằng trước, chạy, chuồn chuồn. GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a. Chuẩn bị: GV đọc bài thơ Dòng suối thức. HS cả lớp theo dõi. - Cho 1 HS đọc lại bài. - Cho HS nắm nội dung bài viết. + Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào? +Trong đêm dòng suối thức để làm gì? (Nâng nhịp cối giã gạo) - Nêu cánh trình bày: + Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? + Cách trình bày thể thơ lục bát như thế nào? - HS tập viết chữ khó: gió, la đà nương, lượn, b. HS viết bài. GV đọc cho HS viết bài. GV cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. GV kiểm tra 5-7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: Lựa chọn. HS làm bài. GV chữa bài: a, Vũ trụ – chân trời. b, Vũ trụ, tên lửa. Bài 3: HS đọc bài. HS làm bài. - GV chữa: trời, trong, trong, chớ, chân, trăng. 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội Bề mặt của lục địa I. Mục tiêu - HS nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Biết xử lý các thông tin để có biểu tượng về sông, suối, hồ, đồng bằng.... - Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi. Đồng bằng và cao nguyên. II. Đồ dùng dạy học Sử dụng hình SGK, tranh ảnh suối, sông, hồ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. - HS quan sát hình 1SGK, và trả lời theo câu hỏi gợi ý sau: - Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước? - Mô tả bề mặt lục địa. - HS báo cáo kết quả đã quan sát. - GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. * GV kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ). Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. GV hướng dẫn HS chỉ vị chí các con suối, con sông trên sơ đồ. + Suối thường bắt nguồn từ đâu? + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? + Hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ? * GV kết luận: Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển, đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ . Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - HS nêu tên một số con sông, suối, hồ mà em biết. - HS dán tranh, ảnh sưu tầm được vào giấy A4. - HS trưng bày tranh, ảnh sưu tầm được. - Đánh giá sản phẩm. 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài hôm sau. Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán ôn tập về giải toán I. Mục tiêu - Biết giải toán bằng hai phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS làm bài. Nêu cách làm theo hai cách. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV chữa bài . Số dân cả hai năm tăng là: 87 + 75 = 162 (người) Số dân năm nay là: 5236 + 162 = 5398 (người) Đáp số: 5398 người Bài 2: HS đọc đề bài. HS làm bài. GV chữa bài: + Số cái áo đã bán: 1245 : 3 = 415 (cái) + Số cái áo còn lại: 1245 – 415 = 830 (cái) Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn cách tìm số cây đã trồng và tìm số cây còn phải trồng. + Tìm số cây đã trồng; 20 500 : 5 = 4100 + Tìm số cây còn phải trồng: 20 500 – 4100 = 16 400 - HS làm bài, chữa bài. Bài giải : Số cây đã trồng là : 20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là: 20500 - 4100 = 16400 (cây) Đáp số: 16400 cây Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán. - GV nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS cách tính sau đó điền đúng, sai. - HS làm bài, chữa bài. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết chữ hoa A, M, N, V I. Mục tiêu - Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2) A, M (1 dòng), N, V (1 dòng). - Viết đúng tên riêng: An Dương Vương (1 dòng) - Viết đúng câu ứng dụng 1 lần bằng cỡ chữ nhỏ: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” II. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa và từ ứng dụng III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con chữ Y và từ Phú Yên. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. GV hướng dẫn HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài: A, M, N, V. - Cho HS quan sát chữ mẫu: A, M, N, V. - HS nhận xét mẫu chữ. - GV hướng dẫn HS cách viết: A, M, N, V. - HS tập viết bảng chữ hoa. Gv nhận xét, sửa sai. b. Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng: An Dương Vương - GV giới thiệu thêm về An Dương Vương. - HS tập viết từ An Dương Vương vào vở tập viết. c. Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.” - HS tập viết chữ : Tháp Mười, Việt Nam ra bảng con. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết chữ A, M, 1 dòng; N, V1 dòng. - HS tập viết vào vở tập viết. 4. Nhận xét, đánh giá GV kiểm tra 5- 7 bài, nhận xét, chữa lỗi. 5. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi sáng) Tập làm văn Nghe-kể: Vươn tới các vì sao ghi chép sổ tay I. Mục tiêu - Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. - Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được. II. Chuẩn bị GV chép sẵn lên bảng câu hỏi gợi ý, sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: Hướng dẫn HS nghe- nói: - HS đọc yêu cầu của bài. Quan sát tranh và đọc các mục trong SGK. * GV giới thiệu từng mục cho HS nghe. a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ: + Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông? + Ai là người bay trên con tàu vũ trụ đó? - Ngày 12- 4 – 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay một vòng quanh trái đất. + Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô năm nào? b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. - Am-xtơ-rông, người Mĩ được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng vào ngày 21-7-1969. c, Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô năm nào? Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm tuân, năm 1980. * HS nói lại theo gợi ýcủa GV. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm bài. - GV lưu ý HS: ghi vào sổ tay những ý chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN34- 1.doc