Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 35

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số.

 - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức.

 - Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

 - Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sử dụng SGV + Sách bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.

 - HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa.

Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.

 - Bài yêu cầu gì ?

 - HS đặt tính rồi tính.

 - GV chữa chung: Lưu ý: Phép cộng, trừ khi đặt tính các hàng phải thẳng cột nhau.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải là người thân thiết. - Học sinh thảo luận theo nhóm cách giải quyết (có thể sắm vai). - Báo cáo kết quả. Cả lớp cùng GV nhận xét. - GV kết luận: Tự bảo vệ là một kĩ năng sống rất quan trọng giúp chúng ta tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khoẻ và tính mạng của bản thân. 3. Củng cố dặn dò - GV tổng kết bài; nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức. - Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). II. Đồ dùng dạy học Sử dụng SGV + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu gì ? - HS đặt tính rồi tính. - GV chữa chung: Lưu ý: Phép cộng, trừ khi đặt tính các hàng phải thẳng cột nhau. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu gì? - Cho HS xem đồng hồ, sau đó yêu cầu HS nêu giờ. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở, học sinh lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. a, (9 + 6) x 4 = 15 x 4 9 +6 x 4 = 9 + 24 = 60 = 33 b) 28 + 21 : 7 = 28 + 3 (28 + 21) : 7 = 49 : 7 = 31 = 7 Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc bài, tóm tắt và giải Tóm tắt: 5 đôi dép: 92500 đồng 3 đôi dép: ... đồng? Bài giải Số tiền phải trả mỗi đôi dép là: 92 000 : 5 = 18 500 (đồng) Số tiền phải trả 3 đôi dép là: 18 500 x 3 = 55 500 (đồng) Đáp số: 55 500 đồng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 24 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng Việt ôn tập tiết 4 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hoá, các cách nhân hoá. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. B. Bài mới 1. GV giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc: - GV kiểm tra số HS còn lại của lớp. - Cách tiến hành như tiết 1. - Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút. - Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc. - Giáo viên nhận xét, tư vấn cho từng học sinh. 3. Ôn luyện về phép nhân hoá. - Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - GV lưu ý học sinh: + Sử dụng biện pháp nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như con người. - HS trao đổi cặp: tìm sự vật nhân hoá trong bài thơ. - HS nối tiếp nhau trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 3 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất, (số bé nhất) trong một nhóm có 4 số. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán bằng 2 phép tính. - Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước của một số đã cho. - Số liền trước của 8270 là 8269. - Số liền trước của 35 461 là 35 460. - Học sinh tự làm các phần còn lại. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Lớp tự đặt tính và tính vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra. - GV nhận xét, chữa bài, tư vấn cho HS. - GV lưu ý cho HS các phép nhân, chia, cộng, trừ có nhớ. Bài 3: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì? - Học sinh tự làm, GV chữa chung. Bài giải Số bút chì đã bán: 840 : 8 = 105 (bút chì) Số bút chì còn lại: 840 – 105 = 735 (bút chì) Đáp số: 735 bút chì Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS đọc lần lượt từng câu hỏi ở SGK rồi trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học. Tiết 4 (Buổi sáng) Tiếng Việt Ôn tập Tiết 5 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe-kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc: - GV kiểm tra số HS còn lại của lớp. - Cách tiến hành như tiết 1. - Từng học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng. - Học sinh lên đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu. - GV nhận xét, tuyên dương những HS hoàn thành tốt, những học sinh chưa hoàn thành phần đọc GV yêu cầu các em về nhà học để giờ sau kiểm tra lại. 3. Hướng dẫn học sinh nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng . - GV kể chuyện 2 lần. + Chú lính được cấp ngựa để làm gì? (...đi làm một công việc khẩn cấp) + Chú đã sử dụng ngựa như thế nào? (... dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo) + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? (... chú cho rằng 6 cẳng chạy nhanh hơn 4 cẳng) - GV kể chuyện lần 3. - HS tập kể trong nhóm. - HS kể trước lớp. - GV nhân xét, tư vấn. + Truyện này buồn cười ở điểm nào? (... chú lính ngốc cứ tưởng nhiều chân sẽ chạy nhanh hơn) 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt. Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn) Luyện viết: sao mai ôn văn: kể về người lao động trí óc I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng viết và trình bày bài chính tả cho HS. - Nghe – viết, trình bày đúng đẹp, chính xác bài Sao Mai. - Ôn tập củng cố lại cách diễn đạt và cách trình bày bài văn kể về người lao động trí óc. II. Đồ dùng dạy học Sách giáo khoa TV. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: Cây tre, che nắng, nón lá, lấp ló. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết a. Chuẩn bị: GV đọc bài chính tả một lượt. HS cả lớp theo dõi. - Cho 1 HS đọc lại bài. - Nhận xét chính tả. + Bài thơ trên có mấy khổ thơ? (3 khổ); + Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? + Chữ cái đầu câu và tên riêng: Sao Mai. - HS tập viết bảng con chữ khó. b. GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. c. Nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra khoảng 5 - 6 bài của HS nhận xét, tư vấn. 3. Hướng dẫn ôn tập làm văn. - GV ghi đề bài lên bảng: Em hãy viết một đoạn văn kể về người lao động trí óc mà em biết. - HS đọc đề bài. - Nêu lại dàn ý bài văn kể về người: + Tên người đó. + Quan hệ với em. + Người đó bao nhiêu tuổi. + Công việc chính hàng ngày làm gì? - Chia nhóm cho HS tự ôn lại, GV theo dõi chung. - Sau đó cho một số em trình bày trước lớp, GV nhận xét, tuyên dương. - HS viết vào vở. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng tự bảo vệ mình I. Mục tiêu - Thực hành sử lí một số tình huống cụ thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điều cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. - Học sinh biết cách ứng xử trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Biết được cần chia sẻ, tâm sự, nhờ những người tin cậy nào giúp đỡ trong trường hợp bị xâm hại. * Giáo dục KNS: - KN phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - KN ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - KN tìm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. - Giấy vẽ, bút màu. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành. Hoạt động 1. - GV hướng dẫn thảo luận các câu hỏi: (thời gian thảo luận khoảng 3 phút) + Em hiểu thế nào là bị xâm hại? + Quan sát tranh ở bài tập 2 và cho biết mỗi bức tranh cho ta biết điều gì? tình huống nào cho thấy chúng ta bị xâm hại? Làm thế nào để phòng tránh được? - Yêu cầu HS trình bày. - GVkết luận: Xâm hại là xúc phạm đến thân thể của người khác, là bắt ép người khác phải làm một việc gì đó mà người ta không thích. Hoạt động 2: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. - Giao nhiệm vụ. - Tổ chức thảo luận sắm vai. - Học sinh sắm vai, biểu diễn trước lớp. - GVkết luận: Cần ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Hoạt động 3. Vẽ bàn tay tin cậy. - Hướng dẫn thực hiện: Học sinh vẽ bàn tay, trên mỗi ngón tay ghi tên một người có thể bảo vệ được em mà em tin cậy được xếp theo thứ tự từ ngón tay cái đến ngón tay út. - Tiến hành: Học sinh làm việc cá nhân; - Trình bày trước lớp bài vẽ và ý tưởng của mình qua bài vẽ. - GV kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết bài; nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi chiều) Toán (ôn) Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất, (số bé nhất) trong một nhóm có 4 số. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán bằng 2 phép tính. - Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước của một số đã cho. - Số liền trước của 7463 là 7462. - Số liền trước của 84629 là 84628. - Học sinh tự làm các phần còn lại. Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên cho học sinh làm bài. a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 35 kg ; 40 kg ; 45 kg ; 50 kg ; 60 kg b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé: 60 kg ; 50 kg ; 45 kg ; 40 kg ; 35 kg. - Lớp tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì? - Học sinh tự làm, GV chữa chung. Bài giải Chu vi hình chữ nhật là. (50 + 30) x 2 = 160 (cm) Cạnh hình vuông là. 160 : 4 = 40(m) Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS làm bài, GV chữa chung. - GV nhận xét, tư vấn, chốt kiến thức. * Lưu ý cho HS cách tính diện tích hình chữ nhật. 3. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học. Thứ tư ngày 25 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt Luyện đề kiểm tra năm học trước I. Mục tiêu. - Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về đọc-hiểu, Luyện từ và câu, Chính tả cho HS. - HS làm thử đề kiểm tra để GV nắm được những kiến thức còn hổng, vướng mắc ở HS để giúp các em bổ sung kiến thức, hoàn thanh môn học. - Rèn kĩ năng trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: - GV phát đề kiểm tra cho HS làm rồi chữa bài, nhận xét. - GV phát cho mỗi em một phiếu học tập ghi sẵn đề bài. HS làm bài ra vở. Đề bài: Đọc thầm bài văn sau: Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng rát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. Theo Vũ Tú Nam Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1: a. Bài văn tả cảnh biển vào lúc nào? a, Buổi sớm. b, Buổi chiều. c, Cả sớm, trưa và chiều. b. Sự vật nào trên biển được miêu tả nhiều nhất? a. Con thuyền. b.Cánh buồm. c. Mây trời. c. Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên? a. Mây trời. b. Mây trời và ánh sáng. c. Những cánh buồm. d. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? a. Một hình ảnh. b. Hai hình ảnh. c. Ba hình ảnh. Viết lại các hình ảnh so sánh đó? Câu 2: Em hãy đặt dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Gạch ngắn dưới dấu chấm, dấu phẩy vừa điền. Bé treo nón bẻ một nhánh trâm bầu làm thước mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị bé đưa mắt nhìn đám học trò nó đánh vần từng tiếng đàn em ríu rít đánh vần theo Câu 3: Đoạn văn sau có mấy câu theo mẫu Ai thế nào? Là những câu nào? (1) Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. (2) Bầu trời ngày càng thêm xanh. ( 3) Nắng vàng càng rực rỡ. ( 4)Vườn cây lại đâm trồi, nảy lộc. ( 5) Rồi vườn cây ra hoa. ( 6) Hoa bưởi nồng nàn. ( 7) Hoa nhãn ngọt. ( 8) Hoa cau thoảng qua. A. Có 5 câu B. Có 6 câu C. Có 7 câu - Các câu theo mẫu Ai thế nào là câu số........................... Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? “Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu sặc sỡ." Câu 5: Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm. Nhà bác học, người nghiên cứu, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, bác sĩ, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy học, chế thuốc, sáng tác. * Chính tả: - GV đọc cho HS viết một đoạn khoảng 70 chữ/ 15 phút trong bài “Biển đẹp”. - Sau đó nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 3. Củng cố, dặn dò - GV chốt kiến thức, nhận xét giờ học. - Dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Toán (ôn) Ôn tập tổng hợp I. Mục tiêu - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có 5 chữ số. - Biết nhân, chia các số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Vận dụng giải bài toán có hai phép tính nhân, chia. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - 3 HS lên làm, HS khác nêu kết quả, nêu cách đặt tính và cách tính. - 1HS lên làm, HS khác nêu kết quả. Lớp nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu( bài có mấy yêu cầu) - Gọi một học sinh lên bảng làm mẫu phép tính thứ nhất của bài, sau đó nêu lại cách thực hiện. 4691 2 06 2345 09 11 1 - Học sinh nhắc lại các thao tác của mỗi lượt chia: (nhẩm - nhân - trừ) - Các phép tính còn lại học sinh làm bài cá nhân, nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: - Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán sẽ giải bằng mấy phép tính? Là những phép tính nào? - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài giải Đội Hai thu được số tôm là: 45600 + 5300 = 50900 (kg) Đôi Ba thu được số tôm là: 50900 - 4600 = 46300 (kg) ĐS: 46300 kg tôm. - Học sinh nêu lại bài giải. Bài 4: Một em đọc bài toán. - Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. - Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở. Giải : Chiều dài sân vận động là: 95 x 3 = 285 (m) Chu vi sân vận động là: (285 + 95) x 2 = 760 (m) Đ/S : 760 m - Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung. - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 26 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng Việt ôn tập tiết 6 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao mai. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số HS - thực hiện như những tiết trước) - Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút. - Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc bài thơ 1 lần, 2 HS đọc lại. Giải thích: Sao Mai tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là Sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối thì có tên là Sao Hôm. + Ngôi Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào? * Hướng dẫn trình bày: + Bài thơ có mấy khổ thơ? Ta trình bày như thế nào cho đẹp? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? * Hướng dẫn HS viết từ khó: - HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai. * HS viết bài: - GV đọc cho học sinh viết bài. - GV đọc cho HS soát lỗi. * Đánh giá, nhận xét: GV kiểm tra, nhận xét một số bài. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số. - Biết các tháng có 31 gnày. - Biết giải toán có nội dung hình học bằng 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: : HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền sau của một số đã cho. - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. a. Số liền sau của 92 458 là 92 459 - Số liền sau của 69 509 là 69 510 b. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 69 134; 69 314; 78 507; 83 507 Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự đặt tính và tính. - GV chữa chung. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. Tháng có 31 ngày trong 1 năm là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm, GV nhận xét chữa chung. X x 2 = 9328 X : 2 = 436 X = 9328 : 2 X = 436 x 2 X = 4664 X = 872 - Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng - Nêu lại cách tìm thành phần chưa biết. Bài 5: HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tóm tắt và giải. - Củng cố bài toán tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. Bài giải Diện tích của một hình vuông là: 9 x 9 = 81 (cm2). Diện tích hình chử nhật là: 81 + 81 = 162 (cm2) Đáp số: 162 cm2 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng Việt ôn tập tiết 7 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung; Bầu trời và mặt đất. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà của học sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra học thuộc lòng (số học sinh còn lại) - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm xong được về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút). - Học sinh đọc cả đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 3. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV gọi HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng. - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng. - Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội ôn tập học kì II: tự nhiên I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên: + Kể tên một số cây, con vật ở địa phương. + Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị... + Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa,... II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: + Suối thường bắt nguồn từ đâu? + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận các câu hỏi sau: Chúng ta đang sống ở miền núi, đồng bằng hay cao nguyên? Vùng đó có những cảnh thiên nhiên nào? - HS trao đổi nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện của từng nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp, bạn khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận chung. Hoạt động 2: Vẽ tranh - Quan sát hình trong SGK trang 132: Các bạn đang làm gì? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh về cảnh thiên nhiên sưu tầm được. - Cả nhóm thực hành vẽ và tô màu cảnh thiên nhiên ở quê hương mình. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận . Hoạt động 3: Trò chơi HS thi kể tên các cây có một trong các đặc điểm sau: thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ,... - GV nhận xét cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - GV cùng học sinh củng cố lại nội dung bài học. Thứ sáu ngày 27 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Kiểm tra I. Mục tiêu * Tập trung vào việc đánh giá: - Tìm số liền sau của một số có 4 hoặc 5 chữ số. - Thực các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đã học. - So sánh các số có 4 hoặc 5 chữ số. - Xem đồng hồ, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. - Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. - Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học Chuẩn bị sẵn đề kiểm tra. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh thực hành A- Phần kiểm tra trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng. Câu 1: Số “Sáu nghìn không trăm bốn mươi”. Viết là: 6004 B . 6400 C. 6040 D. 0640 Câu 2: Số 7005 đọc là : Bẩy linh lăm B. Bẩy nghìn linh lăm C. Bẩy nghìn không trăm linh lăm D. Bẩy không không lăm Câu 3: Số bé nhất có bốn chữ số là: A. 1023 B. 1011 C . 1111 D. 1000 Câu 4: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5003g = .......... là A. 50kg 30g B. 50kg 3g C . 5kg 30g D. 5kg 3g Câu 5: Điền dấu thích hợp > ; < ; = vào chỗ chấm: a) 999 m ..1 km b) 5m .450 cm Câu 6 : Tìm x , biết: X x 3 = 2475 A. X = 825 B. X = 8115 C. X = 855 D. X= 835 Câu 7: Số liền sau của số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là: A. 1000 B. 1023 C. 1024 D. 1032 Câu 8: Hiền mua 5 quyển vở hết tất cả 7500 đồng. Tính giá tiền của mỗi quyển vở. A. 15 đồng B. 150 đồng C. 1500 đồng D. 7500 đồng B . Phần kiểm tra tự luận: Câu 1: Đặt tính rồi tính. a. 64742 + 17388 b. 1596 X 7 c. 19924 - 7898 d. 85350 : 5 Câu 2: Tính giá trị biểu thức: a). 1269 x 9 : 3 b, 9036 - 4235 x 4 Câu 3: Tìm X a) 7 x X = 3514 b) X : 4 = 2416 Câu 4 : Đoàn xe ô tô chở thóc, 3 xe đi đầu mỗi xe chở 1530 kg thóc, 2 xe đi sau mỗi xe chở 1425 kg thóc. Hỏi cả 5 xe chở được bao nhiêu kg thóc ? Câu 5: Một vườn trường hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, nếu bớt chiều dài đi 15m thì vườn trường trở thành hình vuông. Tính chu vi vườn trường đó. 3. HS làm bài. - GV thu bài kiểm tra đánh giá. 4. Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Tiếng Việt ôn tập tiết 8 I. Mục tiêu - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Kiểm tra trình độ đọc hiểu, luyện từ và câu của HS. - HS làm bài ở vở bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. HS làm bài kiểm tra HS làm bài tập luyện từ và câu ở tiết 8 trang 86 Sách bài tập TV. - GV nhắc HS đọc thầm bài "Cây gạo" ở SGK. - Làm bài trang 87. Câu 1: Mục đích chính của bài trên là tả sự vật nào? A Tả cây gạo B Tả chim. C Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? A Vào mùa hoa B Vào mùa xuân. C Vào 2 mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A 1 hình ảnh: B 2 hình ảnh: C 3 hình ảnh: Câu 4: ý b đúng. Câu 5: ý a đúng. 3. Thu bài nhận xét, đánh giá. 4. Nhận xét, dặn dò HS. Chuẩn bị tiết 9 ôn tập làm văn. Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện Tiếng Việt Ôn tập tiết 9 I. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra về chính tả và tập làm văn. - Nắm được việc tiếp thu của HS để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. II. Đồ dùng dạy học - Sử dụng SGK + vở ghi. III. Các hoạt động dạy học 1. Nhắc nhở trước khi kiểm tra Nhắc HS lấy SGK, vở ghi r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 35.doc
Tài liệu liên quan