I. MỤC TIÊU
- Ôn tập về cách xem đồng hồ và giải toán về tìm x.
- Củng cố cách tính chu vi của hình tam giác, tứ giác.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
- Bài tập cần làm: Các bài từ 12 đến 16 sách ôn hè (tr 52-55)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách ôn hè, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 12 đến bài 16 (tr 52-55)
Bài 12: HS đọc đầu bài.
HS tự giải và chữa bài, củng cố dạng tìm x.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Bài 13: HS đọc đầu bài.
a, GV hướng dẫn phân tích đề bài, nối hai đồng hồ có cùng thời gian.
Thi nhau đọc số giờ trên hai đồng hồ. GV nhận xét, biểt dương.
b, Vẽ hai kim trên mỗi đồng hồ theo số giờ đã cho.
c, Điền số vào chỗ chấm tương ứng.
+ 10 giờ 15 phút, kim phút chỉ vào số 3
+ 8 giờ rưỡi kim phút chỉ vào số 6
+ 5 giờ, kim phút chỉ vào số 12
Bài 14: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
GV nhận xét, cho điểm.
15 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 27 tháng 7 năm 2015
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 4 (tr 49-tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp HS ôn tập củng cố các phép tính nhân, chia trong bảng: 2, 3, 4, 5; thực hiện dãy tính và tìm thương của phép nhân.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
- Bài tập cần làm: Các bài từ 5 đến 8 sách ôn hè (tr 50-51)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập 5- 8 trong sách ôn hè. (tr50-51)
Bài 5: HS đọc đầu bài.
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết số tương ứng vào ô trống.
GV chữa chung.
Bài 6: : HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Hỏi: Bài yêu cầu làm gì? (Viết số vào ô trống)
Hỏi: Muốn tìm thương của hai số ta thực hiện phép tính gì?
Sau đó tự nhẩm tính rồi viết kết quả tương ứng vào ô trống.
*Củng cố cách tìm thương, tìm số bị chia, số chia.
* Lưu ý: 0 chia cho bất kì số nào đều bằng 0.
Bài 7: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia trước.
Cả lớp cùng làm mẫu 2 phép tính.
a, 18 : 2 + 7 = 9 + 7 c, 21 : 3 - 4 = 7 - 4
= 16 = 3
2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
GV chữa chung.
Bài 8: HS đọc đầu bài.
- Nêu yêu cầu của bài: Tìm các số có hai chữ số, biết tích của hai chữ số bằng 12.
GV hướng dẫn cách làm: 12 = 3 x 4 =2 x 6 = 4 x 3 = 6 x 2
Vây ta viết được các số là: 34, 43, 26, 62.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập củng cố các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học.
- Ôn tập về giải toán có văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 9 đến 11 sách ôn hè tr51-52)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 9 đến bài 11 (tr 51-52)
Bài 9: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (20 kg gạo đổ vào 5 túi)
+ Bài toán hỏi gì? (mỗi túi ... ?kg)
HS tự giải và chữa bài: 20 : 5 = 4 (kg)
b, + Bài toán cho biết gì? (20 kg gạo đổ vào các túi, mỗi túi 5kg)
+ Bài toán hỏi gì? (có ... ? túi gạo như thế)
HS tự giải và chữa bài : 20 : 5 = 4 (túi)
Bài 10: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài, tìm ra lời giải đố.
Ông bố có 6 người con (Vì mỗi người con trai có 1 chị gái thì người chị gái đó phải là chị cả nên 1 + 5 = 6)
HS ghi đáp số vào vở.
Bài 11: HS đọc nêu yêu cầu của bài.
a, HD học sinh làm: Tìm số liền sau của 23 là 24.
Lấy 24 : 4 = 6
Số nhân với 4 được số liền sau của 23 là: 6
- Tương tự: Số nhân với 5 được số liền trước của 41. Số đó là: 8
b, Nêu yêu cầu của bài: Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS làm bài: 24 : 4 = 6; 24 : 8 = 3; 6 x 4 = 24
- HS làm bài. GV chữa chung.
- HS đọc các phép tính đã điền đầy đủ.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện chữ
Chuyện quả bầu
I. Mục tiêu.
Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: Chuyện quả bầu. Qua bài chép biết viết hoa đúng tên các dân tộc.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n ; v/d.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách TV lớp 2 tập 2; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
GVđọc bài chính tả 1 lần; 2 HS đọc lại.
GV hỏi:
+ Bài chính tả nói lên điều gì? (giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta).
+ Tìm những tên riêng trong bài chính tả. (Khơ- mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba- na, Kinh)
- HS viết bảng con những tên riêng vừa tìm được.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài:
GV kiểm tra 4 -5 bài nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: GV treo bảng phụ.
- HS và nêu yêu cầu: Điền vào chỗ trống:
- HS đọc đoạn văn bài Bác lái đò và bài ca dao.
- HS suy nghĩ, làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
a. l/n : năm nay, thuyền nan, lênh đênh, ngày này, chăm lo, qua lại.
b.v/ d?
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.
HS đọc lại đoạn văn và bài ca dao sau khi đã điền đúng.
4. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen HS viết đúng, sạch, đẹp.
Thứ ba ngày 28 tháng 7 năm 2015
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập về cách xem đồng hồ và giải toán về tìm x.
- Củng cố cách tính chu vi của hình tam giác, tứ giác.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
- Bài tập cần làm: Các bài từ 12 đến 16 sách ôn hè (tr 52-55)
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 12 đến bài 16 (tr 52-55)
Bài 12: HS đọc đầu bài.
HS tự giải và chữa bài, củng cố dạng tìm x.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Bài 13: HS đọc đầu bài.
a, GV hướng dẫn phân tích đề bài, nối hai đồng hồ có cùng thời gian.
Thi nhau đọc số giờ trên hai đồng hồ. GV nhận xét, biểt dương.
b, Vẽ hai kim trên mỗi đồng hồ theo số giờ đã cho.
c, Điền số vào chỗ chấm tương ứng.
+ 10 giờ 15 phút, kim phút chỉ vào số 3
+ 8 giờ rưỡi kim phút chỉ vào số 6
+ 5 giờ, kim phút chỉ vào số 12
Bài 14: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
Tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài 15: HS đọc đầu bài.
GV hướng dẫn phân tích đề bài.
Lưu ý HS: 8chục = 80
HS tự làm bài. Sau đó chữa chung.
Bài 16: HS đọc đầu bài.
a, GV hướng dẫn làm: 8 = 3 + 5 = 2 + 6 = 1 +7 = 0 + 8 = 4 + 4
Mà: 3 x 5 = 15 (đúng) 2 x 6 = 12< 15(loại)
1 x 7 = 7 15 (loại)
Vậy ta tìm được 2 số là: 35 và 53
b, Làm tương tự, ta tìm được số 82
3. Dặn dò HS
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn bài tập 5 (tr 48)
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố cách viết các chữ hoa C, G, E, Ê, L, S, T.
- Yêu cầu: HS viết được 2 dòng các chữ trên theo đúng mẫu, đúng cỡ chữ và trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn hè, mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- HS nêu tên các con chữ trong bài.
- GV ghi chữ hoa C, G, E, Ê, L, S, T lên bảng.
- GV treo bảng phụ mẫu chữ hoa.
- HS nhận xét độ cao, chiều ngang từng con chữ.
Hỏi: Độ cao mỗi con chữ là bao nhiêu ô ly?
- HS nêu.
Hỏi: Mỗi con chữ có mấy nét?
- GV viết mẫu trên bảng lớp và nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con, GV nhận xét, sửa sai.
3. Hướng dẫn HS viết vở.
HS viết vào vở ôn hè (tr 48)
GV theo dõi hướng dẫn thêm.
* Nhận xét, tư vấn: GV kiểm tra 3- 5 bài nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Tiếng Việt
Ôn bài tập 1
I. Mục tiêu
- HS đọc và trả lời được các câu hỏi trong bài: Không biết mình còn mệt đến đâu (sách ôn hè tr 57).
- Rèn cho HS kĩ năng đọc đúng, đọc rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Ta phải biết lựa sức mình khi làm bất kì một việc gì.
II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài một lượt.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc nối tiếp câu: HS nối tiếp đọc từng câu 2 lượt.
- Đọc nối tiếp bài trước lớp.
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi sau dấu câu, sau các cụm từ, đọc thể hiện cách nói của nhân vật.
- Đọc nối tiếp trong nhóm.
- Đọc trước lớp: 2 HS nối tiềp đọc cả bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập
HS đọc thầm toàn bài trả lời 3 câu hỏi ở SGK, GV nhận xét, chốt ý đúng.
Câu1: ýb Câu 2: ýc Câu 3: ýb
+ Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? ( Khi làm một việc gì phải biết lựa sức mình)
4. Luyện đọc lại
- Cho HS luyện đọc cả bài theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lượt.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố dặn dò
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 29 tháng 7 năm 2015
Tiết 1: Chính tả
ôn bài tập 2
Luyện viết: Không biết mình còn mệt đến đâu
I. Mục tiêu
- HS nghe- viết đúng bài: Không biết mình còn mệt đến đâu (sách ôn hè tr 58).
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng cỡ, sạch, đẹp cho HS.
- Làm đúng bài tập phân biệt: l/n; r/d/gi ; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc 1 lần bài viết. HS cả lớp theo dõi.
- Cho HS đọc lại bài.
- Cho HS nắm nội dung đoạn viết:
+ Buổi trưa Gấu ngủ, Thỏ đã làm gì? (lấy nhựa mít dính vào áo Gấu)
+ Đuổi theo Thỏ mệt quá, Gấu nghĩ gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao?
(Tên riêng và chữ đầu câu)
- HS tập viết chữ khó ra bảng con: liền, lúc; phịch, ...
* HS viết bài
GV đọc cho HS viết, đọc lại cho HS soát bài.
* GV chấm chữa bài cho HS: Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (tr58)
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở, GV chữa:
Bài 2: HS tự đọc yêu cầu từng phần
- HS làm bài theo nhóm đôi, thi xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.
- Các nhóm đọc đáp án và gải đố. Lớp nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng.
a, l/ n/n/n - cái cưa
b, hỏi, phải, của, những, chữ, nghỉ.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- Tự làm bài, đọc những từ mình tìm được.
GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
ôn tập bài 4 (tr49 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố về giải toán có lời văn, liên quan đến nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 17 đến 20 sách ôn hè (tr 55-56)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 17 đến bài 20 (tr 55-56)
Bài 17: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (có 250 con gà; gà nhiều hơn vịt 30 con)
+ Bài toán hỏi gì? (... nuôi ... ? con vịt)
HS làm bài: 250 - 30 = 220 (con)
GV chữa bài chung.
b, + Bài toán cho biết gì? (bán 345 kg gạo tẻ, tẻ bán ít hơn nếp 132kg)
+ Bài toán hỏi gì? (bán ... ? kg nếp)
HS làm bài: 345 + 132 = 477 (kg)
GV chữa bài chung.
Bài 18: HS đọc đầu bài.
HS làm bài, GV chữa bài.
a, Năm nay chị hơn em 5 tuổi thì khi em 8 tuổi chị vẫn hơn em 5 tuổi.
Tuổi chị lúc đó là: 8 + 5 = 13 (tuổi)
b, Sau 3 năm nữa tổng số tuổi 2 ông cháu tăng là: 2 x 3 = 6 (tuổi)
Tổng số tuổi 2 ông cháu lúc đó là: 72 + 6 = 78 (tuổi)
Bài 19: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS làm bài, GV chữa bài.
+ An cao nhất; Không tìm được bạn thấp nhất.
Bài 20: HS đọc đầu bài.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
HS làm bài, GV chữa bài: Bình ít hơn Nam.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
ôn tập bài 5 (tr64)
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết số có 3 chữ số, số liền trước, số liền sau; so sánh số.
- Ôn tập về cách xem đồng hồ và cộng, trừ các số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 1 đến 5 sách ôn hè tr 64-65)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập1-5 trong sách ôn hè. (tr 64-65)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
HS làm, GV chữa chung:
a, Các số có 3 chữ số là: 570, 507, 750, 705
b, Hiệu của số lớn nhất và số bé nhất: 750 - 507 = 243
Bài 2. : HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài trong vở ôn hè, sau đó đọc kết quả bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét, GV chữa chung:
a, B b, C c, C d, A
Bài 3: GV nêu yêu cầu: Đố vui
HS đọc nội dung của bài và suy nghĩ tìm ra lời giải đố, xung phong trả lời, ai nhanh và đúng được khen ngợi, tuyên dương.
GV chốt ý đúng, HS làm vào vở ôn hè.
Số nhà của Hùng là: 99
Bài 4: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu số giờ của mỗi đồng hồ, chẳng hạn:
+ Đồng hồ a chỉ mấy giờ? (6 giờ) Vẽ kim phút chỉ vào số mấy? (số 12)
HS tự vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
GV quan sát hướng dẫn thêm.
Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài.
Tự đặt tính rồi tính.
3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở ôn hè.
GV nhận xét, chữa bài.
* Lưu ý cho HS cộng, trừ có nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 30 tháng 7 năm 2015
Tiết 1: Toán
ôn tập bài 5 (tr64 - Tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các phép cộng, trừ, có nhớ trong phạm vi 1000.
- Ôn tập về giải toán có văn.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 6 đến 10 sách ôn hè tr66-67)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, bảng phụ ghi nội dung bài 10.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 6 đến bài 10 (tr 66-67)
Bài 6: HS đọc đầu bài.
a, + Bài toán cho biết gì? (Trường Thành Công có 565 HS, Trường Hoà Bình có nhiều hơn 123 HS))
+ Bài toán hỏi gì? (Trường Hoà Bình có: ... ? HS)
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài giải của mình và nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận lời giải đúng.
b, HS làm tương tự.
1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
GV chữa chung.
Bài 7: HS đọc đầu bài.
Thảo luận nhóm đôi và làm ra nháp. Các nhóm nêu kết quả.
Gv nhận xét, chốt kết quả đúng:
a, Nếu số bị trừ tăng 9 đv và giữ nguyên số trừ thì hiệu mới là:
63 + 9 = 72
b, Nếu số trừ tăng 9 đv và giữ nguyên số bị trừ thì hiệu mới là:
63 - 9 = 54
Bài 8: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở, GV chữa chung.
Bài 9: GV nêu yêu cầu: Đố vui
HS đọc đầu bài, suy nghĩ và trả lời.
Gv chốt lời giải đúng.: 2giờ 15 phút
Bài 10: GV treo bảng phụ.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS nhẩm tính rồi điền số thích hợp vào ô trống.
1 HS lên bảng làm ở bảng phụ, lớp làm vào vở.
HS trình bày bài làm của mình và nhận xét bài trên bảng.
GV chữa chung.
* Lưu ý cho HS cộng, trừ có nhớ.
3. Dặn dò HS
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Ôn tập bảng chia.
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về phép chia trong bảng.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Kiến thức cần ghi nhớ
VD 6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
HS ôn các bảng chia từ bảng 2 đến bảng 5.
Tổ chức cho HS kiểm tra chéo việc học thuộc lòng các bảng chia đã học.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhẩm
35 : 5 28 : 4 24 : 3 32 : 4
18 : 3 30 : 5 45 : 5 36 : 4
- GV gọi HS nêu kết quả - GV điền bảng lớp.
Bài 2: Tính
a. 5 x 8 - 11 b. 3 x 6 : 3 c. 40 : 4 : 5
d. 2 x 2 x 7 e. 4 x 6 + 16 g. 20 : 4 x 6
- HS làm, GV chữa chung
Bài 3: Tìm x biết :
a, x 5 = 25 b, 5 x = 40
x : 5 = 6 x : 3 = 8
HS lần lượt lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Có 30 lít dầu chia đều vào 6 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
GV ghi bảng.
Gọi HS đọc đề bài.
Cho 1HS lên bảng làm, lớp làm ra vở.
- GV chữa chung.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 25 tháng 7 năm 2014
Tiết 1: Toán
Ôn tập dạng tìm các thành phần trong phép tính chia
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh tên gọi các thành phần trong phép tính chia.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm x
x : 3 = 7 x : 4 = 9
x : 5 = 8 x : 4 = 5
- HS đọc đầu bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở, sau đó đọc lời giải của mình.
- GV nhận xét, cho điểm, chữa bài trên lớp.
Bài 2: Tìm y
3 x y = 24 : 3 c) y : 4 = 10 : 2
Y x 4 = 2 x 6 d) y : 3 = 2 x 3
- HS đọc đầu bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài chung trên lớp.
Bài 3: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
1HS lên bảng tóm tắt.
HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Con lợn cân nặng là :
27 x 3 = 81(kg)
Đáp số : 81 kg.
Bài 4: HS đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? (quãng đường dài 45 km, nhà Phương cách xã Đinh Xá bằng quãng đường đó)
Bài toán hỏi gì? (nhà Phương cách xã Đinh Xá bằng )
1 HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá là :
45 : 5 = 9 (km)
Đáp số : 9 km.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
Ôn dạng tìm một thừa số của phép nhân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh tên gọi các thành phần trong phép tính nhân.
- HS biết cách làm một số bài tập có liên quan tới phép nhân, phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm y
5 x y = 35 + 10 y : 5 = 18 : 2
y x 3 = 4 x 6 y : 4 = 3 x 8
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Lớp tự làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài chung trên lớp.
Bài 2: Tính.
4 x 6 - 17 6 x 5 : 10
24 : 4 + 17 9 : 3 x 10
HS làm từng bài – chữa bài - GV nhận xét.
Bài 3: Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm.
2 x 5 5 x 2 40 x 2 80 : 2
20 x 4 79 30 x 2 20 x 4
60 : 3 3 x 7 4 x 10 . 5 x 9
Bài 4: Có một số vở chia đều cho 4 em, mỗi em được 7 quyển vở. Hỏi có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- HS đọc đầu bài.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào vở. Nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Ôn từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy.
- HS phân biệt, đặt câu và hoàn thành một số BT.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hãy giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó
a/ Cao:.. d/ Đầu tiên:..
b/ Dài:. e/ Biến mất..
c/ Người lớn: .. g/ Bình tĩnh:
Bài 2: Sắp xếp các từ đã cho thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau.
a/ đẹp, ngắn, nóng , thấp, lạnh, xấu, cao, dài.
b/lên, yêu, xuống, ghét, khen, ra, chê, vào.
Bài 3: Điền dấu phẩy vào mỗi chỗ thích hợp cho mỗi câu sau:
- Hoa hồng hoa lan hoa huệ đều rất đẹp và rất thơm.
- Buổi sáng, bố mẹ đi làm em đi học.
- Chúng em luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.
- Vân thật xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
- GV ghi bảng.
- HS lên bảng.
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
ký duyệt:
..........................................................................................
...........................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 3.doc