Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU

- Củng cố và rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc

- Vận dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu <, >, =

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 SGK và vở bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Thực hành

 Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức

 - GV làm mẫu biểu thức đầu: 238 - ( 55 -35 ) = 238 - 20

 = 218

 - Tương tự cho học sinh làm các biểu thức còn lại.

 - Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS kém.

 - HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, T nhận xét và củng cố cách tính.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa III Hoạt động dạy học Tiết 1: Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài Về quê ngoại, GV nhận xét và cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Luyện đọc a) GV đọc mẫu toàn bài. b) GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ. * Đọc nối tiếp câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. - Phát hiện từ khó để luyện đọc: quê nọ, miếng cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch... - HS đọc câu văn có từ khó đọc vừa luyện. (GV nhắc nhở, sửa lỗi cho HS) * Đọc từng đoạn trước lớp : GV chia đoạn, HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài: - Lần1: Đọc nối tiếp đoạn, phát hiện câu văn dài để luyện đọc. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài: GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật. - Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới ở SGK. - GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải: Công đường, bồi thường. - - Đọc từng đoạn trong nhóm bàn. * Kiểm tra một số nhóm đọc trước lớp: HS đọc, lớp nhận xét, GV biểu dương. + 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài. + 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. Tiết 2: tìm hiểu bài - Kể chuyện 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài HS đọc thầm đoạn 1 của bài Hỏi: + Câu chuyện có những nhân vật nào (chủ quán, bác nông dân, Mồ côi) + chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?(về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán...mà không trả tiền. ) GV: Vụ án thật khó xử, phải xử cho công bằng,bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải HS: Một học sinh đọc to đoạn 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa + Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân? + Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ côi phán như thế nào? + Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán đó? + Tại sao Mồ côi lại bảo bác nông dân xóc hai đồng bạc đủ 10 lần ? + Mồ côi đã nói gì khi kết thúc phiên toà? 4. Luyện đọc lại - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 3 - Hai tốp học sinh đọc phân vai (mỗi tốp 4 em) - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất Kể chuyện 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện (Mồ côi xử kiện) 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh - HS quan sát 4 tranh minh hoạ ứng với nội dung 3 đoạn trong chuyện - Một học sinh giỏi kể mẫu đoạn 1 - GV nhận xét - Học sinh quan sát tiếp tranh 2, 3, 4 suy nghĩ về nội dung của từng tranh - Học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn - Cả lớp và giáo viên nhận xét,bình chọn bạn kể hay nhất 3. Củng cố, dặn dò - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sa Tiết 4: Toán Tính giá trị của biểu thức ( Tiếp theo) I Mục tiêu: Học sinh nắm được cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp có dấu ngoặc đơn. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy - Học 1. Kiểm tra bài cũ: Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ hoặc nhân chia ta thực hiện như thế nào? 2. Bài mới a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn bài mới. GV: Viết biểu thức 30 + 5 : 5 =? HS: Nêu cách thực hiện biểu thức trên GV: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể ký hiệu như thế nào? HS: Thảo luận rồi nêu cách tính. GV: Nêu cách ký hiệu thống nhất: Ta quy ước nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ta phải thực hiện trong ngoặc đơn trước. Lưu ý: Biểu thức (30 + 5) : 5 đọc là mở ngoặc 30 + 5 đóng ngoặc, chia cho 5 HS: Thực hiện quy ước : (30 + 5) : 5 = 35 : 5 = 7 HS: Nêu cách làm. GV: Viết biểu thức 3 x ( 20 - 10 ) = ? ? Thực hiện như thế nào? 3 x (20 - 10 ) = 3 x 10 = 30 HS: Lấy một vài ví dụ HS: Đọc quy tắc và học thuộc c, Học sinh thực hành làm bài tập Bài 1:Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn H: Nêu yêu cầu của bài H: Nêu cách làm,làm vào vở từng phép tính, chữa bài lần lượt GV và HS nhận xét và củng cố cách thực hiện tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc đơn Bài 2 : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc đơn và không có dấu ngoặc đơn. HS làm tương tự bài 1 Học sinh lên bảng chữa bài (65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 = 160 Bài 3 HS: Đọc yêu cầu của bài GV: Hướng dẫn học sinh làm bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? Muốn tìm số sách trong mỗi ngăn làm như thế nào HS: Làm bài vào vở HS: Chữa bài trên bảng lớp GV cùng HS nhận xét và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp có dấu ngoặc đơn - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 5: Mĩ thuật (GV Mĩ thuật dạy) Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố và rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc - Vận dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu , = II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Thực hành Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức - GV làm mẫu biểu thức đầu: 238 - ( 55 -35 ) = 238 - 20 = 218 - Tương tự cho học sinh làm các biểu thức còn lại. - Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS kém. - HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, T nhận xét và củng cố cách tính. Bài 2 - Gọi một học sinh khá lên bảng làm mẫu phần (a) GV: Yêu cầu học sinh so sánh giá trị của hai biểu thức ( 421 -200 ) x 2 và biểu thức 421 - 200 x 2 HS: Nêu, HS khác nhận xét và bổ sung. GV kết luận : Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự. Bài 3 - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi một học sinh khá làm mẫu ý a. GV nhận xét, chữa bài. - Phần còn lại học sinh tự làm bài, học sinh nêu kết quả. HS và GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh nêu lại cách làm: + Tính giá trị của vế trái ( hoặc vế phải) + So sánh giá trị của hai vế. + Chọn dấu thích hợp để điền. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Âm nhạc (GV nhạc dạy) Tiết 3 Đạo đức Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết2) I. Mục tiêu: - HS hiểu: +Thương binh liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc +Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. - HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. - HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ. * KNS: + KN trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. + KN xác đinh giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập đạo đức. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn thực hành Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả tìm hiểu để trả lời câu hỏi. ? Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ HS trả lời, cả lớp nhận xét. Kết luận: Chúng ta cần biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì họ đã hy sinh xương máu vì tổ quốc. Có rất nhiều việc các em có thể làm được để cảm ơn các thương binh, liệt sĩ. Hoạt động 2: Xem tranh và kể về những người anh hùng GV chia nhóm để thảo luận ( phát cho mõi nhóm một bức ảnh yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết ) ? Người trong ảnh là ai? ? Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV tiểu kết 3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học ,hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Chính tả vầng trăng quê em (Nghe - Viết) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả bài Vầng trăng quê em. - Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - GV: Đọc đoạn văn chuẩn bị viết cho học sinh nghe - HS: đọc lại + Vầng trăng nhô lên được mô tả đẹp như thế nào? + Bài chính tả này có mấy đoạn ? + Chữ đầu của mỗi đoạn viết như thế nào? - GV đọc cho học sinh viết bài. - Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. * Chấm,chữa bài c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2 * Phần (a) - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm bài cá nhân - Gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét và chữa bài. - Học sinh đọc lại lời giải đúng. * Phần (b) - Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp chỉ có cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia HS: nêu yêu cầu của bài, nêu các phép tính. HS: Làm bài cá nhân. HS: chữa bài trên bảng GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách làm. Bài 2:Tính giá trị của biểu thức Tiến hành tương tự như bài 1 ? Nếu trong biểu thức có phép tính cọng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính như thế nào. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3 GV: Chép bài 3 lên bảng GV: Làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách nối để củng cố cách tính giá trị của biểu thức Bài 4: - Học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn học sinh làm bài ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết số thùng sách ta làm như thế nào? HS: Tự làm vào vở, lên bảng chữa bài GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Luyện từ &câu Ôn về từ chỉ đặc điểm Ôn tập kiểu câu Ai - thế nào, dấu phẩy I. Mục tiêu - Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật. - Ôn tập mẫu câu Ai thế nào( Biết cách đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật một cách cụ thể ) - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập TV. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn bài tập Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Học sinh tiếp nối phát biểu ý kiến - Giáo viên nhận xét - Học sinh 3 em lên bảng, mỗi em viết một câu nói về đặc điểm của một vật. GV: Nhận xét và sửa cho học sinh. HS: Chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2 GV: Nêu yêu cầu của bài, học sinh có thể đặt nhiều câu theo mẫu (Ai thế nào ) để tả người ( Một vật hoặc một cảnh ) HS: Đọc lại mẫu câu HS: Làm bài cá nhân GV: Phát 4 tờ giấy cho học sinh làm sau đó lên bảng trình bày HS: Nối tiếp nhau đọc từng câu văn GV: Chấm điểm một số bài sau đó chữa trên bảng Bài 3: GV: Hướng dẫn tương tự như hai bài trên HS: Làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến GV: Dán 3 băng giấy lên bảng, gọi 3 học sinh lên điền dấu phẩy GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Thể dục bài tập rèn luyện tư thế cơ bản trò chơi: chim về tổ I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số - Ôn đi vượt chướng ngại vật di chuyển hướng phải, trái - Chơi trò chơi “ Chim về tổ” II. Địa diểm, phương tiện - Địa điểm: sân trường - Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học. HS cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường. - Chơi trò chơi 2. Phần cơ bản Tiếp tục ôn tập các động tác ĐHĐN& kĩ năng vận động cơ bản * Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số + Tập từ 2- 3 lần, GV đứng ở vị trí khác nhau để tập hợp + Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trưởng điều khiển cho các bạn tập * Ôn di vượt chướng ngại vật thấp - Đi vượt chướng ngại vật thấp & di chuyển hướng phải, trái theo đội hình 2-3 hàng dọc - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. * Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số một lần * Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Chim về tổ” - GV nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi thử hai lần sau đó chơi chính thức. 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà cho học sinh Tiết 4-5: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Tập đọc Anh đom đóm I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng đọc thành: Đọc đúng các từ lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp... 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của những từ được chú giải ở cuối bài: chuyên cần, cò bợ, đom đómvà hiểu nội dung của bài. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học SGK và tranh phóng to. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài Mồ côi xử kiện, GV nhận xét và cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1: GV đọc mẫu b.2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu thơ - Đọc từng khổ thơ trước lớp, GV kết hợp hướng dẫn học sinh hiểu các từ được chú giải ở cuối bài - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu: + Anh đom đóm lên đèn đi đâu? GV: Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để tìm thức ăn. ánh sáng đó là do lân tinh trong bụng đom đóm gặp không khí phám ra -+ Tìm những từ ngữ tả đức tính của anh dom dóm trong hai khổ thơ đầu ? ( chuyên cần ) GV: Anh Đom Đóm đêm nào cũng lên đèn đi gác đến sáng cho mọi người ngủ. Anh Đom Đóm thật chăm chỉ. - Một học sinh đọc khổ thơ 3 & 4 ? Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm? (Cò bợ ru con,thím Vạc lặng lẽ mò tôm) HS đọc thầm lại cả bài -+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm? d. Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội An toàn khi đi xe đạp I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh bước đầu biết một số quy định đối với người đi xe đạp. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích các tình huống chấp hành đúng khi đi xe đạp. - Kĩ năng kiên định thực hiện đúng khi tham gia giao thông. - KN làm chủ bản thân: ứng phó với các tình huống không an toàn khi đi xe đạp. II. Đồ dùng dạy học SGK, vở bài tập và tranh phóng to. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm Bước 1: Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát hình 64, 65 (SGK) Bước2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Mỗi nhóm nhận xét một hình. * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm dể phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ giao thông * Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi ở bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều * Hoạt dộng 3: Đèn đỏ, đèn xanh Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chỗ vòng tay trước ngực, bàn tay nằm hờ, tay trái dưới tay phải Bước 2: Trưởng trò hô - Đèn xanh , cả lớp quay tròn hai tay - Đèn đỏ, cả lớp dừng quay & để tay ở vị trí chuẩn bị * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Khi đi xe đạp ta phải đi như thế nào? - Nhận xét giờ học + Ưu điểm. + Nhược điểm - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Thể dục đội hình đội ngũ & thể dục rèn luyện tư thế cơ bản I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số - Ôn đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải, trái - Chơi trò chơi Đua ngựa II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Cho học sinh khởi động bằng trò chơi Đứng ngồi theo lệnh. 2. Phần cơ bản * Ôn hàng ngang, dóng hàng, điểm số - Tập 2 lần liên tục T chọn các vị trí khác nhau để tập hợp - Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng điều khiển các bạn tập. * Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp,di chuyển hướng phải trái - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của giáo viên - Trong khi học sinh luyện tập chú ý sửa cho HS những động tác chưa chính xác * Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 1 lần Sau khi mỗi tổ biểu diễn, GV cho học sinh nhận xét và đánh giá * Chơi trò chơi Đua ngựa T: Nhắc lại luật chơi. H: Chơi thử 2 lần sau đó mới chơi thật 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 4: Toán Hình chữ nhật I. Mục tiêu - Giúp học sinh bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật ( theo yếu tố góc, cạnh ) từ đó nhận dạng hình. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung: Giới thiệu về hình chữ nhật GV giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ( vẽ sẵn vào bảng phụ ) - Lấy ê- ke để kiểm tra 4 góc có là góc vuông không. ( Hình chữ nhật có 4 đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông ) - Lấy thước đo độ dài của 4 cạnh. ( Hình chữ nhật có hai chiều dài AB = CD, hai chiều rộng BC =AD ) Kết luận: ( SGK) học sinh nêu, GV ghi bảng H đọc lại GV: Đưa ra một số hình để học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật. c. Thực hành Bài 1: Học sinh quan sát và kiểm tra bằng ê- ke - Học sinh làm bài vào vở, HS nêu miệng những hình chữ nhật và không phải là hình chữ nhật. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Nêu miệng kết quả. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài Bài 3: Nêu yêu cầu của bài. - Tự nhận biết các hình, sau đó tìm chiều dài và chiều rộng của hình đó. - Chữa bài trên bảng. GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bà. c. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 5: Chính tả Âm thanh thành phố I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chỉnh tả, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối bài Âm thanh thành phố. - Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó ( ui/ uôi ); chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r theo nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài về nhà của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh nghe viết GV: Đọc 1 lần cho học sinh nghe HS: Một em đọc, cả lớp theo dõi trong SGK ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? HS: Tìm và trả lời. HS: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. GV cho HS viết từ khó vào bảng con. c. Học sinh viết bài GV: Đọc cho học sinh viết bài. GV Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. d. Chấm và chữa bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2 HS: Đọc yêu cầu của bà. HS: Làm bài cá nhân. GV: Dán 2 tờ phiếu đã chép nội dung bài 2, gọi 2 nhóm lên bảng làm bài, các nhóm khác quan sát và nhận xét. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng. Bài 3 GV: Hướng dẫn tương tự như bài 2 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuản bị bài sau Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán Hình vuông I. Mục tiêu - Nhận biết đuợc hình vuông qua đặc điểm cạnh và góc. - Vẽ được hình vuông đơn giản. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn * Giới thiệu hình vuông: Cho học sinh quan sát hình vuông trên bảng: - GV: Đây là hình vuông ABCD ( Chỉ hình vẽ trên bảng ) - GV: Hình vuông ABCD có 4 góc vuông (Vừa nói vừa dùng ê- ke để kiểm tra) - HS: Quan sát để nhận biết. - GV: Đưa ra một số mô hình cho học sinh quan sát. - HS: Nhận biết đâu là hình vuông và đâu là hình không vuông. - HS: Liên hệ thực tế. 3. Thực hành Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh nêu các hình vuông và hình không vuông. - GV nhận xét và chữa, giải thích để học sinh nhận biết. Bài 2: HS: Nêu yêu cầu của bài. HS: Tự kẻ để được hình vuông. - Gọi học sinh lên bảng để kẻ hình. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học & Hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2: Tập viết ôn chữ hoa n I. Mục tiêu - Củng cố cách viết chữ hoa N - Viết tên riêng Ngô Quyền. - Viết câu ca dao ứng dụng. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa HS: Tìm các chữ hoa có trong bài GV: Viết mẫu và nhắc lại cách viết HS: Luyện viết trên bảng con chữ N, Q, D * Luyện viết từ ứng dụng HS: Đọc từ ứng dụng GV: Ngô Quyền là vị anh hùng của dân tộc, năm 938 ông đánh bại quân xâm lược Nam Han trên sông Bạch Đằng mở đầu thời kì độc lập của nước ta. HS: Tập viết trên bảng con * Luyện viết câu ứng dụng HS: Đọc câu ứng dụng GV: Câu tục ngữ ca ngợi phong cảnh đẹp của xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ. c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở GV: Nêu yêu cầu HS: Viết bài vào vở. GV: Bao quát chung d. Chấm và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà. Tiết 3: Tập làm văn Viết về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16 học sinh viết được một lá thư cho người thân kể những điều mình biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) - Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu trình bày một lá thư. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Mở sách giáo khoa trang 83 ( đọc trình tự mẫu của một lá thư ) - Hỏi: em cần viết thư cho ai? - GV hướng dẫn: mục đích chính của việc viết thư là để kể cho bạn những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) nhưng em vẫn phải viết theo đúng trình tự một bức thư bà cần hỏi thăm sức khoẻ của bạn. - Giáo viên gọi một học sinh giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. GV: Các em có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn HS: Làm bài vào vở của mình. HS: Đọc thư trước lớp, GV nhận xét và chấm điểm một số bài. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. + Ưu điểm. + Nhược điểm. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tự nhiên & Xã hội Ôn tập học kì I I. Mục tiêu - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, - Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh thực hành. * Hoạt động 1: chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. - GV chia nhóm và hướng dẫn học sinh chơi trò chơi + GV treo tranh vẽ các cơ quan ( đã nêu ở phần mục tiêu ) + Hướng dẫn học sinh gắn các thẻ ghi tên, chức năng của các cơ quan. - Học sinh quan sát tranh, chọn thẻ thích hợp ( theo nhóm ) để len bảng gắn vào tranh. - Học sinh chơi thử một lần sau đó chơi chính thức. - Sau khi chơi xong, Gv chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho những đội gắn sai. * Hoạt động 2: Bước 1: Học sinh quan sát hình trong SGK trang theo cặp. để thảo luận câu hỏi: Chỉ và nói việc nào đúng, việc nào sai. Bước 2: Một số nhóm lên ttrinhf bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: - GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Từng học sinh vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình - Khi học sinh giới thiệu GV theo dõi và nhận xét, đánh giá. * Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Thủ công Cắt dán chữ “vui vẻ” I. Mục tiêu - HS biết vận dụng kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ vui vẻ. -Kẻ, cắt, dán được chữ vui vẻ đúng kĩ thuật. - HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị Mẫu chữ VUI Vẻ. Tranh quy trình kẻ cắt dán chữ VUI Vẻ Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán,kéo. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh thực hành. Hoạt động1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu mẫu chữ VUI Vẻ (H1- SGK) HS quan sát + Trong mẫu chữ có những chữ cái nào? ( V, U, I, E) + Nhận xét khoảng cách các chữ cái trong mẫu? HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, I, E. GV nhận xét,củng cố lại Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu a, Kẻ,cắt, dán chữ VUI Vẻ và dấu hỏi - Kích thước, cách kẻ, cắt chữ V,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN17-2010.doc
Tài liệu liên quan