Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

- Thực hành vẽ tranh theo chủ đề để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.

- HS vẽ được một bức tranh về đề tài “Chúng em yêu hòa bình”.

 - HS biết thể hiện tình yêu hòa bình thông qua hình vẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: - Tranh của HS năm trước về các đề tài khác nhau.

 - Hình gợi ý cách vẽ tranh.

 HS: - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.

 2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh:

 * Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.

 - GV phổ biến cho HS về chủ đề vẽ tranh. Yêu cầu HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước.

 - Giáo viên giới thiệu một số tranh đề tài để các em nhận biết được nhận biết được cách sắp xếp bố cục hình vẽ và màu sắc trong các bức tranh đó.

 - GV có thể gợi ý cho HS một số nội dung tranh như: Vẽ các bạn nắm tay nhau múa, hát; vẽ vườn cây, mặt trời; vẽ cánh chim bay, bầu trời, .

 - HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giải toán (có một phép tính chia 9). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV: Viết 3 phép tính trong bảng chia 9, HS lên bảng làm. - HS khác: Đọc bảng chia 9. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Bài luyện tập. Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9. Ví dụ: 9 x 6 = 54 54 : 9 = 6 * Củng cố bảng nhân chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích học sinh nên tính nhẩm. Khi tìm số chia có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây: Chẳng hạn: 27 : 3 = ? 3 x ? = 27 Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: Học sinh thực hiện theo 2 bước. * Gợi ý: + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây 1/ 9 số ngôi nhà . Hỏi đã xây được mấy ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 : 9 = 4 (ngôi nhà) + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây được 4 ngôi nhà. Hỏi còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Học sinh giải bài toán, sau đó giáo viên chữa bài. Bài 4: Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm . Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo 2 bước: a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 2 (ô vuông) b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 29 ô vuông) Học sinh tự làm vào vở , sau đó GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều): Bồi dưỡng Mĩ thuật Vẽ tranh chủ đề: “chúng em yêu hòa bình” I. Mục tiêu - Thực hành vẽ tranh theo chủ đề để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS. - HS vẽ được một bức tranh về đề tài “Chúng em yêu hòa bình”. - HS biết thể hiện tình yêu hòa bình thông qua hình vẽ. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh của HS năm trước về các đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ tranh. HS: - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh: * Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV phổ biến cho HS về chủ đề vẽ tranh. Yêu cầu HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước. - Giáo viên giới thiệu một số tranh đề tài để các em nhận biết được nhận biết được cách sắp xếp bố cục hình vẽ và màu sắc trong các bức tranh đó. - GV có thể gợi ý cho HS một số nội dung tranh như: Vẽ các bạn nắm tay nhau múa, hát; vẽ vườn cây, mặt trời; vẽ cánh chim bay, bầu trời, ... - HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo. * Hoạt động 2: Thực hành vẽ. - HS nhớ lại cách vẽ. - Hình dung hình ảnh sẽ vẽ rồi vẽ vào giấy vẽ: + Tìm và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh, vẽ các hình ảnh hoạt động phụ khác để cho tranh thêm phong phú, sinh động. + Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính để làm nổi rõ đề tài. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. - GV yêu cầu HS hoàn thiện tranh các em đã vẽ. * Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ. - Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày tranh xung quanh lớp học. - HS cùng cả lớp xếp hàng đi xem tranh và nghe tác giả trình bày nội dung tranh của mình. * Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét: - GV hỏi: Con thấy tranh các bạn vẽ đã đúng đề tài chưa? + Màu màu sắc trong tranh như thế nào? + Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào? - GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất. - Khen ngợi HS đã biết thể hiện lòng yêu hòa bình qua tranh vẽ. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong).  Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc Nhớ việt bắc I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: ánh nắng, thắt lưng, mơ nở, núi giăng. - Bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu) II. Đồ dùng dạy học: SGK Tiếng Việt, tranh phong to. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 4 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Người liên lạc nhỏ" Gv nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Luyện đọc. a) GV đọc bài thơ. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc hai dòng thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ SGK. - Đọc từng khổ thơ trước lớp. + 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ trong bài . - GV giúp HS nắm được nghĩa của các từ được chú giải: đèo, dang, phách? - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài * Đọc thầm 2 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi: - Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + (Nhớ hoa, nhớ núi rừng Việt Bắc, nhớ con người) *Đọc cả bài. Tìm câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp, đánh giạc rất giỏi? (Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.) * Đọc thầm cả bài. Tìm những câu tả vẻ đẹp của người Việt Bắc? (Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón....) + Nội dung chính của bài thơ là gì? + Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào? 4. Học thuộc lòng bài thơ. - GV hướng dẫn đọc + đọc mẫu. - HS học thuộc lòng. - Thi học thuộc lòng bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò : - Bài thơ vừa học giúp em hiểu điều gì? - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò HS. Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có liên quan đến phép chia. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính 96 : 3. HS lên bảng làm bài. - HS khác : Nêu cách chia? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Giáo viên nêu phép chia cho HS thực hiện phép chia: 72 3 65 2 6 24 6 32 12 05 12 4 0 1 - Sau đó cho học sinh nhắc lại cách thực hiện từng phép chia. * GV chốt : Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? (Chia theo thứ tự từ trái sang phải, chia từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.) 3. Thực hành: Bài 1: Cho 2 học sinh lên bảng mỗi em làm một phần. Cả lớp tự làm bài. - Sau đó chữa bài làm của các bạn ở trên bảng. Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia. * Củng cố bài 1: Chú ý chia hết và chia có dư ở các lượt chia. Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Số phút của giờ là: 60 : 5 = 12 (phút) Đáp số: 12 phút. Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó chữa bài cho học sinh thảo luận cách trình bày bài giải để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1) Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải. Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải 4. Củng cố dặn dò: Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp) I. Mục tiêu Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ... ở địa phương. HS khá, giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sồng. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh như SGK. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, .... cấp tỉnh. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV: Nhằm giúp các em biết thêm về những chức năng các cơ quan hành chính cấp tỉnh để khi có việc thì dễ liên hệ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài “Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh sống”. - GV ghi tên bài, HS nhắc lại. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống. * Mục tiêu: học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống. - GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về các tranh ảnh, hoạ báo sưu tầm được. - HS tập trung các tranh ảnh, bài báo, trang trí, xếp đặt theo nhóm cử người lên giới thiệu trước lớp. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan trong tỉnh mình. - Nhận xét: Các nhóm khác nghe và bổ sung. Hoạt động 2: Vẽ tranh. * Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hànhchính, văn hoá, y tế ... của tỉnh nơi em đang sống. * Cách tiến hành: Bước 1: GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá, y tế ... Khuyến khích trí tưởng tượng của HS. - HS thực hành vẽ. Bước 2: Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số HS mô tả tranh vẽ (hoặc bình luận tranh vẽ). Nếu có điều kiện khuyến khích các em bằng các phần thưởng. HS từng em lên trình bày phần nội dung bức tranh của mình. HS nhận xét phần trình bày của bạn. GV nhận xét chung, tuyên dương những em vẽ đẹp. 3. Củng cố, dặn dò. GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu: ai thế nào? I. Mục tiêu - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1). - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2). - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào? (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại bài tập 1, 2 trong sách bài tập TV. - GV chấm điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS đọc trong SGK. 1HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương (tuần 11) Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. GV hỏi: + Tìm các từ chỉ sự vật trong dòng thơ thứ 2? (tre và lúa) + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? (xanh). + Sông máng ở dòng 3 và 4 có đặc điểm gì? Tương tự, GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập.Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: trời mây, mùa thu. HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ bát ngát, xanh ngắt. * Củng cố bài 1: Các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này là các từ chỉ màu sắc thường đứng sau từ chỉ sự vật. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì? Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh tiếng suối với tiếng hát) + Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì? (Đặc điểm trong - Tiếng suối trong như tiếng hát xa) HS làm các phần b, c, d . HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng. * GV chốt: Ngoài các phép so sánh đã học, hôm nay ta biết thêm một phép so sánh nữa đó là so sánh các sự vật qua đặc điểm của chúng => vân dụng để viết văn cho hay. Bài 3: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? (Ai thế nào?) HS tự làm bài và chữa bài. GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng. * GV chốt: Để tìm đúng các bộ phận trả lời câu hỏi trên các em chú ý đọc kỹ câu văn, đặt câu hỏi tìm từng bộ phận đúng. 3. Củng cố, dặn dò. Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa k I. Mục tiêu - Viết đúng chữ hoa K (1 dòng ), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói ...chung một lòng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Vở tập viết III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em trên bảng lớp chữ : Ông ích Khiêm. GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học . 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con. a) Luyện viết chữ hoa. - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K. + Em hãy quan sát nhận xét độ cao và cấu tạo chữ K và chữ Y hoa? - GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém. + HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa. b) Luyện viết từ ứng dụng. HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu. + Giảng từ: Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần. ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên. + Quan sát và nhận xét : Em hãy nhận xét về độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong từ ứng dụng? - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. (chú ý viết liền mạch) HS viết trên bảng 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS. c) Luyện viết câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng. + Giải thích: Câu tục ngữ khuyên con người phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong gian khổ. + Quan sát và nhận xét: Em hãy nhận xét về độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng? - Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu ứng dụng (chữ Khi). 3. Hướng dẫn viết vở tập viết: - Gọi HS nêu nội dung, yêu cầu bài viết. - Cho HS quan sát vở mẫu. - GV hướng dẫn HS tư thế ngồi. - GV quan sát, uốn nắn. 4. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài tại lớp, nhận xét chung. 5. Củng cố nhận xét GV và HS hệ thống lại cách viết một số chữ cơ bản đã học trong giờ. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) Ôn giải toán về nhiều hơn, ít hơn I. Mục tiêu Củng cố kỹ năng giải bài toán về so sánh nhiều hơn, ít hơn. HS làm được một số bài toán nâng cao có nhiều phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Sách Toán BD + Luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Bài tập (HD làm các bài trong sách luyện tập toán và toán bồi dưỡng) Bài 1: Tổ một và tổ hai của lớp 3C tham gia lao động. Tổ một có ít hơn tổ hai 4 bạn. Hỏi phải chuyển từ tổ hai sang tổ một mấy bạn học sinh để hai tổ có số học sinh bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 4 bạn + HD tóm tắt: Tổ 1: Tổ 2: - HS giải: Để hai tổ có số học sinh bằng nhau thì tổ 2 phải chuyển sang tổ 1 số bạn là: 4 : 2 = 2 (bạn) * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. Bài 2: Hai ngăn tủ có một số quyển sách. Biết rằng ngăn thứ nhất nhiều hơn ngăn thứ hai 10 quyển sách. Hỏi phải chuyển bao nhiêu quyển sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + HS làm tương tự bài 1. GV chữa: Để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau thì ngăn thứ nhất chuyển sang ngăn thứ hai là: 10 : 2 = 5 (quyển) Bài 3: Mai có ít hơn Hằng 7 cái nhãn vở, Hằng lại ít hơn Lan 5 cái nhãn vở. Hỏi Mai ít hơn Lan mấy cái nhãn vở? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài (2 em). + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 7 cái 5 cái + HD tóm tắt: Mai: Hằng: Lan: - HS nhìn vào sơ đồ để giải: Mai ít hơn Lan: 7 + 5 = 12 (nhãn vở) - Sau đó GV chữa bài. Bài 4: Lan cho Mai 6 bông hoa, Mai lại cho Đào 3 bông hoa thì mỗi bạn có 13 bông hoa. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy bông hoa? - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . GV hướng dẫn thực hiện theo 4 bước: + Tìm số hoa của Lan: 13 + 6 = 19 (bông hoa) + Tìm số hoa Mai thực nhận: 6 – 3 = 3 (bông hoa) + Tìm số hoa của Mai: 13 – 3 = 10 (bông hoa) + Tìm số hoa của Đào: 13 -3 = 10 (bông hoa) - HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài. * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc Ôn bài hát: Ngày mùa vui (lời 1) (Dân ca Thái – Lời mới: Hoàng Lân) I. Mục tiêu - Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích những bài hát dân ca. - Biết đây là bài hát dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc. - HS thuộc lời bài hát và biết hát theo giai điệu lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn trước lớp. II. Đồ dùng dạy học: - Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách. - Một vài lá phiếu ghi một số câu hát dân ca. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Bài học. * Hoạt động 1: Ôn tập hát “Ngày mùa vui” (Lời 1). Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều. + GV bắt nhịp cho HS hát đồng thanh 2 lượt. + Bắt nhịp hát theo dãy bàn và hát theo tổ. - Trong khi HS hát, GV theo dõi, sửa sai. GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp. GV nhận xét và sửa sai đối với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát: - GV cho HS thảo luận nhóm, tập biểu diễn trong nhóm. - GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. - Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ. - GV gọi một số em biểu diễn trước lớp, cả lớp nhận xét. - GV khen, tuyên dương trước lớp. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Hát nhanh, hát đúng”. - GV phổ biến cách trơi, nêu luật chơi. - Chia lớp thành 4 đội lên bốc thăm câu hát, bài hát. - Sau đó về trao đổi trong đội 1 phút rồi cả đội trình bày. - Đội nào hát sai hoặc không thuộc đội khác hát hộ và ghi điểm cho đội mình. - Hết thời gian, đội nào ghi được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhân xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao) ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu: ai thế nào? I.Mục tiêu - Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh. - Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào? II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành luyện từ và câu + TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách thực hành LT&C Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1HS đọc bài thơ Mỗi người một việc. - Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. - GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: con ong, con tăm, con chim, trời, quả. HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ chăm chỉ, nhả tơ, hót hay, dịu mát, ngọt. GV: Đây là các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này, các từ chỉ đặc điểm thường đứng sau từ chỉ sự vật. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì? - Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh đôi sừng với hai vầng trăng) + Đôi sừng và hai vầng trăng được so sánh với nhau về đặc điểm gì? (Đặc điểm là đều cong) - HS làm các phần b, c, d, e. HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng. Bài 3: HS đọc đề bài. - HS tự làm bài và chữa bài: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh. GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? (Ai thế nào?) - HS làm bài, GV chữa: a, Mùa hè năm nay thật oi ả. b, Cây gạo đầu làng lặng yên như mải suy nghĩ gì. c, Giàn mướt cuối đông trông xơ xác, tội nghiệp. 3. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét bài học và dặn dò HS. Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết2) I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết giải toán có phép tính chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu bài tập: Đặt tính rồi tính: 90 : 5; 89 : 2. HS lên bảng làm. - HS khác: Nêu cách đặt tính và tính? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 GV: nêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia. HS: nêu lại cách thực hiện phép chia. - Phép chia này có điểm gì giống và khác phép chia đã học? * GV nhấn mạnh: Phép chia này đều có dư ở các lượt chia. - Khi thực hiện phép chia dạng này phải chú ý điều gì? (Trong phép chia có dư số dư luôn nhỏ hơn số chia) 3. Thực hành Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia. *GV chốt: Cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số. Bài 2: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế. HS: tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm. Bài giải: Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1) Số bàn có hai HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (cái bàn) Đáp số: 17 cái bàn Bài 3: HS vẽ hình rồi chữa bài. HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông. Bài 4: GV hướng dẫn HS láy 8 hình tam giác rồi xếp thành vuông. * Củng cố kĩ năng xếp hình theo mẫu: Nêu cách xếp hình. 4. Củng cố dặn dò. HS và GV hệ thống lại bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả nghe - viết: nhớ việt bắc I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au/âu (Bài tập 2). - Làm đúng bài tập 3 a/b viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu dễ lẫn l/n, vần i/iê. II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS 2 em lên bảng cả lớp viết nháp các từ: Thứ bảy, giày dép, dạy học, no nê, lo lắng. GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị: GV đọc bài viết; 2HS đọc bài thơ. HS đọc thầm đoạn thơ theo bạn. Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng. Hướng dẫn nhận xét chính tả. + Nhận xét các trình bày: + Bài chính tả có mấy câu thơ? (5 câu 10 dòng thơ) + Đây là thể thơ gì? (thể thơ lục bát) + Cách trình bày các câu thơ như thế nào? + Những chữ nào trong bài được viết hoa? + HS đọc thầm 5 câu thơ, tự viết nháp những chữ hay viết sai. b) GV đọc cho HS viết. - Sau khi học sinh viết xong, GV đọc lại để học sinh soát nỗi chính tả. c. Chấm, chữa bài: GV chấm nhanh 5-7 bài, nhận xét, chữa chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: HS đọc bài và lựa chọn bài 2a. - GV yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau làm bài trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm và chốt lời giải đúng. - 5 HS đọc lại kết quả: Lá trầu - đàn trâu Sáu điểm - quả sấu Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài theo nhóm bàn. - Sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. - GV giải nghĩa các câu tục ngữ đó. - Sau đó nhiều HS đọc lại câu tục ngữ đã hoàn chỉnh. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn Nghe - kể: tôi cũng như bác. giới thiệu hoạt động I. Mục tiêu - Nghe và kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác (BT1). - Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2). * Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm bài tập 1. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn bài học. Bài 1: HS đọc đề bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc 3 gợi ý. GV kể chuyện lần 1: + Câu chuyện xảy ra ở đâu? (ở nhà ga) + Trong câu chuyện có mấy nhân vật? + Vì sao nhà văn không đọc được thông báo? + Ông nói gì với người đứng cạnh? + Câu trả lời đó có gì buồn cười? GV kể lần 2. HS chú ý nghe. HS nhìn gợi ý thi kể lại chuyện. GV nhận xét, củng cố. Không yêu cầu HS làm BT này vào vở. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. GV: Chỉ bảng viết gợi ý, nhắc HS: + Các em phải đang tưởng tượng giải thích với đoàn khách về các bạn ở tổ mình dựa vào gợi ý a, b, c. + Cần giới thiệu đủ các gợi ý a, b,c mạnh dạn, tự tin. + Nói những điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt của bạn đã làm trong tháng qua. + Khi nói với người trên em phải có thái độ, lời nói như thế nào? + Bài nói phải đảm bảo có mấy phần? + Yêu cầu mỗi phần? (3 phần: lời mở đầu, lời giới thiệu, lời kết) - HS khá giỏi làm mẫu. - HS làm việc theo tổ, từng em dựa vào các câu hỏi gợi ý tiếp nối đóng vai người giới thiệu. - Bình chọn nhận xét bạn giới thiệu hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Ôn: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Luyện tập, củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông. II. Đồ dùng dạy học: Sách BT Toán + LT toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập. (Hướng dẫn học sinh làm trong sách bài tập (trang 78)) Bài 1: C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doct (2).doc