Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU

- Thực hành vẽ lọ hoa theo mẫu để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.

 - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẽ đẹp của chúng.

- HS biết cách vẽ lọ hoa.

- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình gợi ý minh họa cách vẽ lọ hoa.

- Một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.

 2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh:

 * Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ theo mẫu.

 - HS nêu lại cách vẽ:

 + Phác khung hình lọ hoa cho phù hợp với trang giấy.

 + Phác nét tỷ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai, thân, lọ.)

 + Hoàn chỉnh hình.

 + Trang trí và vẽ màu tự do.

- GV cho HS xem một số tranh vẽ lọ hoa:

 - Cho học sinh quan sát các lọ hoa đã chuẩn bị để học sinh nhận biết:

 + Hình dáng lọ hoa phong phú về độ cao thấp và đặc điểm các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy).

 + Trang trí (hoạ tiết, màu sắc) khác nhau.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 50cm. + Số đo cạnh viết là cm, đề bài hỏi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra mét. - HS làm bài, sau đó chữa chung: Chu vi khung bức tranh hình vuông là: 50 x 4 = 200 (cm) = 2m Đ/S: 2m Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng: Bài giải Cạnh của hình vuông là 24 : 4 = 6 ( cm ) Đáp số: 6 cm Bài 4: - Học sinh đọc đề bài. - GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK và nêu: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. - Bài toán hỏi gì? (chiều dài của hình chữ nhậ là bao nhiêu mét) - Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật? (Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết) - Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở, GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài: Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 60 - 20 = 40 (m) Đáp số: 40 m 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật Thực hành vẽ lọ hoa I. Mục tiêu - Thực hành vẽ lọ hoa theo mẫu để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS. - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẽ đẹp của chúng. - HS biết cách vẽ lọ hoa. - Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích. II. Đồ dùng dạy học: Hình gợi ý minh họa cách vẽ lọ hoa. Một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh: * Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ theo mẫu. - HS nêu lại cách vẽ: + Phác khung hình lọ hoa cho phù hợp với trang giấy. + Phác nét tỷ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai, thân, lọ...) + Hoàn chỉnh hình. + Trang trí và vẽ màu tự do. GV cho HS xem một số tranh vẽ lọ hoa: - Cho học sinh quan sát các lọ hoa đã chuẩn bị để học sinh nhận biết: + Hình dáng lọ hoa phong phú về độ cao thấp và đặc điểm các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy). + Trang trí (hoạ tiết, màu sắc) khác nhau. + Chất liệu khác nhau (gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài...) * Hoạt động 2: Thực hành vẽ: - GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4. - Nhắc HS quan sát kĩ mẫu sau đó đo tỉ lệ, vẽ khung hình vào giấy cho cân đối. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. + Có thể vẽ thêm hoa cắm trog lọ cho sinh động. - Vẽ màu có đậm, có nhạt. - GV yêu cầu HS hoàn thiện tranh đã vẽ. * Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ. - Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày l trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét. * Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét: - GV hỏi: Con thấy tranh các bạn vẽ đã đúng mẫu chưa? + Màu màu sắc trong tranh như thế nào? + Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào? - GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất. - Khen ngợi HS vẽ đẹp, đúng mẫu. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.  Tiết 3 (Buổi chiều) Tiếng việt ÔN TậP Tiết 4 I. Mục tiêu - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ) - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn. (BT2) II. Đồ dùng dạy học: SGK + Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc (số học sinh còn lại). - Tiến hành tương tự như các tiết trước. - Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Hướng dẫn luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra. - Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Bộ giáo dục tiểu học. - Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 3. Bài tập 2 - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - 1 học sinh đọc chú giải những từ khó trong SGK. + Cây bình bát: cây thuộc họ na, vỏ ngoài có từng ô năm góc mờ, thịt màu vàng nhạt hay hồng, ăn được. + Cây bần: Cây mọc ở vùng nước lợ, có rễ phụ nhọn và xốp nhô ngược lên khỏi mặt bùn. - Gọi hai em học sinh nhắc lại cách viết những chữ cái đầu câu. - Vài em nhắc lại cách viết chữ hoa ở đầu câu, sau dấu chấm. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Suy nghĩ và điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng câu văn. - Ba em lên bảng điền và đọc lại câu văn trước lớp. - Nhận xét bình chọn học sinh viết đúng. - GV chốt lời giải đúng. - Yêu cầu chữa bài trong vở bài tập. 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhắc học sinh về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ , văn đã học từ tuần 1 đến tuần 18 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết làm tính nhân, chia trong bảng nhân, nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) só có một chữ số. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán tìm một phần mấy của một số. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 4 tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài. - Một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2:Tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV ghi các phép tính lên bảng. - Học sinh làm bài cá nhân, học sinh lên bảng chữa bài, T nhận xét, củng cố cách tính cho học sinh. a. 47 281 108 75 419 x 5 x 3 x 8 x6 x 2 + Khi thực hiện phép nhân số có hai (ba) chữ số với số có một chữ số, ta thực hiện như thế nào? b. 172 2 261 3 945 5 842 7 + Trong trường hợp chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, chữ số ở hàng trăm bé hơn số chia. ở lượt chia thứ nhất ta phải lấy mấy chữ số để chia? Bài 3: - Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở theo lời giải đúng. + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Bài 4: - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng. + Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số) Bài 5: Học sinh làm bài cá nhân, GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên & xã hội Vệ sinh môi trường I. Mục tiêu - Nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. - GDHS có ý thức gữi gìn vệ sinh nơi công cộng. * GDKNS: - KN quan sát và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của sinh vật sống; tác hại của phân và nước tiểu; tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ. - KN tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. - KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết các hành vi đúng. - KN ra quyết định: Nên và không nên làm để bảo bệ môi trường. - KN hợp tác:Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải. - Hình vẽ trong SGK III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Thảo luận nhóm Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lơi theo gợi ý: - Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? - Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người. GV: Rác ( vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn ... ) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh, xác súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh. Bước 2: Làm việc cả lớp Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GVKL: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Bước 1: Từng học sinh quan sát hình trong SGK trang 69 để trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. + Hãy chỉ và nói việc làm đúng, việc làm nào sai ? Vì sao? Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV gợi ý: + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi côn cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em? Hoạt động 3: Cách xử lí rác thải - GV nêu câu hỏi: Nhà em đã xử lí rác thải như thế nào? (Nhà em đổ rác ra bãi rác công cộng, ... ) - GV: Yêu cầu nhận xét về cách xử lí rác ở gia đình bạn. - GV nhận xét: Khen và khuyến khích những gia đình xử lí rác đúng cách. * GV giảng: Khi xử lí rác người ta thường ử dụng 4 cách là(chôn, đốt, ủ và tái chế ).ở thành phố và những nơi đông dân cư, người ta phải chôn rác để đảm bảo khi rác thối rữa không làm mất vệ sinh môi trường xung quanh. Với một số loại rác như lá khô, giấy vụn,... người ta còn có cách xử lí nữa là đốt. Còn ở nông thôn, miền núi, người dân còn tiến hành ủ rác để làm phân bón ruộng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng việt ÔN tập Tiết 5 I. Mục tiêu - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ) - Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2). II. Đồ dùng dạy học: SGK + Phiêu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Kiểm tra tập đọc -Từng học sinh lên bốc thăm bài tập đọc. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 1 đến 2 phút. - Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút. - Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - HS đọc thuộc lòng một doạn hoặc cả bài theo phiếu chỉ định. Với những học sinh không thuộc bài, GV cho các em về nhà luyện tập để kiểm tra lại vào tiết. 3. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc học sinh: So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất. - Một học sinh làm miệng. + Tên đơn sửa là: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách. + Mục kính gửi cần nói rõ: Kính gửi thư viện trường tiểu học Nhân Đạo. + Mục nội dung cần viết là: Em làm đơn này đề nghị thư viện nhà trường cấp lại thẻ đọc sách cho em vì em chót làm mất. - Một em đứng tại chỗ nêu miệng lá đơn xin cấp thẻ đọc sách. Lớp nhận xét bổ sung. - Cả lớp làm bài vào VBT. - 4 em đọc lại lá đơn vừa điền hoàn chỉnh . - Lớp nhận xét chọn lời giải đúng . - GV nhận xét và chấm điểm một số đơn. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tiếng Việt ÔN tập Tiết 6 I. Mục tiêu - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ) - Bước đầu viết được một bước thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2). II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài thơ văn và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 18. Giấy rời để viết thư. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 1. - Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dõi và ghi điểm. - Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 3. Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm. + Yêu cầu của bài là gì? (Viết thư cho một người thân hoặc một người mình quý mến: ông, bà, chú, bác) + Nội dung thư cần nói gì? (Hỏi thăm về sức khỏe, về tình hình học tập, làm việc, ...) + Các em viết thư cho ai? + Các em muốn thăm hỏi người đó những điều gì? - Yêu cầu mở SGK trang 81 đọc lại bài Thư gửi bà. - GV giúp học sinh xác định đúng: + Đối tượng viết thư: một người thân (hoặc một nười mà mình quý mến) như ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ ... + Nội dung thư: thăm hỏi về sức khoẻ,về tình hình ăn ở, học tập, làm việc, ... - Học sinh mở SGK trang 81, đọc lại bài Thư gửi bà để ghi nhớ hình thức của một lá thư. - Học sinh viết thư. GV theo dõi và giúp đỡ những học sinh yếu kém. - Chấm một số bài sau đó nhận xét chung. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS tự đọc lại các bài thơ, văn đã học từ tuần 1 đến tuần 18 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao) ôn về chu vi hình vuông & hình chữ nhật I. Mục tiêu - Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học. - HS làm được một số bài nâng cao ở dạng đơn giản. II. Đồ dùng dạy học Sách toán bồi dưỡng + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài: “Một hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng kém chiều dài 15dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.” - Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở * Lưu ý: HS cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi tính. (5m = 50dm) - Chữa bài và cho điểm học sinh. + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Bài 2: Củng cố về tính chu vi hình vuông. - Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn: + Chu vi của hồ nước chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 30m. Bài giải Chu vi hồ nước là: 30 x 4 = 120 (m) Đáp số: 120m Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. Bài giải Cạnh của hình vuông là 140 : 4 = 35( cm ) Đáp số: 35 cm Bài 4: Học sinh đọc đề bài. - GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK. - GV: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. +Bài toán hỏi gì? (chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu cm) + Làm thế nào để tính được chiều rộng của hình chữ nhật? (Lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài đã biết) - Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở,GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài. Bài giải a, Nửa chu vi hình chữ nhật là: b, Chiều rộng hình chữ nhật là: 200 : 2 = 100 (cm) 100 - 70 = 30 (cm) Đáp số: 100 cm Đáp số: 40 cm 3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc học bài hát: Sao vui của em (Nhạc và lời: Lê Minh Cường) I. Mục tiêu - Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích những bài hát, đặc biệt là những bài hát ca ngợi về trường lớp, bạn bè, thầy cô. - HS biết đây là bài hát nói về tình cảm thầy trò, bạn bè, đến trường lớp thật là vui. - HS thuộc lời bài hát và biết hát theo giai điệu lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn lời bài hát “Sao vui của em”- Nhạc và lời: Lê Minh Cường. - Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Dạy bài hát: * Hoạt động 1: Dạy lời bài hát. - Cho HS nghe băng nhạc 1-2 lần. - GV treo bảng phụ cho HS tập đọc lời ca: SAO VUI CủA EM Nhạc và lời: Lê Minh Cường Sao của em vui vui lắm cơ. Vào lớp ngồi chung một bàn cùng đi học đúng giờ. Lúc học bài vui vui cùng cô giáo. Đến khi họp sao cũng vui vui như học bài. Sao của em thương nhau lắm cơ. Chẳng khác gì con một nhà cùng yêu bạn kính thầy. Vắng bạn nào sao em thường nhơ nhớ. Hễ ai được khen, mỗi chúng em cũng đều mừng. Năm đội viên như 5 cánh sao. Nhìn giống hình bông hoa đào đẹp những mùa xuân về. Vui nào bằng sao em là sao sáng. Cháu Bác Hồ yêu cất tiếng ca thêm rộn ràng. - GV đọc cho HS nghe một lượt. - HS đọc đồng thanh lại 1 – 2 lượt. - Dạy hát từng câu: HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. + Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định. * Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. + Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp. + Lần 2: Hát theo dãy bàn. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài. - GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp. * Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ). - GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi. - GV nhận xét, biểu dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Chúng ta vừa học bài hát gì, ai sáng tác? (Sao vui của em - Nhạc và lời: Lê Minh Cường) - Nội dung bài hát nói về điều gì? - Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Tiếng việt (nâng cao) ôn tập Các từ chỉ hoạt động, trạng thái Ôn Câu Ai- làm gì? I. Mục tiêu. - Củng cố, nâng cao các kiến thức đã học trong học kì I cho HS. - Tiếp tục ôn luyện về từ chỉ hoạt động, trạng thái, câu Ai – làm gì? - Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1. Khoanh trước chữ cái có tiếng gia có nghĩa là nhà trong các từ sau: a. gia cảnh b. gia cầm c. gia công d. gia quyến e. gia truyền g. gia giảm h. gia tộc i. gia nhập l. gia đình m. gia đình - HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng. HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. HS tự làm bài rồi chữa chung. Bài 3. Gạch chéo (//) giữa bộ phận Ai và bộ phận làm gì trong các câu sau: a, Các chị học sinh trung học với tà áo dài duyên dáng đang dảo bước tới trường. b, Đêm ấy, quanh đống lửa, các cụ già vừa uống rượu vừa trò chuyện vui vẻ. c, thấy bà cụ già ngồi đấm lưng, E-đi-xơn dừng lại hỏi thăm cụ. HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm rồi phát biểu ý kiến. HS làm bài các nhân. HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng. Bài 4. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau: Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS làm bài vào vở. - GV gọi một số HS đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. - GV chốt ý đúng. Bài 5. Trong câu "Những quyển sách anh cho tôi mượn rất hay." bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? là: A. Những quyển sách B. Những quyển sách anh cho tôi mượn C. Những quyển sách anh cho tôi - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS tự làm bài rồi chữa chung. - GV chốt ý đúng: ý B. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Kiểm tra định kì (cuối học kì I) I. Mục tiêu Tập trung vào việc đánh giá: Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6, 7. Biết nhân số có hai chữ số, số có ba chữ số (có nhớ một lần), chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính. Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông. Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút. Giải toán có hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. B. Đề bài 1. Tính nhẩm. 6 x 5 = 18 : 3 = 72 : 9 = 56 : 7 = 3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 7 = 8 x 4 = 42 : 7 = 4 x 4 = 7 x 9 = 2. Đặt tính rồi tính. 54 x 3 306 x 2 856 : 4 734 : 5 3. Tính giá trị của biểu thức. 14 x 3 : 7 42 + 18 : 6 4. Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường. 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là: A. 25 cm B. 35 cm C. 40 cm D. 50 cm C. Đáp án Bài 1: (2 điểm) Mỗi phép tính đúng 1/ 6 điểm. Bài 2: (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. Bài 3: (1 điểm) Tính đúng giá trị của mỗi bỉểu thức và trình bày đúng được 1/ 2 điểm. Bài 4: (3 điểm) - Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm 1 / 4 số đường cửa hàng bán được - Viết câu trả lời và phép tính đúng để tìm số đường còn lại của cửa hàng được 1 điểm. - Viết đáp số được 1/ 2 điểm. Bài 5: (1điểm) - Khoanh vào chữ D được 1 điểm. D. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài giờ sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tiếng việt ÔN tập Tiết 7 I. Mục tiêu - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút) trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn bài, thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì một. (HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn đoạn thơ) - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp.(BT2) II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra đọc (như tiết trước): Số HS còn lại. - Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra. - Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại. - Yêu cầu HS đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc. - GV theo dõi và ghi điểm. - Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 3. Bài tập 2: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Nhắc học sinh nhớ viết hoa chữ cái đầu câu sau khi đã điền dấu chấmvào chỗ còn thiếu. - Cả lớp đọc thầm lại chuyện vui Người nhát nhất, làm bài cá nhân. GV theo dõi học sinh làm bài. - Gọi học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp và GV nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng. - Có đúng là người bà trong chuyện này nhát không? Câu chuyện đáng buồn cười ở chỗ nào? (Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường, sợ cháu đi không khéo sẽ bị tai nạn vì đường rất đông xe cộ. Cậu bé không hiểu lại tưởng bà nắm chặt tay mình vì bà rất nhát). - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò - Nhắc học sinh về nhà kể truyện vui trên cho người thân nghe. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra cuối học kì. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tiếng Việt Ôn tập tiết 8 I. Mục tiêu - Kiểm tra (đọc) theo yêu cầu cần đạt nêu ỏe tiêu chí ra đề kiểm tra môn TV Lóp 3, HKI của Bộ GD. - Đọc thầm bài Đường vào bản để trả lời câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV. III. Hoạt động dạy học 1. Đọc thầm bài Đường vào bản (trang 151) GV nhắc học sinh đọc kĩ văn bản. Dựa vào nội dung bài tập đọc, đánh dấu x vào ô trống trước những câu trả lời đúng: a.Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? Vùng núi Vùng biển Vùng đồng bằng b. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? Tả con suối Tả con đường Tả ngọn núi c. Vật gì nằm ngang đường vào bản? Một ngọn núi Một rừng vầu Một con suối d. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? Một hình ảnh Hai hình ảnh Ba hình ảnh e. Trong các câu dưới đây, câu nào khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN18-2010.doc