I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm BT 1, 2, 3, 4/a.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc so sánh số có 4 chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trung điểm của đoạn thẳng?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Nội dung
b.1: Hướng dẫn học sinh nhận ra dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10000.
* So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
GV viết lên bảng: 999...1000 và yêu cầu học sinh điền dấu thích hợp (, =) vào chỗ chấm và giải thích tại sao chọn dấu đó. HS chọn dấu < để có 999 < 1000 và giải thích.
- GV cho học sinh chọn các dấu hiệu, dấu hiệu nào dễ nhận biết, rồi hướng dẫn để học sinh biết dấu hiệu cuối cùng dễ nhận biết hơn cả.
(chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số đó: 999 có ba chữ số, 1000 có bốn chữ số, vậy 999< 1000)
- GV hướng dẫn học sinh so sánh 9999 và 10000 tương tự như trên.
b.2: So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- Ví dụ1: 9000 với 8999. Cho học sinh tự nêu cách so sánh (vì ở hàng nghìn 9 > 8 nên 9000 > 8999)
- Ví dụ 2: So sánh 6579 với 6580, cũng yêu cầu học sinh tự so sánh và nêu cách so sánh (Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo.
3. Thực hành
Bài 1: Điền dấu > ,< , =
HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
HS làm bài.
GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số: Lớp làm Phiếu học tập.
1942 > 998
1999 < 2000
6742 > 6722
900 + 9 < 9009
- Gọi 2- 3 HS đọc bài làm của mình.
Bài 2: So sánh hai số có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài, làm bài, nêu cách so sánh.
1 km > 985m 60phút = 1 giờ
600cm = 6m 50phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3.
- Học sinh làm bài cá nhân, lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò.
- Muốn so sánh các số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật
Thực hành vẽ trang trí: vẽ màu vào hình có sẵn
I. Mục tiêu:
- Thực hành vẽ tranh trang trí hình các hình có sẵn để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.
- Học sinh hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong các hình khác khác nhau.
- Học sinh biết cách trang trí một hình mình đã chuẩn bị.
- Biết vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị một số hình vuông, hình chữ nhật để vẽ màu.
- Một số bài vẽ trang trí để HS tham khảo.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh:
* Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ tranh.
- HS nêu lại cách vẽ trang trí:
+ Chọn vị trí để trang trí.
+ Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng (có thể vẽ hình mảng khác nhau).
+ Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với cách mảng.
+ Vẽ màu tự chọn.
- GV cho xem 1 số bài vẽ trang trí của lớp trước.
- GV nhận xét:
+ Hoạ tiết dùng để trang trí?
+ Vị trí, kích thước của hình vuông, họa tiết chính và họa tiết phụ?
+ Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau?
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ.
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích (nên có hình mảng to nhỏ khác nhau).
+ Vẽ hoạ tiết (tuỳ ý). Các hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+ Chọn màu trang trí theo ý thích. Không dùng quá nhiều màu.
* Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ.
- Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét:
- GV hỏi: Con thấy bài các bạn vẽ trang trí có đẹp không?
+ Màu màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào?
- GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất.
- Khen ngợi HS vẽ đẹp, đúng đề tài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
Chú ở bên bác hồ
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. (trả lời các CH trong SGK)
* GD kỹ nãng sống: Các KNS được GD: Thể hiện cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc 1 đoạn trong bài ở lại với chiến khu, GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Luyện đọc
b.1 GV đọc mẫu.
b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh)
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài (Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc)
b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
HS: Đọc thầm khổ thơ một và hai.
- Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
(Chú Nga đi bộ đội, sao lâu quá là lâu!, nhớ chú, Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu.)
- Một học sinh đọc khổ thơ ba.
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
(Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba thương chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hy sinh, không trở về được. Ba giải thích với bé Nga là: Chú ở bên Bác Hồ)
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- Học sinh trao đổi và nêu: Chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất chú được ở bên Bác.
3. Học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Lớp bình chọn bạn đọc đúng, hay .
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc lại bài.
Thứ tư ngày 5 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm BT 1, 2, 3, 4/a.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc so sánh số có 4 chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- BT yêu cầu gì? (Điền dấu >; <; =)
- Muốn điền dấu đúng ta làm ntn? (So sánh các số có 4 chữ số)
- Gọi 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- HS dưới lớp tự làm bài, chữa bài, giải thích vì sao lại chọn dấu đó.
- GV Nhận xét và chốt ý đúng.
7766 > 7676 1000g = 1kg
8453 > 8435 950g < 1kg
9102 < 9120 1 km < 1200 m
5005 > 4905 100 phút > 1 giờ 30 phút
Lưu ý: củng cố cho học sinh cách so sánh số có bốn chữ số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn: Đọc các số đã cho, tìm quy luật của dãy số, tìm số thích hợp để điền.
GV nhận xét và củng cố cách viết số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
Bài 3: Viết
a. Số bé nhất có 3 chữ số?
HS Nêu miệng (số 100)
GV viết lên bảng.
Tương tự GV cho học sinh làm miệng với các ý b, c, d.
GV cùng HS nhận xét và chữa bài và củng cố nội dung của bài.
Bài 4: HS Nêu yêu cầu của bài.
GV vẽ tia số như SGK lên bảng cho học sinh quan sát.
+ Muốn tìm trung điểm của mỗi đoạn thẳng ta làm như thế nào?
HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét và chốt các làm đúng.
+ Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300.
GV củng cố cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu cách so sánh số có 4 chữ số?
- Cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
+ Dặn dò: Ôn lại bài.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
Thực vật
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Biết cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả, của một số cây.
* KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học; Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
GV chia nhóm , phân khu vực quan sát của từng nhóm, hướng dẫn học sinh quan sát cây cối ở khu vực các em đã được phân công.
GV giao nhiệm vụ,gọi một số học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi loại cây.
+ Nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Hết thời gian quan sát theo nhóm, yêu cầu lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện của các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV giúp học sinh nhận ra sự đa dạng, phong phú của thực vật xung quanh và đi đến kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- GV giới thiệu một số loại cây ở hình trong SGK.
Bước 4:Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV kết luận (SGK)
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bước 1:Từng cá nhân lấy giấy và bút chì để vẽ một loại cây mà các em quan sát được.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình vào bảng trình bày của nhóm mình (theo tổ) sau đó các nhóm mang sản phẩm của nhóm mình lên trình bày.
- GV yêu cầu một số nhóm lên tự giới thiệu về bức tranh của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương những nhóm có sản phẩm đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Nắm được nghĩa một số từ về Tổ quốc để sắp xếp đúng các nhóm. (BT1)
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. (BT2)
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp kẻ sẵn 2 lần bảng phân loại nội dung bài tập 1.
- Ba tờ giấy A4 viết 3 câu in nghiêng bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nhân hóa là gì? Nêu VD về những con vật được nhân hóa trong bài "Anh Đom Đóm".
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.
a. Nhữnh từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc
đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
b. Những từ cùng nghĩa với từ bảo vệ
giữ gìn, gìn giữ
c.Những từ cùng nghĩa với từ xây dựng
dựng xây, kiến thiết
Bài 2: HS Nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc học sinh:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng , chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
+ Có thể kể về vị anh hùng mà các em được biết qua các bài tập đọc, sưu tầm ngoài nhà trường,...
HS thi kể, Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết nhiều về các vị anh hùng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài và đoạn văn.
GV Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài cá nhân.
HS viết những câu in nghiêng vào vở, đặt dấu phẩy vào chỗ còn thiếu.
HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng, cả lớp chữa bài vào vở.
- Bấy giờ , ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi .
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
Ôn chữ hoa N (Tiếp)
I. Mục tiêu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều... thương nhau cùng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết tên riêng.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Y/c cả lớp viết bảng con, 2 em viết trên bảng lớp các từ: Nhà Rồng, Nhớ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
HS tìm các chữ hoa có trong bài
GV: Viết mẫu và nhắc lại cách viết
HS: Luyện viết trên bảng con chữ N, v, t
* Luyện viết từ ứng dụng.
HS: Đọc từ ứng dụng
GV: Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964) là anh hùng liệt sĩ thời kì chống Mĩ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh đặt bom trên cầu công lí (Sài Gòn) mưu giết bộ trưởng quốc phòng Mĩ. Việc không thành, anh bị địch bắt, giặc tra tấn dã man, nhưng anh vẫn giữ vững khí tiết của người cách mạng. Trước khi bọn giặc bắn anh, anh còn hô to: Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh nuôn năm!
HS: Tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
HS: Đọc câu ứng dụng.
GV: Giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước phải biết gắn bó, yêu thương, đoàn kết với nhau.
* Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
GV: Nêu yêu cầu:
+ Viết chữ Ng một dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ V, T: 1 dòng.
+ Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi 2 dòng cỡ nhỏ.
- Nhaộc hoùc sinh veà tử theỏ ngoài vieỏt , caựch vieỏt caực con chửừ vaứ caõu ửựng duùng ủuựng maóu.
HS: Viết vào vở.
GV: Bao quát chung.
* Chấm và chữa bài.
- GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
ôn tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu
- Củng cố dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Củng cố về số lớn nhất, bé nhất; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
HS nhắc lại các cách so sánh:
* So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
* So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
Lưu ý HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu so sánh từ cặp chữ số đầu tiên bên trái, nếu chúng bằng nhau thì so sánh chữ số tiếp theo
3. Luyện tập thực hành:
HS làm trong Sách toán Bồi dưỡng.
Bài 1: Điền dấu > ,< , = vào chỗ chấm.
So sánh C và D: C = 28 x 5 x 30 D = 29 x 5
C .... D
HS nêu yêu cầu của bài, nêu các số đã cho.
HS làm bài.
HS chữa bài trên bảng.
GV cùng HS nhận xét, chữa bài và củng cố cách so sánh.
Bài 2: Không tính kết quả cụ thể, em cho biết hai tổng sau có bằng nhau không? Vì sao?
a, A = 123 + 456 + 78 + 90
B = 498 + 76 + 153 + 20
GV hướng dẫn HS nhận xét:
Hàng trăm của 2 tổng đều là: 1 và 4
Hàng chục của 2 tổng đều là: 2, 5, 7, 9.
Hàng đơn vị của 2 tổng đều là: 3, 6, 8, 0.
Vậy A = B
b, A = abc + mn + 352
B = 3bc + 5n + am2
c, A = a x (b + 1)
B = b x (a + 1)
d, A = 28 x 5 x 30
B = 29 x 5 x29
HS làm tương tự, GV chữa bài: Khi chữa bài cho HS nêu cách so sánh.
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
10m 3cm 10m 10m 3cm 103dm 10m 3cm 1003 cm
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, sau đó lên bảng chữa bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn bài hát: Em yêu trường em (lời 2)
(Nhạc và lời: Hoàng Vân)
I. Mục tiêu
- Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích những bài hát, đặc biệt là những bài hát ca ngợi về trường lớp, bạn bè.
- HS thuộc lời 2 của bài hát và biết hát theo giai điệu lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Dạy bài hát:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em (lời 2)
GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại lời 1 của bài hát.
+ Tên bài hát là gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
GV cho HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức hát theo: nhóm tổ, cá nhân
Tập một vài cách hát tập thể.
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa mỗi nửahát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa ôn bài hát gì, ai sáng tác?
(Em yêu trường em - Nhạc và lời: Hoàng Vân.)
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
Ôn: Từ ngữ về tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Hoạt dộng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài trong Sách Tiếng Việt nâng cao
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng:
* Những từ cùng nghĩa với từ Tổ Quốc là:
a, giang sơn
b, đất nước
c, nước, nước non
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
Một em đọc bài tập 2. Lớp đọc thầm.
- Cả lớp hoàn thành bài tập.
- Nối tiếp nhau kể về các vị anh hùng và công lao của từng vị đó chẳng hạn: Trưng Trắc, Lí Bí , Triệu quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn , Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, vv
GV nhắc học sinh:
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng (chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước ...)
+ Có thể kể về vị anh hùng mà các em được biết qua các bài tập đọc, sưu tầm ngoài nhà trường,...
HS thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có hiểu biết nhiều về các vị anh hùng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài và đọc đoạn văn.
GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài cá nhân.
+ HS viết đoạn văn vào vở, đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
HS đọc bài làm của mình.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng,cả lớp chữa bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
Thứ năm ngày 6 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
I. Mục tiêu
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải bài toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
- Làm BT 1, 2/b, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Phiếu HT- Bảng phụ.
HS : SGK.
III. Hoạt dộng dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn
* Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 3526 + 2759
GV nêu phép tính cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi học sinh nêu nhiệm vụ phải thực hiện.
GV cho HS nêu cách đặt tính và thực hiện.
GV gọi một học sinh lên bảng, các học sinh khác theo dõi, góp ý khi cần.
- Khi thực hiện phép tính trên bạn đã thực hiện như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
- Viết các số hạng sao cho các hàng thẳng cột với nhau.
3526
2759
+
6285
- Từ phải sang trái.
- HS nêu như SGK.
- GV: Vậy phép cộng 3526 + 2759 = 6285
- Một số học sinh nêu lại cách thực hiện như trong sách giáo khoa.
3. Thực hành
Bài 1: Tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
H: nêu yêu cầu của bài.
? Bài có mấy yêu cầu.
? Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì?
HS tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng.
HS nêu lại cách dặt tính và thực hiện.
Bài 3:
HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài.
+ Bài được giải bằng mấy phép tính, là phép tính gì?
Bài giải
Số cây cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900( cây)
Đáp số: 7900 cây
Bài 4: GV vẽ hình như SGK lên bảng, học sinh quan sát và nêu trung điểm của mỗi cạch.
- Tìm trung điểm của đoạn thẳng.
+ Trung điểm của cạnhAB là điểm M.
+ Trung điểm của cạnhBC là điểm N.
+ Trung điểm của cạnh CD là điểm P.
+ Trung điểm của cạnh DA là điểm Q.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà (Làm bài tập 1, 3 SGK)
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
Trên đường mòn hồ chí minh
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức vãn xuôi.
- Làm đúng BT2 ý a/b: phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu s/x. Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu dễ lẫn (x/s)
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên bảng con các từ: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn viết bài
GV đọc 1 lần cho học sinh nghe.
Một em đọc đoạn một bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Nội dung đoạn văn nói lên điều gì?
+ Đoạn văn nói lên “Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc”.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
- HS đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con các từ (trơn , thung lũng, lúp xúp )
* Học sinh viết bài:
GV Đọc cho học sinh viết bài.
GV Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
* Chấm và chữa bài: Chấm nhanh 5 – 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 ( chọn ý a )
- HS Đọc yêu cầu của bài. Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân.
- 1HS lên bảng điền nhanh âm đầu s/ x vào chỗ trống.
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
Lời giải: Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở bài tập 2.
- HS làm bài cá nhân.
- Học sinh đọc câu mình vừa làm.
- GV nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần.
- HS chép vào vở những câu hay.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
Báo cáo hoạt động
I. Mục tiêu
Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học (BT1); viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc lao động) theo mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu báo cáo trong vở bài tập của học sinh.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS kể lại câu chuyện "Chàng trai làng Phù ủng và TLCH.
- Yêu cầu 1HS đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội".
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội.
- GV Chia nhóm (Mỗi tổ là một nhóm) và giao nhiệm vụ.
+ Các em thảo luận trong nhóm về nội dung báo cáo.
+ sau khi học sinh thảo luận xong, yêu cầu các em làm việc cá nhân.
GV nhắc học sinh.
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo hai mục:
1. Học tập:
- Chuyên cần: Các bạn đi học đều, đúng giờ.
- ý thức học tập: Chăm chỉ học bài và làm bài, hăng hái trong học tập.
- Số điểm 9 – 10:
2. Lao động:
- Tham gia trực nhật lớp, chăm sóc bồn hoa, làm vệ sinh sân trường. Tổng số buổi là 5 buổi.
+ Trước khi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: Thưa các bạn!
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng và cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, tự tin.
- HS Làm việc cá nhân.
- GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung, bình chọn nhóm kể tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 20 DA DUA.doc