I. MỤC TIÊU
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác, trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm.
II. ĐỒ DÙNG: Sử dụng hình SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên bằng quan sát từ thực tế. Ghi tựa.
* Trước khi đi tham quan GV nhắc HS:
+ Không bẻ cành hái hoa làm hại cây.
+ Không trêu chọc, làm hại các con vật.
+ Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch.
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
(Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột)
- GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các HS.
- YC các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1; YC các HS ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận số 2.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khi biết số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3 trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn hình vuông và sách BT.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lại qui tắc tính diện tích và chu vi hình chữ nhật?
- Nhận xét-ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Xây dựng qui tắc tính diện tích hình vuông
GV dựa vào SGK để hướng dẫn HS.
HS tính số ô vuông trong hình: 3 x 3 = 9 ( ô vuông)
Biết 1 ô vuông có diện tích một cm2
Diện tích hình chữ nhật là: 3 x 3 = 9 cm2
quy tắc: SGK. Cho HS nhắc lại.
2. Luyện tập
Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài.
HS tính chu vi và diện tích hình vuông có số đo cho trước.
GV hướng dẫn mẫu 1 ví dụ.
HS làm tiếp. GV chữa bài.
Bài 2. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
- Bài tậ YC chúng ta làm gì?
- Số đo cạnh tờ giấy đang tính theo đơn vị nào?
-Vậy muốn tính diện tích của tờ giấy hình vuông theo xăng-ti-mét vuông trước hết chúng ta phải làm gì?
Đổi: 80mm = 8cm
Diện tích của tờ giấy hình vuông là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Đáp số: 64 cm
Bài 3: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài.
GV lưu ý HS muốn tính diện tích hình vuông phải biết số đo cạnh hình vuông.
Cạnh hình vuông là:
20 : 4 = 5 ( cm)
Diện tích HCN là:
20 x 9 = 180 ( cm2 )
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật
Vẽ tranh tĩnh vật
I. Mục tiêu
- Thực hành, củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.
- HS hiểu biết thêm về tranh tĩnh vật, vẽ được tranh tĩnh vật và tô màu theo ý thích.
- HS biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ cho phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Một vài loại quả sẵn có ở địa phương.
- Một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.
HS : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ tranh:
* Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ theo mẫu. (Cách vẽ tranh tĩnh vật)
- GV hướng dẫn đặt mẫu, quan sát mẫu.
- Vẽ phác hình lọ hoa, quả.
- Sửa hình cho giống mẫu.
- Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS xem một số tranh vẽ lọ hoa, quả.
- Cho HS quan sát một số loại quả, HS nêu:
+ Tên các loại quả?
+ Đặc điểm hình dáng các loại quả.
- Cho học sinh quan sát các lọ hoa đã chuẩn bị để học sinh nhận biết:
+ Hình dáng lọ hoa phong phú về độ cao thấp và đặc điểm các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy).
+ Trang trí (hoạ tiết, màu sắc) khác nhau.
+ Chất liệu khác nhau (gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài...)
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ:
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- Nhắc HS quan sát kĩ mẫu sau đó đo tỉ lệ, vẽ khung hình vào giấy cho cân đối.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ Có thể vẽ thêm hoa cắm trong lọ cho sinh động.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện tranh đã vẽ.
* Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ.
- Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét:
- GV hỏi: Con thấy tranh các bạn vẽ đã đúng mẫu chưa?
+ Màu màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào?
- GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất.
- Khen ngợi HS vẽ đẹp, đúng mẫu.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu.
- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.
* GDKNS: Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng
Sử dụng tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A. KT bài cũ:
HS đọc và TLCH bài Buổi học thể dục.
GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng câu, phát hiện từ khó để luyện đọc.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn văn, HS giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm, kiểm tra 5 - 6 em ở từng nhóm đọc to.
- Cả lớp đọc to toàn bài.
3. Tìm hiểu bài.
* HS đọc thầm cả bài.
+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
(Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì có sức khoẻ cũng mới làm thành công.)
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
(Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.)
+ Em hiểu ra điều gì sau khi đọc lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ? (đều có ý thưc luyện tập thể dục để nâng cao sức khoẻ.)
+ Em sẽ làm gì sau khi đọc lời kêu gọi của Bác Hồ? (Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao)
4. Luyện đọc
- GV đọc lại toàn bài. HD đọc lần hai.
- 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
- HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó.
- Gọi 3 đến 4 HS thi đọc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố dặn dò
Hỏi: Bài văn nói về điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau.
- Soạn các bài tập có liên quan đến bài viết.
Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- HS biết tính diện tích hình vuông.
- Thực hiện được các bài tập 1, 2, 3a. HSK- G làm thêm bài 3b.
- HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng
Sử dụng vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài 3.
- HS nêu cách tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
- Nhận xét-ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi: Bài cho trước kích thước của hình chữ nhật như thế nào?
- BT Y/C chúng ta làm gì?
- Tính diện tích hình vuông có cạnh là: 7cm, 5cm.
-2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
a. Diện tích hình vuông là: 7 x 7 = 49 (cm2)
b. Diện tích hình vuông là: 5 x 5 = 25 (cm2)
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+ Thực hiện tính diện tích mỗi hình vuông.
Mời một em lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
Diện tích một viên gạch là:
10 x 10 = 100 ( cm2)
Diện tích 9 viên gạch :
100 x 9 = 900 ( cm2)
Đ/S : 900 cm2
Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn giải , GV chữa bài:
Diện tích hình chữ nhật là:
5 x 3 = 15 ( cm2)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 5 + 3 ) x 2 = 16 ( cm )
Chu vi hình vuông:
4 x 4 = 16 ( cm )
Diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16( cm2)
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
Thực hành: đi thăm thiên nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; Kĩ năng hợp tác, trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm.
II. Đồ dùng: Sử dụng hình SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên bằng quan sát từ thực tế. Ghi tựa.
* Trước khi đi tham quan GV nhắc HS:
+ Không bẻ cành hái hoa làm hại cây.
+ Không trêu chọc, làm hại các con vật.
+ Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch.
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
(Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột)
- GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các HS.
- YC các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1; YC các HS ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận số 2.
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát.
* Bạn biết gì về động vật, thực vật?
* Nêu những đặc điểm chung của thực vật, động vật?
* So sánh thú rừng và thú nhà.
* Nêu các bộ phận của cây cối.
Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm)
-HS thực hành ghi, vẽ hình.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi:
Dựa vào hình vẽ giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi:
- HS tự nêu:
* Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên?
(Quan sát con vật, cây cối thật hoặc quan sát tranh, quan sát thiên nhiên. ...)
* GV công nhận tất cả nhưng phương án trên và chọn phương án quan sát.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- Cho HS thực hành theo nhóm.
- Nhắc HS ghi kết quả vào bảng nhóm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
HS báo cáo kết quả đã quan sát. (Đại diện các nhóm báo cáo kết quả)
Nêu những đặc điểm chung của thực vật?
Đặc điểm chung của động vật?
- GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.
-Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi là sinh vật.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo dục tư tưởng cho HS: thiên nhiên là môi trường rất tốt, rất đa dạng và phong phú chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học.Về nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
từ ngữ về thể thao - dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Kể được tên một số môn thể thao (BT1).
- Nêu được một số từ ngữ thuộc chủ điểm thể thao (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hai em lên bảng làm bài tập 3 tuần 28 (tr 85).
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi nhóm đôi.
HS thi tiếp sức.3 nhóm HS lên bảng thi làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
Bóng: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã,
Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe,
Nhảy: nhảy xa, nhảy ngựa, nhảy cầu, và truyện vui Cao cờ.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc lại YC: BT cho trước một câu chuyện vui Cao cờ. Nhiêm vụ của các em là phải tìm trong câu chuyện vui đó những từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- YC HS đọc lại truyện vui.
- YC HS làm bài.
- YC HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các từ nói về kết quả thi đấu thể thao: được , thua, hoà, không thắng.
GV: Anh chàng chơi cờ có cao cờ không?
Anh có thắng ván nào không?
Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
+ Anh chàng đánh cờ 3 ván đều thua cả ba nhưng khi được hỏi lại dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc lại YC: BT3 cho 3 câu a, b, c nhưng chưa có dấu phẩy. Nhiệm vụ của các em là đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong từng câu.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS làm bài trên 3 bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn nội dung của 3 câu.
- HS làm bài. Chữa bài:
a/ Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt......
b/Muốn cơ thể khoẻ mạnh.....
c/Để trở thành con ngoan, trò giỏi,
đ/ Nhờ ham học.....
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
ôn chữ hoa T
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Tr); viết đúng tên riêng Trường Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng (1 dòng bằng cỡ nhỏ):
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.
II. Đồ dùng
Mẫu chữ hoa và từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng con chữ T và từ Thăng Long.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. GV hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: Tr, S, T.
- Cho HS quan sát chữ mẫu T, Tr, S
- HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS cách viết T, Tr, S. HS tập viết bảng chữ Tr.
b. Luyện viết từ ứng dụng
HS đọc từ ứng dụng: Trường Sơn.
- Em biết gì về Trường Sơn?
- Giải thích: Trường Sơn là tên một dãy núi dài gần 1000km kéo dài suốt miền Trung nước ta. Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn là con đường rất quan trọng, đưa bộ đội ta vào chiến trường miền Nam đánh Mĩ. Nay theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta đang làm con đướng quốc lộ 1B nối các miền của Tổ quốc với nhau.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào?
-Viết mẫu.
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
- HS tập viết Trường Sơn.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.
GV: Câu thơ trên thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi. Bác xem trẻ em như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.
*GDBVMT: Cách so sánh trẻ em với búp trên cành cho thấy điều gì ở trẻ em?
- HS tập viết: Trẻ, Biết.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu: Chữ Tr: 1 dòng, Chữ S: 1 dòng.
- HS tập viết vào vở tập viết.
4. Chấm, chữa bài, nhận xét.
GV chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa chung.
5. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
Ôn về giải toán
I. Mục tiêu
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
- HS làm được một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập
Bài 1: Trong đợt sơ kết học kỳ I vừa qua, chất lượng lớp 3B chia làm 3 loại: Giỏi, Khá, Trung bình. Biết 1/2 số học sinh giỏi bằng 1/3 số học sinh khá. Số học sinh trung bình bằng một nữa số học sinh giỏi. Tính số học sinh mỗi loại. Biết tổng số học sinh của lớp 3A là 30 em?
- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt bài toán.
- GV cho HS thực hiện giải bài toán.
Bài giải
HS vẽ sơ đồ :
Giỏi : 30 em
Khá :
TB :
- HS giải :
- Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 + 1 = 6 (phần)
- Tìm số HS trung bình : 30 : 6 = 5 (HS)
- Tìm số HS giỏi : 5 x 2 = 10 (HS)
- Tìm số HS khá : 5 x 3 = 15 (HS)
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán tổng tỉ.
Bài 2:
Trong đợt sơ kết học kỳ I vừa qua, chất lượng lớp 3A chia làm 3 loại: Giỏi, Khá, Trung bình. Biết 1/2 số học sinh giỏi bằng 1/3 số học sinh khá. Số học sinh trung bình gấp đôi số học sinh giỏi. Tính số học sinh mỗi loại. Biết tổng số học sinh của lớp 3A là 27 em?
- HS đọc đề bài. HD HS giải tương tự bài trên.
- HS tóm tắt bài toán.
- GV cho HS thực hiện giải bài toán.
Bài giải
HS vẽ sơ đồ :
Giỏi : 27 em
Khá :
TB :
- HS giải :
- Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 + 4 = 9 (phần)
- Tìm số HS mỗi phần : 27 : 9 = 3 (HS)
- Tìm số HS giỏi : 3 x 2 = 6 (HS)
- Tìm số HS khá : 3 x 3 = 9 (HS)
- Tìm số HS trung bình : 3 x 4 = 12 (HS)
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán tổng tỉ.
Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng bằng 120m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét ?
Gọi học sinh đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
(chiều rộng 120m; chiều dài gấp 3 lần chiều rộng)
+ Bài toán hỏi gì? (Chu vi thửa ruộng?)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn bài hát: em yêu trường em
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích văn nghệ.
- Biết hát kết hợp vận động một số động tác phụ họa và trình diễn trước lớp.
- Giáo dục HS yêu quý trường lớp, bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện hát
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em.
GV bắt nhịp cho HS cả lớp hát toàn bài 2 lần kết hợp vỗ tay.
Sau đó chia nhóm cho HS ôn lại bài hát. GV sửa sai cho HS những chỗ hát chưa đúng, hướng dẫn các em phát âm rõ lời và biết lấy hơi đúng chỗ.
Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. HS hát tập thể:
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài rồi ngược lại.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm hoặc cá nhân)
- GV nhận xét, biểu dương HS.
* Hoạt động 3: HS trình diễn trước lớp.
- GV gọi một số HS lên hát bà biểu diễn.
- Cả lớp theo dõi chung.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cả lớp hát đồng thanh 2 lần bài hát, kết hợp vỗ tay.
Hỏi: Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn tập: Nhân hóa, mẫu câu Ai - làm gì?
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố biện pháp nhân hóa, mẫu câu Ai – làm gì?
- HS làm một số bài nâng cao trong luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách bài tập nâng cao từ và câu; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh nhân hóa.
a. Chiếc bút mực của em màu đỏ thắm.
(Cô bút mực khoác trên mình chiếc áo màu đỏ thắm.)
b. Con mèo có bộ lông màu vàng rất đẹp.
c. Cây bàng trồng ngay giữa sân trường.
HS làm bài cá nhân.
3 HS lên bảng làm . Từng em đọc kết quả. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng chính tả.
Ngoài xa dòng sông lào xào sóng vỗ gió chạy loạt soạt trong cỏ trăng đã lên cao đêm đã về khuya
(Ngoài xa, dòng sông lào xào sóng vỗ. Gió chạy loạt soạt trong cỏ. Trăng đã lên cao. Đêm đã về khuya.)
Bài 3: HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT, HS tự làm bài rồi chữa.
Gạch dưới các câu theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm trồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt.Hoa cau thoảng qua.
Bài 4: Gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau:
Biển khi nổi sóng trông lại càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào mũi thùm thụp, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.
- HS tự làm bài rồi chữa.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu
- HS biết cộng các số trong phạm vi 100 000.
- Biết thực hiện cộng các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: GV vẽ sẵn lên bảng hình bài 3, 4.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm lại BT 2, 3 tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. GV giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. GV hướng dẫn bài mới
* Thực hiện phép cộng 45 732 + 36 194= ?
- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100 000.
- Một HS thực hiện : 45732
+36195
81927
+ Đặt tính sao cho các chữ số thuộc từng hàng thẳng cột rồi viết dấu cộng kẻ vạch ngang và cộng từ trái sang phải.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Nhắc lại quy tắc:
+ Đặt tính: HS nêu cách đặt tính.
- Ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau.
- Viết dấu cộng.
- Kẻ vạch ngang.
+ Cách tính: Từ phải sang trái. HS thực hiện tính.
* GV kết luận: như SGK.
3. Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS làm bài.
- HS nêu cách tính, GV chữa bài.
64827 86149 37092
+21957 +12735 + 35864
86784 98884 72956
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở.
- Mời hai HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét đánh giá.
a, 18257 52819
+ 64439 + 6546
82696 59365
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- GV hướng dẫn cách giải.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 1HS lên bảng chữa bài.
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
9 x 6 =54 (cm2)
Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán
GV nêu yêu cầu, Hướng dẫn giải, HS làm rồi chữa.
Độ dài đoạn đường AC là:
2350 - 350 = 2000 (m)
2000m = 2km
Độ dài đoạn đường AD :
2 + 3 = 5 (km)
Đ/S : 5 km
4. Củng cố, dăn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a, phân biệt x/s.
II. Đồ dùng: Chép lên bảng bài tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: nhảy xa, nhảy sào, sới vật.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS nhớ viết
a. Chuẩn bị:
GV đọc 1 lần đoạn cần viết.
HS cả lớp theo dõi. Cho HS đọc lại bài.
Cho HS nắm nội dung đoạn viết.
+ Vì sao mỗi người dân đều phải tập luyện thể dục?
-Vì tập thể dục để có sức khoẻ, giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì có sức khoẻ cũng mới làm thành công.
+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, riêng.
- HS tập viết chữ khó: giữ gìn, sức khoẻ, khí huyết,
b. HS viết bài
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS soát lại bài.
c. GV chấm cho HS chữa bài.
- GV thu vở, chấm khoảng 5 – 7 bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: Lựa chọn
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng.
- Mời 3HS lên bảng thi làm bài.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét chốt ý chính.
GV chữa bài:
Bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, ra sao,
Lớp mình, điền kinh, tin, học sinh.
- Mời một đến em đọc lại đoạn văn.
Truyện vui giảm 20 cân gây cười ở chỗ nào?
- Người béo muốn gầy đi, nên sáng nào cũng cưỡi ngựa đi chung quanh thị xã. Kết quả là con ngựa sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta, còn anh ta chẳng sút đi chút nào..
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể lại chuyện vui ở bài 2.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài TLV miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao.
- Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
-Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
GV chép sẵn lên bảng câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
GV nêu: ở tiết TLV tuần 28, các em đã được làm bài miệng: Kể lại một trận thi đấu thể thao. Trong tiết TLV hôm nay, các em có nhiệm vụ là: dựa vào bài miệng ở tuần 28 để viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu. Ghi tựa.
2. Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Hướng dẫn HS kể miệng.
HS đọc yêu cầu và gợi ý.
+ Em chọn kể về trận thi đấu thể thao nào?
GV gợi ý: Có thể kể về ngày thi đấu bóng đá, cầu lông, bóng chuyền
- HS giỏi kể mẫu.
- GV: Nhắc lại YC: Trước khi viết, các em phải xem lại các câu hỏi gợi ý ở BT1 (trang 88). Đó là điểm tựa để các em dựa vào mà trình bày bài viết c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN29 L3.doc