Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU Giúp HS :

- Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.

- Biết quan hệ giữa đề-ca-mét và héc-tô-mét.

- Biết đổi từ đề-ca-mét và héc-tô-mét ra mét.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước đo, sách bài tập Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà.

 B. Bài mới

 1. Giới thiệu bài.

 GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

 - GV giúp HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học.

 Mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét và ki-lô-mét.

 - Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-ca-mét và héc-tô-mét.

 * Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Đề-ca-mét viết tắt là dam.

 - Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m.

 * Héc-tô-mét cũng là một đơn vị đo độ dài. Héc-tô-mét viết tắt là hm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu (con rùa) trái bưởi Bài 3: HS đọc to đề bài và yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. HS làm việc độc lập và đọc nhanh kết quả, GV và HS chữa bài. Từ cần điền: một cánh diều; tiếng sáo; những hạt ngọc. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học khuyến khích HS học thuộc câu văn có hình ảnh so sánh. - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập tiết 2 I. Mục tiêu Đọc thêm bài ngày khai trường và kiểm tra tập đọc. - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu Ai là gì? (BT2) Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TV, thăm ghi tên một số bài đã học. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Đọc thêm bài Ngày khai trường và kiểm tra tập đọc. 1/4 Số học sinh cả lớp đọc bài theo hình thức bốc thăm: Đọc một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu của GV. Trả lời câu hỏi có nội dung trong đoạn vừa đọc. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài tập Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. GV hướng dẫn học sinh nhận xét các câu văn đợc cấu tạo như thế nào? Trong 8 tuần vừa qua các em đã học những mẫu câu nào? ( Ai là gì? Ai làm gì?) GV yêu cầu HS làm nháp (nhẩm). HS tiếp nối nhau nêu các câu hỏi đã đặt ra. GV nhận xét viết nhanh .2 HS đọc lại câu hỏi đúng. + Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường? + Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS nêu tên các truyện đã học và được nghe trong giờ tập làm văn. - GV treo bảng viết tên những truyện đã học (8 bài). - Truyện trong giờ tập làm văn : Dại gì mà đổi; Không nỡ nhìn. - HS suy nghĩ nội dung kể 1 đoạn hay cả câu chuyện, kể theo 1 nhân vật hay cùng với các bạn theo hình thức phân vai. Cả lớp thi kể và cùng GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. Kể đúng diễn biến, kể tự nhiên, thay đổi giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung. HS nhận xét. Cả lớp viết bài vào vở. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Mĩ thuật (GV Mĩ thuật dạy) Tiết 4: Toán Góc vuông, góc không vuông I. Mục tiêu Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ được góc vuông (theo mẫu). II. Đồ dùng dạy học: Ê-ke, thước kẻ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài: Tìm X: a. 54 : X = 6 b. X x 3 = 36 - Lớp làm ra giấy nháp. - GV chữa bài, cho HS nêu lại cách làm. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới. 1. Giới thiệu về góc (làm quen với biểu tượng về góc). GV cho HS xem về hình ảnh 2 kim đồng hồ để tạo thành 1góc. Vẽ 2 kim gần giống 2 tia như SGK lên bảng. GV mô tả HS quan sát: Để có biểu tượng về góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm. 2. Giới thiệu về góc vuông và góc không vuông: GV vẽ góc vuông và giới thiệu: đây là góc vuông, giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông. Ta có góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. GV vẽ góc đỉnh P, cạnh PM, PN. GV vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED Đối với HS , GV cho biết đây là các góc không vuông, đọc tên đỉnh, cạnh của mỗi góc, góc đỉnh P cạnh PM, PN; góc đỉnh E, cạnh EC, ED. * GV chốt cách đọc góc: Khi đọc góc ta đọc đỉnh trước rồi đọc cạnh. 3. Giới thiệu Ê- ke. HS quan sát Ê-ke. - GV giới thiệu Ê-ke, cách dùng để nhận biết (KT) góc vuông và góc không vuông: Ê-ke cos1 góc vông và 2 cạnh góc vuông. 4. Thực hành Bài 1: - Nêu tác dụng của ê-ke dùng để kiểm tra, vẽ góc vuông. GV hướng dẫn HS thực hành đo và vẽ góc vuông. Bài 2: GV vẽ hình vuông như SGK, HS nhận xét góc vuông và góc không vuông. GV giúp đỡ HS yếu kém đo các góc. Bài 3: HS đọc đầu bài. + Bài yêu cầu gì? HS thực hành đo các góc. - HS trả lời trước lớp, GV chốt ý đúng: Các góc vuông đỉnh M, Q; các góc không vuông đỉnh N, P. Bài 4: HS đọc đầu bài, xác định yêu cầu của bài. - Dùng ê-ke đo các góc rồi khoanh vào ý đúng. - HS khoanh vào ý D là câu trả lời đúng. 5. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Giáo án buổi chiều: Tiết 1: Toán Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke I. Mục tiêu HS biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Ê-ke, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu 1 số VD trong thực tế là góc vuông: góc lớp, góc bàn học, .... GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập thực hành Bài 1: GV hướng dẫn cách vẽ góc vuông đỉnh O. - HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B. - VD: Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm O và 1 cạnh trùng với cạnh cho trước (ON) Bài 2: HS quan sát tưởng tượng. - Có thể dùng ê ke để kiểm tra góc rồi đếm số góc vuông trong mỗi hình. - Hình bên trái có 4 góc vuông, hình bên phải có 2 góc vuông. GV có thể hỏi thêm hình bên phải có mấy góc không vuông? Bài 3: HS quan sát và tưởng tượng rồi chỉ ra 2 miếng bìa có đánh số 1 và 4 hoặc 2 và 3, có thể ghép lại được góc vuông như hình A hoặc B. GV cho HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn (theo hình SGK hoặc hình khác ) để được góc vuông. Lu ý: Hình ảnh góc vuông ở bài này là gồm đỉnh và hai cạnh của góc. Bài 4: HS Thực hành - Lấy giấy và tập gấp thành 1 góc vuông (có thể sử dụng thay ê ke nếu quên) 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tự nhiên & xã hội ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về con người và sức khoẻ. - HS biết nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TN&XH. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn trò chơi. * Mục tiêu: Giúp Hs củng cố và hệ thống lại các kiến thức về: Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan đã được học. Nên làm và không nên làm gì để giữ gìn và bảo vệ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Chơi trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? Chơi theo đội. Bước 1: Tổ chức: GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp với hoạt động trò chơi. Cử 3 đến 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của đội bạn. Bước 2: GV phổ biến luật chơi và cách chơi: HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lòi sẽ lắc chuông. Đội nào lắc chuông trước sẽ được trả lời trước. Tiếp theo các đội khác sẽ lần lợt trả lời theo thứ tự lắc chuông. Bước 3: Chuẩn bị: Cho các đội hội ý trước khi chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước. GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn thống nhất cách đánh giá ghi chép, ... Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Trả lời sai không trừ điểm. Bước 4: Tiến hành: HS lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. VD: + Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? (Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.) + Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? (Tim, các mạch máu) + Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? (Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.) Lưu ý khống chế thời gian cho mỗi câu trả lời. Bước 5: Đánh giá tổng kết: Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội. 3. Củng cố, dặn dò GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập tiết 3 + 4 A. ôn tập tiết 3: I. Mục tiêu - Đọc thêm bài Lừa và ngựa và tiếp tục KT đọc. (như tiết 1) - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai - là gì? (BT2) - Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi xã theo mẫu (BT3). II. Đồ dùng: Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Đọc thêm bài Lừa và ngựa. -Trả lời các câu hỏi SGK. - GV yêu câu từng HS đọc sau đó trả lời các câu hỏi trong bài. 3. Kiểm tra đọc: 1/4 Số học sinh còn lại đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút.Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 4. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: GV nêu yêu cầu HS nhắc một số mẫu câu Ai là gì? HS làm việc cá nhân, mỗi em suy nghĩ một câu văn. HS lên bảng làm và đọc kết quả. Cả lớp làm trong vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. Bài 3: (Hướng dẫn làm ở nhà.) - HS đọc yêu cầu bài và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm. GV: Bài này giúp các em thực hành viết 1 lá đơn đúng thủ tục. GV giải thích thêm: Nội dung phần kính gửi chỉ cần điền tên xã- huyện. - HS về nhà viết đơn giờ sau GV thu chấm bài: Điền vào nội dung mẫu đơn. Có thể cho HS tự viết theo mẫu bắt đầu từ: "Đơn xin tham gia ... câu lạc bộ" Không viết phần quốc hiệu, ngày tháng năm. GV nhắc về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn ôn tập tiếp tiết 4. B. ôn tập tiết 4: I. Mục tiêu Đọc thêm bài Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng và tiếp tục KT các bài thơ, văn từ tuần 1 đến tuần 8). Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai-làm gì? (BT2) Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT3); tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. II. Đồ dùng: SGK + Sách bài tập TV III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Đọc thêm bài Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng - Trả lời các câu hỏi SGK. GV yêu cầu từng HS đọc sau đó trả lời các câu hỏi trong bài. GV nhận xét bổ sung. 3. Kiểm tra đọc 1/4 Số học sinh còn lại của lớp đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. + Bài yêu cầu gì? (Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm) + Bộ phận nào trong câu được in đậm? (Chơi cầu long, đánh cờ, học hát và múa) + Vậy ta phải đặt câu hỏi nào cho bộ phận này? (làm gì?) HS trao đổi nhóm rồi làm. Sau đó trình bày trước lớp. GV nhận xét chốt lời giải đúng: a, ở câu lạc bộ, chúng em làm gì? b, Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ? Bài 3: Hướng dẫn nghe- viết bài Gió heo may. - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. + Gió heo may là gió như thế nào? (gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu) + Gió heo may báo hiệu mùa nào? (Mùa thu) + Cái nắng của mùa hè đi đâu? (Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mí,) Nhận xét chính tả: + Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? (chữ cái đầu câu) - Học sinh viết tiếng khó ra bảng con. Sau đó GV đọc cho HS viết bài. - Học sinh nghe, viết vào vở. GV đọc lại cho học sinh soát lỗi chính tả. - Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu học sinh nhớ mẫu câu Ai - làm gì? Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013 Giáo án buổi chiều: Tiết 1: Toán đề-ca-mét. héc-tô-mét I. Mục tiêu Giúp HS : Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét. Biết quan hệ giữa đề-ca-mét và héc-tô-mét. Biết đổi từ đề-ca-mét và héc-tô-mét ra mét. II. Đồ dùng dạy học: Thước đo, sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV giúp HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học. Mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét và ki-lô-mét. - Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề-ca-mét và héc-tô-mét. * Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Đề-ca-mét viết tắt là dam. - Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m. * Héc-tô-mét cũng là một đơn vị đo độ dài. Héc-tô-mét viết tắt là hm. - Độ dài của 1 hm bằng độ dài của 10dam. + Vậy 1 héc-tô-mét bàng bao nhiêu của mét? 1hm = 100dam - Cho HS nối tiếp nhau nhắc lại. 3. Thực hành Bài tập 1: HS nêu yêu cầu. Hướng dẫn mẫu làm bài và chữa bài. GV viết bảng 1hm = ... m và hỏi 1 héc-tô-mét bằng bao nhiêu mét? (1hm = 100m. Vậy điền số 100 vào chỗ chấm). Yêu cầu HS tự làm tiếp. 2 em lên bảng làm bài, GV chữa chung. Bài tập 2 : Hướng dẫn mẫu: GV ghi bảng 4 dam = ... m. Yêu cầu HS suy nghĩ tìm số thích hợp rồi điền vào chỗ chấm và giải thích tại sao điền số đó? Hướng dẫn : + 1 dam bằng bao nhiêu mét? (10m) + 4dam gấp mấy lần so với 1dam? (gấp 4 lần 1dam) + Vậy 4 dam dài bằng bao nhiêu mét là lấy 10m x 4 = 40 m) Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài gọi 2 HS viết cột thứ nhất. GV viết bảng 8hm = ... m. Hỏi tương tự ta điền 800m vào chỗ chấm. HS làm tiếp các phần còn lại. sau đó chữa bài. Bài tập 3 : Cho HS đọc thầm mẫu rồi làm bài. GV chữa bài, củng cố cả cách nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số nhưng nhớ viết cả đơn vị đo. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập tiết 5 I. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL. Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai - làm gì? (BT3) II. Đồ dùng: SGK + Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc. 1/4 Số học sinh còn lại của lớp đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp, làm vào vở BT. 4 HS lên bảng làm, đọc kết quả và giải thích. Chốt lời giải đúng. + Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy. + Chọn từ tinh xảo, vì tinh xảo là “khéo léo”, còn tinh khôn là khôn ngoan . HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào vở. Bài 3: GV nêu yêu cầu, ghi bảng. + Bài yêu cầu gì? (Đặt 3 câu theo mẫu Ai- làm gì?) - HS nhắc một số mẫu câu Ai- làm gì? HS làm vào vở bài tập, mỗi em suy nghĩ đặt 3 câu văn. GV phát 3 tờ giấy khổ A4 cho 3 HS làm. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. 3HS dán lên bảng bài làm của mình và đọc kết quả. Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu học sinh nhớ mẫu câu Ai - làm gì? Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: Toán Bảng đơn vị đo độ dài I. Mục tiêu Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo đô dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ thông dụng (km và m; m và mm). Biết làm phép tính với các số đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài. Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học. GV Trong các đơn vị độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản. GV viết vào bảng đơn vị đo độ dài. Lớn hơn mét có những đơn vị nào? Ta viết các đơn vị này ở bên trái của cột mét. Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần? (dam). Vậy viết vào ngay cột bên trái của cột mét và viết 1dam = 10 m. Đơn vị nào gấp mét 100 lần? (hm) Viết kí hiệu hm vào bảng. Tiến hành tương tự với các đơn vị còn lại. Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại. 3. Thực hành Bài 1: HS đọc đề bài. - GV ghi bảng theo cột, HS lên bảng làm. - HS cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài (đổi chéo cho bạn). - GV nhận xét chung. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS làm tương tự như bài 1 rồi chữa chung. Bài 3: HS đọc bài toán. Xác định đề bài. - Cho HS trao đổi cách làm bài và giải thích cách làm như sau: + Viết bảng 32dam x 3 = .... và hỏi: Muốn tính 32 dam x 3 ta làm nh thế nào? (32 x 3 = 96, viết 96 và viết kí hiệu dam) + Hướng dẫn tương tự với phép tính 96 cm : 3 = 32cm 4. Củng cố, dặn dò GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 2: Tự nhiên và xã hội ôn tập và kiểm tra: con người và sức khoẻ (tiếp) I. Mục tiêu - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh và sách bài tập TN&XH. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Để bảo vệ hệ thần kinh nên và không nên làm những việc gì? - Kể tên những đồ ăn thức uống có hại cho hệ thần kinh? - HS trả lời, GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Hoạt động 1: Vẽ tranh * Mục tiêu : HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý. * Cách tiến hành : Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. Ví dụ: + Nhóm 1: Chọn đề tài vận động không hút thuốc lá. + Nhóm 2: Chọn đề tài vận động không sử dụng ma tuý. + Nhóm 3: Chọn đề tài vận động không uống rượu. * Bước 2: Thực hành: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để da ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm phần nào. GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo mọi HS đều tham gia. * Bước 3: Trình bày và đánh giá: Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể bình luận, góp ý. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế trong gia đình mình và tại thôn xóm và địa phương em nơi em đang ở. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập tiết 6 I. Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL. - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3) II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc GV gọi từng HS lên bốc thăm sau đó chuẩn bị 2 phút và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2:HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. GV chỉ bảng lớp đã chép đoạn văn: bài tập này cho 5 từ các em chọn từ điền sao cho khớp vào 5 chỗ trống. GV cho HS xem tranh một số bông hoa: HS đọc thầm đoạn văn, làm vào vở BT. 4 HS lên bảng làm, đọc kết quả và giải thích. HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào vở. Lời giải : Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc thắm. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hồng nhung đỏ thắm bên cạnh cô em vi-ô- lét tím nhạt mảnh mai. Tất cả tạo nên một vườn xuân rực rỡ. Bài 3: HS đọc yêu cầu HS làm bài cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. 3HS lên bảng bài làm của mình và đọc kết quả. Chốt lời giải đúng: + Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới. + Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn. + Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đó sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập Tiết 7 I. Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và học thuộc lòng. - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. - Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc (số HS còn lại trong lớp) GV gọi từng HS lên bốc thăm sau đó chuẩn bị 2 phút và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Giải ô chữ: HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ và chữ mẫu. GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, hướng dẫn làm bài. + Bước 1: Dựa theo lời gợi ý (dòng 1), phán đoán từ ngữ đó là gì? Chữ đó phải bắt đầu bằng chữ T. + Bước 2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang có đánh số thứ tự , mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. + Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang, đọc từ mới xuất ở dãy ô chữ in màu. GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu. HS làm bài theo nhóm đại diện nhóm đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc là các nhóm giải đúng, nhanh. HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào vở. Lời giải: Từ mới ở ô chữ in màu: trung thu 4. Củng cố, dặn dò GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu Bước đầu biết đọc, viết số đo có độ dài có hai tên đơn vị. Biết cách đổi số đo có độ dài 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia). II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán + bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập về nhà. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Bài luyện tập: Bài tập 1: Giới thiệu về sốđo có hai đơn vị đo. GV vẽ Đoạn thẳng AB như SGK và yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm viết tắt như sau: 1m 9cm và đọc là 1mét 9 xăng-ti-mét. Viết bảng 3m 2dm = ... dm và yêu cầu HS đọc. Muốn đổi 3m 2dm thành dm ta thực hiện nh thế nào? Vậy muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị ta đổi từng thành phần, sau đó cộng lại. HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở. GV nhận xét và chữa bài. Bài tập 2: Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài. 2HS lên bảng và cả lớp làm bài rồi chữa bài. GV gọi HS lên bảng viết phép tính rồi làm bài và nêu cách làm. GV củng cố bài: Ta thực hiện bình thờng như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả. Bài tập 3: So sánh các số đo độ dài. HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu. GV viết phép tính 6m 3cm .... 7m, yêu cầu HS suy nghĩ và cho kết quả so sánh. (6m 3cm = 603 cm , 7m = 700cm) . Sau đó điền: 6m 3cm < 7m HS (2em) lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài. GV củng cố bài toán: Muốn điền đúng ta cần đổi thành đơn vị đo giống nhau, sau đó so sánh và điền dấu. 3. Củng cố dặn dò GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học. Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập tiết 8 I. Mục tiêu. - Kiểm tra đọc theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I. - Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kiến thức luyện từ và câu, nắm được trình độ HS để bổ sung, củng cố kiến thức. II. Đồ dùng: Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Các bài 1, 2, 3, 4, 5 GV ghi câu trả lời đúng vào giấy. (HS làm vở BTTV) 2. HS làm bài trong sách bài tập TV: - HS đọc thầm bài “Mùa hoa sấu”, sau đó chọn câu trả lời đúng để khoanh vào chữ cái đầu câu. - GV quan sát, nhắc nhở. - Sau đó thu bài chấm điểm. 3. Đáp án như sau: Bài1: Câu b. Bài2: ý b. Bài3: Câu a. Bài4: Có 2 hình ảnh so sánh: - Hoa sấu trông như những chiếc chuông tí hon. - Vị hoa chua chua như vị nắng non của mùa hè. Bài5: Hoa xấu nghịch ngợm ... bướng bỉnh. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập tiết 9 I. Mục tiêu - Kiểm tra viết theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I. - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi); tốc độ viết khoảng 55 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học. II. Đồ dùng dạy học: sách bài tập TV. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Đề bài : 1. Chính tả: Nghe viết bài “Nhớ bé ngoan” trong thời gian khoảng 15 phút. GV đọc 1lượt. HS nghe. GV đọc lần 2 (theo cụm từ có nghĩa). HS viết bài. GV đọc lần 3 HS soát lỗi. 2. Tập làm văn : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. Gợi ý: a, Trong gia đình ai là người yêu quý em nhất? b) Người đó đã làm gì để chăm sóc em? (Nấu cơm cho em ăn, đưa em đến trường, đón em về, tối dạy em học bài...) d, Người đó còn làm gì cho em vui? (ngày nghỉ đưa em đi chơi, thăm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA L3 TUAN 9 HUE.doc