Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Dạy 2 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Toán

Tiết 5 Bài: LUYỆN TẬP

I – MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (Có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Bài 1,2,3,4.

- Rèn giải toán nhanh, chính xác.

- Giáo dục tính cẩn thận, nhanh nhẹn, kiên nhẫn.

II - CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh chữa bài 3b/5.

 

doc48 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Dạy 2 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ năm: 27 / 8 / 2015 Môn: Toán Tiết 4 Bài: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN) I – MỤC TIÊU Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (Có nhớ một lần sang hành chục hoặc sang hàng trăm). Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột 1, 2, 3); Bài 3 (a); Bài 4. Tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng). Học sinh năng khiếu làm hết bài 1 (cột 4, 5), bài 2 (cột 4, 5) bài 3b, làm thêm bài 5. Rèn giải toán nhanh, chính xác. Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp. II - CHUẨN BỊ: Học sinh: Bảng con III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên chữa bài tập. Nhận xét kiểm tra việc làm bài tập của học sinh ở vở bài tập toán. Giáo viên nhận xét – đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò a) Giới thiệu phép cộng 435+127 Giáo viên nêu phép tính: 435 + 127=? Cho học sinh đọc tính cộng rồi thực hiện. Nhận xét: 5 cộng 7 bằng 12 (qua 10), viết 2 (đơn vị) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ một chục sang hàng chục. (Phép cộng này khác các phép cộng đã học là gì?). Thực hiện phép tính như SGK. Lưu ý nhớ một chục vào tổng các chục, chẳng hạn: “3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 (nhớ) bằng 6, viết 6 (Viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục)” b) Giới thiệu phép cộng: 256+162. Cho học sinh đặt tính dọc rồi thực hiện. * Lưu ý: Ở hàng đơn vị không có nhớ, ở hàng chục có nhớ, 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1 (Như vậy có nhớ 1 sang hàng trăm) ở hàng trăm có 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. c) Thực hành: Bài 1: Cho học sinh làm bảng con Bài 1 (cột 1, 2, 3); Học sinh năng khiếu làm hết bài 1 (cột 4, 5). Yêu cầu học sinh vận dụng trực tiếp cách tính như phần “lí thuyết” để tính kết quả). Chữa bài. Bài 2: Học sinh năng khiếu làm hết bài 2 (cột 4, 5) Tương tự bài 1. Bài này gồm các phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần sang hàng trăm. Cho học sinh tự làm vào vở. Bài 3: Học sinh năng khiếu làm hết bài 3b Tương tự bài 1. Bài này gồm các phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần sang hàng chục và hàng trăm. Cho học sinh tự làm vào vở. Bài 4: Muốn tính độ dài của đường gấp khúc, ta làm thế nào? Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thẳng nào tạo thành? Hãy nêu độ dài mỗi đoạn thẳng? Nhận xét, chữa bài. Bài 5: ( Miệng) Dành cho học sinh năng khiếu Yêu cầu học sinh tự nhẩm và nêu miệng kết quả điền vào chỗ chấm. Học sinh đặt tính rồi tính: 435 127 +++ 562 Có nhớ sang hàng chục. Phép cộng 256 + 162 256 162 +++ 418 Suy nghĩ, tự thực hiện vào bảng con 6 cộng 2 bằng 8 viết 8 5 cộng 6 bằng11 viết 1 nhớ 1. 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. Bài 1: Cho học sinh làm bảng con. Bài 1 (cột 1, 2, 3); Học sinh năng khiếu làm hết bài 1 (cột 4, 5). 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. + + + 256 417 555 125 168 209 381 585 764 + + 146 227 214 337 360 564 Bài 2: Học sinh năng khiếu làm hết bài 2 (cột 4, 5) 3 học sinh làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở. Lớp nhận xét các bài làm trên bảng, chữa bài. + + + 256 452 166 182 361 283 438 813 449 + + 372 465 136 172 508 637 Bài 3: Học sinh năng khiếu làm hết bài 3b Thực hiện như bài 1 + + a) 235 256 417 70 652 326 + + b) 333 60 47 360 380 420 Bài 4: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của dường gấp khúc đó. Đường gấp khúc ABC gồm 2 đoạn thẳng AB, AC. Đoạn thẳng AB dài 125 cm, đoạn thẳng AC dài 137 cm. 1 học sinh làm bảng lớp. Cả lớp làm vở. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABC là: 126+ 137=263 (cm) Đáp số: 263 cm. Bài 5: ( Miệng) Dành cho học sinh năng khiếu Học sinh tự nhẩm và nêu miệng kết quả điền vào chỗ chấm. Số ? 500 đồng = 200 đồng + 300 đồng 500 đồng = 400 đồng + 100 đồng 500 đồng = 0 đồng + 500 đồng . 3. Củng cố: Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng. - Chấm một số bài - Nhận xét. 4. Dặn dò: - Làm bài tập trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở -----------------------------------------------------0--------------------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ năm: 27 / 8 / 2015 Môn: Chính tả (Nghe viết) Tiết 2 Bài: CHƠI CHUYỀN I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Rèn kĩ năng viết chính tả. Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ bài thơ Chơi chuyền (56 tiếng). Điền đúng các vần ao/ oao. Vào chỗ trống ( BT2) Làm đúng bài tập (3) a. Giáo dục tính cẩn thận, rèn chữ, giữ vở sạch. II - ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2. Vở bài tập. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đọc từng tiếng cho 3 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: lo sợ, rèn luyện, siêng năng, nở hoa. 2 học sinh đọc thuộc lòng thứ tự 10 tên chữ: a, á, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê, e, ê. Giáo viên nhận xét - Đánh giá. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò 1. Giới thiệu bài. ghi đề. 2. Hướng dẫn nghe viết: a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Giáo viên đọc 1 lần bài thơ. Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ. + Khổ thơ 1 nói điều gì? + Khổ thơ 2 nói điều gì? Giúp học sinh nhận xét. + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? + Những câu thơ nào trong bài thơ đặt trong ngoặc kép? Vì sao? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con. b) Đọc cho học sinh viết: Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ. Giáo viên theo dõi uốn nắn. Đọc cho học sinh soát bài. c) Chấm, chữa bài. Giáo viên chấm từ 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2a: Yêu cầu học sinh làm bảng. Giáo viên và cả lớp nhận xét. Bài tập 3: Giáo viên lựa chọn cho học sinh làm bài tập 3a. Học sinh lắng nghe. 1 học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. Học sinh đọc thầm khổ thơ 1, trả lời: + Khổ thơ 1 tả các bạn đang chơi chuyền, miệng nói “Chuyền chuyền 1”, mắt sáng ngời nhìntheo hòn cuội, tay mềm mại vơ que chuyền. Học sinh đọc tiếp khổ thơ 2, trả lời. + Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy. + Ba chữ. + Viết hoa. + Các câu “Chuyền chuyền 1hai hai đôi” được đặt trong ngoặc kép vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này. + Giữa trang vở. Học sinh viết những tiếng dễ viết sai vào bảng con: chuyền, mềm mại, hòn cuội. Học sinh nghe viết bài vào vở. Học sinh đọc thầm, soát lại bài viết. Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề lỗi. Bài tập 2a: 1 học sinh đọc yêu cầu bài. 1 học sinh lên bảng lớp làm. Cả lớp làm bảng con. 2 học sinh đọc lại kết quả. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. Bài tập 3a: 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp làm bảng con. Học sinh làm vở bài tập. a) Lành – nỗi - liềm. . 3. Củng cố: - Gọi học sinh đọc bài tập 2. 4. Dặn dò: - Về nhà viết lại những lỗi sai. Làm bài tập vào vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ năm: 27 / 8 / 2015 Môn: Luyện tập Toán Tiết 1 Bài: Luyện tập I – MỤC TIÊU - Giúp học sinh củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. - Cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần sang hàng chục và sang hàng trăm, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). - Tính độ dài đường gấp khúc. - Rèn giải toán nhanh, chính xác. - Học sinh năng khiếu làm thêm bài 2. - Giáo dục tính cẩn thận, nhanh nhẹn, kiên nhẫn. II - CHUẨN BỊ: Các dạng bài tập III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học. - Giáo viên nhận xét - đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: Đặt tính rồi tính. 325 + 227 587 - 255 556 + 263 859 - 446 Gọi 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. Nhắc lại cách đặt tính và tính. Cho học sinh làm bài rồi tự chữa bài. Bài 2: Dành cho học sinh năng khiếu làm. Với 3 số 875, 20, 895 và các dấu +, -, =, hãy thành lập các phép tính đúng. Gọi 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc HIK I 135 cm 171 cm H K Gọi 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. Nhắc lại cách đặt tính và tính. 2 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vở. Nhận xét chữa bài. 859 446 - 413 325 227 + 552 587 255 - 332 556 263 + 819 Bài 2: Dành cho học sinh năng khiếu làm. 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. 1 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vở. Nhận xét – chữa bài. 875 + 20 = 895 895 – 20 = 875 20 + 875 = 895 895 – 875 = 20 Bài 3: 1 học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. 1 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vở. Nhận xét – chữa bài. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc HIK là: 135 + 171 = 306 (cm) Đáp số: 306 cm. 3. Củng cố: - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ. Học sinh trả lời. Chấm bài, nhận xét. 4. Dặn dò: - Về xem lại bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ sáu: 28 / 8 / 2015 Môn: Tập làm văn Tiết 1 Bài: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I – MỤC TIÊU Rèn kĩ năng nói: Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (BT1). Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. (BT2). Trao dồi tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đúng mọi quy định của thư viện. *** Tích hợp Hồ Chí Minh: Lời hứa “ Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. **** ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC Tên bài dạy giữ nguyên điều chỉnh Phần kế hoạch dạy học “giáo viên nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết (bài tập 1).” II - CHUẨN BỊ: Giáo viên: Mẫu đơn cấp thẻ đọc sách. Học sinh: vở bài tập. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở đồ dùng môn học. Giáo viên nhận xét - Nhắc nhở về môn học. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò a) Giới thiệu bài. Ghi đề b) Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Chia lớp thành 4 nnhóm. Giáo viên: Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc độ tuổi nhi đồng và thiếu niên. Đội thành lập ngày nào? Ở đâu? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? Về những lần đổi tên của Đội: Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng cứu quốc( 15 / 5/ 1941), Đội thiếu nhi Tháng tám (15/ 5 /1951), Đội Thiếu niên Tiền phong(2/ 1956). Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? *** Là học sinh các em cần có lời hứa như thế nào đối với Bác Hồ? *** Noi gương Bác Hồ em cần có thái độ như thế nào đối với Tổ quốc, đồng bào? Giáo viên tổng hợp nhận xét của lớp bổ sung và cho lớp chọn người am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. *****Giáo viên nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho HS biết Bài tập 2: Giáo viên giúp học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần nào? Giáo viên nhận xét. Học sinh lắng nghe. Bài tập 1: * Hoạt động nhóm 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh trao đổi nhóm và trả lời. Đội thành lập ngày 15/5/1941 tại Pác Bó-Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng cứu quốc Đội trưởng là Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng). 4 đội viên là Nông Văn Thân, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (30/1/1970). *** “ Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. *** Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ quốc. Bài hát của Đội là: Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác. Khăn quàng màu đỏ. Các phong trào là: Công tác trần Quốc Toản (Phát động năm 1947). Kế hoạch nhỏ (Phát động năm 1960).Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (Phát động năm 1981). Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn. Hs lắng nghe, theo dõi. Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. Đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần: Quốc hiệu và tiêu ngữ. (Cộng hoà Hạnh phúc) Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. Tên đơn Địa chỉ gửi đơn. Họ tên, ngày sinh, địa chỉ lớp trường của người viết đơn. Nguyện vọng và lời hứa. Tên và chữ kí của người làm đơn. Lớp làm vào vở bài tập. 3 học sinh đọc lại bài viết. Cả lớp nhận xét. . 3.Củng cố: - Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi nào? - Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi xin cấp thẻ đọc sách hoặc công việc khác Giới thiệu cho cả lớp xem 1-2 lá đơn đẹp. 4. Dặn dò: - Về nhà tìm hiểu thêm về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên. Nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để cấp thẻ đọc sách. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ sáu: 28 / 8 / 2015 Môn: Mĩ thuật Tiết 1 Bài: Động vật quen thuộc (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Học sinh hiểu biết những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi. Học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn, tạo dáng được những con vật nuôi quen thuộc. Học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích. Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo hình 3D. Xây dựng cốt truyện. II/ CHUẨN BỊ: Gv: Tài liệu tham khảo, giấy vẽ, ảnh, hình vẽ, xé dán một số con vật ( Thỏ, mèo, voi, trâu,). Tranh vẽ các con vật. Bài vẽ các con vật của học sinh. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. Học sinh: Giấy vẽ (A4), bút chì, màu vẽ (sáp màu). III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở, đồ dùng học tập môn học. - Giáo viên nhận xét - Đánh giá. 2. Bài mới:. Giới thiệu bài - ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát (25 phút) GV giới thiệu tranh ảnh một số con vật quen thuộc và gợi ý học sinh nhận biết: + Tên con vật. Hình dáng và các bộ phận chính của con vật. Đặc điểm và màu sắc + Nêu tên một vài con vật khác mà em biết? GV gợi ý HS vẽ dáng hoạt động hàng ngày của các con vật như đi, đứng, chạy, cúi mổ thóc, và tạo tình huống hài hước cho sinh động. Yêu cầu HS chọn hướng quan sát xung quanh mẫu và vẽ theo quan sát; + Mỗi HS có khoảng 4 – 5 tờ giấy để vẽ, các em đánh số thứ tự vào tờ giấy vẽ theo số lần vẽ ( 1, 2, 3, 4, 5); Gợi ý HS vẽ, xé, dán, nặn hoặc tạo dáng con vật nuôi từ vật tìm được: dây thép, đất nặn, và tạo ngân hàng hình ảnh tùy theo nhóm. Xây dựng cốt truyện về chủ đề con vật. Gợi ý HS cách vẽ con vật Giáo viên giới thiệu hìnhminh họa hướng dẫn để học sinh thấy cách vẽ : + Vẽ hình các bộ phận lớn của con vật trước : mình đầu. Vẽ các bộ phận nhỏ sau : chân, đuôi, tai, + Vẽ con vật ở các dáng khác nhau : đi, chạy, + Có vẽ thêm hình ảnh khác cho sinh động hơn. Vẽ thêm con vật nữa có dáng khác . Vẽ thêm cảnh ( cây, nhà, núi, sông,) + Vẽ màu theo ý thích. Nên vẽ màu kín mặt tranh và có màu đậm, màu nhạt. Giáo viên giúp học sinh : + Vẽ hình vừa với phần giấy ở giấy A4. Tìm dáng khác nhau của con vật. + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho bố cục chặt chẽ, tranh sinh động hơn. GV nhắc học sinh năng khiếu sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. Yêu cầu HS vẽ 4 đến 5 bài liên tục ; Khuyến khích HS vẽ đậm vẽ nhạt, hoặc vẽ màu vào hình con vật cho sinh động Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh ( 7 phút) HS trưng bày bài vẽ : + Mỗi HS dán các bài vẽ liên tiếp nhau và dán trên bảng (tường). GV tổ chức đánh giá, nhận xét và thảo luận về phương pháp vẽ kí họa. GV gợi ý HS thảo luận: + Hình vẽ nào trông đơn giản quá, hình nào diễn đạt đậm nhạt, màu sắc tốt. + Bài vẽ nào có tỉ lệ tốt. + Bài vẽ nào nghộ nghĩnh, hài hước. + Hình vẽ vừa với phần giấy + Dáng con vật thể hiện hoạt động : đi, chạy,) + Các hình ảnh phụ. Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích. Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp , màu sắc tươi sáng...) Chọn bài vẽ con vật sinh động. Học sinh quan sát, nhận xét. Học sinh nêu tên các con vật. Thỏ, mèo, gà Học sinh lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ. Học sinh thực hành vẽ 4 đến 5 bài liên tục). Học sinh trưng bày bài vẽ trên bảng. Nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố: Trong bài các em vẽ những con vật gì?- Thỏ, mèo, gà - Nhà em nào nuôi các con vật quen thuộc trên? - Học sinh giơ tay Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày. Nêu ích lợi của chúng?- Các con vật này nuôi để làm thức ăn. Ngoài ra: Mèo bắt chuột, chó giữ nhà giúp gia đình các em... Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh. Không thả rông các con vật kể trên để và giữ gìn môi trường xung quanh .Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép. Thái độ, tình cảm: Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em điều gì? - Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em yêu mến các con vật. – có ý thức chăm sóc vật nuôi. 4. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Giấy A3, giấy than để can hình, màu ( Sáng tác tranh theo chủ đề ). Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở --------------------------------------------------------------------0------------------------------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ sáu: 28 / 8 / 2015 Môn: Toán Tiết 5 Bài: LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU Giúp học sinh: Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (Có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Bài 1,2,3,4. Rèn giải toán nhanh, chính xác. Giáo dục tính cẩn thận, nhanh nhẹn, kiên nhẫn. II - CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh chữa bài 3b/5. 333 47 + 380 60 360 + 420 Giáo viên nhận xét - đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò * Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính kết quả mỗi phép tính. Lưu ý: Bài 85+72 (Tổng hai số có hai chữ số là số có 3 chữ số). Chữa bài: Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài. Bài 2: Yêu cầu học sinh tự tính kết quả mỗi phép tính. Chữa bài: Cho học sinh đổi chéo vở để chữa từng bài. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt của bài toán. Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán. Yêu cầu học sinh làm bài. Bài 4: Cho học sinh xác định yêu cầu bài, sau đó tự làm bài. Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trong bài. Đổi vở để kiểm tra chéo. Hoạt động cá nhân. Bài 1: 4 học sinh làm bảng lớp Cả lớp làm vở. Nhận xét-đổi vở kiểm tra-chữa bài. 108 75 + 183 367 120 + 487 85 72 + 157 487 302 + 789 Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. 4 học sinh làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở. a) b) 93 58 + 151 168 503 + 671 367 125 + 492 487 130 + 617 Nhận xét đổi vở, kiểm tra chữa bài. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài toán. 1 học sinh nêu thành bài toán rồi giải trên bảng lớp. Cả lớp giải vào vở. Bài giải: Số lít dầu ở cả hai thùng là: (Hoặc : Cả hai thùng có số lít dầu là) 125+ 135=260 (l ) Đáp số: 260 lít dầu Bài 4: học sinh đọc yêu cầu của bài Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 9 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trước lớp. Đổi vở để kiểm tra chữa bài. a) 310 + 40 = 350 150 + 250 = 400 450 -150 = 300 b) 400 + 50 = 450 c)100 – 50 = 50 305 + 45 = 350 950 – 50 = 900 515 – 15 = 500 515 – 415 = 100. . 3. Củng cố: Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần. Chấm một số bài, nhận xét. 4. Dặn dò: - Làm bài 5 trang 6 - Chuẩn bị bài: Trừ các số có ba chữ số (Có nhớ một lần). Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ sáu: 28 / 8 / 2015 Môn: Luyện tập Tiếng việt Tiết 1 Bài: Luyện viết bài: CẬU BÉ THÔNG MINH I – MỤC TIÊU Củng cố môn chính tả bài CẬU BÉ THÔNG MINH. Luyện viết đoạn 2: Từ: Đến trước cung Vua đến con không xin được liền bị đuổi đi Sách tiếng Việt 3 tập 1 trang 4. 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định của bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 2. Làm đúng bài tập ( BT) BTCT phương ngữ do giáo viên soạn. 3.Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn học sinh cần chép, nội dung bài tập (BT). Vở bài tập, bảng con, phấn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học Nhận xét – nhắc nhở. 2. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò 1. Giới thiệu bài - ghi đề 2. Hướng dẫn học sinh tập chép. a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: Đoạn này chép từ bài nào? Tên bài viết ở vị trí nào? Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào? Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con. Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó. Giáo viên theo dõi, nhận xét. b) Cho học sinh chép bài vào vở. Giáo viên đọc cho học sinh soát lại bài. c) Chấm, chữa bài. Giáo viên chấm khoảng 5-7 bài, nhận xét từng bài về các nội dung: bài chép, chữ viết, cách trình bày. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài tập : Giáo viên cho học sinh cả lớp làm bài Gọi 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài. Cho lớp làm bảng con. Gọi 2 học sinh làm bài trên bảng phụ. Chữa bài: Cho học sinh đọc thành tiếng bài làm. Cho hs dưới lớp nhận xét. Cho lớp viết lời giải đúng vào vở. Giáo viên nhận xét. Ai điền đúng, điền nhanh, phát âm đúng? Học sinh lắng nghe. 2-3 học sinh nhìn bảng đọc lại bảng chép Cậu bé thông minh. Viết giữa trang vở. 4 câu. Cuối câu 1 và câu 3, 4 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm. Viết hoa. Học sinh viết từ khó vào bảng con: om sòm, làm ầm ĩ, xin sữa, liền. Học sinh chép nhìn bảng chép bài vào vở. Học sinh nghe soát lại bài. Chữa bài: học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chép. Bài tập : Điền vào chỗ trống l hay n . 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài. Lớp làm bảng con. 2 học sinh làm bài trên bảng phụ. Chữa bài: học sinh đọc thành tiếng bài làm. Lớp nhận xét. Lớp viết lời giải đúng vào vở. Lục lọi, lên lớp, nông nổi, nỗi niềm. .3. Củng cố: - 1 vài học sinh đọc BT vừa học. 4. Dặn dò: - Về xem lại bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0---------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy: Thứ sáu: 28 / 8 / 2015 Môn: Hoạt động tập thể Tiết 1 Bài: SƠ KẾT TUẦN 1 - SINH HOẠT SAO I – MỤC TIÊU Sơ kết tuần HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần. HS phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm. Giáo dục HS ngoan,lễ phép, có ý thức học tập . Sinh hoạt sAO: HS lớp 5 xuống sinh hoạt cho các em nhi đồng. II - CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra : Trang phục, vệ sinh cá nhân. Giáo viên nhận xét - Đánh giá. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò * Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần. Cho học sinh nhận xét tuần qua Giáo viên nhận xét chung về hai mặt giáo dục: * Nề nếp: Học sinh duy trì tốt nề nếp, đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp, hầu hết các em chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chuẩn bị sách vở chưa tốt, vở chưa bao, chưa dán nhãn tên. Một số em còn quên kiến thức cũ đã học ở lớp 2. * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ. Hạnh kiểm, học tập. Tuyên dương: Hăng hái phát biểu xây dựng bài tốt: Như, Phương, Hợi. Phê bình: Chưa chú ý học, còn nói chuyện: Đức. * Phương hướng tuần 2: Củng cố nề nếp, học tập, thể dục, vệ sinh theo nội quy trường lớp đã đề ra. Những em còn thiếu đồ dùng, sách vở, nhắc nhở ba mẹ mua. Cần học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, nghỉ học phải có giấy xin phép. Xếp hàng, tập thể dục nhanh, đều đẹp, vệ sinh trường, lớp, cá nhân sạch sẽ. Sinh hoạt văn nghệ: Học sinh lên hát cá nhân và kể chuyện. Sinh hoạt Sao HS lớp 5 xuống sinh hoạt cho các em nhi đồng. Tập hát. GV theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ. Các tổ trưởng cộng điểm báo cáo Tổ trưởng nhận xét tổ mình Lớp trưởng nhận xét. Ý kiến cá nhân. Tuyên dương : Như, Phương, Hợi. Phê bình: Đức. Hs lắng nghe để thực hiện. Tập hát. 3. Củng cố: : HS nhắc lại phương hướng . 4. Dặn dò: Về ôn bài tốt. Thực hiện tốt theo phương hướng. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở ------------------------------------0----------------------------- TUẦN 1 Ngày soạn: 22 / 8 / 2015 Ngày dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an theo Tuan Lop 3 Giao an Tuan 1 Lop 3_12398589.doc
Tài liệu liên quan