Môn: Toán
Tiết 47 Bài: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
(Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU
- Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài. Bài 1, 2.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đo độ dài.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước mét và ê ke cỡ to.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên làm bài tập
Vẽ đoạn thẳng AB dài 14 cm.
Đo chiều dài quyển vở.
- Giáo viên nhận xét. Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
17 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Dạy 1 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhận xét bài kiểm tra đọc thành tiếng của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
A. TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu
+ Đọc từng đoạn
GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc ( giọng trầm, xúc động).
Đọc bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
Em hiểu thế nào là qua đời?
Thế nào là mắt rớm lệ?
Cho học sinh đặt câu với từ : đôn hậu.
Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của nhân vật đối với quê hương?
Học sinh năng khiếu trả lời được câu 5.
Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?
Nội dung chính : Câu chuyện cho ta thấy Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
*Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2,3
(phân biệt lời dẫn chuyện và từng nhân vật). Giáo viên hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật.
Giáo viên nhận xét
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Học sinh theo dõi đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiêp nối nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra / anh là//
( hơi kéo dài từ là).
Da, không. // Bây giờ tôi mới được biết 2 anh. Tôi muốn làm quen ( nhấn giọng tự nhiên ở các từ in đậm ).
Mẹ tôi là người miền Trung// Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi.//
Đồng nghĩa với từ chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng.
Rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc.
Ví dụ : Khuôn mặt bà em rất đôn hậu.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Từng nhóm đọc bài.
Lớp nhận xét góp ý về cách đọc.
Học sinh đọc thầm đoạn 1.
Cùng ăn với ba người thanh niên.
Học sinh đọc thầm đoạn 2.
2. Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
Học sinh đọc thầm đoạn 3
3. Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương ở miền Trung.
4. Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng im lặng nhìn nhau mắt rớm lệ.
5. Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương với người thân.
2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) phân vai, thi đọc lại đoạn 2,3.
1 nhóm thi đọc theo vai.
Cả lớp nhận xét
Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người: gợi nhớ đến quê hương, dến những người thân, đến những kỉ niệm thân thiết.)
KỂ CHUYỆN
Giáo viên nêu nhiệm vụ:
Kể lại được từng đoạn của chuyện dựa theo tranh minh họa.
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ - nêu sự việc trong từng tranh.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh quan sát tranh nêu nhanh sự việc trong tranh.
Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.
Tranh 2: Một trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
Học sinh nhìn tranh kể một đoạn câu chuyện theo cặp.
3 học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh
3 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.
Học sinh năng khiếu kể được cả câu chuyện.
Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố: Em có cảm nghĩ gì về câu chuyện ? (Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người).
4. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
TUẦN 10 Ngày soạn 24/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26/ 10/ 2015
Môn: Toán
Tiết 46 Bài : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I – MỤC TIÊU
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). Bài 1, Bài 2, Bài 3( a, b) Bài c học sinh năng khiếu làm thêm
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thước thẳng 20 cm và thước mét.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 2/vở BT
1 học sinh làm bài 3/vở bài tập.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Tựa bút trên thước thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch ghi số 0 đến vạch ghi số 7. Nhấc thước ra ta ghi chữ A và B ở 2 đầu đoạn thẳng ta có đoạn thẳng AB: 7 cm
Yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2:
Cho học sinh đọc yêu cầu.
Cho học sinh thực hành đo cái bút, chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học.
Gọi học sinh lên thực hành trước lớp và nêu kết quả đo và ghi vào vở.
Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh đo chưa đúng.
Bài 3: a, b
Gọi HS đọc đề bài.
Cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
Yêu cầu HS ước lượng độ cao của bức tường lớp.(Hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1m xem được khoảng mấy thước.)
Ghi tất cả các kết quả mà HS báo cáo lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả.
Làm tương tự các phần còn lại.
Tuyên dương những HS ước lượng tốt .
Yêu cầu học sinh dùng mắt để ước lượng các độ dài.
Bài c học sinh năng khiếu làm thêm.
Giáo viên khen những học sinh ước lượng kết quả đúng.
Bài1:
1 HS đọc đề bài
Chấm một điểm đầu đoạn thẳng, đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ 2, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
Vẽ hình vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
7 cm
A B
12 cm
C D
1 dm 2 cm
E G
Bài 2:
Cách đo: Dùng thước áp sát vào cái bút, xê dịch sao cho vạch ghi số 0 trùng với đầu bên trái của bút, nhìn sang đầu bên kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên : ví dụ : Đó là vạch ghi 14 thì độ dài cái bút là 14 cm : ghi 14 cm .b,c ) Học sinh đo theo nhóm – thống nhất kết quả và ghi vào vở.
Chiều dài mép bàn học của em là 202 cm.
Chiều cao chân bàn học của em là 83cm.
Bài 3: a, b
2 HS đọc đề.
HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
HS ước lượng và trả lời.
Học sinh ước lượng các độ dài bằng mắt.
Học sinh nêu kết quả ước lượng.
Đo thử để công nhận kết quả.
Bức tường lớp em cao khoảng 4 mét.
Chân tường lớp em dài khoảng 6 mét.
Bài c học sinh năng khiếu làm thêm.
c) Mép bảng của lớp em dài khoảng 28 dm.
3. Củng cố: Nhắc lại cách đo 1 đoạn thẳng, một vật.
4. Dặn dò: Chuẩn bị một thước mét, một ê ke cỡ lớn. Làm bài tập trong vở bài tập
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------0-------------------
TUẦN 10 Ngày soạn 24/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27/ 10/ 2015
Môn: Tập đọc
Tiết 30 Bài: THƯ GỬI BÀ
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm)
Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
Hiểu được ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương, và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.( trả lời được các CH trong SGK)
Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, tình cảm gắn bó giữa những người thân trong gia đình.
*KNS: Tự nhận thức bản thân - Thể hiện sự cảm thông
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một phongbì thư và một bức thư gửi người thân GV sưu tầm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh lên đọc bài “Giọng quê hương ”và trả lời câu hỏi.
Chuyện gì làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
Vì sao anh thanh cảm ơn Thuyên và Đồng? - Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương ở miền Trung.
Nêu nội dung chính ? - Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
- Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương với người thân.
Giáo viên nhận xét. Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
Giáo viên đọc toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn
Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
Cho các nhóm thi đọc.
Giáo viên nhận xét.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc lại phần đầu của thư và trả lời câu hỏi:
Đức viết thư cho ai?
Dòng đầu thư bạn viết thế nào?
+ Đó chính là qui ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
Yêu cầu đọc đoạn 2 .
*KNS: Thể hiện sự cảm thông
Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì?
+ Sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
Khi viết thư cho bạn bè, người thân, chúng ta cần chú ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của họ.
*KNS: Tự nhận thức bản thân
Đức kể với bà điều gì?
+ Khi viết thư cho người thân, bạn bè, sau khi hỏi thăm tình hình của họ, chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình và bản thân mình cho người đó biết.
Yêu cầu đọc đoạn cuối .
Tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi nêu Ý nghĩa của bài là gì?
Luyện đọc lại
Yêu cầu 1 HS giỏi đọc lại toàn bộ bức thư
Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng đoạn
Tổ chức cho HS thi đọc tốt toàn bài
GV nhận xét –tuyên dương .
Học sinh mở sách - Đọc thầm theo.
Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
Luyện đọc từ khó. lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, sống lâu.
Đoạn 1: Mở đầu thư (3 câu đầu)
Đoạn 2: Từ dạo này đến dưới ánh trăng.
Đoạn 3: Phần còn lại
Học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
2 nhóm thi đọc (mỗi nhóm 3 học sinh)
1 HS đọc cả lớp đọc thầm .
Đức viết thư cho bà. - Gửi cho bà của Đức dưới quê.
Dòng đầu thư bạn viết: Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.
1 Đọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm .
*KNS: Thể hiện sự cảm thông
Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Dạo này bà có khoẻ không ạ?
*KNS: Tự nhận thức bản thân
Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân bạn: gia đình bạn vẫn bình thường, bạn được lên lớp 3, từ đầu năm đến giờ đã được 8 điểm 10, được bố mẹ cho đi chơi vào những ngày nghỉ. Bạn còn kể rằng mình rất nhớ những ngày nghỉ ở quê được đi thả diều, được nghe bà kể chuyện.
Cả lớp đọc thầm .
Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan, để bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
Thực hiện theo yêu cầu .
Ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương, và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.
Đại diện trình bày . Nhận xét .
Nhắc lại .
1HS đọc .
Thực hiện theo yêu cầu .
Lớp nhận xét .
3. Củng cố: Ý nghĩa của bài là gì? Tình cảm gắn bó với quê hương, và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.
4. Dặn dò: Về đọc bài- tập viết thư thăm hỏi người thân.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------0---------------------------
TUẦN 10 Ngày soạn 24/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 27/ 10/ 2015
Môn: Toán
Tiết 47 Bài: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
(Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU
Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
Biết so sánh các độ dài. Bài 1, 2.
Rèn cho học sinh kỹ năng đo độ dài.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thước mét và ê ke cỡ to.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên làm bài tập
Vẽ đoạn thẳng AB dài 14 cm.
Đo chiều dài quyển vở.
Giáo viên nhận xét. Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1
Giáo viên hướng dẫn mẫu
Giáo viên treo bảng phụ.
Cho học sinh đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS đọc cho bạn bên cạnh nghe.
Nêu chiều cao của bạn Minh, Nam?
Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm thế nào?
Có thể so sánh như thế nào?
Yêu cầu HS thực hiện so sánh theo một trong 2 cách trên.
Bài 2: a)Yêu cầu học sinh làm theo nhóm
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn cách làm bài của mỗi nhóm.
Bài 1
a) Học sinh đọc bảng theo mẫu.
Nam cao một mét mười lăm xăng ti mét.
Hằng cao một mét hai mươi xăng ti mét.
Minh cao một mét hai mươi lăm xăng ti mét.
Tú cao một mét hai mươi xăng ti mét
Bạn Minh cao 1m 25cm.
Bạn Nam cao 1m 15cm.
Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh.
Số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1m và một số cm, vậy chỉ cần so sánh các số đo cm với nhau.
So sánh và trả lời:
Trong 5 bạn trên: Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.
Bài 2: a) Học sinh làm bài theo nhóm.
Học sinh thay phiên nhau đo và ghi kết quả
Học sinh thảo luận: Sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao và ghi vào bài làm của mình.
b) Học sinh so sánh số đo chiều cao của các bạn và tìm ra bạn cao nhất, bạn thấp nhất.
3. Củng cố: Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
4. Dặn dò: Về ôn lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------0-------------------------
Giáo án chiều Ngày soạn 3/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 /11/ 2012
Môn: Đạo đức
Tiết 10 Bai: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 2)
TUẦN 10
I – MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu:
Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
Học sinh khá giỏi hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
*KNS:
Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Các câu chuyện bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
Khi bạn có chuyện vui ta cần làm gì ? -Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng chia vui cùng bạn.
Khi bạn có chuyện buồn ta cần làm gì ? - -Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS làm bài tập cá nhân
Cho học sinh làm bài , một học sinh làm trên bảng lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Giáo viên nhận xét , chốt ý.
Kết luận:
Các việc: a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ.
*KNS:
Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ.
Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể?
Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
Muốn là bạn bè tốt em cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Chơi trò chơi phóng viên.
*Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn
Yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn bạn.
Giáo viên theo dõi nhận xét-
Kết luận.
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều được đối xử bình đẳng.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh suy nghĩ - làm bài.
Học sinh đọc bài làm.
Lớp thảo luận, lựa chọn ý kiến đúng, sai - Sửa bài.
Nội dung bài tập.
Em hãy viết vào chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai đối với bạn:
a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.
b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
c) Chúc mừng khi em được điểm 10.
d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
*KNS:
Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
Học sinh liên hệ và tự liên hệ trong nhóm.
Học sinh liên hệ trước lớp.
Lớp nhận xét
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
*Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn
Học sinh lên thực hiện theo trò chơi.
Bạn hãy cho biết vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?
Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng các bạn.
Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ, bài ca dao tục ngữ về chủ đề tình bạn
3. Củng cố: Muốn là bạn bè tốt em cần phải làm ? - Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
4. Dặn dò: Về nhà học bài - Thực hiện theo bài học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
------------------------------0-------------------------
Giáo án chiều Ngày soạn: 3/11 / 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 / 11/ 2012
Môn: Luyện tập toán
Tiết 10 Bài: ÔN TẬP VỀ THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
(Tiếp theo)
TUẦN 10
I - MỤC TIÊU
Giúp học sinh: Củng cố ÔN TẬP VỀ THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)
Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
Biết so sánh các độ dài. Bài 1, 2.
Nếu còn thời gian cho học sinh khá giỏi làm thêm vào vở toán chiều.
Bài tập 1/ 36 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3)
Rèn cho học sinh kỹ năng đo độ dài.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thước mét và ê ke cỡ to.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1
Cho học sinh đọc yêu cầu.
Yêu cầu học sinh làm theo nhóm
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn cách làm bài của mỗi nhóm
Bài 2:
Cho học sinh đọc yêu cầu.
a)Yêu cầu học sinh làm theo nhóm
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm bài.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn cách làm bài của mỗi nhóm.
Nếu còn thời gian cho học sinh khá giỏi tự nghiên cứu làm thêm vào vở toán chiều.
Bài tập 1/ 36 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3)
Bài 1:
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh thay phiên nhau đo và ghi kết quả
Học sinh thảo luận: Sắp xếp các bạn có gang tay từ thấp đến cao và ghi vào bài làm của mình.
Ví dụ: a) Đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau:
Tên
Chiều dài gang tay
Tiên
14cm
Ngọc
15 cm
Nhật
16 cm
Thuận
17 cm
Kiệt
18 cm
Học sinh so sánh số đo gang tay của các bạn và tìm ra bạn có gang tay dài nhất, ngắn nhất.
b) Bạn Kiệt có gang tay dài nhất.
Bạn Tiên có gang tay ngắn nhất.
Bài 2:
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh làm bài theo nhóm.
Học sinh thay phiên nhau đo và ghi kết quả
Học sinh thảo luận: Sắp xếp các bạn có chiều dài bước chân từ thấp đến cao và ghi vào bài làm của mình.
a) Đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau:
Ví dụ:
Tên
Chiều dài bước chân
Tiên
124cm
Ngọc
125 cm
Nhật
136 cm
Thuận
137 cm
Kiệt
138 cm
b) Học sinh so sánh số đo chiều dài bước chân của các bạn và tìm ra bạn có dài nhất, bạn có bước chân ngắn nhất.
b) Bạn Kiệt có bước chân dài nhất.
Bạn Tiên có bước chân ngắn nhất.
Nếu còn thời gian cho học sinh khá giỏi tự nghiên cứu làm thêm vào vở toán chiều.
Bài tập 1/ 36 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3)
Bài tập: Đặt tính rồi tính
a) 25 x 5 36 x 6 53 x7 15 x 6
b) 46 : 2 95 : 3 37 : 6 84 : 4
15
6
x
90
53
7
x
371
36
6
x
216
25
5
x
125
46 2 95 3 37 6 84 4
4 23 9 31 36 6 8 21
06 05 1 04
6 3 4
0 2 0
3. Củng cố: Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
4. Dặn dò: Về ôn lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
Ngày soạn 22/ 10/ 2011
Ngày dạy: Thứ ba ngày 25/ 10/ 2011
Môn: Thể dục
Tiết 19 Bài: ĐỘNG TÁC CHÂN, LƯỜN
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TUẦN 10
I – MỤC TIÊU
Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Học động tác chân và động tác lườn của bài tập thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài tập thể dục phát triển chung.
Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Học sinh học nghiêm túc, tự giác, nhanh nhẹn.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kể sân chơi cho trò chơi.
III - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định: Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Chạy chậm vòng xung quanh sân
Đứng thành vòng rộng quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên tập 2 động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
*Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
Ôn tập từng động tác.
Tập liên hoàn hai động tác
Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh.
Học động tác chân.
Giáo viên nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
Học sinh làm theo.
Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh.
2 học sinh thực hiện tốt lên làm mẫu
Cả lớp nhận xét tuyên dương.
Nhịp 1,3,5,7 phải kiễng gót đồng thời hai tay dang ngang, nhịp 2,6 chân chạm đất bằng cả hai bàn chân thành ngồi cao (Chân khuỵu, 2 gối sát nhau) thân người thẳng, 2 tay vỗ vào nhau ở phía trước.
x
TTCB 1 2 3 4
Hoc động tác lườn
Giáo viên nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích. Học sinh tập theo
Nhịp 1 bước chân trái, nhịp 5 bước chân phải sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang
Nhịp 2 nghiêng lườn sang trái, nhịp 6 nghiêng lườn sang phải, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải duỗi thẳng, áp sát mang tai, tai trái chống hông, lườn phía bên phải căng.
TTCB 1 2 3 4
Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”.
Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
Chơi thi đua giữa các tổ.
Tổ thua nhảy lò cò 1 vòng quanh sân tập.
4. Củng cố: Đi thường theo nhịp và hát
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà: Nhận xét tiết học
1’
2’
2’
2’
6’
2x8 nhịp
6’
6’
6’
2’
2’
*LT
* * * * *
* * * * *
* * * * *
*LT
* * * * *
* * * * * * * * * *
*LT
*LT
TUẦN 10 Ngày soạn 24/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26/ 10/ 2015
Giáo án chiều Ngày soạn 3/ 11/ 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 5/ 11/ 2012
Môn: Luyện tập Tiếng việt
Tiết 19 Bài: Ôn Tập làm văn: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
TUẦN 10
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Cho học sinh củng cố lại bài Tập làm văn: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
Rèn kĩ năng nói: Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu).
HS nhớ những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .
Giáo dục học sinh yêu trường lớp, thầy cô , bạn bè.
*KNS : Giao tiếp – trình bày suy nghĩ. - Lắng nghe tích cực.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh chủ điểm Tới trường và tranh nhớ lại buổi đầu đi học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập đọc TIẾNG RU
1 học sinh lên bảng đọc bài nhắc lại nội dung bài: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
* Giáo viên cho học sinh quan sát tranh Chủ điểm tới trường (2) và tranh Nhớ lại buổi đầu đi học ( 1 ).
Tranh 1:- Bức tranh này có những ai? Các em đoán xem 2 người này đi đâu?
Tranh 2: : - Bức tranh này có những ai ?
*Hai bức tranh vừa được xem thuộc chủ điểm gì?
Cho học sinh hát bài “Ngày đầu tiên đi học”.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Năm nay em học lớp mấy? Ngày đầu tiên đến trường cách đây bao lâu?
*Ngày đầu tiên em đi học ở trường tiểu học là năm nào? Lớp mấy?
Bài tập : Yêu cầu đọc đề .
GV nêu yêu cầu đề : Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng . Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp .
Treo bảng phụ – gợi ý :
Ngaøy ñaàu tieân ñi hoïc ai ñöa em ñeán tröôøng vaø ñi baèng gì?
Buoåi ñaàu em ñeán tröôøng laø buoåi saùng hay buoåi chieàu ? Baàu trôøi nhö theá naøo ?
Con ñöôøng töø nhaø em ñeán tröôøng coù gì laï?
ÔÛ tröôøng em gaëp nhöõng ai, hoï ñang laøm gì? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ?
Ngaøy aáy em mô öôùc ñieàu gì?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an theo Tuan Lop 3 Giao an Tuan 10 Lop 3_12398663.doc