Tiết 1: Toán
BẢNG CHIA 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS dựa vào bảng nhân 8 tự lập và học thuộc bảng chia 8.
- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải bài toán bằng phép chia.
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép chia cho 8.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- HS trình bày bài sạch đẹp. Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy – học:
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường TH Tiến Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
* Kể chuyện.
- GV nêu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn hs kể chuyện.
- Gọi 1 em nhìn gợi ý kể mẫu đoạn 1.
- Từng nhóm HS dựa vào gợi ý trong SGK mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện.
- HS đọc và nêu.
- HS lắng nghe, nhận xét.
-HS đọc nối tiếp từng câu theo nhóm (nhóm trưởng điều hành)
- HS luyện đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm (nhóm trưởng điều hành).
- HS giải nghĩa.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, đọc trước lớp.
+ 3 HS đọc bài.
+ HS đọc.
- Lớp đọc thầm theo.
- Đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc 1 cành mai.
- Cành mai chở nắng PN đến cho Vân trong những ngày rét buốt.
- HS chọn tên nào cũng đúng. Giải thích vì sao chọn tên đó.
- HS luyện đọc phân vai toàn truyện theo nhóm 4.
- Từng nhóm HS luyện kể.
- HS thi kể...
- Nhận xét.
- Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiêt 3: Toán
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Rèn kĩ giải toán thành thạo.
2. Năng lực
- Tự tìm ra kiến thức mới, biết giải quyết các bài tập, tích cực hợp tác, mạnh dạn chia sẻ.
3. Phẩm chất
- GD học sinh tính tính tự giác, cẩn thận khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 4.
- Học sinh: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- KT 1 số em về cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
-Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HD giải bài toán.
- GV treo bảng phụ, gọi HS nêu bài toán.
- BT cho biết gì? Hỏi gì?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tóm tắt.
- Muốn biết xem đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD ta làm phép gì?
- GV mời 1 HS lên ghi lời giải.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải. (GV gợi ý HS câu hỏi chia sẻ)
- Trong bài này có 2 số đã cho, đâu là số lớn, đâu là số bé?
- Muốn tìm xem số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- GV chốt kiến thức, giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu, yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- BT cho biết gì? Hỏi gì?
- GV vẽ minh họa hình lên bảng.
- YC đếm số hình tròn màu xanh?
- YC đếm số hình tròn màu trắng?
- Muốn biết xem số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta ltn?
Bài 2:
- YC đọc đầu bài. HS chia sẻ đầu bài.
- BT cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết xem 20 cây gấp 5 cây mấy lần ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vở giải, 1 HS làm bảng phụ.
Bài 3:
- YC đọc, xác định rõ yêu cầu, xác định số lớn, số bé trong bài.
- Gọi 1 em lên giải.
- GV, HS chia sẻ cách làm.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng.
- HS nhận xét.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- AB dài 6 cm, CD dài 2 cm.
Hỏi: Đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
- Phép chia
- HS lên bảng.
- HS nhận xét, chia sẻ cách làm
- Độ dài AB là số lớn, độ dài CD là số bé.
- Lấy số lớn chia cho số bé.
- HS nêu ( lấy 6 : 2 = 3)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm ra nháp (trao đổi với bạn nếu gặp khó khăn).
- HS chia sẻ với bạn.
- HS đếm ở mỗi hình.
- Thực hiện phép chia (lấy số lớn chia cho số bé).
- HS trả lời.
- HS trả lời: Lấy 20 : 5= 4 ( lần)
- HS làm vở, chia sẻ cách làm trước lớp.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng giải.
- HS chia sẻ cách làm.
Lấy 42 : 6 = 7 ( lần)
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Thể dục
Đ/c Thi dạy
----------------------------------------------------------------
CHIỀU:
Tiết 1: Tiết đọc thư viện
ĐỌC CÁ NHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS biết chọn sách theo mã màu và đọc tại thư viện.
- Chia sẻ với bạn về quyển sách mình vừa đọc.
- Vẽ và viết(1,2 câu) về nhân vật mình yêu thích.
2. Năng lực
- Mạnh dạn chia sẻ trước lớp.
3. Phẩm chất
- Rèn thói quen yêu thích, say mê đọc sách cho hs.
- HS hứng thú đọc truyện.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sách trong thư viện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
- HS nhắc lại nội quy vào thư viện.
- HS vào thư viện.
2. Bài mới:
a. Trước khi đọc:
- HS nhắc lai cách lật sách và thực hiện lật sách.
- HS nhắc lại cách chọn sách theo mã màu.
- HS lên chọn sách( 6,7 em lần lượt lên chọn) và tìm vị trí thích hợp trong thư viện để đọc.
b. Trong khi đọc: GV dến gần từng HS để động viên; kiểm tra trình độ đọc và có những điều chỉnh phù hợp( nếu cần).
c. Sau khi đọc: y/C HS lên chia sẻ về cuốn sách mình vừa đọc trước lớp.
d. Hoạt động mở rộng:
- GV nêu yêu cầu: Vẽ và viết(1,2 câu) về nhân vật trong truyện mà mình yêu thích.
- HS chia sẻ về ý kiến của mình trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS biết được 1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không đặt chúng gần lửa.
- Nêu được những thiệt hại do cháy gây ra và cách đề phòng.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- GD HS có ý thức phòng cháy.
II. Đồ dùng dạy- học:
Giáo viên: Các hình trong SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau: Gia đình em có mấy thế hệ? Giới thiệu họ nội, họ ngoại của mình?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- GV yc các cặp quan sát hình 1, 2 trả lời:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong H1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nêu can dầu hoặc đống củi bị bắt lửa?
+ Theo bạn bếp H1 hay H2 an toàn hơn? TS?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai
- Cho hs làm việc nhóm 4.
- YC nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đóng vai 1 trong các tình huống sau:
+ Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm vứt lung tung trong nhà?
+ Những thứ dễ cháy như xăng, dầu lên cất ở đâu?
+ Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục ngươì lớn dọn dẹp, sắp xếp lại cho gọn những thứ dễ cháy có trong bếp?
+ Khi đun bếp bạn cần chú ý điều gì?
- Gọi đại diện lên trình bày trước lớp.
- GV chốt lại.
Hoạt động 3: Trò chơi gọi cứu hoả.
- GV đưa ra tình huống:
+ Nếu gặp đám cháy nhỏ, em sẽ làm gì?
+ Nếu gặp đám cháy lớn, em sẽ làm gì?
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- Các cặp thảo luận: 1 em hỏi 1 em trả lời và ngược lại.
- 1 số cặp lên trình bày trước lớp.
- Thảo luận và đóng vai.
- Cất gọn vào 1 chỗ.
- Cất xa bếp lửa.
- Nêu tác hại của việc để bừa bãi
- Trông coi cẩn thận, tắt bếp sau khi dùng xong.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS tiến hành chơi trò chơi.
- Thông báo ngay với người lớn
- Gọi điện thoại 114.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng của mình.
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực bày tỏ ý kiến, hợp tác nhóm, mạnh dạn chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- HS chăm học chăm làm. Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
III. Hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Cho HS mở VBT quan sát tranh.
- Hãy nêu ND tranh?
- GV nêu và giới thiệu tình huống.
- GV gọi HS nêu cách giải quyết.
- GV ghi nhanh các cách giải quyết lên bảng.
- Nếu là bạn Huyền ai sẽ chọn cách giải quyết a, b, c , d ?
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- Quan sát tranh ở VBT.
- Nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong bức tranh bên dưới.
- Yêu cầu HS trả lời.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi 1 HS đọc lần lượt từng ý kiến, HS trả lời chia sẻ, bày tỏ ý kiến.
- HS bày tỏ bằng cách giơ các thẻ màu.
- Yêu cầu HS thảo luận.
- Vì sao ý kiến a là đúng?
3. Củng cố - dặn dò.
- Về nhà ghi nhớ và thực hiện theo bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại tên các bài học.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cách giải quyết.
- VD : Huyền đồng ý đi chơi với bạn
Huyền từ chối không đi .
- HS chia thành các nhóm để thảo luận và đóng vai.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, phân tích
Cách giải quyết (d ) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- HS quan sát.
- HS nêu nhận xét.
- HS trả lời.
- HS thảo luận về các ý kiến tán thành, không tán thành
- Các ý kiến a, b, d là đúng. Các ý kiến c là sai.
trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường, của lớp.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Tập đọc
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
2. Năng lực
- Mạnh dạn chia sẻ, biết bày tỏ ý kiến cá nhân, trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 câu ca dao trong bài tại lớp.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “Nắng phương Nam” và nêu nội dung của bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc .
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Cho HS quan sát tranh( sgk).
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Y/cầu nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp 6 câu ca dao.
- Hỏi nghĩa từ: Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ,
- Luyện đọc trong nhóm:
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (1 HS lên chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp)
- 1 HS đọc toàn bài.
- Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng. Đó là những vùng nào?
- Mồi vùng có cảnh đẹp gì?
- Theo các bạn ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- HD học thuộc lòng bài.
- GV treo bảng phụ
- Cho HS đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần.
- Lớp đọc thuộc lòng.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố dặn dò:
- Bài vừa học giúp em hiểu ra điều gì?
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và trả lời.
- Nhận xét.
- HS theo dõi .
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng (2 lượt).
- HS nối tiếp đọc 6 câu ca dao.
- HS trả lời.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Lớp đọc thầm theo.
- Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP HCM
- HS nêu
- Cha ông từ bao đời nay.
- HS đọc thuộc lòng.
- Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp
Bổ sung:
...
----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép tính và giải toán.
2. Năng lực
- Tự học, tích cực học tập, hợp tác, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ làm việc, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phấn màu, bảng phụ kẻ B4.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hỗ trợ của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? Sợi dây 18 m gấp mấy lần sợi dây 6 m?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi hs nêu yc.
- Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.
Bài 2:
- Gọi hs nêu yc.
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
Bài 3:
- Gọi hs nêu yc.
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- BT này giải theo mấy bước?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV, HS nhận xét, chữa bài ( nếu có)
- GV hỏi HS cách khác hoặc giới thiệu cách giải khác.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Y/cầu HS đọc đầu bài, chia sẻ cách làm
- Muốn biết xem số lớn hơn số bé mấy đơn vị ta làm như thế nào?
- Muốn biết xem số lớn gấp số bé mấy lần ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên điền vào bảng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- HS TL.
- 1 em lên bảng, lớp làm nháp.
- HS nhận xét, chia sẻ cách làm.
- HS tính nhẩm rồi nêu KQ
- HS trả lời.
- Lấy 20 : 4 = 5( lần)
- HS nêu.
- 2 bước.
- Làm vào vở. Đs: 508 kg
- Nhận xét.
- Lấy số lớn trừ số bé.
- Lấy số lớn chia cho số bé.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả ( Nghe viết )
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “Chiều trên sông Hương.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, Làm đúng các bài tập chính tả.
2. Năng lực
- Biết hợp tác, chia sẻ ý kiến cá nhân.
3. Phẩm chất
- Gd học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ BT2.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- GV đọc cho HS viết bảng 1 số từ: trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
- GV đọc bài chính tả.
- Hỏi: Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- Trong bài có những chữ nào được viết hoa?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng.
- Yêu cầu HS tập viết chữ khó vào bảng con.
- GV đọc bài cho HS viết bài.
- GV nhận xét 1 số bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Treo bảng phụ: Điền vào chỗ trống
- Gọi 2 em lên điền.
- GV nhận xét.
Bài 3: Viết lời giải câu đố.
- Gọi 1 em đọc lời đố.
- YC lớp viết lời giải đố vào bảng con.
- NX chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- Khói thả nghi ngút, tiếng lanh canh của thuyền chài
- Chữ đầu câu, tên riêng.
- Viết bảng con.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Điền vào vở: con sóc, quần soóc, móc hàng, rơ moóc.
- HS làm theo yêu cầu.
- Nhận xét.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Tiếng Anh
Đ/c Quỳnh dạy
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Toán
BẢNG CHIA 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS dựa vào bảng nhân 8 tự lập và học thuộc bảng chia 8.
- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải bài toán bằng phép chia.
- Rèn kỹ năng làm đúng các phép chia cho 8.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- HS trình bày bài sạch đẹp. Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy – học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm lại TB2 cột b, c và bài 3 tiết trước.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Lập bảng chia 8.
- Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?
- GV ghi: 8 x 1 = 8
- GV: lấy 8 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?
- Vậy 8 chia 8 được mấy?
- GV ghi 8 : 8 = 1
- Dựa vào cách đó các em hãy lập tiếp bảng chia 8.
Hoạt động 2: Luyện đọc thuộc bảng chia 8.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi hs nêu yc.
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả vào bảng con.
Bài 2: tính nhẩm
- Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.
- Từ phép nhân ta lập được mấy phép chia tương ứng?
Bài 3:
- Gọi hs nêu yc.
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết mỗi mảnh dài bn mét ta ltn?
- Yêu cầu HS giải vào vở.
Bài 4:
- HD tương tự như BT 3.
- Bài 3 và 4 có gì khác nhau?
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc bảng chia 8.
- Nhận xét giờ học.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 8 chấm tròn.
- 1 nhóm
- Được 1.
- HS tự lập.
- Lần lượt từng em lên bảng viết phép chia.
- HS đọc thuộc.
- Làm bảng con.
- HS nêu.
- 2 phép chia.
- Lấy 32 : 8 = 4
- Giải vào vở.
- B3 chia thành phần bằng nhau. B4 chia theo nhóm.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG,
TRẠNG THÁI. SO SÁNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). - Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh hoạt động với hoạt động (BT2) - Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
2. Năng lực
- Phát triển năng lực biết tự hoàn thành bài tập.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức học tập bộ môn.
- HS yêu thích học Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ chép BT 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em làm B2 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 em lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động .
- YC đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
- Gv nhận xét, chốt kq đúng.
- Đây là 1 cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động.
Bài 2:
- Treo bảng phụ - Gv gọi hs nêu yêu cầu.
- YC HS đọc các đoạn trích.
- Những hoạt động nào được so sánh với nhau trong mỗi đoạn?
- Gọi đại diện trình bày kết quả.
Bài 3:
- Chọn từ thích hợp ở cột A ghép với cột B để tạo thành câu.
- YC HS làm nhẩm sau đó làm vào vở BT
- Chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm vào VBT.
- 1 em chữa bài.
chạy - lăn
- 1 em nêu.
- Đọc đoạn trích
- HS tìm và ghi vào VBT
Đi - đập đất, vươn - vẫy
- HS đọc và chọn để nối tạo câu.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả (Nghe viết)
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe viết đúng 4 câu ca dao cuối trong bài “Cảnh đẹp non sông”.
- HS làm đúng các BT viết 1 số chữ chứa âm đầu dễ lẫn: tr/ ch.
2. Năng lực
- Biết lắng nghe, trình bày đúng bài thơ, biết phối hợp với bạn để làm BT.
3. Phẩm chất
- Có ý thức rèn chữ, giữ vở tốt.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. bài cũ:
- GV gọi 2 HS viết bảng lớp 3 từ có chứa vần ooc, 3 từ chứa vần oc?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Gọi 1 em đọc lại.
- Hỏi: Ba câu ca dao viết theo thể thơ gì?
- Câu ca dao cuối viết theo thể thơ gì?
- Trong bài có chữ nào cần viết hoa? VS?
- Gv hd viết chữ khó: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, lóng lánh.
- Đọc cho h/s viết bảng con chữ khó: non xanh, Hải Vân.
- Đọc bài cho hs viết vào vở.
- Nhắc nhở h/s cách ngồi viết, cách cầm bút.
- Nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa:
+ Cây có quả kết thành nải?
+ Làm cho người khỏi bệnh?
+ Cùng nghĩa với nhìn?
- YC HS ghi vào bảng con.
- Gọi 1 em lên chữa bài.
3. Củng cố –dặn dò:
- Nhận xét về chính tả.
- HS khác viết bảng con .
- HS theo dõi.
- Nhận xét.
- HS đọc.
- Thơ lục bát.
- Thơ 7 chữ.
- Chữ đầu dòng thơ, tên riêng.
- Viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi.
- Đọc yc BT
- Chuối.
- Chữa bệnh.
- Trông.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tự tin chia sẻ với bạn bè.
3. Phẩm chất
- HS biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần bảo vệ môi trường như làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 46 và 47.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Phòng cháy khi ở nhà”.
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
Bước 1:
- Tổ chức học sinh quan sát hình thảo luận theo gợi ý.
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ?
+ Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời.
Bước 2:
- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Giáo viên kết luận: SGV.
Bước 3:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm ?
+ Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ...
- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp.
- Theo dõi và khẳng định nhóm đúng để thay cho kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập.
Bước 1: Hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
- Nêu các câu hỏi như sách giáo viên.
- Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Yêu cầu các tổ nhận xét câu trả lời của bạn .
- Giáo viên nhận xét kết luận.
Bước 2:
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung
- Liên hệ thực tế.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài mới.
- HS trả lời.
- Lớp theo dõi.
- Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét .
- Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của GV.
- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Lớp tiếp tục làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét rồi thảo luận đi đến kết luận.
- Các nhóm trình bày tên các môn học mình đạt điểm cao và nói cho nhau nghe về sở thích từng môn học của mình.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
- Nêu những việc làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Bổ sung:
...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Âm nhạc
Đ/c Hương dạy
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS dựa vào bức tranh, ảnh về cảnh đẹp quê em, nói về những điều đã biết về cảnh đẹp đó.
- Viết những điều vừa nói thành 1 đoạn văn ngắn.
- Rèn kĩ năng nói và viết.
2. Năng lực
- HS viết được câu trình bày rõ ràng, ngắn gọn, diễn đạt được ý của mình.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức học tập tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh về cảnh đẹp quê em, bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài viết ngắn nói về quê hương em.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Treo tranh ảnh
- Gợi ý: có thể nói theo tranh ảnh mà em sưu tầm được.
+ Tranh chụp cảnh gì? cảnh đó ở đâu?
+ Màu sắc của tranh ra sao?
+ Cảnh trong tranh có gì đẹp?
+ Cảnh trong tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
- YC từng cặp nói cho nhau nghe về một cảnh đẹp của đất nước mà mình yêu thích.
- Gọi 1 số cặp lên nói trước lớp.
- NX tuyên dương những em nói lưu loát.
Bài 2:
- Hãy viết những điều nói trên thành 1 đoạn văn.
- GV nhắc HS cách trình bày bài văn.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Gọi vài em đọc bài trước lớp.
- YC cả lớp bình chọn bạn viết hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét nhận giờ học.
- HS đọc bài làm.
- Nhận xét.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc yc của bài.
- HS mang để tranh lên bàn.
- HS theo dõi.
- HS nhìn phần gợi ý và tập nói.
- Tập nói theo cặp.
- Nói trước lớp.
- 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIÁO ÁN LỚP 3 TUẦN 12 NĂM HỌC 2016-2017.doc