Từ truyện có nghĩa là tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện.
+ Cổ: có từ xa xưa, lâu đời
+ Truyện cổ: sang tác văn học có từ thời cổ.
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ
Thầm thì: lặp lại âm đầu th
Cheo leo: lặp lại vần eo
Chầm chậm: lặp lại cả âm đầu ch, vần âm.
Se sẽ: lặp lại âm đầu s hay âm e.
3 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5082 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn học Luyện từ và câu - Bài: Từ ghép và từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY TIẾT:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh có khả năng về:
1. Kiến thức
- Hiểu được từ láy và từ ghép là 2 cách cấu tạo từ phức tiếng Việt: Từ ghép là từ gồm những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lặp lại nhau.
- Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thực hiện các bài tập trong SGK.
- Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu.
3. Thái độ
- Yêu thích sự giàu có và trong sáng của tiếng Việt
II. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu,
b. Học sinh: SGK Tập đọc 4, tập 1, vở LTVC.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 3 HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước; nêu ý nghĩa của một câu mà em thích.
H: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Lấy ví dụ.
- Gọi HS nhận xét
- GV kết luận
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút)
- GV ghi tên bài
Hoạt động 2: Nhận xét (10 phút)
- Gọi HS đọc câu văn trong SGK/38, cả lớp đọc thầm
H: Hãy nêu các từ phức được in đậm?
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ truyện, cổ có nghĩa là gì?
+ Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
* Kết luận:
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
* Ghi nhớ (SGK)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
H: Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ.
- Gọi HS nhận xét
- GV kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
Bài 1/39:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
H: Các tiếng của từ phức được in đậm là những tiếng nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào nháp theo mẫu bảng sau:
Câu
Từ ghép
Từ láy
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
H: Tại sao em lại xếp từ bờ bãi vào từ ghép?
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2/tr40:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
H: Đề bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi làm vào vở.
- Gọi 1 vài HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét
- Thu 5 vở để chấm chữa và nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
-H: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Luyện tập về từ láy và từ ghép
- Đọc
TL: Từ đơn là từ có 1 tiếng: xe, ăn, uống, áo, quần,
+ Từ ghép là từ gồm hai hay nhiều tiếng: xe đạp, ăn cỗ, uống bia, hợp tác xã,.
- Nhận xét
- HS nhắc lại tên bài học.
- Đọc
TL: truyện cổ thầm thì, ông cha, chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ.
+ Từ phức: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng: truyện + cổ, ông + cha, đời + sau tạo thành. Các tiếng này đều có nghĩa.
+ Từ truyện có nghĩa là tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện.
+ Cổ: có từ xa xưa, lâu đời
+ Truyện cổ: sang tác văn học có từ thời cổ.
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ
Thầm thì: lặp lại âm đầu th
Cheo leo: lặp lại vần eo
Chầm chậm: lặp lại cả âm đầu ch, vần âm.
Se sẽ: lặp lại âm đầu s hay âm e.
- Lắng nghe
- Đọc
TL: + Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
Ví dụ:
Từ ghép: bạn bè, thầy cô, cha mẹ, yêu quý, tình bạn, học giỏi, mến yêu.
Từ láy: chăm chỉ, cần cù, thương thương, săn sóc, khéo léo, buồn bã,
- Nhận xét
- Đọc
TL: a) ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, nức, tưởng nhớ.
b) nhũn, cứng, dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
- Thực hiện
- Trình bày
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
Nô nức
b
Dẻo dai, vững chắc, thanh cao
Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp.
TL: Vì tiếng bờ, tiếng bãi đều có nghĩa.
- Nhận xét
- Đọc
TL: Tìm từ ghép, từ láy chứa các tiếng: ngay, thẳng, thật.
- Làm bài
Từ
Từ ghép
Từ láy
Ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ
Ngay ngắn
Thẳng
Thẳng bang, thẳng cánh, thẳng cẳng, thăng tắp, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tính, thẳng tuột,
Thẳng thắn, thẳng thớm
Thật
Chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình
Thật thà
- Nhận xét
- Nộp vở
TL: từ ghép và từ láy
Rút kinh nghiệm:
===============================================================
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 4 Tu ghep va tu lay_12408198.docx