Giáo án lớp 4 môn Khoa học - Khoa học: Bảo vệ nguồn nước

Treo tranh lên bảng.

+ Hãy mô tả những gì em thấy trong 6 bức tranh.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. Thời gian: 2 phút

+ Theo em, những việc đó nên hay không nên làm? Vì sao?

-GV gọi một số HS trình bày kết quả của nhóm mình.

-GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.

+Hình 1: Đục ống nước. Không nên làm. Vì đục ống nước làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước, gây lãng phí nước sạch.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Khoa học - Khoa học: Bảo vệ nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Người dạy: Lớp: 4 Ngày dạy: Ngày soạn: 17/10/2018 Người soạn: Nhóm 2 KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Khoa học: Bảo vệ nguồn nước MỤC TIÊU Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. + Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải. Thực hiện bảo vệ nguồn nước Kĩ năng: Thực hiện bảo vệ nguồn nước Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng nước sạch. Luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: SGV, SGK, 3 chai nước. Học sinh: SGK. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp trích dẫn tài liệu. Phương pháp đóng vai. Phương pháp đàm thoại gợi mở. Phương pháp trực quan. Phương pháp thảo luận nhóm. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định (1 phút). 2.Kiểm tra bài cũ: -GV nêu câu hỏi: + Nêu một số cách làm sạch nước? +Tại sao phải đun sôi nước trước khi uống? -Nhận xét. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài (2 phút): -Cho HS xem 1 vài hình ảnh về ích lợi của nước và nguồn nước bị ô nhiễm và trích dẫn một số thông tin về ô nhiễm nguồn nước. *Vệt nước màu đen kéo dài 5km ở biển Đà Nẵng. Ngày 25/3, dọc bờ biển từ cầu Phú Lộc (quận Thanh Khê) kéo dài khoảng 5km lên bãi tắm phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) xuất hiện vệt nước màu đen.  Những cơn sóng tấp dòng nước đen vào bờ, khi rút để lại những mảng bọt màu vàng. Nước mùi hôi, chạm tay vào có cảm giác nhớt. Theo báo VNEXPRESS chủ nhật, 25/3/2018 -Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. *Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp để bảo vệ nguồn nước(8 phút). Mục tiêu: HS biết những việc nên hay không nên bảo vệ nguồn nước. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. -Treo tranh lên bảng. + Hãy mô tả những gì em thấy trong 6 bức tranh. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. Thời gian: 2 phút + Theo em, những việc đó nên hay không nên làm? Vì sao? -GV gọi một số HS trình bày kết quả của nhóm mình. -GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. +Hình 1: Đục ống nước. Không nên làm. Vì đục ống nước làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước, gây lãng phí nước sạch. +Hình 2: Hai người đang đổ rác thải, chất bẩn xuống ao): Không nên làm. Vì đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết. +Hình 3:Một sọt đựng rác thải, mọi người đang bỏ rác vào sọt. Nên làm. Vì vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng có thể vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân hủy, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. Hình 4: Nhà tiêu tự hoại. Nên làm. Vì nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hình 5: Gia đình đang làm vệ sinh giếng nước. Nên làm. Vì khơi thông cống rảnh quanh giếng, nước bẩn sẽ không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản. Hình 6( Các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải): Nên làm. Vì xây dựng hệ thống thoát nước thải sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước. -Kết luận: + Để bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước. + Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nươc mưa; xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thống thoát nước chung. Hoạt động 2: Đóng vai giải quyết tình huống (24 phút). -Chia lớp ra thành 3 nhóm, thảo luận, đóng vai và giải quyết tình huống. Thời gian thảo luận là 5 phút. *GV đưa ra tình huống: Khi chơi công viên với bố mẹ, bạn Nga thấy một bạn nhỏ sau khi uống nước xong thì vứt luôn vỏ chai xuống hồ. Nếu là Nga, em sẽ làm gì? - Mời các nhóm trình bày trước lớp. -Mời các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét, khen thưởng. 4. Củng cố, dặn dò: *Giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường nước của chúng ta ngày càng ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe nên ta cần bảo vệ nguồn nước được sạch. -Nêu những việc nên hay không nên làm để bảo vệ nguồn nước. -Để hiểu hơn về bài học, các em nên sưu tầm một số tranh ảnh, hoặc vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước. -Dặn HS về nhà luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. -Hát 1 bài. -2,3 HS trả lời. -HS thảo luận theo nhóm đôi. -HS trình bày. +Hình 1: Đục phá ống nước. +Hình 2: Vẽ hai người đang đổ rác xuống sông, hồ. +Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác. +Hình 4: Sơ đồ nhà tiêu tự hoại. +Hình 5: Gia đình đang vệ sinh xung quanh. +Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải. +Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước là hình1, hình 2. +Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước là hình 2. + Chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. -Không vứt rác xuống sông, hồ, nhặt rác ở bãi biển. -HS thảo luận, đóng vai và giải quyết tình huống. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 Nguyễn Thị Bình Minh (nhóm trưởng). Trương Lê Thanh Hải. Lê Thị Hoài. Trần Thị Thu Hằng. Vũ Thị Thu Huyền, Trương Thị Liễu. Trần Thị Lý. Hồ Thúy Linh. Bạch Thị Mai. Chế Ngọc Mỹ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 28 Bao ve nguon nuoc_12495876.docx
Tài liệu liên quan