Giáo án lớp 4 môn Khoa học - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì

Cách tiến hành:

- GV giáo viên giới thiệu về bơm tiêm

- Giáo viên mô tả lại thí nghiệm: Kéo pít-tông lên để lấy không khí vào xi -lanh. Bịt kín đầu dưới của xi lanh lại. Dùng ngón tay đẩy Pít- tông xuống sau đó thả tay ra. Giáo viên lưu ý học sinh: để thí nghiệm thành công phía dưới của xi lanh cần bịt thật kín sao cho không khí không thể ra được.

- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và ghi lại kết quả quan sát( theo nhóm 4).

- Gọi 1 nhóm lên làm lại thí nghiệm và nêu.

- Giáo viên hỏi: Tại sao khi thả tay ra bít tông lại bị đẩy lên?( Khi đẩy bít tông xuống ống xi lanh thì không khí bị nén lại, khi ta thả tay ra thì không khí sẽ giãn ra và đẩy bít tông lên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Khoa học - Tiết 31: Không khí có những tính chất gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT BÀU BÀNG TRƯỜNG TH CÂY TRƯỜNG GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÕ MINH ĐỨC VÒNG HUYỆN Năm học: 2018 – 2019 Môn: Khoa học Tiết 31 : KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? ( GDMT-BP) Ngày dạy: Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2018. Người dạy: Nguyễn Thị Diên I/ MỤC TIÊU: Học sinh có khả năng: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ứng dụng về một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, ... - Ham mê tìm hiểu môn học. GD HS có ý thức giữ gìn sạch sẽ bầu không khí chung và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 64,65 sách giáo khoa. - Chuẩn bị: Một số quả bóng bay với hình dạng khác nhau; bơm tiêm; bơm xe đạp; nước hoa hoặc dầu gió. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Ổn định: 2/Bài cũ: Làm thế nào để biết có không khí? * Gọi học sinh chọn câu trả lời đúng: - Không khí có ở đâu ? * Giáo viên nhận xét. 3/ Bài mới: - Giới thiệu bài và ghi bảng. * Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí.( Làm việc cá nhân). * Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. * Cách tiến hành: - GV hỏi: để phát hiện ra màu, mùi, vị của không khí, chúng ta có thể sử dụng những giác quan nào? - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả quan sát của mình. KL: Không khí trong suốt, không màu, không mùi,, không vị. - Yêu cầu học sinh nhắc lại. - GV xịt nước hoa: Em ngửi thấy mùi gì ? + Đó có phải là mùi của không khí không? KL: Khi ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của các chất khác có trong không khí. * Một số mùi thơm cho ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu nhưng còn một số mùi: khói xe, rác, mùi thuốc lá,làm cho ta cảm thấy khó chịu. không những thế còn gây ô nhiễm không khí (Cho học sinh xem hình ảnh một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí của Việt Nam và tác hại của việc ô nhiễm không khí). -Vậy để bảo vệ sức khỏe và hạn chế ô nhiễm không khí theo các em chúng ta cần phải làm gì? ( đeo khẩu trang khi đi ra đường, bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở mọi người không xả rác bừa bãi, không đốt rác, tích cực trồng cây xanh, quét dọn giữ gìn nhà cửa, trường lớp sạch sẽ,) *Chuyển ý: * Hoạt động 2 :Phát hiện hình dạng của không khí: ( Trò chơi- Thảo luận nhóm 2) * Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. * Cách tiến hành: Trò chơi: Thi thổi bóng. -Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong thời gian 30 giây. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đạt đúng số lượng bóng, bóng căng. - Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ? * Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: - Các quả bóng này có hình dạng như thế nào? - Điều đó chứng tỏ không không khí có hình dạng nhất định không ? KL: Không khí không có hình dạng nhất định. - Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định. *Chuyển ý: * Hoạt động 3:Tính chất bị nén và giãn ra của không khí * Mục tiêu: Biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. * Cách tiến hành: - GV giáo viên giới thiệu về bơm tiêm - Giáo viên mô tả lại thí nghiệm: Kéo pít-tông lên để lấy không khí vào xi -lanh. Bịt kín đầu dưới của xi lanh lại. Dùng ngón tay đẩy Pít- tông xuống sau đó thả tay ra. Giáo viên lưu ý học sinh: để thí nghiệm thành công phía dưới của xi lanh cần bịt thật kín sao cho không khí không thể ra được.. - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và ghi lại kết quả quan sát( theo nhóm 4). - Gọi 1 nhóm lên làm lại thí nghiệm và nêu. - Giáo viên hỏi: Tại sao khi thả tay ra bít tông lại bị đẩy lên?( Khi đẩy bít tông xuống ống xi lanh thì không khí bị nén lại, khi ta thả tay ra thì không khí sẽ giãn ra và đẩy bít tông lên. KL: không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. * Giáo viên giới thiệu hình 3 và 4 SGK ? Hai bạn đang làm gì? ? Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng tỏ không khí có thể bị nén lại và giãn ra? - Gọi học sinh lên thực hành: * Hỏi để rút ra mục Bạn cần biết. - Gọi học sinh đọc lại. - Yêu cầu học sinh nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.( làm bơm kim tiêm, bơm xe,) 4/ Củng cố: - Hỏi tựa bài. - Nêu những tính chất của không khí? - Giới thiệu về ngày môi trường và giáo dục tư tưởng. * GD HS có ý thức giữ gìn sạch sẽ bầu không khí chung và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện 5/ Nhận xét tiết học và dặn dò: - Chuẩn bị bài “Không khí gồm những thành phần nào?” *Học sinh hát. *Học sinh trả lời: 1- b; 2-c - Học sinh nhắc lại. - Mắt nhìn, mũi ngửi, lưỡi nếm - HS dùng các giác quan để phát hiện ra tình chất của không khí. - HS trình bày kết quả của mình + Mắt em không nhìn thấy, lưỡi nếm không có vị, ngửi không thấy mùi. -HS nhắc lại: - Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. + Em ngửi thấy mùi thơm. + Đó không phải mùi của không khí. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS hoạt động. - HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ. - HS thảo luận và trình bày: Các quả bóng đề có hình dạng khác nhau.Điều đó chứng tò không khí không có hình dạng nhất định. - HS nhắc lại. - HS nêu. - HS quan sát, lắng nghe . - Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm 4. - Học sinh trình bày. - Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. - Học sinh lên thực hành. - Gọi học sinh đọc lại. - Học sinh nêu. XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 31 Khong khi co nhung tinh chat gi_12499638.doc
Tài liệu liên quan