Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 6: Ôn tập

Hoàn cảnh: Đầu TK I, nước ta bị nhà Hán đô hộ, Thái thú Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Trong cảnh mất nước nhà tan hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị sớm có lòng căm thù quân xâm lược. Khi Trưng Trắc cùng chồng bà liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị nổi dậy thì Thi Sách bị Tô Định bắt và giết chết. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để dền nợ nước, trả thù nhà.

-Diễn biến: Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh nghĩa quân nhanh chóng xuống đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu. Bị đòn bất ngờ quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả làm thường dân , lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc.

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 6: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4 Bài 6: ÔN TẬP Mục tiêu Kiến thức Học sinh củng cố lại kiến thức từ bài 1 đến bài 5 về 2 giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. Kĩ năng Học sinh kể tên lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranh gianh độc lập và biểu diễn trên trục thời gian. Thái độ Tích cực xây dựng bài. Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước. Chuẩn bị Giáo viên SGK, slide bài giảng, bảng nhóm cho hoạt động 2. Học sinh Vở bài tập, SGK. Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định lớp - GV cho lớp bắt hát 1 bài. 2. Kiểm tra bài cũ Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi + HS1: Hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng + HS2: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới - GV giới thiệu: Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các trận đánh ở 2 giai đoạn lịch sử. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “ Ôn tập” để ôn lại các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5. - GV ghi đề bài lên bảng. b. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 -GV yêu cầu cả lớp làm bài tập 1 vào vở trong vòng 2 phút. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu - GV tổ chức cho HS trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” + GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm. GV có 2 cột thông tin A và B, một cột là các mốc thời gian, một cột là tên các cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian 3 phút các nhóm hãy thảo luận và nối tên các cuộc khởi nghĩa với thời điểm thích hợp và dán lên bảng. Sau thời gian 3 phút, đội nào hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. A B 1. Hai Bà Trưng 2. Bà Triệu 3. Lí Bí 4. Triệu Quang Phục 5. Mai Thúc Loan 6. Phùng Hưng 7. Khúc Thừa Dụ 8. Dương Đình Nghệ 9. Ngô Quyền a. 248 b. 542 c. 40 d. 722 e.766 f. 550 g. 931 h. 938 i. 905 + GV cho các nhóm tham gia trò chơi + GV kiểm tra kết quả và nhận xét kết thúc trò chơi. (1-c; 2-a; 3-b; 4-f; 5-d; 6-e;7-I; 8-g; 9-h) - Dẫn: Qua trò chơi vừa rồi, các em hãy hoàn thành bài tập 2 vào vở -GV cho HS hoàn thành bài tập 2 vào vở. -GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. -GV gọi HS nhận xét -GV nhận xét và kết luận. *Hoạt động 3: Cuộc thi “ Nhà sử học nhỏ tuổi” - GV tổ chức cuộc thi “ Nhà sử học nhỏ tuổi”. + GV phổ biến luật: GV đưa ra 3 câu hỏi thử thách, mỗi nhóm chọn 1 gói câu hỏi để trả lời. Câu hỏi có nội dung liên quan đến chủ đề được trả lời thông qua câu hỏi. Sau khi trả lời câu hỏi nhóm sẽ nhận được câu hỏi với nội dung tương ứng. Trong thời gian 3 phút các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ và cử 1 đại diện trình bày. Nhóm nào có phần trình bày đầy đủ, chính xác và hay nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng. + Lần lượt các nhóm chọn câu hỏi và bắt đầu thử thách để nhận nội dung câu hỏi. Câu 1: Trong câu nói của Bác có nhắc đến vua Hùng, em hãy cho biết vua Hùng ở nhà nước nào? “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Câu 2: “ Đố ai nêu lá Quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân” Câu ca dao nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào? Câu 3: “ Đố ai trên Bạch Đằng Giang Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng trời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập, giữa trời vang lên” Câu ca dao trên có nhắc đến trận chiến nào? + Nhóm chọn câu hỏi 1 tương ứng với nhiệm vụ: Trình bày đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội). + Nhóm chọn câu hỏi 2 tương ứng với nhiệm vụ: Trình bày hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Nhóm chọn câu hỏi 3 tương ứng với nhiệm vụ: Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. (Chú ý: HS có thể lựa chọn cách trình bày bằng cách vẽ sơ đồ, lời nói hay bài viết ngắn. -GV nhận xét và kết thúc trò chơi. 4. Củng cố và dặn dò: - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. - GV nhận xét tiết học và tuyên dương các HS tích cực trong giờ học. - Dặn dò lớp về chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo:Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. -Cả lớp hát. + HS trả lời: Quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (938). + HS trả lời: Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta. -HS lắng nghe. -1 HS đọc bài. - Cả lớp hoàn thành bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. + HS lắng nghe. + Các nhóm tham gia trò chơi - HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài +HS lắng nghe HS trả lời: Các vua Hùng là ở nhà nước Văn Lang. HS trả lời: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. HS trả lời: Trận chiến trên sông Bạch Đằng. + HS trình bày: Đời sống của người Lạc Việt: -Về sản xuất: họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu; họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,.. Ngoài ra họ còn biết trồng đay, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, đúc đồng làm giáo, mác, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi cày, vòng tayđan thuyền nan, đóng thuyền gỗ -Họ ở nhà sàn -Những ngày hội thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa +HS trả lời: -Hoàn cảnh: Đầu TK I, nước ta bị nhà Hán đô hộ, Thái thú Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Trong cảnh mất nước nhà tan hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị sớm có lòng căm thù quân xâm lược. Khi Trưng Trắc cùng chồng bà liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị nổi dậy thì Thi Sách bị Tô Định bắt và giết chết. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để dền nợ nước, trả thù nhà. -Diễn biến: Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh nghĩa quân nhanh chóng xuống đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu. Bị đòn bất ngờ quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả làm thường dân , lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. -Kết quả: Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu nhân dân ta đã giành và giữ độc lập hơn 3 năm. + HS trả lời: - Diễn biến: Hoằng Tháo chỉ Huy quân Nam Hán sang đánh nước ta bằng đường biển qua sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn. Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút nhử địch vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, hang cọc nhô lên quân ta mai phục hai bên ra đánh quyết liệt. Giặc hoảng hốt bỏ chạy, thuyền giặc va vào cọc chiếc bị thủng chiếc vướng vào cọc không tiến không lùi được. Quân ta tiếp tục đánh, Hoằng Tháo tử trận, quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. -Ý nghĩa: Ngô Quyền lên ngôi đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12341088.docx