-GV nói: Đúng vậy các con ạ. Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước”. Vậy các con có biết dựng nước là như thế nào không?
- GV: Đúng rồi các con ạ. Vua Hùng là người đứng đầu ( hay còn gọi là vua ) của nước Việt Nam ta hiện nay.
Và nước ta hồi đấy được gọi với tên là gì và có đặc điểm như thế nào thì chúng ta hãy đến bài ngày hôm nay: Lịch sử: Nước Văn Lang.
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6246 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài: Nước Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Khoa Giáo dục Tiểu học
*********
Thiết kế bài giảng
Lịch sử
Nước Văn Lang
Ngày soạn: 20/10/2018
Ngày dạy: 24/10/2018
Người dạy: Ngô Thị Khánh Linh
Lớp dạy: 4A
Mục tiêu
Kiến thức:
Học sinh nắm được một số hiểu biết về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần cuả người Việt cổ.
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN. Là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu. Ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
Biết tầng lớp của xã hội Văn Lang: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì,..
Biết được tục lệ của người Việt cổ còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,..
Xác định lược đồ mà người Lạc Việt đã sinh sống.
Kỹ năng:
Rèn kĩ năng xem bản đồ.
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
Rèn kĩ năng diễn đạt
Thái độ:
Thêm yêu thích môn Lịch sử.
Trân trọng những điều cha ông ta đã để lại: những phong tục tập quán, những kĩ năng sản xuất,
Có ý thức học tập, tự giác, chăm chỉ.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Sách giáo khoa
Thiết kế bài giảng
Hình minh họa
Phiếu học tập của hoạt động 1 và 3
Bảng phụ
Học sinh:
Sách giáo khoa
Vở ghi
Hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức
phút)
-GV cho HS hát một bài.
-HS hát
Kiểm tra bài cũ
(3 phút)
-GV đưa ra bản đồ “Bản đồ các sông chính Việt Nam”.
-GV yêu cầu học sinh lên đọc và chỉ các dòng sông chính của Việt Nam
-GV gọi HS đứng dậy nhận xét.
-GV nhận xét
-GV nhận xét phần học bài cũ của HS
-HS quan sát GV đưa ra bản đồ các sông.
-HS lên chỉ
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
Dạy bài mới
3.1: Giới thiệu bài mới.
3.2: Dạy bài mới
-GV nói: Các con hẳn ai cũng biết đến câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.”
-GV hỏi: Vậy các con có biết ngày mồng mười tháng ba là ngày giỗ của ai không?
-GV hỏi: Các em biết gì về các vị vua Hùng nào?
-GV nói: Đúng vậy các con ạ. Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước”. Vậy các con có biết dựng nước là như thế nào không?
- GV: Đúng rồi các con ạ. Vua Hùng là người đứng đầu ( hay còn gọi là vua ) của nước Việt Nam ta hiện nay.
Và nước ta hồi đấy được gọi với tên là gì và có đặc điểm như thế nào thì chúng ta hãy đến bài ngày hôm nay: Lịch sử: Nước Văn Lang.
-GV ghi tên bài lên bảng và yêu cầu HS đọc lại tên bài.
*Hoạt động 1:
-GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lên bảng, phát phiếu học tập và bảng phụ cho HS theo bàn để hoàn thành. “Các con hãy đọc bài trong SGK, quan sát lược đồ trên bảng và hoàn thành cho cô phiếu bài tập sau”
Nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Thời gian ra đời
Khu vực hình thành
-GV treo lên bảng phụ lên bảng
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét bài của nhóm
-GV hỏi:
+Vậy các con cho cô biết: Nước đầu tiên của người dân Lạc Việt có tên là gì?
+Đất nước Văn Lang được ra đời trong khoảng thời gian nào?
+Đất nước được hình thành ở khu vực nào?
-GV cho 2 HS lên bảng chỉ khu vực hình thành trên lược đồ.
-GV chốt: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN. Là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Được hình thành trên khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
*Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu: Các con hãy đọc SGK và hoàn thành nội dung của sơ đồ về các tầng lớp trong xã hội Văn Lang theo nhóm bàn và đại diện 4 nhóm bất kỳ lên điền trên bảng phụ.
Vua
Lạc hầu, Lạc tướng
Lạc dân
Nô tì
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
-GV hỏi:
+ Xã hội Văn Lang gồm có mấy tầng lớp, và là những tầng lớp nào?
+ Ai là người đứng đầu của nước Văn Lang?
+ Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì ?
+ Người dân trong xã hội được gọi là gì ?
+ Tầng lớp nào thấp kém nhất trong xã hội ? và họ phải làm những công việc gì ?
-GV chốt.
*Hoạt động 3 : Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
-GV treo tranh ảnh về các cổ vật và hình ảnh về hoạt động của người Lạc Việt (như trong SGK)
-GV giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu thảo luận nhóm 4 trong thời gian 3 phút và nêu yêu cầu : «Các con vừa nghe cô giới thiệu về một số hình ảnh cổ vật còn lại. Bây giờ, nhiệm vụ của các con là : quan sát các hình minh họa, kiến thức trong SGK để điền vào phiếu học tập về đời sống vật chất và tinh thần của người dân Lạc Việt ».
-GV cho HS hoạt động
-GV gọi 2 nhóm lên gắn lên bảng, sau đó trình bày nội dung mình đã làm trước lớp.
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
-GV chốt :
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu. Ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
*Hoạt động 4 : Liên hệ
-GV hỏi : Các con hãy kể cho cô một vài câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết nói về hay lí giải một số phong tục tập quán của người Lạc Việt mà các con biết không ?
-GV nhận xét
-GV hỏi : Vậy các con có còn biết những phong tục tập quán hay những hoạt động nào của người dân Văn Lang còn được giữ gìn đến tận bây giờ không ?
-GV nhận xét
-GV tuyên dương những HS kể được nhiều phong tục tập quán hay và độc đáo.
-HS lắng nghe
-HS trả lời: Là ngày giỗ của các vị vua Hùng.
-HS trả lời: có 18 vị vua Hùng.
-HS lắng nghe và trả lời: dựng là xây dựng, nước là đất nước. Dựng nước là xây dựng đất nước đầu tiên.
-HS lắng nghe
-HS quan sát và đọc
-HS lắng nghe và làm
+ Tên nước: Văn Lang
+ Thời gian: khoảng năm 700 TCN.
+ Khu vực: Sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS trả lời
-HS chỉ
-HS làm
-HS nhận xét
-HS trả lời
+ Gồm 4 tầng lớp.
+ Vua
+ Lạc hầu, Lạc tướng: giúp vua cai quản đất nước
+ Lạc dân
+ Nô tì: họ là những người hầu hạ trong những gia đình giàu có phong kiến.
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS hoạt động
-HS gắn và nói.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS kể
+ Sự tích bánh trưng, bánh giày vào ngày Tết.
+ Sự tích Mai An Tiêm – nói về việc trồng dư hấu của người Lạc Việt.
+ Sự tích Chử Đồng Tử ( lớp 3 ).
+ Sự tích Trầu Cau – nói về tục ăn trầu.
+
-HS lắng nghe
-HS trả lời
+ Tục ăn trầu, trồng lúa, khoai, đỗ,..
+ Tổ chức các lễ hội truyền thống có các trò: đua thuyền, thổi cơm thi, đấu vật,
-HS lắng nghe
Củng cố, dặn dò
-GV cho 2HS đọc lại phần ghi nhớ trong sách.
-GV nhắc lại câu: Như mở đầu bài cô có nhắc đến 1 câu nói của Bác Hồ, bạn nào còn nhớ không nhỉ?
-Vậy câu này của Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
-GV nhận xét
-GV tuyên dương những bạn có liên hệ tốt với thực tế hiện nay.
-GV nhận xét tiết học ngày hôm đó.
-GV dặn dò HS học thuộc phần ghi nhớ trang 14 SGK, trả lời câu hỏi cuối bài
-GV dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Bài Nước Âu Lạc.
-HS đọc
-HS nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước”.
-HS trả lời: Chúng ta cần phải bảo vệ đất nước khỏi những thế lực thù địch, cần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và sánh vai với các cường quốc năm châu, (HS nói theo ý của mình)
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Phiếu học tập của hoạt động 3
Sản xuất
Ăn uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
-Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu,..
-Nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.
-Đúc đồng: giáo mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày,..
-Làm gốm
-Đóng thuyền
-Cơm, xôi
- Bánh chưng, bánh giày
- Uống rượu
- Làm mắm
- Nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình
- Búi tóc hoặc cạo trọc đầu
- Phụ nữ đeo hoa tai, vòng tay bằng đá, bạc, đồng.
- Nhà sàn
- Sống quây quần thành làng.
- Vui chơi nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Nuoc Van Lang_12449568.doc